Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021
Khoa học:
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I. Mục tiêu :
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.
- Nêu một số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống hằng ngày: bơm xe, bơm áo phao, bơm phao bơi, . .
II. Đồ dùng dạy học :
Mỗi nhúm: Cốc thủy tinh rỗng, thìa, 3 quả bóng bay có hình dạng khác nhau, bơm tiêm, quả bóng, chỉ hoặc dây chun để buộc bóng bay.
Giáo viên: bảng nhóm
III. Phương pháp dạy học: Phương pháp “Bàn tay nặn bột”
IV. Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu yêu cầu: Không khí có ở đâu? Phần không khí bao quanh trái đất gọi là gì?
- Các nhóm trưởng kiểm tra
- Các nhóm báo cáo
- GV nhận xét
2. Giới thiệu bài mới
- GV giới thiệu bài Qua bài học hôm trước, các em biết được không khí có ở xung quanh ta hoặc không khí có ở mọi chỗ rỗng bên trong vật. Để biết được không khí có những tính chất gì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? và ghi mục bài lên bảng
- HS đọc tên bài và viết vào vở
- HS đọc thầm mục tiêu bài học, 1 HS đọc to mục tiêu
3. Bài mới:
GV chia lớp thành 6 nhóm
Bước 1. Tình huống xuất phát: Dựa vào thực tế và vốn hiểu biết của mình em hãy dự đoán không khí có những tính chất gì? HS ghi vào bảng nhóm.
Bước 2. Ý kiến ban đầu của HS
HS thống nhất ghi vào bảng nhóm:
+ Không khí trong suốt
+ Không khí không có màu, không mùi, không vị
+ Không khí có mùi
+ Không khí có thể nén lại
+ Không khí không có hình dạng nhất định
.
hỏi: Đây là ảnh con gì? Sống ở đâu? + HS quan sát hình trên máy chiếu: (Đây là con kiến, sống dưới lòng đất) + GV: Ngoài con kiến sống dưới lòng đất thì còn có con nào nữa cũng sống dưới lòng đất? + HS: con giun, con dế, con chuột,..... + GV: Vì sao các con vật này lại sống được dưới lòng đất? + HS: Vì dưới đất có chỗ rỗng thì có không khí cho các con vật sinh sống. + Nêu những con vật, cây sống dưới nước? (cá, tôm, tảo,.) + GV kết luận: Dưới nước có không khí nên có sự sống của thực vật và động vật. Tuy nhiên lượng không khí có hạn, khi ta lặn xuống nước cần phải dùng bình ô-xi. + GV : Vậy qua các thí nghiệm trên cho ta biết ở đâu có không khí? (Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí) Bước 5: Kết luận kiến thức: - ý kiến của HS: + Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.(GV ghi bảng) - GV cho HS nhắc lại - HS các nhóm đối chiếu kết luận với cảm nhận ban đầu của mình Hoạt động 2: Khí quyển - GV: Mời cỏc em quan sát hình sau. GV nêu câu hỏi: Đây là gì? - HS quan sát hình ảnh trên màn hình và trả lời: (Đây là trái đất của chúng ta) GV: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là gì? (Lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là khí quyển) KL: Lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là khí quyển. (GV ghi bảng) - GV cho HS nhắc lại - HS quan sát hình ảnh Trái Đất có lớp khí quyển bao quanh. GV chỉ vào hình và giới thiệu: Đây là khí quyển - Mời các em quan sát hình ảnh tiếp theo. - GV giới thiệu: Khí quyển được chia làm 5 tầng: Tầng đối lưu ; Tầng bình lưu; Tầng trung gian, Tầng nóng và Tầng ngoài khí quyển. - Mời HS đọc độ cao của các tầng: Tầng đối lưu cao 10km; Tầng bình lưu cao 40km; Tầng trung gian cao 50km, Tầng nóng cao 300km, Từ hơn 300km trở lên là Tầng ngoài khí quyển. - GV: Tầng ngoài khí quyển dày hàng nghìn km. Tầng nóng có khi nhiệt độ lên đến 30000 C đến 40000 C. Tầng đối lưu là tầng mà chúng ta đang sống, Tầng này có sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên: gió, mưa sấm chớp, bão, lốc xoáy,.... - GV: Mời cỏc em quan sát hình sau và trình bày những hiểu biết của mình về tầm quan trọng của tầng khí quyển? HS: Đây là lớp không khí giữ cho ánh sáng mặt trời không chiếu thẳng trực tiếp vào Trái Đất. Nếu lớp khí quyển này bị thủng thì tia nắng mặt trời sẽ chiếu thẳng vào Trái Đất thì Trái Đất sẽ nóng lên và làm cho Trái Đất không còn sự sống. Vì vậy chúng ta hãy chung tay bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất. 4. Củng cố: Nêu nội dung bài: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. Lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là khí quyển. HS nhận xét tinh thần thái độ học tập của các bạn. 5. Dặn dò: Bảo vệ bầu không khí ở nơi mình sống. Chuẩn bị bài tiết sau. ____________________________________________ Chiều, thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2020 Chính tả: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn : “ Cánh diều tuổi thơ”. - Luyện viết đúng những tiếng có âm dễ lẫn: tr/ch ; thanh hỏi, thanh ngã. II. Đồ dùng dạy học: Một vài đồ dùng phục vụ cho trò chơi III. Hoạt động dạy học: A.Bài cũ :(5') - 2 HS thi nhau viết tiếng hoặc từ bắt đầu bằng âm s/x - GV nhận xét chung. B. Bài mới : 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:(1') GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe-viết:(17') - GV đọc bài chính tả : “ Cánh diều tuổi thơ”. - HS đọc thầm bài văn. - GV nhắc các em những từ thường viết sai, cách trình bày:Tên bài, những đoạn xuống dòng) - GV đọc bài cho HS viết. GV đọc cho HS khảo bài. - Chấm một số bài ,chữa lỗi. 3. Hoạt động 3: HS làm bài tập: GV hướng dẫn HS làm bài tập 2b: - HS đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài tập vào vở: - Tôi muốn tả cho các bạn biết ô tô cứu hoả mẹ mới mua cho tôi. Các bạn xem này ô tô cứu hoả trông thật oách, toàn thận màu đỏ thẩm, các bánh xe mau nâu đen, còi cứu hoả màu vàng. - GV gọi 1 số HS đọc kết quả bài làm của mình. 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.(2') - GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. ___________________________ Đạo đức: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T2) I. Mục tiêu: - Biết được công lao của các thầy giáo,cô giáo - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy, cô giáo. - Lễ phép,vâng lời thầy,cô giáo. * KNS: Thể hiện sự kính trọngb biết ơn đối với thầy cô giáo. II.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ:(5') Sao chúng ta lại phải biết ơn thầy, cô giáo? B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập 3).(9') - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống: Tình huống 1:( Nhóm: 1, 2, 3) , Tình huống 2( Nhóm 4, 5, 6). - Các nhóm thảo luận và sắm vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Phỏng vấn học sinh đóng vai. 2. Hoạt động 2: Thi kể chuyện.(10') - Học sinh làm việc theo nhóm 4. - Học sinh kể cho bạn của nhóm nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kĩ niệm của mình. + Các câu chuyện mà các em nghe đều thể hiện bài học gì?.... - Các em cần phải ghi nhớ: Chúng ta luôn phải yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. 3. Hoạt động 3: Sắm vai .(9') - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. - GV đưa ra ba tình huống. Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống. Tình huống 1.Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục giảng bài được. Em sẽ làm gì? Đáp án : - Em sẽ bảo các bạn giữ trật tự, cử một bạn xuống trạm y tế báo với bác sỹ, một bạn báo với Ban giám hiệu nhà trường và cử một số bạn xoa dầu gió nếu cô cần. Tình huống 2: Cô chủ nhiệm lớp em còn trẻ, con còn nhỏ, chồng cô đi công tác xa. Em sẽ làm gì để giúp cô? Tình huống 3: Em và một nhóm bạn trên đường đi học về ...Trước tình hình đó em sẽ xử lí như thế nào? GV yêu cầu học sinh làm việc cả lớp. Thông qua kết quả HS trình bày,GV kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho HS. 4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò. (2') - GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. _______________________________________________ Thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2020 Toán: CHIA CHO SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ(T) I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số(chia hết và chia có dư). - Bài tập cần làm: Bài 1; 3a. (HS có năng khiếu làm được tất cả các bài tập) II. Hoạt động dạy học: A.Bài cũ.(5') - Gọi HS chữa lại BT2,3 của tiết trước - GV nhận xột chung. B.Bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:(1') GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng. 2. Hoạt động 2: Trường hợp chia hết: 8192 : 64 = ? (6') * Đặt tính. *Tính từ trái sang phải. - Qua 3 lần chia Chú ý: Giúp học sinh ước lượng tìm thương ở mỗi lần chia. Chẳng hạn: 179 : 64 = ? có thể ước lượng 17 : 6 = 2 (dư 5) 512 : 64 = ? có thể ước lượng 51 : 6 = 8 (dư 3) 3. Hoạt động 3: Trường hợp chia có dư: 1154 : 64 = ? (5') - Tiến hành tương tự như ví dụ trên. 4. Hoạt động 4: Thực hành:(16') Bài 1: - Học sinh đặt tính rồi tính. Gọi 1 học sinh làm bảng phụ cả lớp làm bài vào vở. Tổ chức cho hS chữa bài. GV nhận xét chung Bài 2: (HS có năng khiếu) Hướng dẫn học sinh chọn phép tính thích hợp Bài giải Thực hiện phép tính ta có: : 12 = 291 (dư 8) Vậy số bút chì đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì còn thừa 8 bút chì. Đáp số: 291 tá bút chì còn thừa 8 bút chì. Bài 3: - Cho học sinh nhắc lại quy tắc tìm 1 số chưa biết; tìm số chia chưa biết. - Sau đó hướng dẫn học sinh làm bài. - GV chấm 1 số bài - chữa bài. 4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò. (2') GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. ___________________________________ Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI I. Mục tiêu: Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi(BT1, BT2); phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại(BT3); nêu được 1 vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi(BT4). II. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(5') - 2 HS nêu phần ghi nhớ của bài luyện từ và câu ở tiết trước - 1 HS làm lại BT2. - GV nhận xột chung. B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:(1') GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:(27') Bài 1: Đọc kĩ yêu cầu của đề bài. Cả lớp quan sát kĩ từng tranh, nói đúng, nói đủ tên đồ chơi ứng với mỗi trò chơi trong mỗi bức tranh. Gọi học sinh trình bày bài trước lớp. GV nhận xét bổ sung. Bài 2: - Học sinh tự làm vào vở, sau đó chữa bài. - Đồ chơi: Bóng, quả cầu, kiếm, cờ tướng,.. - Trò chơi: Đá bóng, đá cầu, đấu kiếm. GV nhận xét chung. Bài 3: Học sinh suy nghĩ và làm bài tập vào vở. Sau đó làm miệng trước lớp . - GV và HS cả lớp nhận xét. 3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:(2') - GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. _______________________________________________ Thứ 5 ngày 24 tháng 12 năm 2020 Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thực hiện phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số(chia hết, chia có dư). - Bài tập cần làm: Bài 1; 2b. (HS có năng khiếu làm được tất cả các bài tập) II.Hoạt động dạy học. A.Bài cũ.(5') - Gọi HS chữa lại BT1của tiết trước - GV nhận xét cho HS B.Bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:(1') GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.(27') Bài 1: - Cho 1HS lên làm vào bảng phụ cả lớp làm vào vở: Đặt tính và tính. Tổ chức cho hS chữa bài. GV nhận xột chung. Bài 2: - Cho HS nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức không có dấu ngoặc đơn, sau đó HS làm bài rồi chữa . 4237 x 18 - 34578 8064: 64 x 37 = 76266 - 24574 = 126 x 37 = 41688 = 4662 GV nhận xột chung. b.( tương tự bài a.) Bài 3:(HS có năng khiếu) Cho HS và đọc đề và giải: Bài giải: Mỗi xe đạp cần có số nan hoa là: x 2 = 72 cái Thực hiện phép chia ta có: 5260 : 72 = 7 xe đạp (dư 4 cái) vậy lắp được nhiều nhất 73 xe đạp và còn thừa 4 nan hoa. Đáp số: 73 xe đạp, thừa 4 nan hoa. - GV chấm 1 số bài và chữa. 2. Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò:(2') GV nhận xét và đánh giá giờ học và dặn dò. _____________________________ Địa lí: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (T) I. Mục tiêu: - Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc đồ gỗ,... - Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên. II. Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5') Em hãy cho biết người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu trồng những loại cây gì? Vì sao lại trồng những loại cây đó? B.Bài mới: a.Giới thiệu bài:(1') GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng. b. Tìm hiểu nội dung bài: 3, Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 2.(9') Bước 1: HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, SGKvà vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau: + Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? (nhiều hay ít nghề; trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công.) + Khi nào một làng trở thành làng nghề? + Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết? + Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công? Bước 2: Học sinh các nhóm trình bày kết quả thảo luận: Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.(8') Học sinh quan sát các hình vẽ về sản phẩm gốm Bát Tràng và trả lời câu hỏi - Học sinh trình bày kết quả quan sát tranh trong SGK. GV:Nguyên liệu cần thiết là một loại đất đặc biệt ( sét cao lanh). Không phải ở đâu củng có. Để tạo ra một sản phẩm gốm, người thợ thủ công phải tiến hành nhiều công việc theo một trình tự nhất định : Nhào nhuyễn đất, để tạo dáng, phơi, vẽ hoa, tráng men, đưa vào lò nung, lấy sản phẩm từ lò nung ra. 4. Chợ phiên Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 4.(10') Bước 1: Các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo các câu hỏi sau đây. + Chợ phiên ở đồng bằng Băc Bộ có đặc điểm gì?(Hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ.) + Mô tả về chợ theo tranh, ảnh. + Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào? Bước 2: HS trao đổi kết quả trước lớp. GV giúp học học sinh hoàn thiện câu trả lời. GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân. - HS đọc mục: Bạn cần biết ( SGK). C. Củng cố, dặn dò.(2') GV nhận xét chung tiết học và dặn dò. ____________________________________________ Chiều, thứ 5 ngày 24 tháng 12 năm 2020 Tập làm văn: QUAN SÁT ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: - Học sinh biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý, bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ); phát hiện được những đặc điểm riêng biệt đồ vật đó với những đồ vật khác. - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc II. Hoạt động dạy học A.Bài cũ:(5') - 2 học sinh đọc dàn ý của bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp. - 2 học sinh đọc bài văn đã hoàn chỉnh. B.Dạy bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:(1') GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng. 2. Hoạt động 2: Phần nhận xét:(7') Bài 1: - HS tự đọc bài và làm bài (Đọc các gợi ý a, b, c, d). - HS trong tổ giới thiệu với bạn bè về đồ chơi của mình. - HS nối tiếp nhau trình bày kết quả quan sát của mình. Bài 2: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì? + Phải quan sát theo một trình tự hợp lý-từ bao quát đến bộ phận. + Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay. + Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác, nhất là những đồ cùng loại. 3. Hoạt động 3: Phần ghi nhớ:(3') cho HS nhắc lại nhiều lần ghi nhớ ( SGK) 4. Hoạt động 4: Phần luyện tập:(17') HS lần lượt nêu yêu cầu của bài.GV hướng dẫn HS làm vào vở. - HS làm vào vở bài tập. - HS nối tiếp nhau đọc dàn ý trước lớp để GV và cả lớp góp ý, bổ sung. Mở bài: Giới thiệu gấu bông. Đồ chơi em thích nhất. Thân bài: * Hính dáng: - Gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng. - Bộ lông: Màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mồm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác. - Hai mắt: Đen nháy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh. - Mũi: Màu đỏ nâu, nhỏ, trông như chiếc cúc áo đính trên mõm. - Trên cổ: Thắt một chiếc nơ đỏ làm nó thật là bảnh. - Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: Có một bông hoa giấy màu trắng làm nó thật đáng yêu. Kết bài: Em rất yêu gấu bông. Ôm gấu bông như một cục bông lớn em thấy rất dễ chịu. C. Củng cố- dặn dò:(2') - Giáo viên nhận xét giờ học và dặn dò. __________________________ Khoa học: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I. Mục tiêu : - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể nén lại hoặc giãn ra. - Nêu một số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống hằng ngày: bơm xe, bơm áo phao, bơm phao bơi,.. . II. Đồ dùng dạy học : Mỗi nhúm: Cốc thủy tinh rỗng, thìa, 3 quả bóng bay có hình dạng khác nhau, bơm tiêm, quả bóng, chỉ hoặc dây chun để buộc bóng bay. Giáo viên: bảng nhóm III. Phương pháp dạy học: Phương pháp “Bàn tay nặn bột” IV. Hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: - GV nêu yêu cầu: Không khí có ở đâu? Phần không khí bao quanh trái đất gọi là gì? - Các nhóm trưởng kiểm tra - Các nhóm báo cáo - GV nhận xét 2. Giới thiệu bài mới - GV giới thiệu bài Qua bài học hôm trước, các em biết được không khí có ở xung quanh ta hoặc không khí có ở mọi chỗ rỗng bên trong vật. Để biết được không khí có những tính chất gì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? và ghi mục bài lên bảng - HS đọc tên bài và viết vào vở - HS đọc thầm mục tiêu bài học, 1 HS đọc to mục tiêu 3. Bài mới: GV chia lớp thành 6 nhóm Bước 1. Tình huống xuất phát: Dựa vào thực tế và vốn hiểu biết của mình em hãy dự đoán không khí có những tính chất gì? HS ghi vào bảng nhóm. Bước 2. Ý kiến ban đầu của HS HS thống nhất ghi vào bảng nhóm: + Không khí trong suốt + Không khí không có màu, không mùi, không vị + Không khí có mùi + Không khí có thể nén lại + Không khí không có hình dạng nhất định . Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi - Qua dự đoán của các bạn em có thắc mắc gì không? + Bạn có chắc chắn rằng không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị không? + Vì sao bạn lại cho rằng không khí có mùi? + Có thật là không khí bị nén lại hoặc giản ra không? .. Để giải quyết các thắc mắc đó, chúng ta phải làm gì? làm thí nghiệm/ đọc sách giáo khoa/ xem thông tin trên mạng/. GV chọn phương án : Làm thí nghiệm Bước 4. HS tiến hành làm thí nghiệm HS làm thí nghiệm và ghi nội dung vào phiếu Thí nghiệm Hiện tượng Kết luận 1 ........................................................... ........................................................... .............................................. .............................................. 2 ........................................................... ........................................................... ............................................. .............................................. 3 ........................................................... ........................................................... .............................................. ............................................... Kết quả Thí nghiệm Hiện tượng Kết luận 1 Không nhìn thấy không khí. Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, nhận thấy không khí không có mùi gì, không có vị gì Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị 2 Quan sát hình dạng các quả bóng thấy không khí có hình dạng của các quả bóng Không khí không có hình dạng nhất định. 3 Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm Thả tay ra, thân bơm sẽ trở về vị trí ban đầu Không khí có thể bị nén lại hoặc gión ra Bước 5: Kết luận kiến thức: Thí nghiệm 1: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị *HS trả lời câu hỏi - Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao ? - Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi gì, có vị gì không? - Đôi khi ta gửi thấy một hương thơm hay mùi vị khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không ? Cho ví dụ? - HS trả lời - HS rút ra kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị (GV ghi bảng) - GV cho HS nhắc lại -HS đối chiếu với kết quả dự đoán Thí nghiệm 2: Không khí không có hình dạng nhất định. Chơi thổi bóng - Nhóm trưởng báo cáo số bóng mà nhóm mình đã chuẩn bị - Luật chơi: Các nhóm cùng bắt đầu thổi bóng - HS đem bóng ra thổi. Nhóm nào thổi được bóng đảm bảo các yêu cầu thì sẽ thắng cuộc - Cho các nhóm đưa bóng của mình ra và mô tả hình dạng của các quả bóng vừa thổi được - GV lần lượt đưa ra các câu hỏi : - Cái gì chứa trong quả bóng mà làm cho hình dạng nó như thế này ? - Qua đó rút ra không khí có hình dạng nhất định không ? - Nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định. - Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả, cả lớp nhận xét rút ra kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó - í kiến của HS: + Không khí không có hình dạng nhất định. (GV ghi bảng) - GV cho HS nhắc lại -HS đối chiếu với kết quả dự đoán Thớ nghiệm 3: Không khí cú thể bị nén và giãn nở ra. - HS tiến hành làm thí nghiệm như hướng dẫn ở hình 2b; 2c sgk theo nhóm sau đó đưa ra nhận xét - Hình 2b : Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm - Hình 2c : Thả tay ra, thân bơm sẽ trở về vị trí ban đầu - Kết luận: Không khí có thể bị nén lại (như hình 2b) hoặc giãn ra (như hình 2c) - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận thí nghiệm của nhóm mình - í kiến của HS: + không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra ( GV ghi bảng) - GV cho HS nhắc lại - HS đối chiếu với kết quả dự đoán Nêu một số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống? (bơm xe, bơm áo phao, bơm phao bơi,.. . ) -Em thấy không khí và nước giống nhau ở tính chất nào? trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định) 4. Củng cố: Nờu nội dung bài: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra. HS nhận xét tinh thần thái độ học tập của các bạn. 5. Dặn dò: Ứng dụng tính chấ
File đính kèm:
giao_an_tong_hop_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2020_2021.doc