Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Hương
I/ Mục tiêu
HS biết :
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết địnhvà thực hiện quyết địnhcủa mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thanh việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm( biết cân nhẳctước khi nóihoặc hành động; khi làm điều gì sai, biết nhận và sửa chữa)
- Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của mình
- Kĩ năng tư duy phê phán( biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
III/ Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
-Thảo luận nhóm.
- Đóng vai.
- Xử lí tình huống
- Tranh luận
; do đó, cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đén việc riêng của mình ...Mở rộng ra, có thể hiểu : mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, cũngđáng quý. 2. Rèn kỹ năng nghe : - Nghe kể và nhớ chuyện. - Nghe bạn kể chuyện , nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II / Đồ dùng dạy - học Tranh minh hoạ truyện trong SGK. III / Các hoạt động dạy và học 1. Giới thiệu câu chuyện. 2. Giáo viên kể. - GV kể lần 1, HS lắng nghe. - GV kể lần 2- vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ - GV kể lần 3. 3. Hướng dẫn HS kể chuyện. Một HS đọc thành tiếng các yêu cầu của tiết kể chuyện. a.KC theo cặp . Mỗi HS kể 1/2 câu chuyện ( kể theo tranh). Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. b. Thi kể chuyện trước lớp. - Một vài tốp HS mỗi tốp 2 hoặc 4 em tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh. Yêu cầu tối thiểu : HS kể được vắn tắt nội dung từng đoạntheo tranh. YC cao hơn : HS kể tương đối kĩ từng đoạn . - Một hai HS kể toàn bộ câu chuyện. Mỗi nhóm, cá nhân kể xong, nói điều có thể rút ra từ câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân KC hấp dẫn nhất hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói. 4. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau. __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 2 tháng 1 năm 2015 Luyện từ và câu Cách nối các vế câu ghép I/ Mục đích, yêu cầu 1.Nắm được 2 cách nối các vế trong câu ghép 2.Phân tích được cấu tạo của câu ghép. II/ Đồ dùng dạy - học - Vở bài tập Tiếng việt ( tập 2) - Bút dạ, giấy khổ to. III/ Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài 2.Nhận xét - Hai Hs nối nhau đọc yêu cầu của BT 1,2. Cả lớp theo dõi trong SGK. - Hs đọc lại các câu văn, đoạn văn, dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép, gạch dưới những từ, dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. - Gv dán giấy đã viết sẵn 4 câu ghép, mời 4 HS lên bảng mỗi em phân tích 1 câu. Cả lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giảng đúng. 3. Phần ghi nhớ - Ba, bốn Hs đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. - Gọi 1,2 Hs xung phong nhắc lại nội dung ghi nhớ. 4. Phần luyện tập. Bài tập 1 - Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT1 - Cả lớp đọc thầm lại các câu văn, tự làm bài. - Nhiều Hs phát biểu ý kiến. Cả lớp và GVnhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2 - Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv nhắc học sinh chú ý: đoạn văn ( đoạn văn từ 3 đến 5 câu) tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất 1 câu ghép. Các em hãy viết 1 đoạn văn 1 cách tự nhiên; sau đó kiểm tra, nếu thấy trong đoạn văn chưa có câu ghép thì sửa lại. - Gv mời 1- 2 Hs lên làm mẫu - Hs viết đoạn văn.Gv phát giấy khổ to cho 3-4 Hs. - Nhiều Hs tiếp nối nhau đọc đoạn văn.Gv mời những Hs làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.Cả lớp và Gv nhận xét, góp ý. 5.Củng cố,dặn dò - Hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép. - Gv nhận xét tiết học.Dặn những Hs viết đoạn văn ( BT2, phần luyện tập) chưa đạt về nhà viềt lại. ------------------------------------------- Địa lí Châu á (Tiết1) I) Mục tiêu: Học xong bài này, HS : - Nhớ tên các châu lục, đại dương. Biết dựa vào lược đồ ( bản đồ ) nêu được vị trí địa lý, giới hạn của châu á. Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu á. - Nêu được một số cảnh thiên nhiên Châu á, nhận biết chúng thuộc khu vực nào của Châu á. II) Đồ dùng dạy - học : Quả địa cầu, BĐTN châu á, tranh vẽ một số cảnh thiên nhiên châu á. III) Các hoạt động dạy học : 1) Vị trí và giới hạn : Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ. Bước 1 : HS quan sát H1 và trả lời câu hỏi trong SGK về tên các châu lục, đại dương trên trái đất, về vị trí giới hạn của châu á GV hướng dẫn HS : Đọc đủ tên 6 châu lục và 4 đại dưong, - Cách mô tả vị trí giới hạn châu á : Nhận biết chung, nhận xét giới hạn các phía. - nhận xét về vị trí địa lý, giới thiệu sơ lược các đới khí hậu. Bước 2 : Đại diện nhóm trình bày, kết hợp chỉ bản đồ. GV kết luận. Hoạt động 2 : Lạm việc theo cặp. Bước 1 : HS dựa bảng số liệu SGK và câu hỏi SGK nêu nhận xét diện tích châu á. Bước 2 : Các nhóm trao đổi kq trước lớp; GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 2) Đặc điểm tự nhiên : Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân sau đó làm việc nhóm. Bước 1 : HS quan sát H3 đọc chú giải yêu cầu 2 - 3 HS đọc tên các khu vực ghi trên lược đồ. HS nêu tên theo ký hiệu a,b,c,d,đ của H2 rồi tìm chữ ghi tương ứng ở các khu vực ghi trên H3. Bước 2 : HS trong nhóm kiểm tra lẫn nhau, yêu cầu HSKG mô tả cảnh thiên nhiên đó. Bước 3 : Đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả.( KG : Vì sao có tuyết ở Bắc á? ) Bước 4 : Hai HS nhắc lại cảnh thiên nhiên và nhận xét về sự đa dạng của thiên nhiên châu á. GV kết luận : Châu á có nhiều cảnh thiên nhiên. Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân và cả lớp. Bước 1 : HS sử dụng H3, Nhận biết ký hiệu núi, đồng bằng và ghi lại tên chúng ra giấy, đọc thầm tên dãy núi, đồng bằng. Bước 2 : Yêu cầu 2 - 3 HS đọc tên dãy núi, đồng bằng đã chép, GV sửa cách đọc. GV kết luận. ____________________________________ Tập làm văn Luyện tập tả người ( Dựng đoạn kết bài ) I/ Mục đích, yêu cầu 1.Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài. 2. Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả cảnh người theo 2 kiểu : mở rộng và không mở rộng. II/ Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ hoặc 1 tờ phiếu viết kiến thức đã học. - Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to để Hs làm BT2,3. III/ Các hoạt động dạy - học A.Kiểm tra bài cũ B.Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn Hs luyện tập Bài tập 1 - 1 hs đọc nội dung bài 1 - Cả lớp đọc thầm lại 2 đoạn văn, suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Hs tiếp nối nhau phát biểu- chỉ ra sự khác nhau của kết bài a và kết bài b.Gv nhận xét, kết luận. Bài tập 2 - Một hoặc 2 HS đọc yêu cầu của BT và đọc lại 4 đề văn. - Gv giúp Hs hiểu yêu cầu của bài. - Năm, bảy Hs nói tên đề bài mà các em chọn. - Hs viết các đoạn kết bài.Gv phát bút dạ và giấy khổ to cho 2-3 Hs. - Nhiều Hs tiếp nối nhau đọc đoạn viết.Cả lớp và Gv nhận xét, góp ý. - Gv mời những hs làm bài trên giấy, lên dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và Gv cùng phân tích, nhận xét đoạn văn. 3. Củng cố, dặn dò - Hs nhắc lại kiến thức về 2 kiểu kết bài trong đoạn văn tả người. - Gv nhận xét tiết học, yêu cầu những Hs viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại các đoạn văn. ___________________________________________________________________ SINH HOạT LớP I. Mục tiêu: - Nhận xét, đánh giá các hoạt động tuần 19 của lớp. - Kế hoạch hoạt động tuần 20 và một số hoạt động khác. II. Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần - Lớp trưởng lên tổng kết các hoạt động thi đua của lớp trong tuần. - GV đánh giá, nhận xét từng hoạt động cụ thể: +Về nề nếp và chuyên cần : + Về học tập: + Về lao động, vệ sinh. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 20 Tuần 20 Soạn ngày 25 / 12 / 2014 Thứ hai ngày 5 tháng 1 năm 2015 Tập đọc Thái sư trần thủ độ I / Mục đích, yêu cầu. 1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật. 2.Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện ( Thái sư, câu đương,kiệu, quân hiệu...) Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ-một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. II / Đồ dùng dạy - học. Tranh minh hoạ bài đọc . III/ Các hoạt động dạy- học A, Kiểm tra bài cũ. B, Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. - GV đọc diễn cảm bài văn. HS quan sát tranh tranh minh hoạ bài đọc. - GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm từng đoạn của bài. Đoạn 1. - Hai ba HS đọc đoạn văn. GV kết hợp giúp HS hiểu từ được chú giải ; Sửa l[ix về phát âm cho các em. - HS đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi : Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần thủ độ đã làm gì ? HS trả lời, cả lớp và GV nhận xét bổ sung. - Một HS đọc lại doạn văn, Gv hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn. - Từng cặp HS luyện đọc. Sau đó HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. Đoạn 2. - Một vài HS đọc đoạn 2. GV kết hợp sửa lỗi, giúp HS hiểu nghĩa các từ khó được chú giải ( kiệu , quân hiệu) giải nghĩa thêm cụm từ Thềm cấm ( khu vực cấm trước cung vua ), khinh nhờn ( coi thường), kể rõ ngọn ngành( nói rõ đầu đuôi sự việc ) - HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ? - HS cả lớp và GV nhận xét bổ sung. - HS đọc lại đoạn 2 theo cách phân vai Đoạn 3. - HS đọc GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ mới : xã tắc, thượng phu ; giải nghĩa thêm : chầu vua( vào triều nghe lệnh của vua),chuyên quyền ( nắm mọi quyền hànhvà tự ý quyết định mọi việc ), hạ thần ( từ quan lại thời xưa dùng để tự xưng khi nói với vua ) tâu xằng ( tâu sai sự thật ) - HS trả lời câu hỏi. + Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độnói thế nào ? + Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độcho thấy ông là người như thế nào ? - HS đọc theo cách phân vai ,. - Hai HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn truyện ( HS 1 đọc đoạn 1, 2 ; HS 2đọc đoạn 3. 3. Củng cố, dặn dò. - HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ------------------------------------------------- _ Chính tả (nghe- viết ) Bài viết : Cánh cam lạc mẹ I / Mục đích, yêu cầu : 1.Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ. 2. Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/ gi hoặc âm chính o/ô. II/ Đồ dùng dạy - học Bút dạ và phiếu ghi nội dung bài tập 2ahoặc 2b. III / Các hoạt động dạy- học. 1. Giới thiẹu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn HS nghe - viết. - HS đọc bài thơ cánh cam lạc mẹ. - Hỏi nội dung bài thơ. - Nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ, những chữ các em dễ viết sai chính tả ( xô vào, khản đặc, râm ran.) - GV đọc bài ,HS nghe viết. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 2 -HS đọc yêu cầu BT. - Tổ chức cho làm việc độc lập và báo cáo kết quả theo hình thức thi tiếp sức. - Gv hỏi Hs về tính khôi hài của mẩu chuyện vui Giữa cơn hoạn nạn . - Cả lớp sửa bài theo lời giả đúng. 4. Củng cố, dặn dò. - Gv nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã ôn luyện ; nhớ mẩu chuyện vui. Giữa cơn hoạn nạn. _________________________________________________________________ Thứ ba ngày 6 tháng 1 năm 2015 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : công dân I/ Mục đích, yêu cầu. 1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân. 2. Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân. II/ Đồ dùng dạy- học. - Từ điển, từ đồng nghĩa tiếng việt, từ điển hán việt. - bút dạ giấy kể sẵn bảng phân loại để HS làm bài . III / Các hoạt động dạy- học. A, Kiểm tra bài cũ. B, Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết học. 2. Hướng dẫn Hs làm bài tập. Bài tập 1 -Một HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS làm việc đọc lập, HS có thể sử dụng từ điển. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng Bài tập 2. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS tra cứu từ điển.tìm hiểu nghĩa một số từ chưa rõ. - HS làm việc độc lập hoặc trao đổi trong nhóm; Viết kết quả làm bài vào vở hoặc VBT. GV phát phiếuđã kẻ bảng phân loại cho 3-4 nhóm HS - Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả , Cả lớp và GV nhận xét . GV chốt lại ý kiến đúng; gọi 2 HS đọc lại bài. Bài tập 3. Cách thực hiện tương tự BT1. GV giúp HS hiểu nghĩa của những từ ngữ các em chưa hiểu. Sau khi hiểu nghĩa các từ ngữ , Hs phát biểu , Gv kết luận: Bài tập 4. - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV chỉ bảng dã viết lời nhân vật Thành, nhắc HS : Để trả lời đúng câu hỏi, cần thử thay thế từ Công dân trong câu nói của nhân vật Thành lần lượt bằng từ đồng nghĩa với nó (đã nêu ở BT3.) Rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không. - HS trao đổi, thảo luận cùng bạn bên cạnh. - HS phát biểu ý kiến. Gv chốt lại lời giải đúng; 3. Củng cố, dặn dò. - Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm việc tốt. - Dặn Hs ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm công dân mới học để sử dụng đúng. __________________________________________________________________ Thứ tư ngày 7 tháng 01 năm 2015 Tập đọc Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng I /Mục đích, yêu cầu 1. Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi, kính trọng nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. 2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được nội dung bài: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ gúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạg gặp khó khăn về tài chính. II/ Đồ dùng dạy - học ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện III/ Các hoạt động dạy và học A, Kiểm tra bài cũ. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a. luyện đọc. - Một HS giỏ đọc bài. - HS tiếp nối nhâu đọc từng đoạn ( 3 lượt)Gv kết hợp giúp HS hiếu nghĩa các từ khó - HS luyện đọc theo cặp. - Hai HS đcả bài. - GV đọc diền cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài. GV hướng dẫn HS đọc thầm trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài. + Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông thiện qua các thời kì.? a) trước CM, b)Khi CM thành công, c). Trong kháng chiến. d)Sau khi hoà bình lập lại. + Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì.? +Từ câu chuyện này, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm những con số tiền, tài sản mà chi công dân với đất nước? + Nội dung bài văn muốn nói điều gì ? - HS phát biếu, Cả lớp nhận xét bổ sung, GV chốt câu trả lời đúng. c. Đọc diễn cảm - Gv mời 2 HS đọc lại bài văn. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo gợi ý . - Gv chọn một đoạn văn tiêu biểu, hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm theo trình từ ; Gv đọc mẫu- HS luyện đọc theo cạp, HS thi đọc 3 Củng cố, dặn dò. - HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc. - GV nhận xét tiết học. __________________________________________________________________ Thứ năm ngày 8 tháng 01 năm 2015 Tập làm văn Tả người Kiểm tra viết I / Mục đích, yêu cầu. -Nội dung chọn đối tượng con người phù hợp với địa phương có thể là: bác nông dân, công nhân vệ sinh môi trường, chú công an, bác tổ trưởng... HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ , đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II / Đồ dùng dạy- học -Một số hình ảnh về bác nông dân, công nhân vệ sinh môi trường, chú công an, bác tổ trưởng. III/ Các hoạt động dạy và học 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài . - GV gọi HS đọc 3 đề bài trong SGK. - GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài: + Các em cần suy nghĩ để chọn được 1 đề hợp nhất với mình. + Nếu chọn tả một ca sỹ thì ca sỹ đó đang biểu diễn. Nếu chọn tả nghệ sỹ thì chú ý tả gây cười của nghệ sỹ đó. Nếu chọn tả một nhân vật trong truyện thì phải hình dung , tưởng tượng rất cụ thể về nhân vật đó ( hình dáng, khuôn mặt) khi miêu tả. + Sau chọn đề bài , cần suy nghĩ để tìm ý , sắp xép ý thành dàn ý. Dựa vào dàn ý để viết bài. - Một vài HS nói đề bài mình chọn; nêu những điều mình chưa rõ , cần thầy cô giả thích. 3. HS làm bài. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết học TLV tuần sau. __________________________ _ Lịch sử Bài 18 : ôn tập : chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954) I/ Mục tiêu HS biết : - Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian ( gắn lvới các bài đã học ) - Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này. II/ Đồ dùng dạy - học. - Bản đồ hành chính Việt Nam - Phiếu học tập của HS. III / Các hoạt động dạy - học. Hoạt động 1( làm việc theo nhóm) - Gv chia lớp thành 4 nhóm vad phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK. - Các nhóm làm việc, sau đó cử đại diện trình bày kết quả , nhóm khác bổ sung. Hoạt động 2.( Làm việc cả lớp) - Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề "Tìm địa chỉ đỏ ) Cách thực hiện : Gv dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu , HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó. - GV tổng kết nội dung bài học. _______________________________ Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I/ Mục đích, yêu cầu. 1Rèn kỹ năng nói: - HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việctheo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - Hiểu và trao đỏi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe :HS nnghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II/ Đồ dùng dạy- học Một số sách, báo,truyện đọc lớp 5,...viết về tấm gương sống , làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. III/ Các hoạt động dạy- học A, kiểm tra bài cũ. B, Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS kể chuyện . a.Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài. - một HS đọc đề bài , GV gạch chân những từ ngữ cần chú ý . Kể một câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe về tấm gương sống làm việc theo luật, theo nếp sống văn minh. -Ba HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1,2,3 .Cả lớp rtheo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại gợi ý 1. GV nhắc HS : Việc nêu tên nhân vật trong các bài tập đọc đã học chỉ nhằm giup các em hiểu thêm về đề bài. Em nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình. - GV kiểm tra HS đã chuẩn bị ỏ nhà cho tiết học này . - Một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể kết hợp giới thiệu truyện các em mang theo. b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Trước khi HS thực hành KC, GV mời 1HS đọc lại gợi ý 2. Mỗi HS lập nhanh dàn ý câu chuyện mình sẽ kể. - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể trước lớp. - HS xung phong kể hoặc cử đại diện thi kể .Gv dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyên; Viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể và tên truiyện của các emđể cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn. Mỗi HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi, giao lưucùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc tră lời câu hỏi của các bạn, về nhân vật, chi tiêt, ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp và Gv nhận xét, tính điểm lời kể cảu từng HS . - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạnKC tựn nhiên, hấp dẫn nhất, bạn đặt câu hỏi thú vị nhất. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học ; chú ý khen ngợi, biểu dương những Hs đã tự tin hơn,HS tiến bộ hơn. - Dặn HS đọc trước bài tuần sau. __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2015 Luyện từ và câu Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. I/ Mục đích, yêu cầu. 1. Nắm được cách nối vế câu ghép bằng quan hệ từ. 2. Nhận biết các quan hệ từ , cặp QHT được sử dụng trong câu ghép ; biết cách dùng QHT nối các vế câu ghép. II / Đồ dùng dạy - học Giấy khổ to ghi nội các bài tập 1 ( phần nhận xét); BT2 ,BT3(phần luyện tập). III/ Các hoạt động dạy và học. A, kiểm tra bài cũ. B, Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Phần nhận xét Bài tập 1. - Một HS đọc yêu cầu của BT1 ( lưu ý HS đọc cả đoạn trích kể về Lê-nin trong hiệu cắt tóc). Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầmđoạn văn, tìm câu ghép trong đoạn văn. - HS nói những câu ghép các em tìm được. GV chốt lại ý đúng. Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của BT 2. - HS làm việc cá nhân, các em dùng bút chì gạch chéo, phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. - GV mời 3 HS lên bảng xác định các vế câu trong câu ghép. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng. Bài tập 3. - HS đọc yêu cầu BT3. - GV gợi ý : Caasc em dã biết 2 cách nối các vế câu ghép , hãy đọc từng câu xem mỗi câu được nối với nhau theo cách nào, có gì khác nhau? - HS suy nghĩ trả lời .Cả lớp và GV nhận xét , bổ sung chốt lại lời g
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2014_2015_nguyen_thi_huong.doc