Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

I. Mục tiêu: Giúp HS.

- Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.

- Biết giải toán với phép cộng các số thập phân.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân.

a. GV nêu bài toán dưới dạng ví dụ để dẫn tới phép cộng 1,84 +2,45 = ? (m). Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện phép cộng hai số thập phân (bằng cách chuyển về về phép cộng hai số tự nhiên rồi chuyển lại thành phép cộng hai số thập phân). Chẳng hạn, có thể thực hiện như ví dụ 1 của SGK. Lưu ý HS về sự tương tự giữa hai phép cộng:

 

docx17 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân.
a. GV nêu bài toán dưới dạng ví dụ để dẫn tới phép cộng 1,84 +2,45 = ? (m). Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện phép cộng hai số thập phân (bằng cách chuyển về về phép cộng hai số tự nhiên rồi chuyển lại thành phép cộng hai số thập phân). Chẳng hạn, có thể thực hiện như ví dụ 1 của SGK. Lưu ý HS về sự tương tự giữa hai phép cộng:
+
184
+
1,84
245
2,45
429
4,29
(Đặt tính giống nhau, cộng giống nhau, chỉ khác ở chỗ có hoặc không có dấy phẩy).
Nên cho HS tự nêu cách cộng hai số thập phân.
b. Tương tự như a đối với ví dụ 2 của SGK.
c. Hướng dẫn HS tự nêu cách cộng hai số thập phân (SGK).
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1 (a,b): - HS thực hiện cộng 2 số thập phân.
- Gọi HS nêu cách cộng.
- HS thực hiện các phép cộng
 Bài 2 (a,b): - HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Sau khi tự đặt tính.
- HS làm và chữa bài tương tự như bài 1.
Bài 3: HS đọc thầm rồi nêu tóm tắt bài toán.
HS giải và chữa bài.
III. Dặn dò : Gv nhận xét tiết học. Dặn Hs về nhà tiếp tục ôn cách cộng hai số thập phân và chuẩn bị cho bài tiếp theo.
Chính tả:
Ôn tập giữa học kì i
Tiết 2
I- Mục tiêu : 
1. Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL.
2. Nghe - viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng. 
II - Đồ dùng dạy - học : 
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1)
III- các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
 (khoảng 1/4số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1. 
Hoạt động 3. Nghe - viết :
GV đọc bài viết .
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ: cầm trịch, canh cánh, cơ man.
-Hiểu nội dung đoạn văn: Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
- Tập viết các tên (Đà, Hồng), các từ ngữ dễ viêt sai chính tả: nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ,
- GV đọc
 - HS viết bài
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập Tiết 3
I- Mục tiêu
1. Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL.
2. Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm: Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.
II - Đồ dùng dạy - học
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1)
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài : ( 2 phút )
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 36 phút )
Bài tập 2
 - GV ghi lên bảng tên 4 bài văn: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh, Đất cà Mau.
 - HS làm việc độc lập : Mỗi em chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lí do vì sao mình thích nhất chi tiết đó. GV khuyến khích HS nói thêm nhiều hơn 1 chi tiết, đọc nhiều hơn một bài.
 - HS tiếp nối nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lí do Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
 GV nhận xét tiết học và dặn HS : ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm để chuẩn bị cho tiết 4.
Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2019
BUỔI SÁNG
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu.: Giúp HS
- Củng cố kỹ năng cộng các số thập phân.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Củng cốvề giải bài toán có ND hình học; tìm số trung bình cộng
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn cách cộng 2 số thập phân.
- Cho HS nêu các bước cộng 2 số thập phân.
- HS khác nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Khi viết vào chỗ chấm của cột a + b và b + a HS phải tính tổng để có cơ sở cho nhận xét tiếp.
- Sau khi chữa bài, GV gọi vài HS nêu lại tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân, kể cả nêu công thức a + b = b + a.
Bài 2 (a,c): HS tự làm rồi chữa bài.
 Khi thử lại, HS phải viết phép cộng với sự đổi chỗ (viết theo cột dọc) của hai số hạng đã biết .
Bài 3: HS tự nêu tóm tắt bài toán.
HS tự giải và chữa bài.
Bài 4: HS tự làm nếu còn thời gian.
Iii. Dặn dò.
Gv nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
KỂ CHUYỆN
Ôn tập Tiết 4
I- Mục tiêu
 1. Hệ thống hoá vốn từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ)gắn với các chủ điểm đã học trong 9 tuần đầu của lớp 5.
 2. Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm.
II- các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài ( 2 phút )
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS kể chuyện ( 36 phút )
Bài tập 1
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
 - HS làm việc theo nhóm.
 - Tổ chức trình bày kết quả thảo luận theo hình thức trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
+ 3 nhóm 3 chủ đề - 1 nhóm làm trọng tài
+ GV nhận xột, đánh giá.
Bài tập 2
Thực hiện tương tự BT1. HS làm v iệc theo nhóm. 
GV viết kết quả đúng bvào bảng từ ngữ hoặc chọn 1 bảng tốt nhất để bổ sung. 
Một vài HS đọc bảng kết quả.
 - Lời giải:
Bảo vệ
Bình yên
đoàn kết
Bạn bè
Mênh mông
Từ đồng nghĩa
Giữ gìn, 
Gìn giữ
Bình an, 
Yên bình,
Thanh bình, 
Yên ổn,
Kết đoàn, 
Liên kết,
Bạn hữu, 
Bầu bạn,
Bè bạn,..
Bao la, 
Bát ngát, 
Mênh mang,
Từ trái nghĩa
Phá hoại, Tàn phá, Tàn hại, Phá phách, Phá huỷ, Huỷ hoại,
Huỷ diệt,
Bất ổn, náo động, náo loạn
Chia rẽ, phân tán, mâu thuẫn, xung đột,..
Kẻ thù, kẻ địch
Chật chội, chật hẹp, hạn hẹp,..
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
 - GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. Các nhóm tiếp tục chuẩn bị trang phục đơn giản để diễn một trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân, tham gia trò chơi Màn kịch hay, diễn viên giỏi trong tiết ôn tập tới.
Tập đọc
Ôn tập Tiết 5
I- Mục tiêu:
1.Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1)
2. Nắm được tính cách của nhân vật trong vở kịch Lòng dân; phân vai, diễn lại sinh dộng 1 trong 2 đoạn kịch, thể hiện đúng tính cách nhân vật.
II - Đồ dùng dạy – học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: thực hiện như tiết 1
Bài tập 2
-GV lưu ý 2 yêu cầu:
+ nêu tính cách một số nhân vật.
+ Phân vai để diễn 1 trong 2 đoạn.
- yêu cầu 1: HS đọc thầm vở kịch Lòng dân, phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch. 
Nhân vật
 Dì Năm
An
Chú cán bộ
Lính
Cai
Tính cách
Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ
Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.
Bình tĩnh, tin tưởn vào lòng dân.
Hống hách
Xảo quyệt, vòi vĩnh.
- yêu cầu 2: diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân
+ Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch.
+ T/c nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhât.
Hoạt động 3. Củng cố, dăn dò
GV nhận xét tiết học; khích lệ nhóm HS diễn kịch giỏi luyện tập diễn cả hai đoạn của vở kịch Lòng dân để đóng góp tiết mục trong buổi liên hoan văn nghệ của lớp hoặc của trường.
BUỔI CHIỀU
Lịch sử: Bài 10
Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
I - Mục tiêu 
Học xong bài này, HS biết: 
- Ngày 2-9-1945, tại quảng trờng Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.
- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.
II - Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học 
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) 
- GV dùng ảnh tư liệu để dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Biết tường thuật lại diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập
+ Trình bày những nội dung của Tuyên ngôn độc lập được trích trong SGK.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2-9-1945.
* Hoạt động 2 (làm việc cá nhân hoặc theo nhóm) 
- GV tổ chức cho HS tường thuật lại diễn biến của buổi lễ:
+ GV cho HS đọc SGK, đoạn: “Ngày 2-9-1945đọc bản Tuyên ngôn độc lập”
+ Sau đó, tổ chức cho HS thuật lại đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu hai nội dung chính của đoạn trích Tuyên ngôn độc lập trong SGK.
+ HS đọc SGK và ghi kết quả vào Phiếu học tập.
+ HS báo cáo kết quả thảo luận 
- GV kết luận: Bản Tuyên ngôn độc lập đã:
+ Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
+ Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
* Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) 
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện 2-9-1945
- HS làm rõ sự kiện 2-9-1945 có tác động như thế nào tới lịch sử nước ta 
- Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong lễ tuyên bố độc lập.
Tập làm văn
Tiết 6
I- Mục tiêu:
1. Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
2. Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ.
II- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2. Hướng dẫn giải bài tập 
Bài tập 1
- GV: vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác? Vì các từ đó được dùng chưa chính xác.
- HS làm việc độc lập. GV phát biểu ý kiến cho 3-4 HS.
- Cả lớp và GV góp ý.
- Lời giải:
Câu
Từ dùng không chính xác
Lí do
(giải thích miệng)
Thay bằng từ đồng nghĩa
Hoàng Bê chén nước bảo ông uống
bê(chén nước)bảo ông
Chén nước nhẹ, không cần bê. Cháu bảo ông là thiếu lễ độ
bưng, mời
ông vò đầu Hoàng
Vò(đầu)
Vò là chà đi xát lại, làm cho rối, nhàu nát hoặc làm cho sạch; không thể hiện đúng hành động của ông vuốt tay nhẹ nhàng trên tóc cháu.
xoa
“Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!”
Thực hành 
(xong bài tập )
Thực hành là từ chỉ chung việc áp dụng lí thuyết vào thực tế; không hợp với việc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể như bài tập.
làm
Bài tập 2
-2-3 HS lên Thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa.
- HS làm việc độc lập.
-2-3 HS lên thi làm bài.
-HS và GV NX. GV chốt lời giải đúng : 
- Lời giải: no; chết; bại; đậu; đẹp.
-HS Thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa.
Bài tập 3: - HS làm việc độc lập.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Mỗi em có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ đồng âm hoặc đặt 1 câu chứa đồng thời 2 từ đồng âm.
+ Cần chú ý dùng từ đúng với nghĩa đã cho là : giá(giá tiền)/giá (giá để đồ vật). Không cần đặt với từ giá mang nghĩa khác, VD: giá (giá lạnh).
- HS tiếp nối nhau đọc các câu văn.
Bài tập 4: - HS làm việc độc lập.
- GV nhắc HS đặt câu đúng với những nghĩa đã cho của từ đánh.
-HS tiếp nối nhau đọc các câu văn; sau đó viết vào vở 3 câu, mỗi câu mang 1 nghĩa của từ đánh.
 - lời giải:
a) Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,.. đập vào thân người.
b) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh
c) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa.
- Bố em không bao giờ đánh con
-Đánh bạn là không tốt.
- Lan đánh đàn rất hay.
- Hùngi đánh trống rất cừ.
- Mẹ đánh xoong, nồi sạch bong.
- Em thường đánh ấmchén giúp mẹ.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị giấy bút cho 2 tiết kiểm tra viết giữa kì I.
ÂM NHẠC
Tiết 10: ÔN TẬP BÀI HÁT: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI
I. Mục tiêu.
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động.
- Giáo dục hs tinh thần cố gắng học giỏi, chăm ngoan để sau này xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
* TCTV: Hs đọc lời ca, hát. 
II. Chuẩn bị: Băng đĩa nhạc
- Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Khởi động.
- Mời ban văn nghệ và ban học tập lên cho lớp khởi động.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: ( 15 phút )
Ôn tập bài hát:
 Những bông hoa những bài ca.
- Gv đàn giai điệu một đoạn trong bài hát cho hs đoán tên bài.
- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát theo trình tự: 
+ Hát cả bài.
+ Hát kết hợp vỗ tay.
- Cho hs trình bày bài hát: 
+ Tổ. + Nhóm.
+ Cá nhân.
- Nhận xét, sửa sai.	
- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát kết hợp vận động.
* Hoạt động 2: ( 15 phút ) 
Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.
- Gv giới thiệu tên 4 loại nhạc cụ, cho học sinh xem tranh và nghe tiếng từng loại nhạc cụ.
1. Sắc-xô-phôn( Saxophone).
2. Tờ-rôm-pét( Trompette).
3. Phơ-luýt( Flute).
4. Cờ-ra-ri-nét( Clarineette).
- Cho học sinh nghe một đoạn trích nhạc không lời độc tấu một trong số 4 loại nhạc cụ trên.
- Cho học sinh nghe lần 2.
- Nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò.( 4 phút )
- Ban học tập lên củng cố bài học.
- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát bài: Những bông hoa những bài ca.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý, kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo theo truyền thống ton sư trọng đạo của cha ông, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi theo lời Bác Hồ.
- Nhắc hs về học bài và ôn bài đầy đủ
Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2019
BUỔI SÁNG
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
KIỂM TRA
TOÁN:
KIỂM TRA
Kĩ thuật
Bài 12: Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
(1 Tiết)
I - Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II - Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ở các gia đình thành phố và nông thôn.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy - học 
Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1a (SGK)và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
 GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Gợi ý để HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình các em.
 Nhận xét và tóm tắt một số cách trình bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố, (nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa vào mâm và đặt mâm ăn lên bàn ăn, phản gỗ, chõng tre hoặc chiếu trải dưới đất. Cũng có nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa, thìa, dĩa trực tiếp lên bàn ăn). GV giới thiệu tranh, ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống để minh hoạ.
- Nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn: Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn được sắp xếp hợp lý, thuân tiện cho mọi người ăn uống.
- Đặt câu hỏi, yêu cầu HS nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn nhằm đảm bảo các yêu cầu trên.
- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lý giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình; dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
 - HS trình bày cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em.
 -HS nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình, liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong SGK .
- Nhận xét và tóm tắt những ý HS vừa trình bày.
- Hướng dẫn cách thu dọn sau bữa ăn theo nội dung SGK.
Lưu ý HS: Công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa quá lâu mới thu dọn 
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
ngoài ra, GV bổ sung cho HS biết khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
-Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV - nhận xét - dặn dò
- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS.
- Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ.
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài: “ Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống” và tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn ở gia đình.
Khoa học:
Bài 19: Phòng tránh tai nạn Giao thông đường bộ
Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
 	Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp toàn giao thông.
 	Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
	GDKNS: Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn
	Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
II. Đồ dùng dạy - học: - hình trang 40, 41 SGK 
- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: quan sát và thảo luận
 Bước 1: Làm việc theo cặp
2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 40 SGK, cùng phát hiện và chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông trong từng hình; đồng thời tự đặt ra các câu hỏi để nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó. Ví dụ: Đối với hình 1, HS hỏi và trả lời nhau theo gợi ý:
+ Hãy chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông trng hình 1 (người đi bộ đi dưới lòng đường, trẻ em chơi dưới lòng đường.)
+ Tại sao có những việc làm vi phạm đó? (Hàng quán lấn chiếm vỉa hè).
+ Điều gì có thể xảy ra đối với những người đi bộ dưới lòng đường?
(Hoặc trong tình huống nào người đi bộ dưới lòng đường có thể bị nguy hiểm)
Câu hỏi có thể đặt ra đối với hình 2: Điều gì có thể xảy ra nếu có ý vượt đèn đỏ?
	Câu hỏi có thể đặt ra đối với hình 3: Điều gì có thể xảy ra đối với những người đi xe đạp hàng 3?
	Câu hỏi có thể đặt ra đối với hình 4: Điều gì có thể xảy ra đối với những người chở hàng cồng kềnh?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong cặp khác trả lời.
GDKNS: GD cho HS cỏc kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn
Kết luận: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật Giao thông đường bộ.
Ví dụ: - Vỉa hè bị lấn chiếm
 - Người đi bộ hay đi xe không đi đúng phần đường quy định.
 - Đi xe đạp hàng 3
 - Các xe chở hàng cồng kềnh
Hoạt động 2: quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo cặp
2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 5, 6, 7 trang 41 SGK và phát hiện những việc cần làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình.
Ví dụ: - Hình 5: Thể hiện việc HS được học về Luật Giao thông đừơng bộ.
 - Hình 6: Một bạn hS đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm.
 - Hình 7: Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định.
Bước 2: Làm việc cả lớp - Một số HS trình bày kết quả thảo luận theo cặp
- Tiếp theo, GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một biện pháp an toàn giao thông
GDKNS: Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
 GV ghi lại các ý kiến lên bảng và tóm tắt, kết luận chung
Địa lý:
Nông nghiệp
I - Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của 1 số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.
II. Chuẩn bị: 	Tranh ảnh
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ngành trồng trọt.
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV nêu câu hỏi: Dựa vào mục 1 trong SGK, hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
- GV tóm tắt: + Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
 + ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi. 
* Hoạt động 2 (làm việc theo cặp)
- HS quan sát hình 1 và chuẩn bị trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK.
- HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
- GV nêu câu hỏi: Vì sao cây trồng 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2019_2020_ban_dep.docx