Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

Tự nhiên và Xã hội.

CƠ QUAN THẦN KINH

I. MỤC TIÊU

 Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh

- Giấy A4, bút dạ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

A. Bài cũ:

- Cho HS TLCH: Để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, chúng ta cần làm gì? ( thường xuyên tắm rửa sạch sẽ , thay quần áo lót hàng ngày, cần uống đủ nước và không nhịn đi tiểu)

- GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học

HĐ2: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan thần kinh :

MT: Nêu được tên và chỉ đúng vị trí cc bộ phận của cơ quan thần kinh trong tranh vẽ. Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ

Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát.

GV: Theo các em cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào, nó được nằm ở vị trí no trong cơ thể chúng ta?

Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS

- Bây giờ cô muốn các em vẽ ra giấy những điều em biết về cơ quan thần kinh. Hoạt động này chúng ta làm việc theo nhóm 4. Các nhóm cử nhóm trưởng sau đó các thnh viên nói những điều mình biết về cơ quan thần kinh. Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các thành viên bằng cách vẽ hoặc viết ra giấy.

- GV phát giấy A4 cho các nhóm, các nhĩm làm việc.

- HS gắn lên bảng và nêu ý kiến của nhóm mình.

- GV mời một số em nhận xét về những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ý kiến.

Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi:

- GV yêu cầu các nhóm nêu câu hỏi cho nhau để chất vấn:

- Các nhóm đưa ra dự đoán như vậy, ai có thắc mắc gì không?

- HS nêu, chẳng hạn:

+ Não có phải là một bộ phận của cơ quan thần kinh không?

+ Cơ quan thần kinh có tủy sống không?

+ Tủy sống nằm ở đâu?

- GV nêu câu hỏi để HS đề xuất phương án tìm tòi, thí nghiệm :

- Để kiểm tra được kết quả của các bạn, theo các em ta phải làm bằng cách nào?

- HS đề xuất phương án tìm tòi: đọc sách, hỏi người lớn, xem ti vi, quan sát tranh ảnh, SGK,.

- Theo cô chúng ta nên chon phương án dễ tìm hiểu nhất của bài này là quan sát tranh.

Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi khám phá :

- GV treo tranh - HS xem tranh vẽ.

- Chúng ta đã được trải nghiệm điều mình vừa tìm hiểu bây giờ các em bổ sung và hoàn chỉnh lại hình vẽ, dự đoán ban đầu của các em cho đúng với tranh vẽ chúng ta vừa xem .

- Các nhóm dán bản vẽ vào bảng lớp, GV phân loại và phân tích bản vẽ có cùng điểm giống xếp thành từng nhóm riêng.

Bước 5 : Kết luận, rút ra kiến thức.

- HS hoàn thiện xong, GV yêu cầu các nhóm quan sát lên bảng và chốt lại:

Ghi bảng:

*Cơ quan thần kinh gồm não, tủy sống và các dây thần kinh. Não được bảo vệ trong hộp sọ, tủy sống được bảo vệ trong cột sống.

- Mời 1,2 HS lên chỉ vị trí cơ quan thần kinh ở tranh.

HĐ3: Thảo luận.

 

docx23 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 4 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Thảo luận cả lớp.
Mt: HS biết vì sao phải giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
- Thảo luận N2: Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
- HS trình bày kết quả thảo luận.
* Kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng.
HĐ3: Quan sát và thảo luận:
Mt: Biết được những việc làm để vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
* Bước 1: Làm việc theo cặp:
Từng cặp HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 và nói xem các bạn đang làm gì?
+ Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi 1 số lên trình bày trước lớp.
- GV hỏi: 
 + Chúng ta làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Tại sao hàng ngày chúng ta cần uống đủ nước?
- GV nhận xét và chốt nội dung bài: Để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, chúng ta cần : thường xuyên tắm rửa sạch sẽ , thay quần áo lót hàng ngày, cần uống đủ nước và không nhịn đi tiểu)
HĐ4: Liên hệ thực tế 
Mt: Biết liên hệ bản thân trong việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
- Chia 2 em 1 nhóm Q/S H2,3,4,5 SGK cho biết: 
+ Bạn nhỏ trong các tranh làm gì? 
+ Việc đó có lợi ích gì?
+ Em đã làm việc đó chưa? 
- Gọi đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả 
- GV kết luận
HĐ5: Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc mục bạn cần biết trong SGK
- GV nhận xét chung	
- Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Cơ quan thần kinh”
-----------------------***-----------------------
Thứ ba, ngày 27 tháng 10 năm 2020
Tập đọc
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ).
II. ĐÔ DÙNG DẠY- HỌC : Tranh minh hoạ bài đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Bài cũ: 
- 2 HS đọc lại bài: “Bài tập làm văn” và trả lời câu hỏi 2 trong SGK
- GV nhận xét.
B. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Luyện đọc
Mt: Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
a) GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Luyện đọc câu:
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- GV theo dõi uốn nắn sửa sai, rút từ khó, ghi bảng
- HS luyện phát âm từ khó
* Luyện đọc đoạn 
- Đọc nối tiếp đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu..giữa bầu trời quang đãng
+ Đoạn 2: Tiếp theo hôm nay tôi đi học
+ Đoạn 3: đoạn còn lại
- GV kết hợp nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới: nao nức, mơn man, quang đãng
* Luyện đọc đoạn trong nhóm: 
- HS luyện đọc nhóm 3, mỗi HS một đoạn
- GV theo dõi chung.
* Tổ chức HS thi đọc :
- Gọi HS thi đọc theo nhóm - các nhóm thi đọc, tuyên dương nhòm đọc hay 
- GV nhận xét 
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Mt: HS hiểu: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học
- GV gọi 1 HS điều hành cả lớp phần Tìm hiểu bài
- HS thảo luận nhóm 4: làm việc cá nhân, chia sẽ trong nhóm, trước lớp các câu hỏi SGK
+ Điều gì gợi tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường? (Vào mùa thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều)
+ Trong ngày đến trường đầu tiên vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn? (Vì tác giả đã trở thành HS nên thấy bỡ ngỡ/ Vì khi được mẹ đưa đi học lần đầu tiên cậu bé thấy thật ngỡ ngàng nên nhìn mọi vật thấy lạ)
+ Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của HS mới tựu trường? (Mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ; như những con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay..)
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt nội dung
HĐ4: Học thuộc lòng một đoạn văn: 
Mt: HS HTL được một đoạn văn em thích 
- GV chọn đọc một đoạn văn.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn.
- GV nêu yêu cầu: mỗi em cần học thuộc lòng một trong ba đoạn của bài.
- HS thi đọc thuộc lòng 
HĐ5: Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài
- GV liên hệ giáo dục HS, dặn về nhà luyện đọc và luyện đọc
- Nhận xét tiết học
-----------------------***------------------------
Toán
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia)
- Biết tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. 
- Bài tập cần làm: 1, 2a, 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ:
- HS làm bảng con: Có 24 cây cam và cây ăn quả, trong đó số cây cam chiếm 1/4 số cây. Hỏi có bao nhiêu cây cam ? 
- GV nhận xét
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: HD thực hiện phép chia 
Mt: Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia)
- GV nêu bài toán: Có 1 gia đình nuôi 96 con gà nhốt đều vào 3 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có bao nhiêu con ? 
- H: Muốn biết mỗi chuồng có bao nhiêu con gà ta làm như thế nào? 
- GV ghi bảng: 96 : 3. Y/C HS suy nghĩ tìm kết quả
- Gọi 1 em lên bảng đặt tính 
 96 3
- 1 em lên bảng thực hiện tính
- GV HD lại như SGK
 96 3 * 9 chia 3 được 3, viết 3
 9 32 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0
 06 * Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết 2
 6 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0
 0
 Vậy 96 : 3 = 32
- Gọi nhiều HS nhắc lại cách chia
HĐ3: Luyện tập 
Mt: Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia). Biết tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. 
Bài 1: Tính 
- HS nêu y/c BT1 
- HS làm bảng con 4 em lên bảng làm 
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính
- HS nhận xét. GV kết luận
Bài 2(a): KKHS làm cả bài
- HS nêu y/c BT
- GV ghi bảng BT2 a 
- Gọi HS nhắc lại cách tìm một phần mấy của 1 số? 
- HS làm bài vào vở. 3 em lên bảng 
- HS nhận xét. GV kết luận
1/ 3 của 69 kg là 23 kg ; 1/3 của 36 m là 12 m ; 1/3 của 93l là 31 l 
Bài 3:
- HS nêu y/c BT
- Y/c HS đọc và phân tích bài toán nhóm đôi
- HS tự giải cá nhân vào vở, 1em lên giải bảng phụ
- GV theo dõi, chấm một số bài
- HS nhận xét. GV chốt lại
 Bài giải : 
Mẹ biếu bà số quả cam là:
36 : 3 = 12 (quả)
Đáp số: 12 quả cam 
HĐ4: Củng cố, dặn dò: 
- Dặn về nhà làm thêm VBT, chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
-----------------------***-----------------------
Chính tả 
BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
- Nghe- viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần oe / oeo ( BT2)
- Làm đúng bài tập 3b
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: VBT, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
A Bài cũ:
- 3 HS viết bảng lớp 3 tiếng có vần oam.
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Hướng dẫn hoc HS viết. 
Mt: Nghe-viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài lần 1; 2 HS đọc lại bài.
- Tìm hiểu chính tả:
+ Tìm tên riêng trong bài chính tả? ( Cô- li- a)
+ Tên riêng được viết như thế nào?( viết hoa chữ đầu tiên)
- HS tập viết chữ khó: Cô-li-a; lúng túng, ngạc nhiên.
b. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc chính tả, HS nghe viết bài vào vở. 
- GV theo dõi, uốn nắn. Lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày, quy tắc viết hoa.
c. Đánh giá, nhận xét, chữa bài
- HS đổi chéo vở để kiểm tra, dùng bút chì gạch chân lỗi sai.
- GV nhận xét 1 vở và nhận xét.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Mt: Điền đúng tiếng có vần oe / oeo
Bài 2: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để diền vào chỗ trống?
- HS làm vào vở. 2 em lên bảng làm.
- GV chấm bài và cho HS nhận xét bài ở bảng.
- HS nhận xét, GV kết luận lời giải đúng
Câu a: khoeo chân
Câu b: người lẻo khẻo
Câu c: ngoéo tay
Bài 3(b):
- HS nêu y/c BT: 
- 3 HS thi điền nhanh lên bảng 
- HS nhận xét. GV nhận xét chốt kết quả đúng
HĐ4: Củng cố, dặn dò:	
- GDHS: Viết cẩn thận chú ý cách đọc và phát âm để viết đúng chính tả.
- Giáo viên nhận xét tiết học
-----------------------***------------------------
Tự nhiên và Xã hội.
CƠ QUAN THẦN KINH
I. MỤC TIÊU
	Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh
- Giấy A4, bút dạ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Bài cũ: 
- Cho HS TLCH: Để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, chúng ta cần làm gì? ( thường xuyên tắm rửa sạch sẽ , thay quần áo lót hàng ngày, cần uống đủ nước và không nhịn đi tiểu)
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan thần kinh :
MT: Nêu được tên và chỉ đúng vị trí cc bộ phận của cơ quan thần kinh trong tranh vẽ. Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ
Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát.
GV: Theo các em cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào, nó được nằm ở vị trí no trong cơ thể chúng ta? 
Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS
- Bây giờ cô muốn các em vẽ ra giấy những điều em biết về cơ quan thần kinh. Hoạt động này chúng ta làm việc theo nhóm 4. Các nhóm cử nhóm trưởng sau đó các thnh viên nói những điều mình biết về cơ quan thần kinh. Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các thành viên bằng cách vẽ hoặc viết ra giấy.
- GV phát giấy A4 cho các nhóm, các nhĩm làm việc.
- HS gắn lên bảng và nêu ý kiến của nhóm mình.
- GV mời một số em nhận xét về những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ý kiến.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi:
- GV yêu cầu các nhóm nêu câu hỏi cho nhau để chất vấn:
- Các nhóm đưa ra dự đoán như vậy, ai có thắc mắc gì không?
- HS nêu, chẳng hạn:
+ Não có phải là một bộ phận của cơ quan thần kinh không?
+ Cơ quan thần kinh có tủy sống không?
+ Tủy sống nằm ở đâu?	
- GV nêu câu hỏi để HS đề xuất phương án tìm tòi, thí nghiệm :
- Để kiểm tra được kết quả của các bạn, theo các em ta phải làm bằng cách nào?
- HS đề xuất phương án tìm tòi: đọc sách, hỏi người lớn, xem ti vi, quan sát tranh ảnh, SGK,...
- Theo cô chúng ta nên chon phương án dễ tìm hiểu nhất của bài này là quan sát tranh.
Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi khám phá :
- GV treo tranh - HS xem tranh vẽ.
- Chúng ta đã được trải nghiệm điều mình vừa tìm hiểu bây giờ các em bổ sung và hoàn chỉnh lại hình vẽ, dự đoán ban đầu của các em cho đúng với tranh vẽ chúng ta vừa xem .
- Các nhóm dán bản vẽ vào bảng lớp, GV phân loại và phân tích bản vẽ có cùng điểm giống xếp thành từng nhóm riêng.
Bước 5 : Kết luận, rút ra kiến thức.
- HS hoàn thiện xong, GV yêu cầu các nhóm quan sát lên bảng và chốt lại: 
Ghi bảng:
*Cơ quan thần kinh gồm não, tủy sống và các dây thần kinh. Não được bảo vệ trong hộp sọ, tủy sống được bảo vệ trong cột sống.
- Mời 1,2 HS lên chỉ vị trí cơ quan thần kinh ở tranh.
HĐ3: Thảo luận.
Mt: HS biết được vai trò của não và tủy sống
Bước 1: HS chơi trò chơi.
- Bây giờ ta sẽ tìm hiểu xem não và tủy sống có vai trò như thế nào? Cô mời cả lớp chơi trò chơi: “ Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”
- H: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi? (Tai- nghe, tay- làm, chân- giẫm)
Bước 2: Thảo luận nhóm 4.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình tìm hiểu qua SGK để tìm hiểu:
+ Não và tuỷ sống có vai trò gì?
+ Nêu vai trò của dây thần kinh và các giác quan?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết luận: 
- Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
- Một số dây thần kinh nhận luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tủy sống đến các cơ quan.
HĐ4: Củng cố, dặn dò 
- HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK
- Liên hệ việc bảo vệ cơ quan thần kinh.
- GV nhận xét giờ học; dặn HS chuẩn bị bài sau “ Hoạt động thần kinh”
-----------------------***------------------------
Buổi chiều : Tập viết .(Lớp 1)
(1 tiết - sau bài 34, 35)
I. MỤC TIÊU
- Tô, viết đúng các chữ v, y, các tiếng ve, y tá, chia quà - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, ti vi
- Các chữ mẫu v, y đặt trong khung chữ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gv đọc cho hs viết vào bảng con: chia quà, thị xã, cả nhà.
- Gv nhận xét
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) HS đọc trên bảng các chữ, tiếng cần luyện viết. 
b) Tập tô, tập viết: V, ve, y, y tá. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng, nói cách viết, độ cao các con chữ. 
- GV vừa viết mẫu từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ v: cao 2 li; viết 1 nét móc hai đầu, phần cuối nối với nét thắt, tạo thành vòng xoắn nhỏ. 
+ Tiếng ve: viết chữ v trước, chữ e sau.
+ Chữ y: cao 5 li; viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược phải, 1 nét khuyết ngược. 
+ Từ y tá: viết tiếng y trước, tiếng tá sau, dấu sắc đặt trên a. 
- HS tập tô, viết: , ve, y, y tá trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Tập tô, tập viết: ch, qu, chia quà (như mục b): 
- GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn: 
+ Chữ ch ghép từ hai chữ c và h.. 
+ Chữ qu: ghép từ hai chữ q và u.
+ Tiếng chia: viết ch trước, ia sau. / Tiếng quà: viết qu trước, a sau, dấu huyền đặt trên a.
- HS tập tô, viết: ch, qu, chia quà. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Chúng ta vừa viết chữ gì? 
- HS đọc lại các tiếng vừa viết.
-----------------------***------------------------
 Đạo đức : (Lớp 1)
 HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (T3)
I .MỤC TIÊU: 
- HS biết tự đánh giá việc thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt của bản thân. - HS được phát phiển năng lực tư duy phê phán. 
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
- GV giao nhiệm vụ cho HS chia sẻ trong nhóm đối theo gợi ý sau: 
1) Bạn đã thực hiện được những việc làm nào đúng giờ? 
2) Những việc làm nào bạn chưa đúng giờ? 
- HS chia sẻ theo nhóm đôi. 
- Một số nhóm HS trình bày trước lớp. 
- GV khen những HS đã luôn đúng giờ trong học tập, sinh hoạt và nhắc nhở cả lớp luôn thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt.
VẬN DỤNG
 Vận dụng trong giờ học: Cùng bạn làm phiếu nhắc việc.
- GV giới thiệu một số mẫu phiếu nhắc việc và nêu câu hỏi: 
1) Những thông tin nào được ghi trên phiếu nhắc việc.
2) Em làm như thế nào để ghi những điều cần nhớ? 
- HS quan sát mẫu phiếu nhắc việc và trả lời câu hỏi. 
- GV kết luận: Trên phiếu nhắc việc cần ghi thời gian (thứ, ngày, tháng, giờ),
việc em cần làm (vẽ) và có thể ghi địa điểm. 
- GV hướng dẫn cách làm phiếu nhắc việc: Cắt 7 ô giấy, ghi ngày và thông tin
cần nhớ, trang trí phiếu nhắc việc theo ý thích. 
- HS làm phiếu nhắc việc. 
- Triển lãm sản phẩm hoặc HS giới thiệu sản phẩm của mình. 
- GV nhắc nhở HS sử dụng phiếu nhắc việc của mình. 
Lưu ý: GV có thể giới thiệu một số mẫu nhắc việc khác nhau. 
Vận dụng sau giờ học:
- GV hướng dẫn, nhắc nhở và giám sát HS thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ. 
- GV phân công HS giám sát việc thực hiện đúng giờ/nhắc việc ở lớp theo chế độ trực tuần luân phiên. HS có nhiệm vụ theo dõi và nhắc các bạn chưa đúng giờ, báo cáo kết quả tuần trong giờ sinh hoạt lớp. Sau hai tháng, khi HS đã có thói quen đúng giờ, giảm số lượng bạn giám sát dần cho đến khi chỉ còn hai bạn phụ trách theo tuần, cũng theo chế độ luân phiên. 
- GV đề nghị phụ huynh học sinh hướng dẫn HS sử dụng đồng hồ, phiếu nhắc
việc ở nhà, khuyến khích, động viên và giám sát việc thực hiện đúng giờ, đúng lúc của con khi ở nhà. 
- HS tự đánh giá việc thực hiện đúng giờ ở nhà và ở lớp bằng cách mỗi ngày thả một viên sỏi vào “Giỏ việc tốt”. Cuối tuần, tự đếm số sỏi và ghi vào bảng “Tự đánh giá”.
Việc tốt
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Kết quả
Đúng giờ ở nhà






Đúng giờ ở trường







TỔNG KẾT BÀI HỌC
- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? 
- GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1 trang 18. 
- GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.
-----------------------***------------------------
 Luyện toán :(Lớp 1)
ÔN LUYỆN CÁC PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS nắm chắc:
- Các phép cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
Bộ đồ dùng Toán 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: 5’ Gv cho HS chơi trò chơi truyền điện đọc nối tiếp nêu các phép tính có kết quả bằng 6
- Gv nhận xét.
2. Hoạt động khởi động 5’
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” đề ôn tập về phép cộng. GV giơ thẻ 3 + 3 =? , 4 + 2 = , 2 + 4 = HS thi trả lời nhanh. GV nhận xét và tuyên dương HS.
3. Ôn luyện 
Bài 1: HS nêu y/cầu bài - GV ghi bảng : Tính
 4 + 2 = 5 + 1 = 5 + 0 =
 2 + 4 = 1 + 5 = 0 + 5 =
 - HS làm vào bảng con
	 Bài 2: Gv nêu y/ cầu và ghi bảng lần lượt các phép tính ( Tính)
 - HS làm vào vở
 1+ 3 + 1 = 2 + 3 + 1 = 3 + 1 + 1 = 
 Bµi 3. Gv nêu y/ cầu và ghi bảng ( Tính)
 - Hs làm vào vở ô li
 0 + 1 = 0 + 2 = 0 + 3 = 0 + 4 = 3 + 1 =
 1 + 1 = 1 + 2 = 1 + 3 = 1 + 4 = 4 + 1 =
 2 + 1 = 2 + 2 = 2 + 3 = 3 + 2 =
	Bài 4: Điền số ? ( HSNK)
 1 + ... = 5 2 + ...= 5 
 5 = ... + 1 5 = ... + 3 
 5. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?	
- Về nhà các em nhớ xem lại bài.
-----------------------***------------------------
 Thứ Tư, ngày 28 tháng 10 năm 2020
Tập làm văn
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học.
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu)
- GDKNS: Kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động 1
II. HOẠT ĐỘNG DAY- HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Kế lại buổi đầu em đi học
Mt: Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học theo câu hỏi gợi ý
- HS đọc yêu cầu BT
- GV gợi ý: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng.
+ Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều ?
+ Thời tiết hôm đó như thế nào? Ai dẫn em đến trường?
+ Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao ?
+ Buổi học đã kết thúc như thế nào ? 
+ Cảm xúc của em về buổi học đó ?
- Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình .
- 3- 4 HS thi kể trước lớp .
- Lớp nhận xét bình chọn
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Viết đoạn văn
Mt: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn
- HS đọc yêu cầu BT: Viết những điều em vừa kể thành đoạn văn ngắn 5-7 câu
- GV nhắc các em viết giản dị , chân thực 
- Sau khi HS viết xong mời 5 -7 em đọc bài viết của mình .
- Cả lớp bình chọn bạn viết tốt nhất.
- GV chấm một số vở, nhận xét
HĐ3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau
-----------------------***------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết làm tính chia số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia). 
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.
- Bài tập cần làm: 1,2,3.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Bài cũ: 
- Lớp làm bản con: 46: 2; 66 : 3; 84: 4 
- Lớp nhận xét – GV nhận xét
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Tính 
Mt: Biết làm tính chia số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia). 
- HS nêu y/c BT1 
a) HS làm bài vào vở, 4 em lên bảng làm
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính
- HS nhận xét. GV kết luận
b) GV hướng dẫn mẫu
- HS làm bài vào bảng con. 
- HS nhận xét, GV kết luận
Bài 2: Tìm 1/4 
Mt: Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.
- HS nêu y/c BT2. GV ghi bảng BT2 
- Gọi HS nhắc lại cách tìm một phần mấy của 1 số? 
- HS làm bài vào vở - 1 em lên bảng làm
- HS nhận xét.GV kết luận
1/ 4 của 20 cm là 5cm 1/4 của 40 km là 10km 1/4 của 80kg là 20kg
Bài 3 : Giải bài toán có lời văn
- HS nêu y/c BT
- Y/c HS đọc và phân tích bài toán( nhóm đôi)
- HS tự giải vào vở, 1em làm bảng phụ
- GV theo dõi, chấm 1 số bài
- HS nhận xét. GV chốt lại
 	Bài giải
 My đã đọc được số trang truyện là:
 84 : 2 = 42 (trang)
 Đáp số: 42 trang
HĐ3: Củng cố, dặn dò: 
- GV gọi 2 em lên bảng đọc thuộc bảng chia 6 
- Dặn về nhà làm thêm VBT, chuẩn bị bài sau
- Nhận x

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_6_nam_hoc_2020_2021.docx
Giáo án liên quan