Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021
Khối 1 Hoạt động trải nghiệm
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: EM YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Liên hệ và chia sẻ về tình cảm, cách ứng xử của những người thân trong gia đình
- Bày tỏ cảm xúc, lời nói và việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình
2. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về gia đình (Trong đó thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau như em bé đang giúp mẹ quét nhà, em mang nước cho bố uống) hoặc tranh trong SGK
- Dụng cụ để đóng vai tình huống: bàn, ghế, chổi, quạt giấy
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Đóng vai và thực hành nói lời yêu thương
1) Mục tiêu
HS tham gia vào một số tình huống giả định để rèn kĩ năng ứng xử phù hợp với người thân trong gia đình
2. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về gia đình (trong đó thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau như em bé đang giúp mẹ quét nhà, em mang nước cho bố uống) hoặc tranh trong SGK.
- Dụng cụ để đóng vai tình huống: bàn, ghế, chổi, quạt giấy, khăn lau mặt
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Đóng vai và thực hành nói lời yêu thương
a) mục tiêu
HS tham gia một số tình huống giả định để rèn luyện kĩ năng ứng xử phù hợp với người thân trong gia đình để thể hiện sự quan tâm chăm sóc
b) Cách tiến hành
- GV yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 HS. Mỗi nhóm sẽ bốc thăm một tình huống và đóng vai thể hiện các xử lý phù hợp
Nội dung tình huống:
Tình huống 1: Lan đang ngồi học bài thì bố đi làm về. Bố mệt ngồi xuống chiếc ghế và lấy tay lau mồ hôi trên mặt. Nếu em là Lan em sẽ làm gì trong tình huống này?
TÌnh huống 2: Mẹ nhờ Hùng quét nhà khi Hùng đang vui vẻ cùng bạn chơi đá cầu ngoài sân. Nếu em là Hùng thì em sẽ làm gì?
- HS thảo luận tình huống và tham gia đóng vai theo nhóm
- Một số nhóm đóng vai trước lớp
c) Kết luận
Mọi người trong gia đình là những người luôn yêu thương và chăm sóc em. Em cần yêu quý, quan tâm và chăm sóc những người thân của mình
_ Thứ 4 ngày 18 tháng 11 năm 2020 Toán THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HINH VUÔNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết sử dụng thước, ê ke để vẽ được hình chữ nhật, hình vuông . * BT cần làm BT 1a; (trang 54) và BT1a (trang 55) Khuyến khích HS làm các bài tập còn lại (GT BT 2 trang 54,55) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Thước, ê ke. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Kiểm tra (4’) - GV vẽ hình chữ nhật lên bảng, yêu cầu HS nêu các đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc. - Gv nhận xét 2.Giới thiệu bài(1’) - GV giới thiệu bài. - Nêu mục tiêu bài học. 3. Bài mới : a. Giới thiệu vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm ( 7’) - GVvẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2cm A 4cm B 2cm D C - Cho học sinh vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm. + Vẽ đoạn thẳng CD bằng 4 cm. + Vẽ một đường thẳng vuông góc với CD tại D, lấy đoạn DA bằng 2 cm. + Vẽ một đường thẳng vuông góc với CD tại C, lấy đoạn CB bằng 2 cm. + Nối Avới B ta được hình chữ nhật: ABCD. - HS thực hành vẽ vào vở nháp b. Giới thiệu Vẽ hình vuông có cạnh 3cm: ( 7’) - GV nêu bài toán : Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm. - GV và HS cựng vẽ hình vuông có cạnh 3cm. + Vẽ đoạn thẳng AD dài 3cm, tại D vẽ đoạn thẳng CD dài 3cm và vuông góc với AD tại A, vẽ đoạn thẳng AB dài 3cm và vuông góc với AD. + Nối B với C ta được hình vuông ABCD b. Thực hành (15 ph) Bài 1(trang 54): Làm bài cá nhân vào vở - HS nêu yêu cầu bài - Học sinh vẽ hình chữ nhật có cạnh bằng 5 cm và 3 cm – GV theo dõi giúp đỡ thêm A 5cm B 3cm D C - GV KT vở, nhận xét, sửa sai - HS nêu cách vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm. - HS tính chu vi của HCN đó Đáp số: P= 16cm Bài 1 trang 55: HS vẽ hình vuông cú cạnh 4cm( như hướng dẫn SGK) Chu vi hình vuông là: 4 x 4 = 16(cm) Diện tsch hình vuông là: 4 x 4 = 16 (cm2) Bài 3 trang 55. (Khuyến khớch HS làm thêm ) HS vẽ rồi kiểm tra rồi nêu miệng kq’. 4. Củng cố. (1’) - GV cùng HS hệ thống lại bài học - HS nhắc lại cách tìm chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1’) Dặn HS ghi nhớ kiến thức đó học và chuẩn bị bài sau. _______________________________________________ Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ I. Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cách ước mơ. - Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ ( BT1,BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó ( BT3). - Nêu được ví dụ minh họa về một loại ước mơ ( BT4) * Giảm tải bài 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Máy chiếu 1 số tờ phiếu để HS làm bài tập 2,3. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Kiểm tra (3’) ( Nhúm 2) - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2: + Tổ 1 nêu : Khi nào dấu ngoặc kép được sử dụng độc lập. Cho ví dụ. + Tổ 2 nêu : Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu 2 chấm. Nêu ví dụ. + Tổ 3 nêu : nội dung ghi nhớ bài " Dấu ngoặc kép" - 3 tổ trưởng điều hành, kiểm tra và báo cáo - 2 HS lên bảng viết ví dụ và giải thích vì sao em lại viết như vậy ? 2. Giới thiệu bài(1’) - GV giới thiệu bài. - Nêu mục tiêu bài học, HS nhắc lại. 3. Bài mới : Hướng dẫn HS làm bài tập (28’) Bài 1: Thảo luận nhóm đôi - HS nêu yêu cầu bài : Tìm từ đồng nghĩa với từ "ước mơ" - Cả lớp đọc bài “ Trung thu độc lập” - Các nhóm thảo luận làm bài: Tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ?. - Đại diện nhóm nêu kết quả. - HS tìm các từ: mơ tưởng, mong ước. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý đúng và giải nghĩa thêm từ tìm được. Giảng: + Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai + Mơ tưởng: mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi đạt được trong tương lai. Bài 2: Làm bài cá nhân vào vở - HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài vào vở - HS trình bày trước lớp - GV nhận xét bổ sung + Bắt đầu bằng tiếng ước: ước mơ, ước muống, ước ao,... + Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng,... Bài 3: Thảo luận nhóm– làm bài vào phiếu - HS nêu yêu cầu bài - GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm - Các nhóm làm bài- thảo luận và nêu ý nghĩa. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Kết quả: + Đánh giá cao: mơ ướcđẹp đẽ, mơ ước cao cả, mơ ước lớn, ước mơ chính đáng + Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ + Đánh giá thấp: ước mơ viễn vong, ước mơ kỡ quặc, ước mơ dại dột Bài 4: HS trao đổi theo cặp - HS đọc yêu cầu của bài. Học sinh nêu một ví dụ về một loại ước mơ ở BT3 - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét. Bài 5: (KK HS làm ) HS đọc y/c suy nghĩ và nêu cách hiểu các thành ngữ. + Cầu được ước thấy: đạt được diều mình mơ ước. + Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường. 4. Củng cố. (1’) - HS liên hệ nói ước mơ của mình. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1’) Dặn HS ghi nhớ kiến thức đó học để viết đúng và chuẩn bị bài sau. ____________________________________________ Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu: - HS chọn được câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. - Biết sắp xếp các sự kiện thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - GDKNS: Lắng nghe tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ viết đề bài và gợi ý của bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Kiểm tra (5’) - HS kể chuyện theo N2 câu chuyện mà em đó nghe hay đó đọc nói về 1 ước mơ và nêu ND chính của truyện. - Các nhóm báo cáo. 1 em kể. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài (1’) - Hỏi: + Theo em thế nào là ước mơ đẹp? - GV dẫn dắt giới thiệu bài và ghi mục bài - Nêu mục tiêu bài học. 3. Bài mới. a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài: (5’ ). - HS đọc đề bài - GV ghi đề bài lên bảng - GV gạch dưới các từ quan trọng. Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân. - GV nhấn mạnh cho HS những điểm cần lưu ý. b. Gợi ý kể chuyện (5’ ) * Giúp học sinh hiểu các hướng xây dựng cốt truyện. - Hỏi: + Yêu cầu của đề bài về ước mơ ntn? ( có thật) + Nhân vật chính trong truyện là ai?( em hoặc của bạn bè, người thân.) - HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 2. Lớp theo dõi SGK. - GV treo bảng phụ ghi ba hướng xây dựng cốt truyện, mời một HS đọc. + Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp. + Những cố gắng để đạt ước mơ. + Những khó khăn đó vượt qua, ước mơ đó đạt được. - Hỏi: Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. - HS tiếp nối nhau nói đề tài kể chuyện và hướng xây dựng cốt truyện của mình. * Đặt tên cho câu chuyện. - Học sinh đọc và gợi ý 3. Suy nhgĩ, đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. c. Thực hành kể chuyện (17’) ( Nhóm 2- cả lớp) * Kể chuyện theo cặp: - Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình. - GV theo dõi, hướng dẫn, góp ý. * Thi kể chuyện trước lớp: - GV dán lên bảng tiêu chuẩn bài kể chuyện. - Một vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp. Lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể tốt. - Mỗi HS kể xong, có thể trả lời câu hỏi của bạn. VD: Khi nhận được giải thưởng bạn cần nghĩ cảm ơn ai trước - HS nêu ý nghĩ của của chuyện 4. Củng cố (1’) - Hỏi : Qua câu chuyện bạn vừa kể em hiểu được điều gì? - GV khen ngợi những em kể chuyện hay. - GV nhận xét chung về tiết học 5. Dặn dò (1’) - Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị chuyện để tiết sau kể . -------------------------------------- Thứ 5 ngày 19 tháng 11 năm 2020 Tập làm văn LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. Mục tiêu: - Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rừ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích. - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Máy chiếu Vở bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Kiểm tra bài cũ (4’) - Gọi 2 em đọc bài văn tiết trước. - GV nhận xét. 2.Giới thiệu bài(1’) - GV giới thiệu bài. - Nêu mục tiêu bài học. 3. Bài mới : a. Hướng dẫn phân tích đề bài (5 p ) - HS đọc đề bài - GV ghi đề lên bảng, gạch dưới các từ quan trọng để HS hiểu đề bài - 2HS đọc lại đề bài. Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu( hoạ, nhạc, ..). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh(chị) để anh( chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em . Hãy cùng bạn đóng vai em và anh(chị) để thực hiện cuộc trao đổi b. Xác định mục đích trao đổi. (7p) - HS đọc gợi ý 1,2,3 SGK. + Nội dung trao đổi là gì.(nguyện vọng, mong muốn học thêm một môn năng khiếu) + Đối tượng trao đổi là ai. (...anh hoặc chị của em). + Mục đích trao đổi để làm gì. (làm cho anh, chị hiểu ra nguyện vọng ). + Hình thức thực hiện trao đổi là gi. ( em và bạn em trao đổi.Bạn đóng vai anh hoặc chị của em ) 4. Luyện tập. a.HS thực hành trao đổi ( 10 p) ( Nhóm 2) - HS chọn bạn cùng tham gia trao đổi. - HS thực hành trao đổi lần lượt đổi vai cho nhau. b. HS thi trình bày trước lớp (10 p) HS đóng vai trao đổi trước lớp. Lớp nhận xét theo tiêu chí: - Nội dung trao đổi có đúng đề tài không? - Cuộc trao đổi có đạt mục đích đề ra không? - Lời lẽ, cử chỉ có phù hợp với vai đóng không, có giàu sức thuyết phục không? Bình chọn nhóm trao đổi hay nhất. 4. Củng cố. (1p) - GV cùng HS hệ thống lại bài học - Hs nhắc lại những yêu cầu cần có khi trao đổi. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1p) Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức đó học để vận dụng vào cuộc sống và chuẩn bị bài sau. ______________________________________________________ Khoa học Ôn tập: Con người và sức khỏe (tiết 2) I. MỤC TIÊU Ôn tập các kiến thức về: - Sự trao đổi chất giữa con người với môi trường. - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trũ của chỳng. - Cách phòng một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa. - Dinh dưỡng hợp lý . Phòng tránh đuối nước II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HS mang một số loại thực phẩm theo nhóm III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra (5’) TL nhúm 2 - Y/c HS thảo luận nhóm 2 và nêu, bản thân em : + Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn chưa ? + Đã ăn phối hợp cất béo động vật và chất béo thực vật chưa ? + Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa ? - Các nhóm báo cáo, GV nhận xét. 2.Giới thiệu bài(1’) - GV giới thiệu bài ghi mục bài. - Nêu mục tiêu bài học. 3. Bài mới . HĐ 1: Trò chơi " Ai chọn thức ăn hợp lí "(15’ ) (làm việc theo nhóm) * Mục tiêu : Biết chọn thức ăn hợp lí cho mỗi bữa ăn. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi - HS làm theo nhóm- HS sử dụng những thực phẩm mang đến lớp để trình bày bữa ăn ngon và bổ - Các nhóm trình bày bữa ăn ngon và bổ mà nhóm mình đã lựa chọn - HS thảo luận xem thế nào là bữa ăn đủ chất dinh dưỡng HĐ 2: Thực hành: Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí (12’) (làm việc cá nhân ) * Mục tiêu : Biết trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí * Cách tiến hành: - HS làm việc cá nhân như đó hướng dẫn ở mục thực hành SGK - HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp - Bình chọn bạn viết và trang trí đẹp nhất - HS nói với bố mẹ những điều đó học và treo bảng này ở chỗ thuận tiện dễ đọc 4. Củng cố. (1’) - GV cùng HS hệ thống lại kiến thức cả 2 tiết - GV nhận xét tiết học 5. Dặn dò (1’) Dặn HS trao đổi với cha mẹ, với người lớn trong gia đình những gì đã học qua hoạt động 1 và chuẩn bị đồ dùng cho bài sau: Tính chất của nước ( PPBTNB). ------------------------------------------------------------------------ Thứ 6 ngày 20 tháng 11 năm 2020. Dạy bù các ngày trong tuần Luyện từ và câu ( Dạy vào sáng thứ 4) ĐỘNG TỪ I. Mục tiêu: - HS nắm được ý nghĩa của động từ: Là từ chỉ hoạt động, trạng thái,của người, sự vật, hiện tượng. - Nhận biết động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ II. Đề DÙNG DẠY HỌC : - Máy chiếu II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Kiểm tra (4’) Cặp đôi. - HS chữa bài tập : + Tìm 3 từ bắt đầu bằng tiếng « ước + Tìm 3 từ bắt đầu bằng tiếng « mơ » - 3 tổ trưởng điều hành các bạn thảo luận nhóm 2, kiểm tra và báo cáo - 1HS nêu trước lớp. - GV nhận xét. 2.Giới thiệu bài(1’) - GV giới thiệu bài. - Nêu mục tiêu bài học. 3. Bài mới : a. Phần nhận xét (12 p ) - HS đọc bài tập 1, 2 . - HS thảo luận - tìm các từ theo yêu cầu của bài tập 2 - HS nêu: + Từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ. + Từ chỉ hoạt động của thiếu nhi: thấy. + Từ chỉ trạng thái của sự vật: dòng thác: đổ lá cờ: bay - GVKL: Các từ trên chỉ trạng thái, hoạt động của người của vật. Đó là động từ. - Hỏi: Động từ là gì?( HS trả lời) - Vài HS đọc phần ghi nhớ. b. Hướng dẫn HS làm bài tập (13 phút ) Bài 1:HS thảo luận cặp, làm bài vào vở - HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở - Cho 2 tổ lên nối tiếp nhau viết lên bảng lớp các từ chỉ hoạt động ở nhà và ở trường. a. ở nhà: quét nhà, đánh răng, rửa mặt, lau bàn ghế. b. ở trường: lau bảng, làm bài tập, đọc sách, chạy thể dục Bài 2:HS làm việc nhóm 4 - HS đọc y/c BT. - Làm việc cá nhân. - HS làm việc nhóm 4 đối chiếu kq, ghi kết quả vào phiếu. - Đại diện các nhóm trả lời .Gv chốt lại lời giải đúng. a. , lặn, đến, cho b. bẻ, ngắt, mỉm cười, thử, ưng thuận, làm Bài 3: Tổ chức : Trò chơi xem kịch câm - 1 HS đọc y/c BT - GV giảỉ thích y/c Bt - HS xem tranh viết tên chỉ hoạt động trạng thái. - 1 HS làm động tác nào đó . HS 2 xướng to tên hoạt động đó VD: a. bờ b. ngủ 4.Củng cố . (1p) - HS nhắc lại ghi nhớ của bài - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò . (1p) - Gv dặn Hs về nhà nhớ học bài và chuẩn bị bài sau ---------------------------------------------------------------------- Toán ( Dạy vào sáng thứ 5) LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số. - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. - Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật. - Bài tập cần làm: Bài 1(a), 2a, 3b và 4. Bài tập còn lại KKHS làm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Thước kẻ, Ê ke III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: ( 4’) ( Nhóm 2) - 3 tổ trưởng kiểm tra VBT của các thành viên trong tổ và báo cáo - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài. (1’) - GV giới thiệu bài.- Ghi mục bài - GV nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại 3. Bài mới : ( 28’) Bài 1: Làm bài cá nhân vào vở - HS đọc yêu cầu bài: Đặt tính rồi tính. - HS làm- GV theo dõi - HS chữa bài ở bảng - Kết quả: 647096; 273522; 602475; 342507. Bài 2: Thảo luận nhóm2 làm bài a) 6257 + 989 + 743 = (6257 + 743) + 989 = 7000 + 989 = 7989 Bài 3: Làm miệng cá nhân A B I - GV vẽ hình lên bảng - HS nêu yêu cầu bài - HS quan sát hình – trả lời miệng: Cạnh DH vuông góc Với cạnh AD, BC, IH - Lớp nhận xét, Gv nhận xét đánh giá Bài 4: Làm vở D C H - HS đọc bài toán - HS nhận dạng bài toán - HS giải bài toán vào vở – Gv theo dõi, giúp đỡ thêm cho HS - GV kiểm tra một số vở, nhận xét. - HS chữa bài: Giải: Chiều rộng hình chữ nhật là (16 – 4) : 2 = 6 (cm) Chiều dài hình chữ nhật là 6 + 4 = 10 (cm ) Diện tích hình chữ nhật là 10 x 6 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2. 4. Củng cố: ( 1p) - HS nhắc lại các kiến thức vừa học - Nhận xét tiết học 5. dặn dò : ( 1p) Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau ------------------------------------ TẬP lÀM VĂN ( Dạy vào tiết tự học thứ 5) ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 (TIẾT 1) I. MỤC TIêU: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/1 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. - KKHS: Đọc tương đối lưu loát diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/1 phút) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi tên bài tập đọc từ tuần 1 - 9 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu y cầu tiết học 2. Kiểm tra lấy điểm đọc - GV kiểm tra 1/3 số em trong lớp đọc một đoạn văn từ tuần 1 - 9 - HS tiếp nối lên bắt thăm xuống ôn lại bài, sau hai phút lên đọc trước lớp - GV đặt câu hỏi về bài văn vừa đọc - GV nhận xét. 3. Bài tập 2 - Một em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - GV nêu câu hỏi: + Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? (Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay nhiều nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa) + Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân (tuần 1,2,3) HS phát biểu GV ghi bảng: - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Phần 1-trang 45 SGK; phần 2-trang 15 SGK) - Người ăn xin (trang 30,31SGK) - HS làm bài theo yêu cầu trong SGK - HS sửa bài theo lời giải đúng: Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Tô Hoài Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp ,đó ra tay bênh vực - Dế Mèn - Nhà Trò - Bọn nhện Người ăn xin Tuốc –ghê - nhep Sự thụng cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão xin ăn - Tụi (chú bé) - ông lão xin ăn - HS làm bài vào vở bài tập 4. Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu - HS tìm nhanh trong 2 bài tập đọc nêu trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc, phát biểu GV nhận xét kết luận - HS thi đọc diễn cảm, thể hiện rõ sự khác biệt giọng đọc của mỗi đoạn 5. Củng cố dặn dò - GV nhận xét chung tiết học - Nhắc HS tiếp tục ôn các bài đọc thêm. Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: Đánh giá nhận xét tuần 9 và triển khai kế hoạch tuần 10 II. CÁCH TIẾN HÀNH 1. Nhận xét, đánh giá tuần qua: - Các tổ trưởng nhận xét đánh giá các thành viên của tổ mỡnh - Lớp trưởng nhận xét tình hình chung - GV chủ nhiệm nhắc nhở các vấn đề cần lưu ý trong tuần + Nề nếp: HS đến trường chuyên cần, sinh hoạt 15 phút nghiêm túc, có chất lượng. + Học tập: Có ý thức học bài, làm bài, xây dựng bài tốt. Nhắc nhở + Một số em quên sách vở đồ dùng học tập. + Chữ viết thiếu cẩn thận. 2. Kế hoạch tuần 10 - GV phổ biến kế hoạch + Thực hiện tốt các nội quy của lớp và nhà trường đề ra + Tích cực học tập hơn nữa để giành kết quả cao. + Ôn tập chuẩn bị KTĐK giữa học kì I. + Luyện tập tiết mục kể chuyện để tham gia HDGLLL. + Tăng cường luyện chữ viết để tham gia giao lưu chữ viết đẹp cấp trường. + Khắc phục những nhược điểm của tuần trước Lịch sử: ( Dạy vào sáng thứ 2) CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT ( NĂM 981) I. MỤC TIÊU - Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy + Lê Hoàn lên ngôi là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp lí với lòng dân. + Tường thuật (sử dụng lược đồ )ngắn gọn cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất : Đầu năm 981quân Tống theo hai đường thuỷ ,bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ )và Chi Lăng (đường bộ ).Cuộc kháng chiến thắng lợi. - Đôi nét về Lê Hoàn : Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược Thái Hậu họ Dương và quân sĩ đó suy tôn ông lên ngôi hoàng đế ( nhà Tiền Lê ). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi. * KN: Quan sát lược đồ, trình bày trước lớp. * TĐ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Máy chiếu III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: ( 4’) ( Nhóm 2) - GV nêu câu hỏi y/c HS trả lời theo nhóm 2 + Đinh Bộ Lĩnh có công gì trong buổi đâu độc lập của đất nước ? (XD đất nước, dẹp loạn được 12 sứ quân, thống nhất đất nước) + Sau khi thống nhất đất nước ông đó làm gì ? (..lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Thái Bình, đóng đô...) - các nhóm báo cáo - 1 số em đại diện 3 tổ nêu - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài. (1p) - Gv trình chiếu tranh Lễ lên ngôi của Lê Hoàn. - Y/c HS quan sát tranh và cho biết, bức tranh vẽ cảnh gì ? - GV dẫn dắt vào bài - GV nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại 3. Bài mới : HĐ 1 : Tìm hiểu tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược. (TL N2) (9’) * Mục tiêu : Nêu được đôi nét về Lê Hoàn * Cách tiến hành : - HS đọc đoạn" Năm 979...sử cũ gọi là nhà Tiền Lê" và TLCH : - Hỏi : + Vì sao Thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm vua ? + Việc Lê Hoàn lên ngôi và có được nhân dân ủng hộ không ? + Khi lên ngôi
File đính kèm:
giao_an_tong_hop_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2020_2021.doc