Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2012-2013

Hướng dẫn cách thực hiện phép trừ 85674 - 85329

a) Hình thành phép trừ 85674 - 85329

- Nêu bài toán: Tìm hiệu của hai số 85674 - 85329

- Muốn tìm hiệu của hai số 85674 - 85329, chúng ta làm như thế nào?

- Dựa vào cách thực hiện phép trừ số có bốn chữ số, em hãy thực hiện phép trừ 85674 - 85329

b) Đặt tính và tính 85674 - 85329

- Hãy nêu cách đặt tính khi thực hiện 85674 - 85329

- Trừ bắt đầu từ đâu đến đâu?

- Hãy nêu từng bước tính trừ 85674 - 85329

c) Nêu qui tắc tính

- Muốn thực hiện tính trừ các số có 5 chữ số với nhau ta làm như thế nào?

Luyện tập:

Bài 1:

- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS tự là bài.

- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.

- Chữa bài nhận xét và cho điểm HS.

Bài 2:

- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- Cần chú ý điều gì khi đặt tính?

- Thực hiện tính từ đâu đến đâu?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn, nhận xét về cả đặt tính và kết quả tính.

- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Chữa bài và cho điểm HS.

 

doc49 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng rơi .
- Vì tiếng đàn quá hay của chàng đã cảm hoá được ông lão lái đò và Diêm vương 
- Kể lại toàn bài .
- Lắng nghe .
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Tiếng đàn của chàng Oóc - phê đã có tác dụng gì ?
- Về nhà kể lại câu chuyện và tự ôn một số bài hát .
- Nhận xét tiết học .
Tiết 4 	ÔN TOÁN 
	Bài 1 : Tính 
	a) 15 cm2 + 20cm2 = 	;	b) 12 cm2 x 2 = ..
	 60 cm2 – 42 cm2 = ..	;	 40 cm2 : 4 = ..
	 20 cm2 + 10 cm2 + 15 cm2 = ..	;	 50 cm2 – 40 cm2 + 10 cm2 = .
	Bài 2 : Một hình chữ nhật có chiều dài 3 dm , chiều rộng 8 cm .
Tính chu vi hình chữ nhật .
Tính diện tích hình chữ nhật .
Bài 3 : Một hình chữ nhật có chiều rộng 8 cm , chiều dài gấp 3 lần chiều rộng . Tính diện tích và chu vi hình chữ nhật đó.
	Bài 4 : Một hình vuông có chu vi 24 cm . Tính diện tích hình vuông đó .
	Bài 5 : Để ốp thê một mảng tường ( như hình vẽ ) người ta dùng hết 8 viên gạch men , mỗi viên gạch men là hình vuông cạnh 10 cm . Hỏi mảng tường được ốp thêm có diện tích là bao nhiêu xăng –ti-mét vuông ?
 10 cm
------------------------------------------
Tiết 1 Thứ tư ngày 12 tháng 4 năm 2006
TiÕt 3: TËp §äc
MỘT MÁI NHÀ CHUNG
I . MỤC TIÊU:
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
	- Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài; Đọc đúng các từ ngữ :lợp nghìn lá biếc, rập rình, lợp hồng
 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 	- Hiểu được nghĩa các từ chú giải trong bài
 	- Hiểu được điều bài thơ muốn nói với em: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó.
 3.Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- 2 HS nối tiếp nhau kể truyện Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua bằng lời của mình và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 	- GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Bài học hôm nay sẽ cho các em biết rõ điều đó.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài với giọng vui, hồn nhiên, thân ái.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng dòng thơ
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp
+ Đọc từng khổ thơ trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
 + Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1. Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai?
2. Mỗi mái nhà riêng có những nét gì đáng yêu?
3. Mái nhà chung của muôn vật là gì?
4. Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?
- GV chốt lại câu trả lời đúng
Học thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn HS thuộc lòng tại lớp từng câu thơ, từng khổ thơ rồi cả bài: xoá dần các từ, cụm từ, chỉ giữ lại các từ đầu dòng các câu thơ.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc hay nhất, diễn cảm nhất. 
- HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc hai dòng thơ. Đọc đúng các từ ngữ: lợp nghìn lá biếc, rập rình, lợp hồng
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. 
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ.
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
- Các nhóm đọc đồng thanh.
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời.
- Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn.
- Mái nhà của chim là nghìn lá biếc. Mái nhà của cá sóng xanh rập rình. Mái nhà của dím sâu trong lòng đất. Mái nhà của ốc là vỏ tròn vo trên mình ốc. Mái nhà của bạn nhỏ có giàn gấc đỏ, hoa giấy lợp hồng.
- Là bầu trời xanh.
- Hãy yêu mái nhà chung/ Hãy sống hoà bình dưới mái nhà chung.
- HS học thuộc lòng theo hướng dẫn của GV
- HS nối tiếp nhau thi đọc khổ thơ, cả bài thơ.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc hay nhất
 IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Bài thơ muốn nói với các em điều gì?
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài, dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ.
TiÕt 3: LuyƯn tõ vµ c©u
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ?
DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU:
 	1.Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì? ( Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì? Thực hành trò chơi hỏi đáp sử dụng cụm từ bằng gì?)
 	2.Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Phiếu bài tập để HS làm bài tập 4
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- 2 HS làm miệng BT1, 3 của tiết LTVC tuần 29
 	- GV nhận xét cho điểm.
 B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết LTVC hôm nay các em sẽ biết đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? và nắm được cách dùng dấu hai chấm.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV yêu cầu HS trình bày miệng
- GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương, khen ngợi những HS trả lời đúng.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi, thu chấm một số bài, nhận xét.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp, sau đó từng cặp nối tiếp nhau thực hành hỏi đáp trước lớp.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV phát phiếu học tập cho HS
- GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương,
những HS dùng dấu câu đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm
- Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”
- Một số em đọc bài làm của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 a.Voi uống nước bằng vòi.
 b. Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre giấy bóng kính.
 c. Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm
- Trả lời các câu hỏicó cụm từ “bằng gì?”
- HS suy nghĩ và làm bài vào vở.
a.Hằng ngày, em viết bài bằng bút máy.
b.Chiếc bàn em ngồi học làm bằng gỗ.
c.Cá thở bằng mang.
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Thực hành trò chơi hỏi đáp với bạn bằng cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Bằng gì?”
 VD:
+ HS1 hỏi: Hằng ngày , bạn đến trường bằng gì? 
+ HS 2 đáp: Mình đi bộ/ Mẹ chở mình đến trường/ Mình đi bằng xe đạp.
+ HS1 hỏi: Cơm ta ăn được nấu bằng gì?
+ HS 2 đáp: Cơm ta ăn được nấu bằng gạo.
- 1 HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm
- Chọn dấu câu để điền vào ô trống.
- HS nhận phiếu học tập, đọc kĩ các câu và điền dấu câu theo yêu cầu của bài. Một số em trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét.
a. Mọi người kêu lên: “Cá heo!”
b. Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết: chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà,
c. Đông Nam Á gồm mười một nước là: Bru- nây, Cam- pu- chia, Đông Ti- mo, In- đô- nê- xi- a, Lào, Ma- lai- xi- a, Mi- an- ma, Phi- líp- pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin- ga- po.
 IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Các em vừa học những nội dung gì ?
 - GV nhận xét tiết học :dặn HS về nhà xem lại BT4, nhớ thông tin vừa được cung cấp trong BT4 c.
 Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2013
TiÕt 1: ©m nh¹c ®/c Thuý d¹y
TiÕt 2: To¸n
TIỀN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
	* Giúp học sinh:
	- Nhận biết các tờ giấy bạc: 20000 đồng, 50000 đồng, 100 000 đồng.
	- Bước đầu biết đổi tiền.
	- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Các tờ giấy bạc : 20000 đồng, 50000 đồng, 100 000 đồng và các loại đã học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- Muốn trừ hai số có 5 chữ số em làm như thế nào?
	- Gọi HS sửa bài tập 3/157
	- Chữa bài và cho điểm HS.
 2. GIỚI THIỆU BÀI : 	 Tiền Việt Nam
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
* Giới thiệu bài :
 “Khi mua, bán người ta thường sử dụng tiền” và hỏi:
- Trứơc đây, chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc nào?
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu tiếp một số tờ giấy bạc khác, đó là: 20000 đồng, 50000 đồng, 100 000 đồng.
Giới thiệu các tờ giấy bạc: 20000 đồng, 50000 đồng, 100 000 đồng.
- Yêu cầu HS quan sát tờ giấy bạc 20000 đồng.
- Vì sao em biết đó là tờ giấy bạc 20000 đồng.
- Yêu cầu HS quan sát màu sắc của tờ giấy bạc.
- Yêu cầu HS lần lượt tìm các tờ giấy bạc loại 50000 đồng, 100 000 đồng, sau đó nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tờ 20000 đồng.
Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Muốn biết trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền em phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Mỗi cuốn vở giá bao nhiêu tiền?
- Các số cần điền vào ô trống là những số như thế nào?
- Vậy muốn tính số tiền mua 2 cuốn vở ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Theo dõi.
- 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
- Quan sát tờ giấy bạc 20000 đồng.
- Vì có số 20000 và dòng chữ “Hai chục nghìn đồng”
- HS quan sát theo yêu cầu của GV
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Muốn biết trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền ta cộng số tiền trong mỗi chiếc ví.
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
+ Chiếc ví a) có: 50000 đồng.
+ Chiếc ví b) có: 90000 đồng. 
+ Chiếc ví c) có: 90000 đồng.
+ Chiếc ví d) có:14500 đồng.
+ Chiếc ví e) có: 50700 đồng.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số tiền mẹ Lan phải trả cho cô bán hàng là:
 15000 + 25000 = 40000(đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại mẹ Lan là:
 50000 – 40000 = 10000(đồng)
 Đáp số: 10000 đồng
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Mỗi cuốn vở giá 1200 đồng.
- Là số tiền phải trả để mua 2, 3, 4 cuốn vở.
- Ta lấy giá tiền mua một cuốn vở nhân với 2.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
Số cuốn vở
1 cuốn
2 cuèn
3 cuốn
4 cuốn
Thành tiền
1200 đồng
2400 đồng
3600 đồng
4800 đồng
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Khi thực hiện phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì?
- Chuẩn bị bài: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học.
	 	 TiÕt 3: TËp viÕt
 ÔN CHỮ HOA U
I MỤC TIÊU:
- Củng cố cách viết chữ viết hoa U thông qua bài tập ứng dụng. 
- Viết tên riêng Uông Bí bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng Uốn cây từ thuở còn non/ Dạy con từ thuở con còn bi bô bằng chữ cỡ nhỏ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Mẫu chữ viết hoa U
 - Tên riêng Uông Bí và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A . KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 - Kiểm tra bài viết ở nhà
 - 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng tiết trước
 - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Trường Sơn, Trẻ em 
 B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
- Tiếât tập viết hôm nay các em sẽ được củng cố cách viết chữ viết hoa U có trong tên riêng và câu ứng dụng.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
4
5
Hướng dẫn viết chữ hoa 
 - Tìm các chữ hoa có trong bài?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ U, B, D
Chữ U: viết nét móc hai đầu, lia bút lên viết tiếp nét móc dưới.
Chữ B: viết nét móc ngược trái .từ điểm DB của nét 1 lia bút lên viết hai nét cong liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chư.õ
Chữ D: Viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong.
Luyện viết từ ứng dụng
 - GV yêu cầu HS đọc từ ứng dụng
 - GV giới thiệu: Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh
 Luyện viết câu ứng dụng
 - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
 - GV giúp HS nội dung ứng dụng : Cây non cành mềm nên dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con.
 - Nêu độ cao của các chữ cái?
- Cách đặt dấu thanh ở các chư õ?
- Khoảng cách giữa các chữ ?
Hướng dẫn HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu:
 + Viết chữ U:1 dòng
 + Viết chữ B, D : 1 dòng
 + Viết tên riêng Uông Bí : 2 dòng
 + Viết câu thơ : 2 lần
Chấm, chữa bài
- GV thu khoảng 7 bài chấm, nhận xét.
- Chữ U, B, D
- HS theo dõi để nắm được cách viết.
- Viết bảng con chữ : U, B, D
- 2 HS đọc từ ứng dụng
- Viết bảng con từ ứng dụng
- 2 HS đọc câu ứng dụng
- Các chữ cao 2,5 li: U, h, y,b
- Các chữ cao 1,5 li: t
- Các chữ còn lại cao 1li
- Dấu sắc đặt trên chữ ô,. Dấu huyền đặt trên chữ ư, o.Dấu nặng đặt dưới chữ a
- Bằng khoảng cách viết một chữ o
- Viết trên bảng con chữ : Trẻ em
- HS nghe hướng dẫn để viết đúng theo yêu cầu.
- HS viết bài vào vở.
- HS nghe, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
 IV
 CỦNG CỐ- DẶN DÒ 
- Các em vừa viết chữ hoa gì ? từ ứng dụng gì?
- Chữ hoa cỡ nhỏ cao bao nhiêu?
- Nêu tư thế khi viết bài ?
- Về nhà hoàn thành bài viết ở nhà.
- GV nhận xét tiết học.
TiÕt 2: chÝnh t¶
 LIÊN HỢP QUỐC
I. MỤC TIÊU
 * Rèn kĩ năng viết chính tả
 1.Nghe viết đúng bài Liên hợp quốc. Viết đúng các chữ số.
 2.Làm đúng các bài tập điền tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch ; êt/êch. Đặt câu đúng với các từ mang âm, vần trên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -SGK, bảng lớp viết nội dung bài tập 2b
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - GV đọc cho HS viết bảng con: bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh, thị xã.
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết đúng bài Liên hợp quốc và làm đúng các bài tập điền tiếng có vần dễ lẫn: êt/êch. Đặt câu đúng với các từ vần đó.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
 Hướng dẫn HS viết chính tả 
-GV đọc bài viết.
-Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì? 
-Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc?
-Việt nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào lúc nào?
-GV hướng dẫn HS viết đúng các từ ngữ: liên hợp quốc, nhằm, lãnh thổ, hợp tác
- Nêu cách trình bày bài viết? 
- Nêu tư thế khi viết bài ?
-GV nhắc HS ngồi ngay ngắn , viết nắn nót .
-GV đọc bài
-GV đọc lại bài
-GV thống kê lỗi lên bảng.
-Thu khoảng 7 vở chấm và nhận xét 
Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2 
-GV chọn cho HS làm phần b
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
-GV theo dõi, nhận xét.
Bài 3 
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
 -GV theo dõi, nhận xét.
 -2 HS đọc lại.
-Bảo vệ hoà bình, tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước.
-191 nước và vùng lãnh thổ
- 20-9-1977
-HS viết bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
-Viết đề bài ở giữa trang vở, chữ cái đầu câu, đầu dòng và tên riêng phải viết hoa.
-Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, mắt cách quyển vở từ 25- 30 cm. Vở để hơi nghiêng so với mặt bàn.Viết nắn nót từng chữ.
-HS thực hiện.
-HS nghe đọc và viết bài vào vở.
-HS soát lỗi.
-HS báo lỗi
-1HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
-Điền vào chỗ trống êt/êch
-1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con . 
 + hết giờ, hũi hếch, hỏng hết
 + lệt bệt, chênh lệch
-1HS đọc đề, cả lớp đọc thầm
-Chọn 2 từ ngữ vừa hoàn chỉnh ở bài 2 để đặt câu
-HS làm miệng, cả lớp theo dõi, nhận xét.
+ Trống đánh báo hiệu hết giờ học, chúng em vui vẻ ra về.
+Bạn Nam có cái mũi hếch rất ngộ.
 IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Vừa viết chính tả bài gì ?
 - Nêu cách trình bày bài chính tả dưới dạng một đoạn văn ?
 - Nêu tư thế khi ngồi viết chính tả?
 - GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng.
 	 TËp ®äc
NGỌN LỬA Ô- LIM- PÍCH
I MỤC TIÊU:
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Chú ý các từ ngữ : Ô- lim- pích, Ô- lim- pi- a, 3000 năm, trai tráng, tấu nhạc, nguyệt quế, hữu nghị.
 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 - Hiểu được nghĩa các từ chú giải trong bài
 - Hiểu nôi dung bài: Đại hội thể thao Ô- lim- pích được tổ chức trên phạm vi toàn thế giới( bắt đầu từ năm 1894), là tục lệ đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hi Lạp cổ. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô- lim- pi- a tới nơi tổ chức đại hội thể hiện ước vọng hoà bình, hữu nghị của các dân tộc trên thế giới.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Một mái nhà chung và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 - GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI. Đại hội thể thao Ô- lim- pích là đại hội được tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Đại hội này có từ bao giờ? Nhằm mục đích gì? Bài đọc hôm nay sẽ cho các em rõ điều đó.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể trang trọng, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện nội dung chính của mỗi câu.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu trước lớp
- GV viết bảng: Ô- lim- pích, Ô- lim- pi- a
 + Đọc từng đoạn trước lớp
GV chia bài thành 3 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
 + Đọc từng đoạn trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1. Đạo hội thể thao Ô- lim- pích có từ bao giờ? 
 2. Tục lệ của đại hội có gì hay?
 3. Theo em vì sao người ta khôi phục Đại hội thể thao Ô- lim- pích? 
- GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS thi 3 đoạn văn. 
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc đúng nhất.
- HS kết hợp đọc thầm
- HS đọc cá nhân, đồng thanh 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
- Có từ gần 3000 năm trước ở nước Hi Lạp cổ.
- Đại hội được tổ chức 4 năm 1 lần vào tháng 7, kéo dài 5, 6 ngày. Thanh niên trai tráng thi nhiều môn thể thao: Chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật.Người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng, đặt trên đầu một vòng nguyệt quế. Mọi cuộc xung đột trong thời gian diễn ra đại hội đều phải tạm ngừng.
- Vì tục lệ này khuyến khích mọi người tập thể thao/ Vì đại hội tạo điều kiện cho các dân tộc trên toàn thế giới thể hiện tinh thần hoà bình hữu nghị, hợp tác.
- 3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn văn.
 IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Em biết VĐV Việt Nam nào đã đoạt giải khi tham dự Đại hội thể thao Ô- lim- pích?
( Trần Hiếu Ng

File đính kèm:

  • docGA_t30.doc