Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Mai Thị Diễm Sương

I. MỤC TIÊU

 - Giúp HS:

 - Thực hiên được phép cộng,phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân(chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.

 - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.

 - BT cần làm: 1(cột 1),2(a),3(dòng 1,2),4(b).

 - HS khá, giỏi làm 1(cột 2),2(b),3(dòng 3),4(a), 5.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV kẻ sẵn bảng số trong bài tập 5 lên bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc47 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Mai Thị Diễm Sương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẹn toàn tên là Thuý Kiều.
*Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
*Bước 4: GV đọc diễn cảm cả 
bài
 Với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Chuyển giọng linh hoạt: từ trầm, buồn khi đọc khổ thơ 1, 2 (mẹ ốm); đến lo lắng ở khổ 3 (mẹ sốt cao, xóm làng tới thăm); vui hơn khi mẹ đã khoẻ, em diễn trò cho mẹ xem (khổ thơ 4, 5); thiết tha ở khổ thơ 6, 7 (lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ)
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng, đọc 
thầm 2 khổ thơ đầu
Câu 1:Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
GV nhận xét & chốt ý 
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 3
Câu 2: Sự quan tâm chăm sóc của làng xóm đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
GV nhận xét & chốt ý 
 Bước 3: GV yêu cầu HS đọc 
thầm toàn bài thơ, trả lời câu hỏi:
Câu 3:Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
GV nhận xét & chốt ý 
- Khi gia đình có người bị bệnh các em cần phải làm gì ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
*Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ
GV mời 3 HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ trong bài
GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc & thể hiện đúng nội dung các khổ thơ hợp với diễn biến tâm trạng của đứa con khi mẹ ốm.
*Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi khổ thơ cần đọc diễn cảm (Sáng nay trời đổ mưa rào Một mình con sắm cả ba vai chèo)
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV theo dõi, uốn nắn
Yêu cầu HS nhẩm HTL bài thơ. GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
Củng cố 
Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?
- Em đã bao giờ chăm sóc người bị bệnh chưa?
Dặn dò
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt)
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
+ Luôn có tấm lòng nghĩa hiệp, bao dung.
HS nhận xét
- HS chú ý lắng nghe
Lượt đọc thứ 1:
+ HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ
+ HS sửa lỗi phát âm & cách ngắt nghỉ hơi ở những câu sau:
 Lá trầu / khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay.
 Cánh màn / khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
 Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay hương.
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc 2 khổ thơ đầu
1, Những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ bị ốm: lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được. Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được.
HS đọc khổ thơ 3
2, Cô bác xóm làng đến thăm – Người cho trứng, người cho cam – Anh y sĩ đã mang thuốc vào.
HS đọc thầm toàn bài thơ
3, Bạn nhỏ xót thương mẹ: Nắng mưa từ những ngày xưa / Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan – Cả đời đi gió đi sương / Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi – Vì con, mẹ khổ đủ điều / Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏi: Con mong mẹ khoẻ dần dần
Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui: Mẹ vui, con có quản gì / Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.
- HS trả lời 
3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ.
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp
HS luyện đọc diễn cảm trước lớp
HS nhẩm thuộc lòng bài thơ & thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài.
Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
- Học sinh trả lời
- HS chú lắng nghe
- HS chuẩn bị bài tiết sau.
Thứ tư ngày 11 tháng 09 năm 2019.
BUỔI SÁNG:
 TIẾT: 1
 MÔN: TOÁN
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TT)
 TCT: 3
I. MỤC TIÊU
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số ;nhân (chia) số có một chữ số.
 - Tính được giá trị của biểu thức .
 - BT cần làm:1, 2(b), 3(a,b)
 - HS khá giỏi làm được bài: 2a; 3c d; 4; 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 2.
 - GV chữa bài, nhận xét.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 - GV: Giờ học toán hôm nay các em tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000.
b.Hướng dẫn ôn tập:
 Bài 1
 - GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở. 
 Bài 2
 - GV cho HS tự thực hiện phép tính.
 - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét.
Bài 3
 - GV cho HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức rồi làm bài.
GV nhận xét.
4.Củng cố- Dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
1, HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 6000 + 2000 – 4000 = 4000
 9000 – (7000 – 2000) = 4000
 12000 : 2 = 6000; 9000 – 7000 - 2000 = 0
 (9000 – 4000) x 2 = 10000
 8000 – 6000 : 3 = 6000
2, 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 phép tính.
- HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính cộng, tính trừ, tính nhân, tính chia trong bài.
a, 6083 +2378 = 8461
 28763- 23359 = 5404
 2570 x 5= 12850
 40075: 7 = 5725
b ) 56346 + 2854 = 59200
 43000 – 21308 = 21692
 13065 x 4 = 52260
 65040 : 5 = 13008.
3,Tính giá trị của biểu thức.
- HS lần lượt nêu:
- 4 HS lên bảng thực hiện tính giá trị của bốn biểu thức, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 3257 + 4659 – 1300 = 7916 – 1300 =6616.
b) 6000 – 1300 x 2 = 6000 – 2600 = 3400.
c) ( 70850 – 50230 ) x 3 = 20620 x 3 
 = 61 860.
d) 9000 + 1000 : 2 = 9000 + 500 = 9500.
- HS cả lớp lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài học tiết sau.
*********************************
TIẾT: 2
MÔN: LTTOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TT)
TCT: 3
I. MỤC TIÊU
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số ;nhân (chia) số có một chữ số.
 - Tính được giá trị của biểu thức .
 - BT cần làm: 1, 2(b), 3(a, b)
 - HS khá giỏi làm được bài: 2a; 3c d; 4; 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 2.
 - GV chữa bài, nhận xét.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 - GV: Giờ học toán hôm nay các em tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000.
 b.Hướng dẫn ôn tập: 
 Bài 4
 - GV gọi HS nêu yêu cầu bài toán, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV chữa bài, có thể yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng chưa biết của phép cộng, số bị trừ chưa biết của phép trừ, thừa số chưa biết của phép nhân, số bị chia chưa biết của phép chia.
- GV nhận xét.
 Bài 5
 - GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 - GV: Bài toán thuộc dạng toán gì?
 - GV chữa bài.
4. Củng cố- Dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
- HS nghe GV giới thiệu bài.
4, HS nêu: Tìm x (x là thành phần chưa biết trong phép tính).
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS trả lời yêu cầu của GV.
a) X + 875 = 9936 ; X – 725 = 8259
 X = 9936 – 875; X = 8259 + 725
 X = 9061; X = 8984
b) X x 2 = 4826 X : 3 =1532 
 X = 4826 : 2 X = 1532 x 3
 X = 2413 X = 4596
5, HS đọc đề bài.
- Toán rút về đơn vị.
Bài giải
Nhà máy sản xuất trong ngày là :
680 : 4 = 170 ( chiếc)
Nhà máy sản xuất trong 7 ngày là :
170 x 7 = 1190 ( chiếc )
Đáp số : 1190 chiếc ti vi .
- HS cả lớp lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài học tiết sau.
****************************
Tiết : 3
TẬP LÀM VĂN
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
TCT: 01
I. MỤC TIÊU 
	- Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (ND ghi nhớ).
	- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối,liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa (mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- VBT.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Mở đầu 
- Trong các giờ tập đọc, kể chuyện các em đã thấy được vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, câu chuyện. Trong giờ Tập làm văn các em sẽ được thực hành viết đoạn văn, bài văn để thể hiện các mối quan hệ với con người, thiên nhiên xung quanh mình.
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Tuần này các em đã kể lại câu chuyện nào ?
- Vậy thế nào là văn kể chuyện ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu chuyện đó.
 b) Tìm hiểu ví dụ
 Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 đến 2 HS kể tóm tắt câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể .
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, phát giấy và bút dạ cho HS .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện các yêu cầu ở bài 1.
- Gọi các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét , bổ sung kết quả làm việc để có câu trả lời đúng. 
-GV ghi các câu trả lời đã thống nhất vào một bên bảng. 
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
 * Các nhân vật
- Bà cụ ăn xin 
-Mẹ con bà nông dân 
- Bà con dự lễ hội ( nhân vật phụ ) 
 * Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy .
-Sự việc 1 : Bà cụ đến lễ hội xin ăn, không ai cho 
- Sự việc 2 : Bà cụ gặp mẹ con bà nông dân . Hai mẹ con cho bà và ngủ trong nhà mình 
- Sự việc 3 : Đêm khuya . Bà hiện hình một con giao long lớn 
- Sự việc 4 : Sáng sớm bà lão ra đi , cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi 
- Sự việc 5: Trong đêm lễ hội , dòng nước phun lên tất cả đều chìm nghỉm 
- Sự việc 6 : Nước lụt dâng lên , mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người 
 * Ý nghĩa của câu chuyện 
 Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể . Truyện còn ca ngợi những con người có lòng nhân ái , sẵn lòng giúp đỡ mọi người . Những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 
 Bài 2 
- Yêu cầu 2 HS đọc thành tiếng .
- GV ghi nhanh câu trả lời của HS .
+ Bài văn có những nhân vật nào ?
+ Bài văn có những sự kiện nào xảy ra với các nhân vật ?
+ Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba Bể ?
+ Bài hồ Ba Bể với bài Sự tích hồ Ba Bể , Bài nào là văn kể chuyện ? vì sao ? ( có thể đưa ra kết quả bài 1 và các câu ).
+ Theo em , thế nào là văn kể chuyện ?
- Kết luận: Bài văn Hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện, mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể như một danh lam thắng cảnh , địa điểm du lịch . Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc , có đầu có cuối , liên quan đến một số nhân vật . Mỗi câu chuyện phải nói lên được một điều có ý nghĩa .
 c) Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về các câu chuyện để minh họa cho nội dung này .
2. Củng cố 
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ.
- Nhận xét hs.
3.Dặn dò 
- Dặn HS về nhà kể lại phần câu chuyện mình xây dựng cho người thân nghe và làm bài tập vào.
- Nhận xét tiết học.
- HS chú ý lắng nghe
- HS trả lời: Sự tích hồ Ba Bể.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- 1 đến 2 HS kể vắn tắt, cả lớp theo dõi 
- Chia nhóm tư, nhận đồ dùng học tập.
- Thảo luận trong nhóm, ghi kết quả thảo luận phiếu .
- Dán kết quả thảo luận .
- Nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi 
- Trả lời tiếp nối đến khi có câu trả lời đúng .
+ Bài văn không có nhân vật .
+ Bài văn không có sự kiện nào xảy ra .
+ Bài văn giới thiệu về độ cao , vị trí , chiều dài , địa hình , cảnh đẹp của hồ Ba Bể.
+ Bài Sự tích hồ Ba Bể là văn kể chuyện, vì có nhân vật, có cốt truyện , có ý nghĩa câu chuyện. Bài Hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện, mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.
+ Kể chuyện là kể lại một sự việc có nhân vật, có cốt truyện, có các sự kiện liên quan đến nhân vật. Câu chuyện đó phải có ý nghĩa.
- Lắng nghe.
- 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần Ghi nhớ.
- 3 đến 5 HS lấy ví dụ :
+Truyện Sự tích hồ Ba Bể có nhân vật , 
có các sự kiện và có ý nghĩa câu chuyện .
+Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : có nhân vật Dế Mèn , Nhà Trò , câu chuyện về Nhà Trò làm Dế Mèn bất bình . Ý nghĩa câu chuyện ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn .
+Truyện Cây Khế : có nhân vật người anh, người em , con chim , câu chuyện về lòng tham và tính ích kỉ của người anh . Ý nghĩa câu chuyện là khuyên ta nên sống ngay thẳng, thật thà.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
- 3 đến 5 HS trả lời: Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật: em và người phụ nữ có con nhỏ. Câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với người phụ nữ. Sự giúp đỡ ấy tuy nhỏ bé nhưng rất đúng lúc, thiết thực vì cô đang mang nặng. 
- Lắng nghe.
+ Kể chuyện là kể lại một sự việc có nhân vật, có cốt truyện, có các sự kiện liên quan đến nhân vật. Câu chuyện đó phải có ý nghĩa.
- HS chuẩn bị bài tiết sau.
****************************
TIẾT: 4
LTTẬP LÀM VĂN
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
TCT: 01
I. MỤC TIÊU 
	- Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (ND ghi nhớ) .
	- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối ,liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa (mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- VBT.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Mở đầu 
Trong các giờ tập đọc , kể chuyện các em đã thấy được vẻ đẹp của con người , thiên nhiên qua các bài văn , câu chuyện . Trong giờ Tập làm văn các em sẽ được thực hành viết đoạn văn , bài văn để thể hiện các mối quan hệ với con người , thiên nhiên xung quanh mình .
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Tuần này các em đã kể lại câu chuyện nào ?
-Vậy thế nào là văn kể chuyện ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu chuyện đó .
 b) Tìm hiểu ví dụ
 c) Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về các câu chuyện để minh họa cho nội dung này .
 d) Luyện tập 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Gọi 2 đến 3 HS đọc câu chuyện của mình. Các HS khác vàGV có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ nội dung. 
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cho hs thảo luận nhóm.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Kết luận: Trong cuộc sống cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Đó là ý nghĩa của câu chuyện các em vừa kể.
2. Củng cố 
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ.
- Nhận xét.
3.Dặn dò 
- Dặn HS về nhà kể lại phần câu chuyện mình xây dựng cho người thân nghe và làm bài tập vào 
- Nhận xét tiết học.
- HS chú ý lắng nghe
- HS trả lời : Sự tích hồ Ba Bể .
- Lắng nghe.
- 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần Ghi nhớ.
- 3 đến 5 HS lấy ví dụ :
+Truyện Sự tích hồ Ba Bể có nhân vật , 
có các sự kiện và có ý nghĩa câu chuyện.
+Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: có nhân vật Dế Mèn, Nhà Trò, câu chuyện về Nhà Trò làm Dế Mèn bất bình. Ý nghĩa câu chuyện ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
+Truyện Cây Khế: có nhân vật người anh, người em, con chim, câu chuyện về lòng tham và tính ích kỉ của người anh . Ý nghĩa câu chuyện là khuyên ta nên sống ngay thẳng, thật thà.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
- HS làm bài.
- Trình bày và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
- 3 đến 5 HS trả lời: Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật: em và người phụ nữ có con nhỏ. Câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với người phụ nữ. Sự giúp đỡ ấy tuy nhỏ bé nhưng rất đúng lúc, thiết thực vì cô đang mang nặng. 
- Lắng nghe.
+ Kể chuyện là kể lại một sự việc có nhân vật, có cốt truyện, có các sự kiện liên quan đến nhân vật. Câu chuyện đó phải có ý nghĩa .
- HS chú ý lắng nghe
- HS chuẩn bị bài tiết sau.
Thứ năm ngày 12 tháng 09 năm 2019.
BUỔI SÁNG: 
TIẾT: 1
MÔN: TOÁN 
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
TCT: 4
I. MỤ TIÊU 
 - Giúp HS
 - Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ.Biết tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
 - BT cần làm 1,2(a),3(b).
 - HS khá giỏi làm được các bài 2b;3a.
 - Bỏ 2 trường hợp của BT 2 ( b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng 
 - GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 3. Kiểm tra vở về nhà của một số HS khác.
 - GV chữa bài, nhận xét HS.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 - GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa một chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
 b. Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ: 
 * Biểu thức có chứa một chữ
 - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
 - GV hỏi: Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào ?
 - GV treo bảng số như phần bài học SGK và hỏi: Nếu mẹ cho bạn Lan thêm 1 quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
 - GV nghe HS trả lời và viết 1 vào cột Thêm, viết 3 + 1 vào cột Có tất cả.
 - GV làm tương tự với các trường hợp thêm 2, 3, 4,  quyển vở.
 - GV nêu vấn đề: Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
 - GV giới thiệu: 3 + a được gọi là biểu thức có chứa một chữ.
 - GV có thể yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa một chữ gồm số, dấu tính và một chữ.
 * Giá trị của biểu thức có chứa một chữ
 - GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 1 thì 3 + a = ?
 - GV nêu: Khi đó ta nói 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a.
 - GV làm tương tự với a = 2, 3, 4, 
 - GV hỏi: Khi biết một giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm như thế nào ?
 -Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì ? 
 c. Luyện tập – thực hành: 
 Bài 1
 - GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - GV viết lên bảng biểu thức 6 + b và yêu cầu HS đọc biểu thức này.
 - Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức 6 + b với b bằng mấy ?
 - Nếu b = 4 thì 6 + b bằng bao nhiêu?
 - Vậy giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4 là bao nhiêu ?
 - GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài.
 - GV hỏi: Giá trị của biểu thức 115 – c với c = 7 là bao nhiêu ?
- Giá trị của biểu thức a + 80 với a = 15 là bao nhiêu ?
- Gv cho hs thảo luận nhóm đôi.
- GV cùng cả nhóm nhận xét 
4. Củng cố
 - Khi biết một giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm như thế nào ?
 - Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì ? 
5. Dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết dạy
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
325 x 3 = 705; 5674+ 324 = 5998; 
879 – 432 = 447
-HS lắng nghe.
-Lan có 3 quyển vở, mẹ cho Lan thêm  quyển vở. Lan có tất cả  quyển vở.
-Ta thực hiện phép tính cộng số vở Lan có ban đầu với số vở bạn cho thêm.
-Lan có tất cả 3 + 1 quyển vở
- HS nêu số vở có tất cả trong từng trường hợp.
-Lan có tất cả 3 + a quyển vở.
- HS: Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4
- HS tìm giá trị của biểu thức 3 + a trong từng trường hợp.
-Ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện tính.
- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a.
1.
- Tính giá trị của biểu thức.
- HS đọc.
 Tính giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4.
- HS: Nếu b = 4 thì 6 + b = 6 + 4 = 10.
- Vậy giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4 là 
6 + 4 = 10.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Giá trị của biểu thức 115 – c với c = 7 là 
115 – 7 = 108.
- Giá trị của biểu thức a + 80 với a = 15 là 
15 +80 = 95.
- HS thảo luận nhóm
- HS chú ý lắng nghe.
-Ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện tính.
-Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a.
 - HS chuẩn bị bài tiết sau.
- HS chú ý lắng nghe.
*************************
TIẾT: 2
MÔN: LT TOÁN 
TOÁN BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
TCT: 4
I. MỤ TIÊU 
 - Giúp HS
	- Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ.Biết tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
 - BT cần làm 1, 2(a), 3(b).
 - HS khá giỏi làm được các bài 2b; 3a.
 - Bỏ 2 trường hợp củ BT 2 ( b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng 
 - GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2019_2020_mai_thi_diem.doc