Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021

TIẾT 155: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trư¬ờng hợp thư¬ơng có chữ số 0.

2. Kĩ năng: HS vận dụng thực hiện được các phép chia và giải toán có lời văn. Rèn kĩ năng tính nhẩm

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, .

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc40 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 68 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54: CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( TT) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp chia có dư)
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng chia với trường hợp chia có dư và vận dụng giải toán có lời văn
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3 (dòng 1,2)
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Phiếu học tập
- HS: SGK, .....
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (4 phút) :
- Tổng kết – Kết nối bài học
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
 
 HS thực hiện: 14756 : 7 20560 : 4 
- Lắng nghe
- Mở vở ghi bài
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới : (12 phút)
* Mục tiêu: Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia có dư)
* Cách tiến hành: Cả lớp
* HD HS thực hiện phép chia
- GV viết : 12485 : 3 = ?
+ Phép chia này có gì khác so với phép chia ở tiết trước?
+ Cần lưu ý gì với số dư?
- GV viết theo hàng ngang:
 12485 : 3 = 4161 (dư 2)
- GV chốt kiến thức, chốt cách đặt tính và thực hiện phép tính

- HS đọc phép chia
- HS làm vở nháp-> chia sẻ về cách đặt tính và cách tính
 12485 3
 04 4161
 18
 05
 2 
- HS nêu lại cách đặt tính và cách tính.
+ Đây là phép chia có dư
+ Số dư luôn nhỏ hơn số chia
- HS lắng nghe
3. HĐ thực hành (17 phút):
* Mục tiêu: Rèn cho học sinh kĩ năng chia với trường hợp chia có dư và vận dụng giải toán có lời văn
* Cách tiến hành: 
Bài 1: (Cá nhân - Cả lớp)
- GV giao nhiệm vụ
- GV nhận xét đánh giá.
=> GV củng cố cách tính và lưu ý khi để số dư.
 - Lưu ý giúp đỡ HS M1 nhẩm được số dư sau mỗi lần chia
Bài 2: (Nhóm 2 – Cả lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài nhóm 2
- GV nhận xét, củng cố lại cách làm.
Bài 3 (dòng 1,2) ( Cá nhân – Lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV lưu ý động viên một số HS M1 tương tác, chia sẻ nội dung bài với nhóm
+ Để tìm thương và số dư ta làm thế nào?
* GV củng cố kĩ năng 
Bài 3 (dòng 3). (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm): 
-Yêu cầu HS làm bài rồi báo cáo kết quả.
- GV chốt đáp án đúng 
- 2 HS đọc YC bài
- Cá nhân-> chia sẻ trước lớp
-> Thống nhất KQ
* Dự kiến đáp án:
14729 2 16538 3
 07 7364 15 5512
 12 03
 09 	 08
 1 	 2
(.....)
- HS nêu yêu cầu bài tập
+ HS làm bài nhóm 2
+ Thống nhất kết quả và chia sẻ trước lớp 
Tóm tắt
3m : 1 bộ
10250 m: ....bộ, thừa ? m vải
Bài giải
Thực hiện phép chia:
10250 : 3 = 3416 (dư 2)
Vậy may được nhiều nhất 3416 bộ quần áo và còn thừa 2m vải.
Đ/S: 3416 bộ quần áo, còn thừa 2m vải
-2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào góc phiếu
- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả 
-Thống nhất cách làm và đáp án đúng:
* Dự kiến đáp án:
15725 : 3 = 5261 (dư 2)
33272 : 4 = 8313 (dư 0)
+ Ta làm phép chia.
- HS thực hiện nốt phần bài tập và báo cáo kết quả
4. HĐ ứng dụng (1 phút) 
5. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- Chữa các phép tính làm sai
- Tìm các bài tập cùng dạng bài tập 2 và giải.

Chính tả (Nghe– viết)
BÁC SĨ Y– ÉC– XANH 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng: Y- éc - xanh, giúp đỡ, Nha Trang, rộng mở ,...
- Nghe - viết đúng một đoạn trong bài “ Bác sĩ Y-éc-xanh” trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng các bài tập 2a phân biệt r/d/gi và viết được lời giải cho câu đố (BT3)
2. Kĩ năng: Viết đúng, nhanh và đẹp 
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT2a.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
- Viết bảng con: chiều chuộng, thuỷ triều, buổi chiều, triều đình

 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
* Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn viết

- GV giới thiệu và đọc bài chính tả, đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
+ Đoạn viết có mấy câu ?
+ Vì sao bác sĩ Y – éc – xanh là người Pháp nhưng ở lại Nha Trang ?
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách thức trình bày chính tả .
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
+ Hướng dẫn viết những từ thường viết sai?
b. HD cách trình bày:
+ Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả như thế nào?
- Yêu cầu đọc thầm lại đoạn chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó. 
- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn HS viết chữ khó vào bảng con.
- Nhận xét bài viết bảng của HS.
- GV gạch chân những từ cần lưu ý.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc lại
+ Đoạn văn trên có 5 câu
+ Vì ông coi trái đất này là mái nhà chung những đứa con nên phải biết yêu thương giúp đỡ nhau
+ Viết hoa các chữ đầu câu, tên riêng: Nha Trang
+ Dự kiến: Y- éc - xanh, giúp đỡ, Nha Trang, rộng mở 
+ Viết cách lề vở 1 ô li.
- Cả lớp đọc thầm bài viết, tìm những chữ dễ viết sai: Y- éc - xanh, giúp đỡ, Nha Trang, rộng mở,...
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con 
- HS lắng nghe.
 3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe - viết lại chính xác đoạn bài chính tả
- Viết hoa chữ đầu câu, tên riêng, ghi dấu câu đúng vị trí, phụ âm phụ âm r/d/gi
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, gạch đầu dòng vì là lời của nhân vật, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Đọc cho HS viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe
- HS nghe và viết bài.
 4. HĐ nhận xét, đánh giá (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho HS tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài làm của HS.
- HS xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.

 5. HĐ làm bài tập (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn cho học sinh làm đúng bài tập chính tả phân biệt r.d.gi (BT2a).
- Đặt câu với từ ngữ hoàn chỉnh (BT3).
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2a: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu trong SGK.
 - GV chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp
- Lời giải: dáng hình, rừng xanh, rung mành
- Đọc lại đoạn thơ sau khi điền hoàn chỉnh
Bài 3:
- GV chốt kết quả
- HS nối tiếp nêu lời giải
- Đáp án: gió
 6. HĐ ứng dụng (3 phút)
- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.
6. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Viết lại đoạn thơ BT 2 và trình bày cho đẹp

Tập đọc 
BÀI HÁT TRỒNG CÂY 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu ND: Cây xanh mang lại cho người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hăng hái trồng cây (TL được các CH SGK; Học thuộc lòng bài thơ) .
2. Kĩ năng: 
	- Đọc đúng: rung cành cây, lay lay, vòm cây, nắng xa, mau lớn lên  
	- Biết ngắt nhịp sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
3. Thái độ: Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
+ Gọi 2 đọc bài “Bác sĩ Y-éc - xanh”. 
+ Yêu cầu nêu nội dung của bài. 
- GV nhận xét chung.
- GV kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 

+ 2 em lên tiếp nối đọc bài “Bác sĩ Y-éc-xanh” 
+ Nêu lên nội dung bài.
- HS lắng nghe
- Quan sát, ghi bài vào vở
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp thơ
* Cách tiến hành: Nhóm – Lớp
a. GV đọc mẫu toàn bài thơ:
 - GV đọc mẫu toàn bài thơ, giọng đọc vui tươi, hồn nhiên.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
 Ai trồng cây/
 Người đó có tiếng hát/
 Trên vòm cây/
 Chim hót lời mê say.// ()
=>GV KL: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, vui, hồn nhiên, nhấn giọng những từ ngữ khẳng định ích lợi và hạnh phúc mà công việc trồng cây mang lại cho con người: mê say, lay lay, bóng mát, hạnh phúc, mong chờ,...
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu. 
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (vòm cây, rung cành cây, lay lay, nắng xa, mau lớn lên ...)
- HS chia đoạn (5 đoạn tương ứng với 5 khổ thơ như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Lắng nghe
- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)
*Mục tiêu: HS hiểu được: Cây xanh mang lại cho người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hăng hái trồng cây (TL được các CH SGK). 
*Cách tiến hành: 
- Cho HS thảo luận và tìm hiểu bài
*GV hỗ trợ Lớp trưởng điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Cây xanh mang lại những gì cho con người ?
+ Hạnh phúc của người trồng cây là gì ?
+ Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong Bài thơ.Nêu tác dụng của chúng ?
+ Bài thơ khuyên chúng ta điều gì?
+ Nêu nội dung của bài?
=>Tổng kết nội dung bài.
- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
*Lớp trưởng điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
+ Tiếng hót mê say của các loài chim, ngọn gió mát, bóng mát, hạnh phúc
+ Được mong chờ cây lớn, được chứng kiến cây lớn lên hàng ngày,...
+ Ai trồng cây/ Người đó có tiếng hátEm trồng cây/ Em trồng cây. Cách sử dụng điệp ngữ như một điệp khúc trong bài hát khiến người đọc dễ nhớ, dễ thuộc,
+ Bài thơ khuyên mọi người hăng hái, tích cực trồng cây,...
* Nội dung: Cây xanh mang lại cho người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hăng hái trồng cây.

4. HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ (7 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp

- Yêu cầu đọc diễn cảm 2 khổ thơ
- Yêu cầu HS học thuộc lòng từng khổ thơ.
- Thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét, tuyên dương HS. 
- 1 HS đọc lại toàn bài thơ (M4)
- HS đọc dưới sự điều hành của nhóm trưởng
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
- HS đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng khổ thơ, bài thơ.
- Các nhóm thi đọc tiếp sức các khổ thơ.
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo hình thức “Hái hoa dân chủ” (M1, M2).
- Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ (M3, M4)
5. HĐ ứng dụng (1 phút) :
- VN tiếp tục HTL bài thơ
6. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Sưu tầm các bài thơ có chủ đề tương tự

Thứ năm, ngày 22 tháng 04 năm 2021
Toán
TIẾT 155: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0.
2. Kĩ năng: HS vận dụng thực hiện được các phép chia và giải toán có lời văn. Rèn kĩ năng tính nhẩm
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, .....
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút) :
- Trò chơi: Hái hoa dân chủ.
+ Lớp trưởng điều hành
+ Nội dung về bài học Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (...)
- Tổng kết – Kết nối bài học
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
 
- HS tham gia chơi
 24561: 5 5678 : 4 (...)
- Lắng nghe
- Mở vở ghi bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức: (7 phút)
* Mục tiêu: Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0. 
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
* HD thực hiện phép chia
- GV nêu phép tính: 28921 : 4 = ?
-Yêu cầu Hs đặt tính và tính vào giấy nháp
- Gọi nhiều HS chia sẻ cách tính 
- GV củng cố lại cách đặt tính và cách tính.
- Viết theo hàng ngang:
 28921 : 4 = 7230 (dư 1)
+ Phép chia này có gì đặc biệt?
* Lưu ý: HS M1 cách tính với trường hợp thương có tận cùng là 0: ở lần chia cuối cùng mà số bị chia bé hơn số chia thì viết tiếp 0 ở thương.

- Hs đọc phép tính 
- HS thực hiện YC cá nhân -> chia sẻ cách tính 
 28921 4
 09 7230
 12 
 01
- Một số HS (M1) nêu lại cách đặt tính và cách tính.
+ Thương của phép chia có chữ số 0
- HS lắng nghe
2. HĐ thực hành (23 phút):
* Mục tiêu: Thực hành chia được các phép chia. Vận dụng giải toán có lời văn. Rèn kĩ năng tính nhẩm
* Cách tiến hành: 
Bài 1: (Cá nhân – Nhóm 2 - Cả lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu Hs tự làm bài 
- Gọi Hs lên chia sẻ làm bài 
*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT.
=> GV củng cố lại cách tính, nhấn mạnh bước chia cuối cùng.
Bài 2: (Cá nhân – Lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS cá nhân –> chia sẻ N2
-> GV gợi ý cho HS đối tượng M1 hoàn thành BT
=> GV củng cố cách đặt tính và cách tính.
Bài 3: (Nhóm 2 – Cả lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
 => Gv củng cố về giải toán: bài toán tìm một phần mấy của một số 
Bài 4: (Cá nhân– Cả lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- HD nhẩm.
+ Yêu cầu làm bài chia sẻ kết quả
- GV chốt KT
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân
- HS lên chia sẻ KQ trước lớp kết quả 
- Thống nhất cách làm và đáp án đúng
* Dự kiến đáp án:
12760 2 18752 3
 07 6380 07 6250
 16 15
 00 02
 (...)
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ, thống nhất KQ chung
* Dự kiến đáp án
15273 3 18842 4
 027 5091 28 4710
 03 04
 0 02
	(....)
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài nhóm 2 – Chia sẻ kết quả
* Dự kiến đáp án
 Số thóc nếp trong kho là:
 27280 :4 = 6820 (kg)
 Số thóc tẻ trong kho là:
 27280 – 6820 = 20460 (kg)
 Đáp số: 6820 kg thóc nếp
 20460 kg thóc tẻ
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ 
* Dự kiến đáp án:
- Tính nhẩm: 15 000 : 3 = ?
 + Nhẩm: 15 nghìn : 3 = 5 nghìn
 + Vậy: 15 000 : 3 = 5000
+ Hoặc: Vì 15 : 3 = 5 nên 
 15 000 : 3 = 5000 
3. HĐ ứng dụng (1 phút) 
4. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- Chữa lại các phép tính làm sai
- VN tiếp tục thực hiện tính nhẩm số có 5 chữ số tròn nghìn cho số có 1 chữ số

Chính tả (Nhớ- viết)
BÀI HÁT TRỒNG CÂY
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng: vòm cây, mê say, rung,...
- Nhớ - viết lại chính xác bốn khổ thơ đầu trong bài “Bài hát trồng cây”. 
- Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm đầu r / d / gi . 
- Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh. 
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu r/d/gi
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ chép nội dung đoạn thơ cần nhớ - viết
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- GV nhận xét, đánh giá chung
- Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Thi viết đúng, viết đẹp: dáng hình, rừng xanh, rung mành, lơ lửng, thơ thẩn,...
- Lắng nghe
- Mở SGK
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ theo thể thơ tự do
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn nhớ -viết
- Đưa bảng phụ chép sẵn đoạn cần viết
 - GV đọc đoạn thơ một lượt.
+ Cây xanh mang lại cho con người những điều gì?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Mỗi khổ thơ có mấy dòng thơ?
+ Chúng ta viết hoa những chữ nào?
+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? 
c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
- GV đọc từ khó, dễ lẫn cho HS viết.
- GV nhận xét chung

- 1 Học sinh đọc lại.
- 4 HS nối tiếp đọc thuộc 4 khổ thơ cần viết
+ Cây xanh mang lại cho con người nhiều lợi ích, hạnh phúc. Con người cần tích cực trồng, bảo vệ cây xanh,..
 + Dòng thứ nhất, dòng thứ ba của mỗi khổ thơ có 3 chữ, dòng thứ hai và thứ tư có 5 chữ.
+ Mỗi khổ thơ có 4 dòng thơ
+ Viết hoa chữ đầu bài, đầu câu,....
+ Bắt đầu viết từ ô thứ 3 từ lề sang. 
- HS nêu các từ: vòm cây, mê say, lay lay, rung, quên nắng xa đường dài
- 3 HS viết bảng. Lớp viết bảng con.
 3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh nhớ - viết chính xác đoạn chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - GV nhắc HS những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 3 ô, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho HS viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe
- HS nhớ - viết bài.
 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho HS tự soát lại bài của mình theo.
- GV chấm nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của HS.
- HS xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập (7 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2: Điền vào chỗ trống rong/dong/giong
+ Giải nghĩa từ: gánh hàng rong (hàng hoá mang đi bán được cho vào quang gánh đi, người bán không ngồi một chỗ mà luôn di chuyển tới những vị trí thuận lợi để bán hàng)
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp
=>Đáp án: rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong
 - HS đọc các từ ngữ sau khi đã điền hoàn chỉnh
 
6. HĐ ứng dụng (1 phút)

- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.
- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Sưu tầm các bài thơ hoặc bài hát có chữ chứa âm đầu r/d/gi và chép lại cho đẹp

Tự nhiên và xã hội
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng mũ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan