Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012

TẬP ĐỌC

Chú Đất Nung

(Phần tiếp)

I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU

 1- Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn,chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của truyện,đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật

 2- Hiểu các từ ngữ trong bài.

 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện không sợ gian khổ,khó khăn

*GDKNS: Xác định giá trị; tự nhận thức bản thân;thể hiện tự tự tin.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS

- Kiểm tra 2 HS.

• HS 1: Đọc bài Chú Đất Nung (phần một đọc từ đầu đến cái lọ thuỷ tinh).

H:Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?

• HS 2: Đọc đoạn còn lại.

H:Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?

-1 HS đọc + trả lời câu hỏi.

-Đất từ người cu Đất lọ thuỷ tinh.

-HS trả lời

Các em đã biết nội dung phần đầu truyện Chú Đất Nung qua tiết TĐ đầu tuần.Trong tiết TĐ hôm nay,các em sẽ tìm hiểu tiếp phần còn lại của câu chuyện để xem Đất Nung trở thành một người hữu ích như thế nào?

a/Cho HS đọc.

- GV chia đoạn :

• Đ1: Từ đầu đến vào cổng tìm công chúa.

• Đ2: Tiếp theo đến chạy trốn.

• Đ3: Tiếp theo đến cho se bột lại.

• Đ4: Còn lại.

- Cho HS đọc nối tiếp.

- Cho HS đọc những từ khó: buồn tênh,hoảng hốt, nhũn,nước xoáy,cộc tuếch

b/Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.

- Cho HS luyện đọc theo cặp.

- Cho HS đọc cả bài.

c/GV đọc diễn cảm toàn bài. -HS dùng bút chì đánh dấu.

-HS đọc đoạn nối tiếp(2-3 lượt).

-Cả lớp đọc thầm chú giải.

-Một vài HS giải từ.

-Từng cặp HS luyện đọc.

-2 HS đọc cả bài.

 

doc29 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y nhất lớp?...
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS trao đổi nhà máy + đặt 7 câu hỏi với 7 từ đã cho.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm các từ nghi vấn trong các câu a,b,c.
Cho HS làm việc: GV dán 3 tờ giấy viết sẵn 3 câu a,b,c lên bảng lớp.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/có phải-không?
b/phải không?
c/à?
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-3 HS lên làm trên giấy.HS còn lại dùng viết chì gạch trong VBT(SGK) + Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu của BT4.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + khẳng định những câu HS đặt đúng.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đặt câu.
-HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét và chốt lại.
Câu b,c và câu e không phải là câu hỏi,không được dùng dấu chấm hỏi.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc lại phần ghi nhớ về câu hỏi(trang 131,SGK).
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà viết vào vở 2 câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi,không được viết dấu chấm hỏi.
Tiết 4 Khoa học
Bài 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM NƯỚC SẠCH
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết xử lí thông tin để:
Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trong khi uống.
*GDBVMT: Hs biết vận dụng bài học vào cuộc sống,tự ý thức được việc cần phải bảo vệ nguồn nước sạch,BVMT xung quanh nơi mình đang sống,địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ trang 56, 57 SGK.
Phiếu học tập.
Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 	
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 35 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
Mục tiêu :
 Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
Cách tiến hành : 
* GV hỏi: Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn từng sử dụng.
- HS trả lời.
- GV giảng: Thông thường có 3 cách làm sạch nước :
- Nghe GV giảng.
a) Lọc nước
+ Bằng giấy lọc, bông,  lót ở phễu.
+ Bằng sỏi, cát, than củi, đối với bể lọc.
Tác dụng: Tách các chất không bị hòa tan ra khỏi nước.
b) Khử trùng nước
Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha nước những chất khử trùng như nước gia-ven. Tuy nhiên, chất này thường làm nước có mùi hắc.
c) Đun sôi nước
Đun nước cho tới khi sôi, để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùg cũng hết.
- GV nêu câu hỏi: Kể tên các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
- HS trả lời.
Hoạt động 2 : THỰC HÀNH LỌC NƯỚC
Mục tiêu: 
Biết được nguyên tắc của việc lọc nươc đối với cách làm sạch nước đơn giản.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo luận theo các bước trong SGK trang 56.
- Nghe GV giao nhiệm vụ.
Bước 2 : 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Làm việc theo nhóm. 
Bước 3 :
- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm nước đã lọc và kết quả thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã lọc và kết quả thảo luận.
Kết luận: Như SGV trang 112.
Hoạt động 3 : TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH
Mục tiêu: 
Kể ra tác dụng của từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch. 
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV Yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK trang 57 và trả lời vào phiếu học tập, nôi dung phiếu học tập như SGV trang 113.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
- HS nhận phiếu học tập. Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập.
Bước 2 :
- GV gọi một số HS lên trình bày.
- GV chữa bài.
- Một số HS lên trình bày.
- GV yêu cầu HS đánh số thứ tự vào cột các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nươc sạch và nhắc lại dây chuyền này theo đúng thứ tự.
- HS đánh số thứ tự vào cột các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nươc sạch và nhắc lại dây chuyền này theo đúng thứ tự.
Kết luận: Như SGV trang 114.
Hoạt động 4 : THẢO LUẬN VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐUN SÔI NƯỚC SẠCH
Mục tiêu: Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
Cách tiến hành : 
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
- HS thảo luận nhóm.
+ Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao?
+ Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao?
- Gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm.
Kết luận: Như SGV trang 114.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2011
Tiết 1 Tốn
: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 1 chữ số.
Củng cố kĩ năng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, bài toán về tìm số trung bình cộng.
Củng cố tính chất một tổng chia cho một số, một hiệu chia cho một số.
-GD hs tính đđộc lập tự chủ,sng tạo khi giải quyết cơng việc trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: bảng phụ,
HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định tổ chức: Hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài 2 của bài trước.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS .
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Luyện tập
Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 1 chữ số
- Củng cố kĩ năng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, bài toán về tìm số trung bình cộng.
- Củng cố tính chất một tổng chia cho một số, một hiệu chia cho một số.
Tiến hành :
Bài tập 1:
 GV gọi một HS đọc đề bài. 
 Bài toán yêu cầu làm gì?
 Yêu cầu HS làm bài.
 Sữa bài. Yêu cầu HS nêu các phép chia hết, phép chia có dư trong bài.
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng 
 GV yêu cầu HS nêu các bước thực hiện phép tính chia để khắc sâu kiến thức.
Bài tập 2:
 GV gọi một HS đọc đề bài. 
 Hãy nêu cách tìm số lớn số bé trong bài toán khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 Yêu cầu HS làm bài. 
 Gọi HS lên bảng.
 GV sửa bài, nhận xét, chấm một số vở làm nhanh .
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Bài tập 3:
 GV gọi một HS đọc đề bài. .
 Yêu cầu HS nêu công thức tính trung bình cộng của các số?
 Bài toán yêu cầu ta tính trung bình cộng số kilôgam của bao nhiêu toa xe?
 Muốn tính tổng số kilôgam của 9 toa xe ta làm ntn ?
 GV cho HS làm bài vào vở . 
 Gọi HS lên bảng làm bài .
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Bài tập 4: 
 GV gọi một HS đọc đề bài. 
 GV cho HS làm bài vào vở .
 Yêu cầu HS nêu tính chất mình áp dụng để giải bài toán.
 GV sửa bài, nhận xét, chấm một số vở làm nhanh .
Kết luận :
 Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức vừa áp dụng để giải bài tập.
Đọc
Trả lời
Làm bài
Nghe
Nêu thứ tự thực hiện.
Đọc
Trả lời
Làm bài
Nghe
Đọc
Nêu
Trả lời
Nêu ý kiến
Làm bài
Nghe
Đọc
Làm bài
Nêu ý kiến
Sửa bài.
Nhắc lại
Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
 Dặn HS về nhà làm bài tập.
Tiết 2
TẬP ĐỌC 
Chú Đất Nung
(Phần tiếp)
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn,chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của truyện,đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật
	2- Hiểu các từ ngữ trong bài.
	Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện không sợ gian khổ,khó khăn
*GDKNS: Xác định giá trị; tự nhận thức bản thân;thể hiện tự tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 2 HS.
HS 1: Đọc bài Chú Đất Nung (phần một đọc từ đầu đến cái lọ thuỷ tinh).
H:Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
HS 2: Đọc đoạn còn lại.
H:Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
-1 HS đọc + trả lời câu hỏi.
-Đất từ người cu Đất lọ thuỷ tinh.
-HS trả lời
Các em đã biết nội dung phần đầu truyện Chú Đất Nung qua tiết TĐ đầu tuần.Trong tiết TĐ hôm nay,các em sẽ tìm hiểu tiếp phần còn lại của câu chuyện để xem Đất Nung trở thành một người hữu ích như thế nào?
a/Cho HS đọc.
GV chia đoạn :
Đ1: Từ đầu đến vào cổng tìm công chúa.
Đ2: Tiếp theo đến chạy trốn.
Đ3: Tiếp theo đến cho se bột lại.
Đ4: Còn lại.
Cho HS đọc nối tiếp.
Cho HS đọc những từ khó: buồn tênh,hoảng hốt, nhũn,nước xoáy,cộc tuếch
b/Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
Cho HS luyện đọc theo cặp.
Cho HS đọc cả bài.
c/GV đọc diễn cảm toàn bài.
-HS dùng bút chì đánh dấu.
-HS đọc đoạn nối tiếp(2-3 lượt).
-Cả lớp đọc thầm chú giải.
-Một vài HS giải từ.
-Từng cặp HS luyện đọc.
-2 HS đọc cả bài.
# Đoạn 1 +2
Cho HS đọc thành tiếng đoạn 1+2.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H:Em hãy kể lại tai nạn của hai người bột.
#Đoạn 3 + 4
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H:Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
H:Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột?
Cho HS đọc lại đoạn từ Hai người bột tỉnh dần đến hết.
H:Theo em,câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở câu chuyện có ý nghĩa gì?
H:Em hãy đặt tên khác cho truyện.
GV nhận xét + chốt lại tên truyện hay nhất.
-HS đọc thành tiếng.
-Hai người bột sống trong lọ thuỷ tinh,chuột cạp nắp lọ tha nàng công chúa vào cống. Chàng kị sĩ đi tìm nàng công chúa,bị chuột lừa vào cống.Hai người chạy trốn,lật thuyền,cả 2 người ngấm nước, nhũn cả chân tay.
-HS đọc thành tiếng.
-HS đọc thầm.
-Đất Nung nhảy xuống nước,vớt họ lên bờ, phơi nắng cho se bột lại.
-Vì Đất Nung đã được nung trong lửa,chịu được nắng mưa nên không sợ nước,không sợ nhũn chân tay như 2 người bột khi gặp nước.
-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.
-HS có thể trả lời:
Câu nói thể hiện sự thông cảm với hai người bột
Xem thường những người chỉ sống trong sung sướng không chịu đựng được trong gian khổ.
Cần phải rèn luyện mới trở thành người có ích.
-Một số HS phát biểu.
Cho 1 nhóm 4 HS đọc theo cách phân vai.
Cho cả lớp luyện đọc.
Cho thi đọc 1 đoạn theo cách phân vai.
GV nhận xét + khen nhóm đọc hay nhất.
-4 HS sắm 4 vai để đọc: người dẫn chuyện, chàng kị sĩ,nàng công chúa,Đất Nung.
-Lớp đọc theo phân vai.
-3 nhóm thi đọc đoạn từ Hai người bột tỉnh dần đến hết.
-Lớp nhận xét.
*GDKNS:
Câu chuyện muốn với em điều gì?
GV nhận xét tiết học.
Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
HS có thể trả lời.
-Đừng sợ gian nan thử thách.
-Muốn trở thành một người cứng rắn,mạnh mẽ,có ích phải dám chịu thử thách,gian nan.
Tiết 3 Lịch sử
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN
(Từ năm 1226 đến năm 1400)
–³—
Bài 12: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I/ MỤC TIÊU: 
 Sau bài học, hs có thể:
Nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
Nêu được tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, luật pháp, quân đội thời Trần và những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước.
Thấy được mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa vua với quan, giữa vua với dân dưới thời nhà Trần.
#GD hs tình yu quê hương đất nước,luôn ghi nhớ công ơn của những người đ cĩ cơng dựng v giữ nước ngày xưa. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Hình minh học trong SGK.
Phiếu học tập cho Hs.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
- Gv gọi 2 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 2 câu hỏi cuối bài 11.
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs.
- 2 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Gv giới thiệu bài: Nhà Lý thành lập vào năm 1009, sau hơn 200 năm tồn tại đã có công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước ta. Tuy nhiên, cuối thời Lý, vua quan ăn chơi sa đọa, nhân dân đói khổ, giặc ngoại xâm lăm le xâm chiếm nước ta. Trước tình hình đó, nhà Trần lên thay nhà Lý. Bài học hôm nay giúp các em hiểu hơn về sự thành lập của nhà Trần.
Hoạt động 1:
HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NHÀ TRẦN
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK đoạn “Đến cuối thế kỉ XII ... Nhà Trần được thành lập”
- Gv hỏi: Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII như thế nào?
- Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào?
- Gv kết luận: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài để biết nhà Trần đã làm gì để xây dựng và bảo vệ đất nước.
- 1 Hs đọc trước lớp, hs cả lớp theo dõi SGK.
- Cuối thế kỉ XII, nhà lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần (Trần Thủ Độ) để giữ ngai vàng.
- Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập.
Hoạt động 2:
NHÀ TRẦN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
- Gv tổ chức cho Hs làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu học tập trong SGK
- Gv yêu cầu Hs báo cáo kết quả trước lớp.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp nhận xét.
- Gv hỏi: Hãy tìm những sự việc cho thấy dước thời Trần, quan hệ giữa vua và dân chưa quá cách xa?
- Gv kết luận về những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước.
- Hs đọc SGK và hoàn thành phiếu.
- 3 Hs lần lượt báo cáo kết quả hoạt động. Hs 1 hoàn thành sơ đồ 1, Hs 2 trả lời câu hỏi 2a, Hs 3 trả lời câu hỏi 2b.
- Hs nhận xét về phần trả lời của từng Hs.
- Hs đọc SGK và trả lời: vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc oan ức. Trong các buổi tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv gọi Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau.
- 1 Hs đọc trước lớp, cả lớp xem SGK.
Tiết 4
TẬP LÀM VĂN 
Thế nào là văn miêu tả
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Hiểu được thế nào là miêu tả.
	2- Bước đầu viết được đoạn văn miêu tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bút dạ + một số tờ giấy khổ to viết nội dung BT2(phần nhận xét).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 2 HS.
Em hãy kể lại câu chuyện theo một trong 4 đề bài đã chọn ở BT2 (tiết TLV trước)
GV nhận xét + cho điểm.
-1 HS lên bảng kể chuyện.
Các em đã được học văn kể chuyện.Trong tiết học hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các em về văn miêu tả.Bài học sẽ giúp các em hiểu được thế nào là miêu tả và bước đầu viết một đoạn văn miêu tả.
Phần nhận xét
Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn văn.
GV giao việc: Các em đọc thầm lại đoạn văn và cho biết đoạn văn miêu tả những sự việc nào?
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: các sự vật được miêu tả là: cây sòi,cây cơm nguội,lạch nước.
-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.
-HS đọc thầm + tìm những sự vật được miêu tả trong đoạn văn.
-Một số HS phát biểu.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc các cột trong bảng theo chiều ngang.
GV giao việc: Các em dựa vào mẫu viết về cây sòi để viết về cây cơm nguội và viết về lạch nước theo đúng nội dung đã ghi ở hàng ngang của bảng kẻ trong SGK.
Cho HS làm bài.GV phát giấy đã kẻ sẵn bảng cho 3 nhóm.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
-1 HS đọc to,lớp vừa nghe vừa theo dõi trong SGK.
-Các nhóm được phát giấy làm bài vào giấy.
-HS còn lại làm vào giấy nháp.
-Đại diện 3 nhóm lên dán kết quả trên bảng lớp + đọc nội dung đã làm.
-Lớp nhận xét.
TT
Tên sự vật
Hình dáng
Màu sắc
Chuyển động
Tiếng động
1
Cây sòi
cao lớn
lá đỏ chói lọi
lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ
2
Cây cơm nguội
lá vàng rực rỡ
lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng
3
Lạch nước
trườn lên mấy tảng đá,luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục
róc rách (chảy)
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
GV giao việc: Các em phải chỉ ra được tác giả đã quan sát cây sồi,cây cơm nguội,lạch nước bằng những giác quan nào?
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày (đặt câu hỏi)
H:Để tả được hình dáng,màu sắc của cây sồi và cây cơm nguội tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
H:Để tả được chuyển động của lá cây,tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
H:Để tả được chuyển động của dòng nước,tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
H:Muốn miêu tả sự vật,người viết phải làm gì?
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc lại đoạn văn + suy nghĩ.
-HS trả lời câu hỏi.
-Tác giả phải quan sát bằng mắt.
-Quan sát bằng mắt, bằng tai.
-Phải quan sát kỹ đối tượng bằng nhiều giác quan. 
Cho HS đọc phần ghi nhớ.
GV nhắc lại 1 lần.
-3 HS đọc nội dung ghi nhớ.
Phần luyện tập.
Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
GV giao việc: Các em đọc lại truyện Chú Đất Nung (cả phần 1+2) và tìm những câu văn miêu tả có trong bài.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại: Truyện Chú Đất Nung chỉ có một câu văn miêu tả (ở phần 1) .Đó là câu: “Đó là một chàng kị sĩlầu son”.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc lại truyện + tìm câu văn.
-Một số HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu của BT2 + đọc bài thơ.
GV giao việc: Các em đọc bài Mưa và nêu rõ em thích những hình ảnh nào trong đoạn thơ.Sau đó,chọn một hình ảnh,viết một hai câu miêu tả hình ảnh đó.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + khen những HS viết hay.
-HS đọc yêu cầu + đọc bài thơ.
-HS đọc thầm lại đoạn thơ + viết một,hai câu về hình ảnh mình thích nhất.
-Một số HS lần lượt đọc bài viết của mình.
-Lớp nhận xét.
Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
GV chốt lại: Muốn miêu tả sinh động người,sự vật trong thế giới xung quanh,các em cần chú ý quan sát,học quan sát để có những hiểu biết phong phú, có khả năng miêu tả sinh động đối tượng.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS tập quan sát một cảnh vật trên đường em tới trường.
-1,2 HS nhắc lại.
Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2011 
Tiết 1 Toán
 CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
Biết cách thực hiện chia một số cho một tích.
Ap dụng tích chất chia một số cho một tích để giải một số bài toán có liên quan.
#Rèn đức tính cần cù chịu khó cho hs.Cảm thấy yêu thích môn học này hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: bảng phụ,
HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định tổ chức: Hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài 2 của bài trước.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS .
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Tính chất một số chia cho một tích.
Mục tiêu :
Biết cách thực hiện chia một số cho một tích
Tiến hành :
So sánh giá trị các biểu thức :
- Viết lên bảng 3 biểu thức :
24 : ( 3 x 2)
24 : 3 : 2
24 : 2 : 3
- yêu cầu HS tính giá trị của 3 biểu thức trên và so sánh.
- Vậy ta có: 24 : ( 3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3
Tính chất một số chia cho một tích:
 Biểu thức 24 : ( 3 x 2) có dạng như thế nào ?
 Khi thực hiện tính giá trị biểu thức này em làm thế nào?
 Có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị biểu thức 24 : ( 3 x 2)?
( dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 
 24 : 3 : 2 và 24 : 2 : 3)
 GV : 3 và 2 là gì trong biểu thức 24 : ( 3 x 2)?
 Kết luận: 	
Khi thực hiện chia một số cho một tích ta có thể lấy số đó chia cho một thừa số của tích rồi lấy kết quả tìm được chia cho thừa số kia.
Hoạt động 2: Thực hành.
Mục tiêu :
Ap dụng tích chất chia một số cho một tích để giải một số bài toán có liên quan.
Tiến hành :
Bài tập 1:
 Bài toán yêu cầu ta làm gì?
 Khuyến khích HS tính giá trị của mỗi biểu thức theo ba cách khác nhau.
 Gọi HS Nhận xét bài làm của bạn.
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Bài tập 2:
 GV gọi một HS đọc đề bài. 
 Viết 60 : 15 và yêu cầu HS đọc biểu thức .
 Yêu cầu HS suy nghĩ để chuyển thành phép chia một số chia cho một tích.
 ( gợi ý: 15 bằng hai số nào nhân với nhau?)
 vì 15 = 3 x 5 nên 60 : 15 = 60 : ( 3 x 5)
 yêu cầu HS tính giá trị của 60 : ( 3 x 5)
 Vậy 60 : 15 bằng bao nhiêu?
 Yêu cầu HS tự làm các Bài tập còn lại.
 Gọi HS lên bảng làm bài .
 GV sửa bài, nhận xét, chấm một số vở làm nhanh .
Bài tập 3:
 GV gọi một HS đọc đề bài. 
 Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
 Hai bạn mua bao nhiêu quyển vở?

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN TUẦN 14.doc