Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu:

Sau bài hoc HS có thể biết.

-Nêu được vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính nước ta trên lược đồ nông nghiệp Việt Nam.

-Nêu được vai trò của ngành trồng trọt sản xuất nông nghiệp ngành chăn nuôi ngày càng phát triên.

-Nêu đặc điểm của cây trồng nước ta. Phong phú trong đó lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.

II. Đồ dùng dạy – học:

-Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.

-Các hình minh hoạ trong SGK.

-Phiếu học tập của HS.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

-GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài.

-Nhận xét cho điểm HS.

 

doc18 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩn thận khi tham gia giao thông. 
+ GDKNS: - Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn.
 - Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
B. Đồ dùng dạy học : 
 Hình 40,41 SGK ; Sưu tầm tranh ảnh vè an toàn giao thông.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Kiểm tra bài cũ :
H : Nêu các nguy cơ bị xâm hại ?
H : Cần làm gì để tránh bị xâm hại ?
+ Nhận xét chung.
2.Bài mới: GT bài:
HĐ1: Quan sát và thảo luận ( quan sát hình 1 -4 )
MT: HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật giao thông của những người tham gia giao thông trong hình. Nêu hậu quả có thể xẩy ra của những sai phạm đó.
* Yêu cầu làm việc theo cặp : Quan sát tranh thảo luận trả lời câu hỏi:
H : Hãy chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông trong hình 1 ?
H : Taị sao có những việc làm vi phậm đó ?
H : Điều gì xẩy ra đối vời những người đi bộ dưới lòng đường ?
+ Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
* Nhận xét chung, rút kết luận:Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hầnh đúng luật giao thông đường bộ.
HĐ2 : Quan sát thảo luận từ H5 - 7
MT: HS nêu được một số biện pháp an toàn giao thông.
* Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
-Quan sát hình 5, 6 ,7 ttrang 41 SGK trả lời câu hỏi:
 +Nêu những việc làm của người tham gia giao thông trong hình.
-HS thảo luận: (4').
-Cho từng cặp trình bày.
* Nhận xét kết luận, ghi lại một số ý kiến về an toàn giao thông lên bảng.
3. Củng cố dặn dò: 
* Liên hệ thực tế ở địa bàn nơi các em ở . Lưu ý khi đi ra các thành phố.
-Nhận xét tiết học.
********************************************************************
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
TOáN
Tiết 47: KIểM TRA ĐịNH Kỳ LầN I
************************************************
địa lí
Tiết 10: Nông nghiệp
I. Mục tiêu:
Sau bài hoc HS có thể biết.
-Nêu được vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính nước ta trên lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
-Nêu được vai trò của ngành trồng trọt sản xuất nông nghiệp ngành chăn nuôi ngày càng phát triên.
-Nêu đặc điểm của cây trồng nước ta. Phong phú trong đó lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.
II. Đồ dùng dạy – học:
-Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
-Các hình minh hoạ trong SGK.
-Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài.
-Nhận xét cho điểm HS.
2. Giới thiệu bài mới:
-GV giới thiệu bài cho HS.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
HĐ1;Vai trò của nghành trồng trọt:
-GV treo lược đồ nông nghiệp VN và yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của lược đồ.
-GV hỏi.
+Nhìn trên lươc đồ em thấy số kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn?
+Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trót trong sản xuất nông ngiêp?
KL: Trồng trót là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta.
HĐ2: Các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt Nam.
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu học tập dưới đây.
-GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-GV mời đại diện HS báo cáo kết quả.
-GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS nếu cần.
KL: Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nước ta trồng được nhiều loai cây.
HĐ3: Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm.
-GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi về các vấn đề sau:
+Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng?
HĐ4: Sự phân bố cây trồng ở nước ta.
+Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo của nước ta?
+GV nêu: nước ta được xếp vào các nước xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới.
H: Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới?
+Khi HS trả lời. GV có thể vẽ lên bảng thành sơ đồ các điều kiện để VN trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới.
+Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên?
+Em hiểu gì về giá trị xuất khẩu của những loại cây này?
+Với những loại cây có thế mạnh như trên, ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông ngiệp ở nứơc ta?
-GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát lược đồ nông nghiệp VN và tập trình bày sự phân bố các loại cây trồng của VN.
-Gợi ý cách trình bày: Nêu tên cây; nêu và chỉ vùng phân bố của cây đó trên lược đồ.
-GV tổ chức cho HS thi trình bày về sự phân bố các loại cây trồng ở nước ta.
-GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS được cả lớp bình chọn, khen ngợi cả 3 HS đã tham gia cuộc thi.
KL:
+Cây lúa được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam bộ.
HĐ5: Ngành chăn nuôi ở nước ta.
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cặp để giải quyết các câu hỏi sau:
+Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+Trâu bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?
-GV gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
-GV sửa chữa câu trả lời của HS, sau đó giảng lại về ngành chăn nuôi theo sơ đồ.
-Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS thi ghép kí hiệu các cây trồng nuôi vào lươc đồ.
3 Củng cố dặn dò:
-GV tổng kết tiết học, dặn dò HS.
***************************************** 
chính tả
tiết 10: ôn tập
Tiết 2
I.Mục tiêu:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Nghe – viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
II.Đồ dùng dạy – học : Phiếu ghi câu hỏi để HS bốc thăm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1. Bài mới : GV giới thiệu bài cho HS.
HĐ 1 : ôn tập và kiểm tra tập đọc .
-Cho HS tiếp tục ôn luyện các bài TĐ-HTL từ tuần 1 đến tuần 9.
-Cho HS đọc lại các bài tập đọc.
-GV đọc to, rõ những tiếng HS dễ viết lẫn: Đuôi én, ngược , nương, ghềnh.
-Tiếp tục kiểm tra đọc HS .
HĐ 2 : Nghe viết
-Cho 1 HS đọc bài viết 1 lần
H: Tên 2 con sông được viết thế nào? Vì sao?
H: Theo em, nội dung bài này nói gì?
*GV chốt lại đại ý của bài: Nỗi niềm trăn trở băn khoăn của tác giả về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn cuộc sống bình yên trên trái đất.
-GV đọc từng câu vế câu cho HS viết. Mỗi câu, mỗi cụm từ đọc 2 lần.
-GV đọc bài chính tả 1 lần.
-GV chấm 5 bài.
-GV nhận xét chung và rút kinh nghiệm.
2. Củng cố , dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
-Cho HS đọc lại bài CT.
-Dặn HS về nhà chép thêm vào STCT những từ ngữ viết sai ở BT trước. 
***********************************************
TIếNG VIệT
ôn tập
Tiết 3
I .Mục tiêu:
-Hệ thống hoá vốn từ ngữ về 3 chủ điểm đã học.
-Củng cố kiến thức về danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, hướng vào các chủ điểm ôn tập.
II .Chuẩn bị : Bút dạ và 5 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng từ ngữ ở bài 1 và bài 2.
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài mới : giới thiệu bài .
Hướng dẫn ôn tập.
HĐ1: HDHS làm bài 1.
-Cho HS đọc yêu cầu bài 1.
-GV giao việc: Các em đọc lại các bài trong 3 chủ điểm ;Tìm danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ.
 (GV phát phiếu cho các nhóm làm việc)
-Các nhóm trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại những từ ngữ HS tìm đúng.
(GV chọn một bảng tốt nhất do HS lập dán lên bảng lớp) => chốt ý cần nhớ .
HĐ2: HD HS làm bài 2.
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
-GV giao việc : Đọc lại 5 từ ngữ trong bảng đã cho ; Các em có nhiệm vụ tìm những từ đồng nghĩa với 5 từ ;Tìm 5 từ trái nghĩa với những từ đã cho.
-Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho các nhóm)
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét đưa bảng phụ ra ghi những từ HS tìm đúng) => chốt ý cần nhớ .
3. Củng co,ỏ dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
-Y/c HS về nhà hoàn chỉnh bảng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, viết lại vào vở, chuẩn bị ôn tập tiết 5. 
********************************************************************
Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2008
TIếNG VIệT
ôn tập
Tiết 4
I.Mục đích – yêu cầu:
-HS hiểu được nội dung bài thơ: miêu tả Mầm non trong thời khắc chuyện mùa kì diệu của thiên nhiên.
-Biết dựa vào nội dung bài thơ để chọn được câu trả lời đúng.
-Nắm được nghĩa của từ, từ loại.
II. Đồ dùng dạy – học:
 Bảng phụ chép bài thơ ; Các phiếu phô tô các bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Bài mới : giới thiệu bài cho HS.
HĐ 1 : Đọc thầm 
-Cho HS đọc thầm bài thơ.
-GV lưu ý HS: Khi đọc các em nhớ ý chính ở các khổ thơ, nhớ ý chính của cả bài thơ.
HĐ 2 : Luyện tập 
 * HDHS làm bài 1.
-Cho HS đọc yêu cầu bài 1.
-GV giao việc : ở bài 1 cho 4 câu trả lời a, b,c, d. Các em dùng bút chì khoanh chữ a,b,c hoặc d ở câu em cho là đúng.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả GV dán phiếu bài tập lên bảng lớp.
-Chốt laị ý đúng Mầm non nép mình nằm in trong mùa đông.
( các bài tiếp theo tiến hành tương tự bài 1 )
*HD HS làm bài 2 : ý đúng ( ý a) dùng những động từ chỉ hành động của người để tả về mầm non.
*HD HS làm bài 3 : ý đúng ( ý a) nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
*HD HS làm bài 4 :ý đúng (ý b ) Rừng thưa thớt vì cây không có lá.
*HD HS làm bài 5 : ý đúng ( ý a) miêu tả mầm non.
*HD HS làm bài 6: ý đúng ( ý c ) trên cành cây có những mầm non mới nhú.
*HD HS làm bài 7 :ý đúng (ý a) Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thất nhanh.
*HD HS làm bài 8 :ý đúng ( ý c ) Động từ.
*HD HS làm bài 9 : ý đúng ( ý c )
*HD HS làm bài 10 : ý đúng ( ý a ) lặng im.
2. Củng cố , dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà làm và ghi lại các bài tập đã làm ở lớp vào vở. 
******************************************
TIếNG VIệT
ôn tập
Tiết 5
I.Mục đích – yêu cầu:
-ôn lại các bài văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm : Việt Nam-tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên nhằm trao đổi kĩ năng đọc- hiểu và cảm thụ văn học.
-Biết đọc diễn cảm một bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc, làm nổi bật những hình ảnh miêu tả trong bài.
II.Đồ dùng dạy – học:
 Tranh, ảnh minh hoạ nội dung các bài văn miêu tả đã học ;Bảng phụ ghi nội dung chính của mỗi truyện đã học ở bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy – học:
1. Bài mới : giới thiệu bài cho HS.
Hướng dẫn ôn tập
HĐ1: Ôn luyện tập đọc và HTL.
-Cho HS đọc yêu cầu của bài 1.
-GV giao việc : Các em có nhiệm vụ đọc lại các bài tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh, Đất cà mau.
-Cho HS làm việc cá nhân.
-GV lưu ý: Khi đọc mỗi bài các em cần chú ý những hình ảnh chi tiết sinh động, hấp dẫn của mỗi bài.
HĐ2: HDHS làm bài 2.
-Cho HS đọc yêu cầu của bài 2.
-GV giao việc: Trong 4 bài văn miêu tả các em vừa đọc, em thấy chi tiết nào em thích nhất. Em ghi lại chi tiết đó và lí giải rõ vì sao em thích?
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và khen những HS biết chọn những chi tiết hay và có lời lí giải đúng, thuyết phục.
3. Củng cố , dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm các bài văn miêu tả đã ôn tập.
***********************************************
TOáN
CộNG HAI Số THậP PHâN
I/Mục tiêu :
 Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.
- Biết giải bài toán với phép cộng hai số thập phân.
II/ Đồ dùng học tập :
 Vẽ lên giấy đường gấp khúc ABC như SGK.	
III/ Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ
- Nhận xét chung bài kiểm tra.
2. Bài mới : GTB
HĐ 1 : HD thực hiện phép cộng hai số thập phân.
-Treo bảng phụ đã chuẩn bị.
-Nêu phép tính và ghi bảng : 1,84 + 2,54 = ? (m)
Yêu cầu HS tìm kết quả.
-Tìm cách chuyển về phép cộng đã biết cách làm .
H : Em có nhận xét gì về 2 phép cộng ở trên?
H : Muốn cộng hai số thập phân ta làm thế nào?
H : Nêu ví dụ 2: 15,9 + 8,75=?
H : Để thực hiện phép cộng này ta làm thế nào? 
HĐ 2 : Luyện tập
Bài 1
-Nêu yêu cầu bài tập.
-Nhận xét cho điểm.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính.
-Cho HS làm bài cá nhân vào vở.
-Chấm một số vở và nhận xét.
Bài 3: ( Cho HS thảo luận nhóm bàn )
-Nêu yêu cầu bài tập.
-Chấm bài và nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò :
-Chốt kiến thức của tiết học.
Nhắc HS về nhà làm bài. 
********************************************************************
Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2008
LịCH Sử
BáC Hồ ĐọC TUYêN NGôN ĐộC LậP
I.Mục đích – yêu cầu: 
 Sau bài học HS nêu được.
-Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
-Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
-Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học : 
 - Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
 - Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ :
H : HN giành chính quyền vào ngày nào ?
H : Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
-Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới : giới thiệu bài.
HĐ1: Quang cảnh HN ngày 2-9-1945.
-GV yêu cầu HS đọc SGK và dùng tranh ảnh minh hoạ của SGK miêu tả quang cảnh của HN vào ngày 2-9-1945.
-Tổ chức cho HS thi tả quang cảnh ngày 2-9-1945.
-GV cho HS bình chọn bạn tả hay và hấp dẫn nhất
-GV tuyên dương HS được cả lớp bình chọn.
-GV kết luận : 
+HN tưng bừng cờ hoà. Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình.
+Đồng bào Hà Nội không kể già, trẻ, gái, tri, mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ. 
+Đôi danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng.
HĐ2: Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập.
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
H : Buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc ta đã diễn ra như thế nào?
 -GV tổ chức cho HS trình bày diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập trước lớp.
H: Khi đang đọc bản tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dừng lại để làm gì?
H: Theo em, việc Bác dừng lại và hỏi cho thấy tình cảm của Người đối với nhân dân ta như thế nào?
*GV chốt ý 
HĐ3: Một số nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập.
-GV gọi 2 HS đọc 2 đoạn trích của Tuyên ngôn
Độc lập trong SGK.
H : Hãy trao đổi với bạn và cho biết nội dung chính của hai đoạn trích bản Tuyên ngôn Độc lập?
-GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
*KL: bản tuyên ngôn độc lập mà Bác Hồ đọc ngày 2-9-1945 đã khẳng định độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN.
HĐ4: ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945
-GV phát phiếu học cho HS thảo luận :
H : Sự kiện 2-9-1945 đã khẳng định điều gì về nền đôc lập của dân tộc Việt Nam, đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở VN?
-GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận.
*GV nhận xét và KL: Sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta.
H: Ngày 2-9-1945 là ngày kỉ niệm gì của dân tộc ta? 
3. Củng cố , dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà học thuộc bài, làm các bài tập và chuẩn bị bài ôn tập. 
*************************************************** 
TIếNG VIệT
ôn tập
Tiết 6
I.Mục đích – yêu cầu:
-ôn lại nội dung và cách đọc thể loại kịch qua đoạn trích vở kịch Lòng dân; phân vai, tập diễn một cảnh của vở kịch.
-Biết đọc diễn cảm các bài văn theo phong cách chính luận; đọc rõ ràng, mạch lạc.
 II. Chuẩn bị:
 Một số trang phục, đạo cụ đơn giản để HS tập diễn kịch ở lớp vở kịch lòng dân.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Giới thiệu bài :-GV giới thiệu bài cho HS.
2. HD ôn tập :
HĐ1: ôn tập và kiểm tra 
-Cho HS đọc lại các bài tập đọc để kiểm tra ( các bài đã quy định )
-Tiếp tục kiểm tra đọc HS .
- Nhận xét – Công bố điểm .
HĐ2: HDHS làm bài 2
-GV giao việc: Các em đọc vở kịch Lòng dân.Nêu tên các nhân vật trong đoạn trích vở kịch Lòng dân.
H : Nêu tính cách của từng nhân vật?
H : Chọn một cảnh trong đoạn trích và nhóm phân vai để tập diễn ?
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày tên nhân vật và tính cánh của nhân vật (GV có thể kẻ bảng trên bảng phụ để HS phát biểu, GV ghi, cũng có thể phát phiếu đã kẻ sẵn..
-GV nhận xét và chốt lại ý đúng.	
-Cho HS tập diễn GV theo dõi các nhóm tập.
-GV chọn nhóm diễn tốt nhất lên diễn trên lớp GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi để nhận xét.
-GV nhận xét và cho điểm mỗi em trong nhóm.
3. Củng cố , dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị trang phục, đạo cụ để tập diễn 2 cảnh của vở kịch Lòng dân. 
********************************************************
toán
Luyện tập
I/Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
- Củng cố kĩ năng cộng các số thập phân.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân bước đầu vận dụng.
- Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học, tìm số trung bình cộng.
II/ Đồ dùng học tập:
 Kẻ sẵn bài tập 1 SGK.
III/ Các hoạt động dạy – học: 
1. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng nêu quy tắc cộng hai số thập phân rồi thực hành đặt tính và tính:
3,46 + 12, 57
-Nêu tính chất giao hoán của phép cộng hai số tự nhiên.
-Nhận xét chung và cho điểm
2.Bài mới: GTB
-Dẫn dắt ghi tên bài.
HĐ1:Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân.
Luyện tập
Bài 1: 
- Nêu vấn đề:
- Giới thiệu bảng: bài tập 1sgk
- Gọi HS đọc giá trị của bảng
-Em có nhận xét gì về tổng a+b và b+ a?
-Có thể nêu lên kết luận gì qua bài tập này?
-Gọi HS đọc lại.
Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức thực hiện theo cặp đôi.
- Gọi một số cặp trình bày.
- Nhận xét cho điểm.
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Nhận xét sửa và ghi điểm.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Em hãy nêu cách giả bài tập này?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét chấm điểm.
3. Củng cố- dặn dò:
-Chốt lại kiến thức của tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài tập.
************************************************
Kĩ thuật
bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I. Mục tiêu :
 HS cần phải : 
 - Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
 - Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bàm ăn.
II. Đồ dùng dạy – học :
Tranh ảnh và một số kiểu bày món ăn ở mâm, bàn.
Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. Hoạt động dạy – học :
 * Giới thiệu bài .
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
 HS quan sát hình 1, đọc mục 1a và nêu mục đích của bày dọn bữa ăn.
 GV tóm tắt câu trả lời của HS .
 Gợi ý để HS nêu cách sắp xếp món ăn, dụng cụ ăn uống ở gia đình.
Nêu yêu cầu của việc bày dọn bữa ăn.
GV tóm tắt nội dung hoạt động 1.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn.
 Một số HS trình bày cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình.
 ? So sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình với cách nêu ở SGK ?
 Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn thức ăn.
 Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập.
 Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá.
 HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá.
IV. Nhận xét, dặn dò :
 Nhận xét kết quả học tập – ý thức học tập của HS. 
********************************************************************
Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2008
tiếng việt
ôn tập
Tiết 7
I. Mục đích yêu cầu :
-Nắm được những kiến thức có bản về nghĩa của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
-Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải quyết các bài tập nhằm trao đổi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ.
II Đồ dùng dạy học :
-Bút dạ và một số phiếu khổ to kẻ sẵn bảng phân loại nghĩa của từ để HS làm việc theo nhóm.
-Bảng phụ để viết sẵn đoạn văn để HS luyện tập bài 2.
-Một vài trang từ điển phô tô.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
ND – TL
Giáo viên
 Học sinh
HĐ1: HDHS làm bài 1.
HĐ2: HDHS làm bài 2.
1 Giới thiệu bài.
-GV giới thiệu bài cho HS.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
-Cho HS đọc yêu cầu của bài 2.
-GV giao việc: Em hãy thay các từ bê, bảo, vò, thực hành bằng những từ đồng nghĩa khác để đoạn văn hay hơn.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại lần lượt các từ cần thay trong đoạn văn là: "Hoàng bưng chén nước mời ông uống..... xong bài tập rồi ông ạ".
-GV chốt lại kết quả đúng.
a)Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
b)Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
HĐ3: HDHS làm bài 4.
-GV chốt lại nhận xét và khẳng định câu HS đặt đúng.
VD: Giá cuốn sách này 12.000đ.
-Cái giá sách của em làm bằng gỗ.
HĐ4: HDHS làm bài 5.
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 5.
-GV giao việc: BT cho 3 nghĩa khác nhau của từ đánh. Các em đặt câu sao cho đúng với các nghĩa đã cho.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và khẳng định những câu HS đặt đúng, đặt hay.
VD:
-Ai không ngoan sẽ bị đánh đòn.
-Các bác thợ mộc đang đánh véc-ni bộ bàn ghế.
-Em rất thích học đánh trống.
3 Củng cố dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà làm vào vở các bài 4,5 chuẩn bị cho 2 t

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2010_2011.doc