Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012

NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ .(tt)

I. MỤC TIÊU:

 Giúp HS biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ,

- HS : vở nháp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

GV gọi HS lên bảng làm bài 1 của bài trước.

GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS .

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Giới thiệu cách đặt tính và tính.

Mục tiêu : HS biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.

Tiến hành :

 GV ghi bảng : 258  203

 Gọi HS lên bảng làm bài , cả lớp làm nháp.

 GV yêu cầu HS lên bảng trình bày bài.

Hỏi: Hãy chỉ ra đâu là tích riêng thứ nhất, thứ hai, thứ ba?

 Tích riêng thứ ba có đặc điểm gì?

 Tích riêng thứ hai có đặc điểm gì?

 Chỉ toàn chữ số 0 thì có cần viét không?

Kết luận :.

 GV nhấn mạnh ý cần bỏ tích riêng thứ hai vì toàn là chữ số 0. Vậy khi tích riêng thứ hai đã bỏ thì tích riêng thứ ba phải viết lùi vào mấy chữ số so với tích riêng thứ nhất?

Hoạt động 2: Thực hành.

Mục tiêu :HS biết áp dụng kiến thức đã học để làm Bài tập .

Tiến hành :

Bài tập 1:

 GV gọi một HS đọc đề bài. .

 Chia lớp làm 2 dãy để làm bảng con.

 Yêu cầu HS giải thích vì sao nhân với số có ba chữ số mà chỉ có hai tích riêng ?

Bài tập 2:

 GV yêu cầu HS tự phát hiện phép nhân nào đúng, phép nhân nào sai?

Bài tập 3:

 GV gọi một HS đọc đề bài.

 GV yêu cầu HS nêu tóm tắt rồi giải.

 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .

Kết luận :

 Khi nhân một số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0 em cần lưu ý gì?

- Quan sát

- Làm bài .

- Nêu.

- Trả lời .

- Trả lời .

- Nghe .

- Trả lời .

- Đọc

- Làm bài .

- Giải thích

- Nêu.

- Đọc

- Tóm tắt.

- Nghe .

- Nêu .

 

doc24 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giấy làm bài. HS còn lại làm ra giấy nháp.
-Những HS làm bài ra giấy dán lên bảng + đọc cho lớp nghe.
-Lớp nhận xét.
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà viết vào sổ tay từ ngữ các tính từ đã tìm được.
Tiết 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Mở rộng vốn từ: ý chí – nghị lực
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Hệ thống hóa và hiểu sâu thêm các từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm Có chí thì nên.
	2- Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Một số tờ giấy kẻ sẵn các cột theo yêu cầu của BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 2 HS.
HS 1: Đọc lại phần ghi nhớ (LTVC: Tính từ, trang 123 – SGK).
HS 2: Tìm từ ngữ miêu tả mức đọc khác nhau của các đặc điểm đó.
GV nhận xét + cho điểm.
-1 HS lên bảng đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.
-1 HS lên bảng viết các từ.
 Các em đã học về mở rộng vốn từ: ý chí – nghị lực ở tiết LTVC trước. Trong tiết LTVC hôm nay, các em lại được mở rộng vốn từ về chủ đề trên. Bài học sẽ giúp các em hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm Có chí thì nên 
Bài tập 1: Tìm từ
Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc ý a, b và dò luôn phần mẫu.
GV giao việc.
Cho HS làm bài. GV phát giấy cho một vài nhóm.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
a/ Những từ nói lên ý chí, nghị lực của con người: quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên tâm, kiên trì, vững chí, vững dạ 
b/ Các từ nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: khó khăn, gian kho, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai 
-1 HS đọc to,lớp đọc thầm theo.
-Những nhóm được phát giấy làm bài vào giấy.
-HS còn lại làm vào giấy nháp.
-Đại diện nhóm làm bài vào giấy lên trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
GV giao việc: Mỗi em chọn một từ ở nhóm a, một từ ở nhóm b và đặt câu với các từ đã cho.
Cho HS làm việc.
Cho HS trình bày bài.
GV nhận xét + chốt lại những câu các em đã đặt đúng hay.
GV chú ý:
Có một số từ có thể vừa là danh từ (DT) vừa là tính từ (TT).VD:
Gian khổ không làm anh nhụt chí.(gian khổ-DT)
Công việc ấy rất gian khổ.(gian khổ-TT)
Có một số từ có thể vừa là DT,TT hoặc ĐT.VD:
Khó khăn không làm anh nản chí.(khó khăn-DT)
Công việc này rất khó khăn.(khó khăn-TT)
Đừng khó khăn với tôi!(khó khăn-ĐT)
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm việc cá nhân.
-Một số HS đọc 2 câu của mình.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
GV giao việc: theo nội dung bài.
Cho HS nhắc lại một số câu tục ngữ,thành ngữ nói về ý chí,nghị lực
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + khen những HS viết được đoạn văn hay nhất.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-1,2 HS nhắc lại các thành ngữ,tục ngữ: Người có chí thì nên
-HS suy nghĩ,viết bài có vở.
-Một số HS trình bày kết quả bài làm.
-Lớp nhận xét.
GV nhận xét tiết học.
GV biểu dương những HS,những nhóm làm việc tốt.
Yêu cầu HS ghi lại vào sổ tay từ ngữ những từ ngữ ở BT2.
Tiết 4 Khoa học
Bài 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết:
Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
Giải thích tại sao nước sông, nước hồ thường đục và không sạch.
Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
*GDBVMT:Giáo dục hs có trách nhiệm phải bảo vệ các nguồn nước,biết sử dụng nước sạch là góp phần BVMT sinh thái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ trang 52, 53 SGK.
Dặn HS chuẩn bị theo nhóm:
- Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng rửa tay, giặt khăn lau bảng,..) ; một chai nước giếng hay nước máy.
- Hai chai không.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 33 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
Mục tiêu :
 - Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
- Giải thích tại sao nước sông, nước hồ thường đục và không sạch.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.
- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.
- GV yêu cầu các em đọc các mục Quan sát và Thực hành trang 52 SGK để biết cách làm.
- HS đọc các mục Quan sát và Thực hành trang 52 SGK để biết cách làm.
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS quan sát và làm thí nghiệm chứng minh: Chai nào là nước sông chai nào là nước giếng (Cách thí nghiệm xem SGV trang 106)
- HS làm việc theo nhóm.
Bước 3 :
- GV tới kiểm tra kết quả và nhận xét.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: Tại sao nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thì đục hơn nước mưa, nước giếng, nước máy?
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
Kết luận: Như SGV trang 107.
Hoạt động 2 : XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NƯỚC BỊ Ô NHIỄM VÀ NƯỚC SẠCH
Mục tiêu: 
Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo chủ quan của các em.
- Nghe GV giao nhiệm vụ.
Bước 2 : 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Làm việc theo nhóm. Thư kí ghi lại theo mẫu trong SGV trang 107.
Bước 3 :
- GV yêu cầu các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng.
- Đại diện treo kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng.
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 53 ra đối chiếu.
- HS mở SGK trang 53 ra đối chiếu. Các nhóm tự đánh gía xem nhóm mình làm sai/ đúng ra sao.
- GV nhận xét.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011
Tiết 1 Toán
: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ .(tt)
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: bảng phụ,
HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định tổ chức: Hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài 1 của bài trước.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS .
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu cách đặt tính và tính.
Mục tiêu : HS biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0. 
Tiến hành :
 GV ghi bảng : 258 ´ 203
 Gọi HS lên bảng làm bài , cả lớp làm nháp.
 GV yêu cầu HS lên bảng trình bày bài.
Hỏi: Hãy chỉ ra đâu là tích riêng thứ nhất, thứ hai, thứ ba?
 Tích riêng thứ ba có đặc điểm gì?
 Tích riêng thứ hai có đặc điểm gì?
 Chỉ toàn chữ số 0 thì có cần viét không?
Kết luận :.
 GV nhấn mạnh ý cần bỏ tích riêng thứ hai vì toàn là chữ số 0. Vậy khi tích riêng thứ hai đã bỏ thì tích riêng thứ ba phải viết lùi vào mấy chữ số so với tích riêng thứ nhất?
Hoạt động 2: Thực hành.
Mục tiêu :HS biết áp dụng kiến thức đã học để làm Bài tập . 
Tiến hành :
Bài tập 1: 
 GV gọi một HS đọc đề bài. .
 Chia lớp làm 2 dãy để làm bảng con.
 Yêu cầu HS giải thích vì sao nhân với số có ba chữ số mà chỉ có hai tích riêng ?
Bài tập 2: 
 GV yêu cầu HS tự phát hiện phép nhân nào đúng, phép nhân nào sai?
Bài tập 3:
 GV gọi một HS đọc đề bài. 
 GV yêu cầu HS nêu tóm tắt rồi giải.
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Kết luận : 
 Khi nhân một số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0 em cần lưu ý gì? 
Quan sát
Làm bài .
Nêu.
Trả lời .
Trả lời .
Nghe .
Trả lời .
Đọc
Làm bài .
Giải thích
Nêu.
Đọc
Tóm tắt.
Nghe .
Nêu .
ơ
Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
 Dặn HS về nhà làm bài tập.
Tiết 2
 TẬP ĐỌC 
 Văn hay chữ tốt
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn,đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện,với nội dung ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát.
*GDKNS: Xác định giá trị; tự nhận thức bản thân;đặt mục tiêu;quản lí thời gian.
	2- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
	Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi tính kiên trì,quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát.Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại,Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện,trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ bài đọc.
	- Một số vở sạch chữ đẹp của HS đang học trong lớp,trong trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 2 HS.
HS 1: Đọc từ đầu đến tiết kiệm thôi bài Người tìm đường lên các vì sao.
H:Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào.
HS 2: Đọc phần còn lại của bài TĐ trên.
H:Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
GV nhận xét + cho điểm.
+ 1 HS đọc + trả lời: cho HS mơ ước được bay lên bầu trời.
-Ông đọc nhiều sách, kiên trì làm thí nghiệm, ông tiết kiệm
+ 1 HS đọc + trả lời câu hỏi.
-Vì ông có mơ ước chinh phục các vì sao, có nghị lực,quyết tâm thực hiện mơ ước.
Các em biết không,chữ viết thời xưa của nước ta là chữ nho.Chữ nho viết rất khó.Viết chữ nho đẹp là một nghệ thuật.Người viết chữ nho đẹp rất được coi trọng.Để viết được chữ nho đẹp,đòi hỏi phải kiên trì rèn luyện. Bài Văn hay chữ tốt hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em thấy được nhờ kiên trì rèn luyện mà Cao Bá Quát là người nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
a/Cho HS đọc
GV chia đoạn: 3 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầucháu xin sẵn lòng.
Đoạn 2: Lá đơnsao cho đẹp.
Đoạn 3: Còn lại.
Cho HS đọc nối tiếp.
Cho HS luyện đọc từ ngữ khó: khẩn khoản,huyện đường,ân hận
Cho HS đọc theo cặp.
Cho HS đọc cả bài.
b/Cho HS đọc thầm chú giải + giải nghĩa từ.
Cho HS đọc chú giải.
Cho HS giải nghĩa từ ngữ.
c/GV đọc diễn cảm toàn bài một lần.
Giọng bà cụ khẩn khoản khi nhờ Cao Bá Quát viết đơn.
Giọng Cao Bá Quát khi nhận lời giúp bà cụ thì xởi lởi,vui vẻ
Cần nhấn giọng ở các từ ngữ sau: rất xấu,khẩn khoản,oan uổng,sẵn lòng,thét lính,đuổi,cứng cáp,nổi danh
Ÿ HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn (2-3 lượt).
-HS luyện đọc từ ngữ khó.
-Từng cặp HS luyện đọc.
-2 HS đọc cả bài.
-1 HS đọc chú giải trong SGK.
-Một vài HS giải nghĩa từ.
* Đoạn 1
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi:
H:Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
H:Cao Bá Quát có thái độ thế nào khi bà cụ hàng xóm nhờ viết đơn?
* Đoạn 2
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi:
H:Sự việc gì xảy ra làm Cao Bá Quát phải ân hận?
* Đoạn cuối
Cho HS đọc thành tiếng đoạn cuối.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H:Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết như thế nào?
Cho HS đọc thầm lại cả bài.
H:Tìm đoạn mở bài,thân bài,kết bài của truyện.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Phần mở bài: Từ đầuđiểm kém.
b/Thân bài: Từ Một hômnhiều kiểu chữ khác nhau.
c/Kết bài: đoạn còn lại.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-Vì ông viết chữ rất xấu mặc dù nhiều bài văn ông viết rất hay nên thường bị điểm kém.
-Cao Bá Quát vui vẻ giúp bà cụ: “Tưởng việc gì khó chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng”.
-HS đọc thành tiếng.
-Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về,khiến bà cụ không giải được nỗi oan.
-HS đọc thành tiếng đoạn cuối.
-HS đọc thầm đoạn văn.
-“Sáng sáng,ông cầm que vạchnhiều kiểu chữ khác nhau”.
-HS đọc thầm cả bài.
-HS tìm + phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
Cho HS luyện đọc.
GV chọn đoạn văn cho HS luyện đọc.
Cho HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
GV nhận xét + khen nhóm đọc hay.
-3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
-Cả lớp luyện đọc đoạn.
-Các nhóm thi đọc phân vai: 3 vai người dẫn chuyện,bà cụ,Cao Bá Quát.
*GDKNS:Câu chuyện khuyên các em điều gì?
GV nhận xét tiết học + khen một số HS viết chữ đẹp.
-Khuyên các em kiên trì luyện viết nhất định chữ viết sẽ đẹp.
Tiết 3 Lịch sử
Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ 2 (1075 – 1077)
I/ MỤC TIÊU: 
 Sau bài học, Hs biết :
Nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.
Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
Tự hào về truyền thống chống giặc ngọai xâm kiên cường, bất khất của dân tộc ta.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt .
Phiếu học tập cho Hs.
Tìm hiểu về Lý Thường Kiệt và các tư liệu liên quan đến trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (Gv và Hs).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
[
KIỂM TRA BÀI CŨ- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
-Gv gọi 2 hs lên bảng, yêu cầu hs trả lời 2 câu hỏi cuối bài 10.
-Gv nhận xét việc học bài ở nhà của hs.
- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Gv giới thiệu bài : Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông từ trần, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi. Nhà Tống coi đó là một cơ hội tốt, liền xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ấy, ai sẽ là người lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi này.
Hoạt động 1:
LÝ THƯỜNG KIỆT CHỦ ĐỘNG TẤN CÔNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “Năm 1072 ... rồi rút về nước”.
- Một Hs đọc trước lớp, Hs cả lớp theo dõi bài.
- Gv giới thiệu sơ qua về nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt: Ông sinh năm 1019, mất năm 1105. Ông là người làng An Xá, huyện Quảng Đức, nay thuộc địa phận của Hà Nội. Ông là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng soái, làm quan trải 3 đời vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông. Có công lớn trong kháng chiến chống giặc Tống xâm lược, bảo vê độc lập chủ quyền đất nước ta.
- Gv hỏi: Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì? 
- Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?
- Theo em, việc Lý Thường Kiệt chủ động cho quân sang đánh Tống có tác dụng gì?
- Lý Thường Kiệt đã chủ trương “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”.
- Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành hai cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu, rồi rút về nước.
- Hs trao đổi và đi đến thống nhất: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nước Tống không phải là để xâm lược nước Tống mà để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
Gv kết luận nội dung hoạt động 1: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nơi tập trung lương thảo của quân Tống để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Vì trước đó, khi nghe tin vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông còn nhỏ, nhà Tống đã lợi dụng tình hình khó khăn của nước ta để chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta.
Hoạt động 2:
TRẬN CHIẾN TRÊN SÔNG NHƯ NGUYỆT
- Gv treo lược đồ kháng chiến, sau đó trình bày diễn biến trước lớp.
- Gv hỏi lại Hs để các em nhớ và xây dựng các ý chính của diễn biến kháng chiến chống quân xâm lược Tống:
 + Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
 + Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?
 + Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?
 + Trận chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này.
 + Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
- Gv yêu cầu 2 Hs ngồi cạnh nhau cùng trao đổi và trình bày lại diễn biến của cuộc kháng chiến cho nhau nghe.
- Gv gọi đại diện Hs trình bày trước lớp.
- Hs theo dõi.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của Gv:
 + Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (ngày nay là sông Cầu).
 + Vào cuối năm 1076.
 + Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ ồ ạt tiến vào nước ta.
 + Trận quyết chiến diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân giặc ở phía bờ Bắc của sông, quân ta ở phía Nam.
 + Khi đã đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thủy tiến vào phối hợp vượt sông nhưng thủy quân của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công ta. Hai bên giao chiến ác liệt, phòng tuyến sông Như Nguyệt tưởng như sắp vỡ. Lý Thường Kiệt tự mình thúc quân xông tới tiêu diệt kẻ thù. Quân giặc bị quân ta phản công bất ngờ không kịp chống đỡ vội tìm đường tháo chạy. Trận Như Nguyệt ta đại thắng.
- Hs làm việc theo cặp
- 1 Hs trình bày, Hs khác theo dõi, bổ sung ý kiến.
Họat động 3:
KẾT QUẢ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “sau hơn ba tháng ... Nền độc lập của nước ta được giữ vững”.
- Gv hỏi: Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
- Gv: theo em, vì sao nhân dân ta có thể giành được chiến thắng vẻ vang ấy?
- Một Hs đọc trước lớp, Hs cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một số Hs phát biểu ý kiến, các Hs khác bổ sung cho đủ ý: Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước, nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững.
- Hs trao đổi với nhau và trả lời
- Gv nêu kết luận: dựa vào nội dung phần ghi nhớ SGK / 36
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv giới thiệu bài thơ Nam Quốc sơn hà, sau đó cho Hs đọc diễn cảm bài thơ này.
- Gv hỏi: Em có suy nghĩ gì về bài thơ này?
- Gv nêu: Bài thơ chính là tiếng của núi sông nước Việt vang lên cổ vũ tinh thần đấu tranh của người Việt trước kẻ thù và nhấn chìm quân cướp nước để mãi mãi giữ vẹn bờ cõi nước Nam ta.
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, và chuẩn bị bài sau.
- Hs cả lớp đọc 3 câu đầu, cả lớp đồng thanh đọc câu cuối cùng.
- Một vài Hs nêu ý kiến.
Tiết 4
TẬP LÀM VĂN 
Trả bài văn kể chuyện
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Hiểu được nhận xét chung của thầy giáo (cô giáo) về kết quả viết bài văn KC của lớp (tiết TLV tuần 12) để liên hệ với bài làm của mình.
	2- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi trong bài viết của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ ghi trước một số lỗi điển hình về chính tả,dùng từ,đặt câucần chữa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Hôm trước,các em đã làm kiểm tra viết về văn kể chuyện.Hôm nay,thầy sẽ trả bài cho các em.Một số lỗi tiêu biểu về chính tả,dùng từ,đặt câu mà các em còn mắc phải khi làm bài.Chúng ta cùng chữa lỗi để các bài viết lần sau được tốt hơn.
a/Cho HS đọc lại các đề bài + phát biểu yêu cầu của đề bài.
GV nhận xét chung: nhận xét về 2 mặt: ưu điểm và khuyết điểm.
Ưu điểm:
HS có hiểu đề,viết đúng yêu cầu của đề hay không?
Dùng đại từ nhân xưng trong bài có nhất quán không?
Diễn đạt câu,ý thế nào?
Sự việc cốt truyện liên kết giữa các phần.
Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật?
Chính tả,hình thức trình bày?
GV nêu tên những HS viết bài đúng yêu cầu,lời kể hấp dẫn,sinh động,có sự liên kết giữa các phần,mở bài,kết bài hay.
Khuyết điểm:
GV nêu các lỗi điển hình về chính tả,dùng từ,đặt câu.
Viết trên bảng phụ các lỗi,cho HS thảo luận + tìm cách sửa lỗi.
GV trả bài cho HS.
-1 HS đọc các đề bài, lớp lắng nghe + phát biểu yêu cầu chủ đề.
-HS nhận bài,xem lại bài.
Cho HS đọc thầm lại bài viết của mình.
Cho những HS yếu nêu lỗi và cách sửa.
Cho HS đổi bài trong nhóm,kiểm tra bạn sửa lỗi.
GV quan sát,giúp đỡ HS chữa lỗi.
-HS đọc kĩ lời phê của GV và tự sửa lỗi.
-HS yếu nêu lỗi,chữa lỗi.
-Các nhóm đổi trong nhóm để kiểm tra bạn sửa lỗi.
GV cho một vài đoạn hoặc bài làm tốt của HS.
Cho HS trao đổi về cái hay của đoạn,của bài văn.
-HS lắng nghe.
-HS trao đổi.
Cho HS chọn đoạn văn sẽ viết lại.
Cho HS đọc đoạn văn cũ đã viết lại.
GV nhận xét + động viên khuyến khích các em để các em viết bài lần sau tốt hơn.
-Những HS viết sai, viết lại đoạn văn.
-Một vài HS đọc 2 đoạn văn để so sánh.
-Lớp nhận xét.
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu một số HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết tới- tiết Ôn tập văn kể chuyện.
Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2011
Tiết 1 Toán
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Ôn tập cách nhân với số có hai chữ số, ba chữ số .
On lại các tính chất : nhân một số với một tổng, một hiệu, tính chất giao hoán,

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 13.doc