Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

- Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.

- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.

* Các KNS cơ bản được giáo dục:

- Tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Thể hiện sự tự tin.

- Giao tiếp.

* Phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng: Làm việc theo nhóm – chia sẻ thông tin; Trình bày 1 phút.

II. CHUẨN BỊ:

- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc37 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét, bổ sung.
Nghĩa thành ngữ, tục ngữ
Chơi với lửa
Ở chọn nơi,
chơi chọn bạn
Chơi diều đứt dây
Chơi dao có ngày đứt tay.
Làm một việc nguy hiểm
+
Mất trắng tay
+
Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ
+
Phải biết chọn bạn,
chọn nơi sinh sống
+
HĐ2:Nhóm đôi: 
Bài 3: Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp...
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. GV nhắc HS.
+ Xây dựng tình huống.
+ Dùng câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn.
- Nhận xét .
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
4. Củng cố, dặn dò.
+ GV củng cố bài học.
- Chuẩn bị bài Câu kể.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, đưa ra tình huống hoặc câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn.
- 3 cặp HS trình bày.
a) Em sẽ nói với bạn “ở chọn nơi, chơi chọn bạn” Cậu nên chọn bạn mà chơi.
b) Em sẽ nói: “Cậu xuống ngay đi: đừng có“chơi với lửa” thế!
Em sẽ bảo bạn: “Chơi dao có ngày đứt tay” đấy.
Cậu xuống đi 
- 2 HS đọc.
Tieát 4
KỸ THUẬT 
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (4 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
* - Không bắt buộc HS nam thêu.
- Với HS khéo tay:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh quy trình của các bài trong chương. 
- Mẫu khâu, thêu đã học. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động. 
2. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học, để làm được đồ dùng đơn giản, chúng ta thực hành: “Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn”. Gv ghi đề. 
 b. Hướng dẫn cách làm: 
HĐ1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học
- GV yêu cầu nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích. 
- GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích. 
- GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học. 
HĐ2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. 
- GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn. 
- Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng, ý thích như: 
+ Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên
HĐ3: GV đánh giá kết quả học tập của HS. 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. 
- Đánh giá kết quả kiểm tra theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành. 
- Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+ ). 
4. Dặn dò: 
- Dặn HS chuẩn bị bài Lợi ích của việc trồng rau, hoa. 
- Sưu tầm tranh, ảnh một số cây rau, hoa. 
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- Lắng nghe
- Khâu thường được thực hiện theo chiều từ phải sang trái và luân phiên lên kim, xuống kim cách đều nhau theo đường dấu.... 
- Trước khi cắt vải phải vạch dấu để cắt cho chính xác... 
- HS nêu. 
- HS thực hành sản phẩm. 
- HS trưng bày sản phẩm. 
- HS tự đánh giá các sản phẩm. 
- Lắng nghe
BUỔI CHIỀU
Tiết 1
KỂ CHUYỆN 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU
- Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
* Các KNS cơ bản được giáo dục:
- Tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Thể hiện sự tự tin.
- Giao tiếp.
* Phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng: Làm việc theo nhóm – chia sẻ thông tin; Trình bày 1 phút.
II. CHUẨN BỊ:
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
A. Bài cũ: 
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
+ Nhận xét.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài 
 2. HĐ1: H/dẫn tìm hiểu đề bài 
+ Chép sẵn đề bài lên bảng.
+ Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Gạch chân dưới các từ: đồ chơi của em, hoặc các bạn xung quanh.
3. HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện 
+ YC HS đọc 3 gợi ý SGK.
+ Em sẽ kể về chuyện gì? Hãy nêu to cho cả lớp cùng nghe?
+ Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào?
+ YC HS kể chuyện trong nhóm.
+ Đi giúp đỡ từng nhóm.
4. HĐ3: Tổ chức thi kể chuyện trước lớp 
+ Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
+ Gọi HS nhận xét bạn kể theo tiêu chí đã nêu.
+ Tuyên dương, trao phần thưởng (nếu có).
C, Củng cố – dặn dò: 	
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
+ 1 số HS đọc đề bài.
+ Kể một câu chuyện có liên quan đến đồ chơi.
+ 3 HS nối tiếp nhau đọc
+ 1 số HS nêu
+ Lớp lắng nghe
+ Có thể xưng: tôi, mình.
+ Chia lớp thành 4 nhóm
+ HS trong nhóm cùng kể chuyện, nhận xét, sửa cách kể cho bạn.
+ Trao đổi về ý nghĩa của truyện.
+ 3-5 HS thi kể.
+ Lớp lắng nghe, nhận xét bạn kể.
+ Phỏng vấn bạn kể, hoặc phỏng vấn người nghe.
+ Nhận xét bạn kể.
+ Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
Tiết 2
KHOA HỌC 
KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
I. MỤC TIÊU:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni- tơ, khí ô- xi, khí các- bô- níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni- tơ và khí ô- xi. Ngoài ra, còn có khí các- bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,
II. CHUẨN BỊ:
 - HS chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.
 - GV chuẩn bị: Nước vôi trong, các ống hút nhỏ.
 - Các hình minh hoạ số 2, 4, 5 / SGK trang 66, 67 (phóng to nếu có điều kiện).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy tính chất của không khí?
+ Con người đã ứng dụng một số tính chất của không khí vào những việc gì?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 
 Hôm nay chúng ta cùng quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí qua bài: “Không khí có những thành phần nào?”. GV ghi đề.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1:Thành phần chính của không khí.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Chia nhóm và kiểm tra lại việc chuẩn bị của mỗi nhóm.
+ Gv yêu cầu HS thảo luận đặt ra câu hỏi trước khi thảo luận:Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí ô- xy duy trì sự cháy và khí ni- tơ không duy trì sự cháy không?
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.
- GV hướng dẫn từng nhóm hoặc nêu yêu cầu trước: Các em hãy quan sát nước trong cốc lúc mới úp cốc và sau khi nến tắt. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt?
+ Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì? Em hãy giải thích?
+ Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? Vì sao em biết?
+ Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính? Đó là thành phần nào?
* Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là ô- xy. Thành phần khí không duy trì sự cháy là khí ni- tơ. Người ta đã chứng minh được rằng lượng khí ni- tơ gấp 4 lần lượng khí ô- xy trong không khí. Điều này thực tế khi đun bếp bằng than, củi hay rơm rạ mà ta không cơi rỗng bếp sẽ rất dễ bị tắt bếp.
HĐ2:Một số thành phần khác của không khí : 
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
 + GV rót nước vôi trong vào cốc cho các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc to thí nghiệm 2 trang 67.
- Yêu cầu HS quan sát kỹ nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, quan sát hiện tượng và giải thích tại sao?
 * Kết luận: Trong không khí và trong hơi thở của chúng ta có chứa khí các- bô- níc. Khí các- bô- níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ 4, 5 trang 67 và thảo luận trả lời câu hỏi: - Theo em trong không khí còn chứa những thành phần nào khác? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó.
* Kết luận: Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn. Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí?
+ Không khí gồm có những thành phần nào?
4. Củng cố- dặn dò:3
+ GV củng cố bài học.HS học bài và chuẩn bị bài “Ôn tập và KT”. GV nhận xét tiết học.
- HS hát.
+ Không khí không màu, không mùi, không vị.
+ Bơm xe, bơm bóng ,...
+ Nhận x ét, bổ sung.
1. Thành phần chính của không khí.
+ HS hoạt động theo nhóm.
+ Báo cáo về việc chuẩn bị của nhóm.
+ HS đọc phần thực hành để biết cách thực hành.
+ HS làm thí nghiệm theo nhóm.
1.Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.
2.Khi nến tắt nước trong đĩa dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
3.Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt.
- Không khí gồm hai thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy.
- HS lắng nghe.
2. Một số thành phần khác của không khí 
+ HS hoạt động theo nhóm.
+ HS đọc thí nghiệm trang 67.
+ Báo cáo kết quả.
- HS quan sát và khẳng định nước vôi ở trong cốc trước khi thổi rất trong.
- HS thực hành thổi vào nhiều lần vào nước vôi.
- Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các- bô- níc.
- HS quan sát, trả lời.
Ÿ Trong không khí còn chứa hơi nước. Những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, trên sàn nhà, bờ tường, bàn ghế hơi ướt. Hiện tượng đó là do trong không khí chứa nhiều hơi nước.
Ÿ Trong không khí chứa nhiều chất bụi bẩn. Khi ánh nắng chiếu qua khe cửa, nhìn vào tia nắng ta thấy các hạt bụi nhỏ bé lơ lửng trong không khí.
Ÿ Trong không khí còn chứa các khí độc do khói của nhà máy, khói xe máy, ô tô thải vào không khí.
Ÿ Trong không khí còn chứa các vi khuẩn do rác thải, nơi ô nhiễm sinh ra.
+ Chúng ta nên sử dụng các loại xăng không chì hoặc nhiên liệu thiên nhiên.
+ Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh.
+ Chúng ta nên vứt rác đúng nơi quy định, không để rác thối, vữa.
+ Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở.
- Không khí gồm có hai thành phần chính là ô- xy và ni- tơ. Ngoài ra còn chứa khí các- bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
- HS đọc bài học.
Tiết 3
ĐỊA LÍ 
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
* Học sinh khá, giỏi:
Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố,).
II. CHUẨN BỊ:
- Các bản đồ : Hành chính, giao thông Việt Nam.
- Bản đồ Hà Nội (nếu có).
- Tranh, ảnh về Hà Nội (sưu tầm)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 
2.Bài cũ:
+ Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm?
+ Nêu bài học.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
Mỗi quốc gia có một thủ đô. Thủ đô của nước ta có tên là gì? Ở đâu? Và thủ đô nước ta có đặc điểm gì? Thầy trò ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay “Thủ đô Hà Nội”. Ghi tựa.
 b.Tìm hiểu bài:
HĐ1:Cả lớp: 
**Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc.
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam treo tường kết hợp lược đồ trong SGK, sau đó yêu cầu HS:
- Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội.
Ÿ Hà Nội giáp với những tỉnh nào?
Ÿ Từ Hà Nội có thể đi đến những tỉnh khác bằng các loại giao thông nào?
Ÿ Cho biết từ tỉnh (thành phố) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào?
 GV nhận xét, kết luận.
HĐ2: Nhóm: 
- HS dựa vào tranh, ảnh và SGK thảo luận theo gợi ý:
+ Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Hà Nội được chọn làm kinh đô năm nào? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
+ Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
+ Khu phố mới có đặc điểm gì? (Nhà cửa, đường phố )
+ Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.
- GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời và mô tả thêm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội.
- GV treo bản đồ và giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới 
HĐ3:Nhóm:
 Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi :
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị.
+ Trung tâm kinh tế lớn.
+ Trung tâm văn hóa, khoa học.
- Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng  của Hà Nội.
 GV nhận xét và kể thêm về các sản phẩm công nghiệp ,các viện bảo tàng (Bảo tàng HCM, bảo tàng LS, Bảo tàng Dân tộc học ).
 Gv treo BĐ Hà Nội và cho HS lên tìm vị trí một số di tích lịch sử, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí  và gắn các ảnh sưu tầm lên bản đồ.
4.Củng cố- Dặn dò:
- GV cho HS đọc bài học trong khung. Chuẩn bị bài Ôn tập học kì. Nhận xét tiết học.
+ Nhào đất và tạo dáng cho gốm,
+ HS nêu.
- HS chuẩn bị.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
1.Hà Nội –thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ:
+ HS quan sát lược đồ SGK.
- HS lên chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội.
+ Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên.
+ Đường sắt, đường ô tô
+ Đường ô tô, đường hàng không, 
- HS nhận xét.
 2.Thành phố cổ đang ngày càng phát triển:
- Các nhóm trao đổi thảo luận quan sát hình 2,3,4.
- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
+ Thăng Long, Đông Kinh, Đông Quan, Đông Đô, Đại La, Tống Bình, Long Đỗ, Bắc Thành, Bắc Hà...
- Hà Nội được chọn làm kinh đô năm 1010 có tên là Thăng Long. Tới nay Hà Nội thiếu một năm nữa tròn 1000 năm. (Năm2010 nhà nuớc tổ chức 1000 năm Thăng Long – Hà Nội)
+ Khu phố cổ chuyên làm nghề thủ công và buôn bán, gần hồ Hoàn Kiếm, tên phố gắn với hoạt động sản xuất buôn bán trước đây....
+ Nhà cửa cao tầng, đường phố rộng và sạch đẹp..
+ Hồ Hoàn Kiếm, Khu phố cổ,...
- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
3.Hà Nội –trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước:
- HS quan sát bản đồ, hình 5,6,7,8.
- HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
+ Là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước...
+ Tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng,...
+ Có nhiều nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu...
+ Trường Đại học SP Hà Nội, trường Đại học y Hà Nội, trường Đại học luật,...
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lên chỉ bản đồ và gắn tranh sưu tầm lên bản đồ.
+ HS đọc bài học.
Ngày soạn: 21/ 12/ 2019
Ngày dạy: Thứ tư ngày 25 tháng 12 năm 2019
Tiết 1
TOÁN 
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
* Bài 1 (b)
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch dạy học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên làm lại bài 1.
- GV chữa bài, nhận xét. 
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép chia cho số có ba chữ số, chúng ta sẽ học bài: “ Chia cho số có ba chữ số”.
 b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp:
1.Hướng dẫn thực hiện phép chia 
Phép chia 1944 : 162 (trường hợp chia hết) 
- GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
- GV theo dõi HS làm bài. 
 Vậy 1944 : 162 = 12
- Phép chia 1944 : 162 là phép chia hết hay phép chia có dư? 
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
Phép chia 8649:241 (trường hợp chia có dư)
- GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính 
- GV theo dõi HS làm bài. 
 Vậy 8469 : 241 = 35 dư 34
- Phép chia 8469 : 241 là phép chia hết hay phép chia có dư? 
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
- GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.
 4. Luyện tập , thực hành
HĐ2: Cá nhân: 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét 
Bài 2 và 3 thực hiện theo quy trình tương tự.
 4.Củng cố, dặn dò:
- Gv củng cố bài học
- Dặn dò học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giới thiệu bài 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. 
- HS nêu cách tính của mình. 
 1944 162
 0324 12
 000 
- Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 0. 
- HS cả lớp làm bài, 1 HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia. 
 8469 241
 1239 35
 dư 034
- Là phép chia có số dư là 34. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.û 
 2120 424 1935 354
 0 5 0165 5
 ( dư)
+ Nhận xét, bổ sung.
Tiết 2
TẬP ĐỌC 
TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu- ra- ti- nô, Toóc- ti- la, Ba- ra- ba, Đu- rê- ma, A- li- xa, A- di- li- ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND: Chú bé người gỗ (Bu- ra- ti- nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 159, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Tập truyện chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Bu- ra- ti- nô (nếu có).
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1
2. Bài cũ. Bài: Kéo co 
+ Hãy giới thiệu cách kéo co của làng Hữu Trấp?
- Nhận xét.
3.Bài mới.
 a. Giới thiệu bài: 
Thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học: “Trong quán ăn Ba Cá Bống”. GV ghi đề.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
HĐ1:Luyện đọc: 
- GV hoặc HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Biết là Ba- ra- ba  cái lò sưởi này.
+ Đoạn 2: Bu- ra- ti- nô hét lên  đến Các- lô ạ.
+ Đoạn 3: Vừa lúc ấy  đến nhanh như mũi tên.
Ÿ Toàn bài đọc nhanh, bất ngờ, hấp dẫn. Lời người dẫn truyện phần đầu đọc chậm rãi, phần sau đọc nhanh hơn, bất ngờ, li kì. Lời Bu- ra- ti- nô: thét, dọa nạt. Lời lão Ba- ra- ba : lúc đầu hùng hổ, sau ấp úng, khiếp đảm. Lời cáo A- li- xa : chậm rãi, ranh mãnh.
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó: 
- GV giải nghĩa một số từ khó.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
HĐ2:Tìm hiểu bài: 
+ Bu- ra- ti- nô cần moi bí mật gì ở lão Ba- ra- ba?
+ Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba- ra- ba phải nói ra điều bí mật.
+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
+ Những hình ảnh nào, chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
HĐ3:Luyện đọc diễn cảm:
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài : đoạn3.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Theo dõi, uốn nắn 
+ Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: 
+ Qua bài học em hãy rút ra ý nghĩa của bài?
- Liên hệ giáo dục
- Dặn HS về nhà kể lại truyện và soạn bài Rất nhiều mặt trăng. - Nhận xét tiết học.
- HS hát 1 bài hát ngắn.
- Làng Hữu Trấp thường kép co giũa nam và nữ. Có năm bên nam thắng có năm bên nữ thắng.
- HS đọc ý nghĩa bài học
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó.
+ HS luyện đọc câu văn dài
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
+ HS đọc giới thiệu truyện để trả lời câu hỏi.
+ Bu- ra- ti- nô cần biết kho báu ở đâu.
- HS đọc đoạn 1,2 và...
+ Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, đợi Ba- ra- ba uống rượu say, từ trong bình thét lên : “Ba- ra- ba! Kho báu ở đâu, nói ngay!” khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật.
- HS đọc đoạn còn lại và...
+ Cáo A- li- xa và mèo A- di- li- ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba- ra- ba để kiếm tiền. Ba- ra- ba ném bình vỡ xuống sàn vỡ tan.
Bu- ra- ti- nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.
Ÿ Em thích chi tiết Bu- ra- ti- nô chui vào chiếc bình bằng đất.
Ÿ Em thích hình ảnh lão Ba- ra- ba uống rượu say rồi ngồi hơ bộ râu dài.
Ÿ Em thích hình ảnh mọi người dang há hốc mồm nhìn Bu- ra- ti- nô lao ra ngoài.
- 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài.
+ Luyện đọc nhóm đôi
+ Vài em thi đọc diễn cảm

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2019_2020.doc