Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021
BÀI 6: EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH (T1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường.
- Giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình.
- Tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- Sách giáo khoa Đạo đức 1. – Một số đạo cụ để đóng vai.
- Giẻ lau bảng, chổi, ki hốt rác,.
- Mẫu “Giỏ việc tốt”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS chơi trò “Nhìn hành động, đoán việc làm”.
- Cách chơi:
+ HS tham gia chơi được chia thành 2 đội (mỗi đội 5 HS). Những HS còn lạilàm cổ động viên.
+ Lần lượt mỗi thành viên của hai đội mô phỏng thao tác hành động khi thực hiện một việc gì đó (quét nhà, rửa bát, lau bàn,.). Đội kia quan sát và đoán đúng việc làm mà đội bạn vừa mô phỏng.
- Luật chơi:
+ Mỗi lần đoán đúng một hành động, việc làm được 1 điểm.
+ Đội sau không được lặp lại hành động mà đội trước đã thực hiện,
+ Đội nào có tổng số điểm cao hơn, đội đó chiến thắng.
- HS thực hiện trò chơi.
- GV nhận xét và giới thiệu bài mới.
KHÁM PHÁ
? BT yêu cầu gì? + BT này thuộc dạng toán nào? + Muốn tìm tổ hai trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào? - HS giải cá nhân vào vở,1HS lên bảng giải - Lớp nhận xét HĐ3: Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS biết vận dụng những học vào thực tế; Chuẩn bị tiết sau kiến thức vừa -----------------------***------------------------ Buổi chiều Tập viết ÔN CHỮ HOA G I. MỤC TIÊU: - Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gi),Ô ,T(1dòng); viết đúng tên riêng: Ông Gióng (1 dòng) và câu ứng dụng: Gió đưa . Thọ Xương(1lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Mẫu chữ viết hoa G , mẫu chữ tên riêng: Gò Công. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: - Lớp trưởng điều hành: cả lớp viết vào bảng con G - Gò Công. - Lớp trưởng mời GV nhận xét B. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học HĐ2: HD viết trên bảng con a) Luyện viết chữ hoa : - HS tìm các chữ hoa có trong bài: Gi , Ô , - HS quan sát chữ mẫu, nêu quy trình. - GV viết mẫu , đồng thời nêu lại quy trình viết. - HS viết vào bảng con. b) Luyện viết từ ứng dụng: - HS đọc tên riêng: Ông Gióng. - GV giới thiệu về Ông Gióng. - GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ- HS tập viết trên bảng con. c) Luyện viết câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao. - HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao. HĐ3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết - GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ. + Viết chở Gi, Ô, T: Mỗi chữ 1 dòng. + Viết tên riêng: Ông Gióng: 2 dòng. + Viết câu ca dao: 2 lần. - HS viết bài vào vở. HĐ4: Chấm, chữa bài: - GV kiểm tra 7- 8 bài và nhận xét trực tiếp. - Tuyên dương HS viết đẹp, nhắc nhở HS viết chưa đẹp HĐ5: Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà luyện viết vào vở Tập viết. -----------------------***---------------------- Tự nhiên -Xã hội HỌ NỘI, HỌ NGOẠI I. MỤC TIÊU - Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng. - GDKNS: Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về họ hàng. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Các hình trong SGK tr. 40, 41. - HS mang ảnh họ hàng nội ngoại. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HĐ1: Giới thiệu bài: - Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau. - GV giới thiệu bài - ghi mục, nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại HĐ2: Làm việc với sgk. Mt: Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng. Bước 1: Làm việc theo nhóm 4. - HS quan H1- sgk và trả lời câu hỏi: + Hương đã cho các bạn xem ảnh ai? + Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai? + Quang dẫn cho các bạn xem ảnh ai? + Ông bà nội của Quang đã sinh ra những ai? Bước 2: Làm việc cả lớp: Kowps trưởng điều khiển chia sẻ trước lớp - GV hỏi: Những người thuộc họ nội gồm những ai? Những người thuộc họ ngoại gồm những ai? - GV nhận xét, kết luận HĐ3: Kể về họ nội, họ ngoại. Mt: Giới thiệu chính xác về họ hàng mình - Từng nhóm treo tranh của nhóm mình lên bảng. Một vài HS trong nhóm lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng của mình. - GV nhận xét các nhóm. Kết luận: Ông bà nội ngoại và các cô dì, chú bác là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải yêu quý, quan tâm, giúp đỡ. HĐ4: Củng cố, dặn dò - HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK - Liên hệ việc bảo vệ cơ quan thần kinh. - GV nhận xét chung - Dặn HS vận dụng kiến thức vừa học vào cuộc sống hàng ngày; chuẩn bị bài sau: Ôn tập __________________________________________________ Thứ Ba, ngày 24 tháng 11 năm 2020 Tập đọc THƯ GỬI BÀ I. MỤC TIÊU - Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu. - Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. - Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu. ( trả lời các câu hỏi trong SGK) - GDKNS: Tự nhận thức bản thân II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ, Tranh III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: - Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu các tổ trưởng kiểm tra các bạn trong tổ đọc lại đoạn 1 và đoạn 2 của bài: Giọng quê hương - Các tổ trưởng báo cáo kết quả đọc bài cũ của tổ mình. - GV nhận xét chung. B. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học HĐ2: Luyện đọc Mt: Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ - GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm - Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp câu - Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Luyện đọc theo nhóm: 3 bạn - Thi đọc giữa các nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài: Mt: Hiểu tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu - GV gọi 1 HS điều hành cả lớp phần Tìm hiểu bài - HS thảo luận nhóm 4: làm việc cá nhân, chia sẽ trong nhóm, trước lớp các câu hỏi SGK + Đức viết thư cho ai? (Đức viết thư cho bà) + Dòng đầu thư bạn viết như thế nào? (Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003) + Bạn Đức hỏi thăm Bà điều gì? (Đức hỏi thăm sức khỏe của bà) + Đức kể với Bà điều gì? (Đức kể về tình hình gia đình và bản thân mình) + Tình cảm của Đức với Bà như thế nào? (Đức rất yêu và kính trọng bà) - GV nhận xét, bổ sung và chốt nội dung: HĐ4: Luyện đọc lại: Mt: Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu - Một HS đọc lại bài - Tổ chức cho các nhóm thi đọc. - Các nhóm thể hiện - GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt HĐ5: Củng cố dặn dò: - 2 HS nhắc lại ý chính bài thơ. - GV liên hệ giáo dục HS: Biết thể hiện sự yêu thương đùm bọc những người trong cộng đồng. - Nhận xét giờ học. - Dăn về nhà tiếp tục đọc thuộc lòng bài thơ -----------------------***------------------------ Toán BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH I. MỤC TIÊU Bước đầu biết giải và trình bày bài giải toán bằng hai phép tính II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: Trả bài kiểm tra, nhận xét, chữa bài: - Lớp trưởng trả bài KT - Một số em nêu lỗi sai vadf cách sửa trong bài làm của mình - GV nhận xét tuyên dương những bài làm tốt, chữa bài. B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học HĐ2: Giới thiệu bài toán giải bằng 2 phép tính. Mt: HS biết các bước giải bài toán bằng hai phép tính và cách trình bày bài giải đó Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài: - GV hỏi : + Hàng trên có mấy cái kèn? (3 cái) + Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn? (2 cái) + Hàng dưới có mấy cái kèn?( 5) + Vậy cả 2 hàng có mấy cái kèn?( 3+ 5= 8) - Hướng dẫn HS trình bày bài giải như sgk. Bài 2: - HS nêu bài toán. - GV hỏi: + Bể thứ nhất có mấy con cá? + Số cá bể 2 như thế nào so với bể 1. + Hãy vẽ sơ đồ bài toán. - Bài toán hỏi gì? - Hãy tính số cá ở bể 2? 4 + 3 = 7 (con cá). - Hãy tính số cá ở cả 2 bể? 4 + 7 = 11 (con cá). - Hướng dẫn HS trình bày bài giải: -> GV giới thiệu đây là bài toán giải bằng 2 phép tính. HĐ3: Thực hành: Mt: HS bước đầu biết giải và trình bày bài giải toán bằng hai phép tính Bài 1: - HS đọc bài toán - GV hỏi: BT cho biết gì? BT hỏi gì? Để biết được cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh thì trước hết ta phải làm gì? - GV tóm tắt bài toán - HS giải vào giấy nháp – 1 HS giải vào bảng phụ - Lớp nhận xét – GV nhận xét Bài 2: - HS đọc bài toán - HS tự tóm tắt và giải vào vở– 1 HS giải vào bảng phụ - GV theo dõi, chấm một số bài, nhận xét Bài 3: - GV vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng - HS nêu bài toán - HS giải vào giấy nháp – 1 HS chữa bài - GV nhận xét HĐ4: Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS học thuộc và vận dụng tốt kiến thức vừa học, làm thêm VBT -----------------------***------------------------ Chính tả (nghe - viết) QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT I. MỤC TIÊU - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Tìm và viết được tiếng có vần oai / oay ( BT2) - Làm được BT3b II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: VBT tiếng việt III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC A Bài cũ: - HS hoạt động theo nhóm đôi - Lớp trưởng điều khiển các bạn hoạt động theo nhóm đôi - Viết vào bảng con từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, g (3 từ). - Lớp trưởng báo cáo kết quả - GV nhận xét B. Bài mới HĐ1:: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học HĐ2: Hướng dẫn hoc HS viết. Mt: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - GV đọc toàn bài 1 lượt. Hỏi: Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình? - HS chỉ ra những chữ viết hoa trong bài. Cho biết vì sao phải viết hoa những chữ ấy? ( ví dụ: Chị Sứ). - HS tập viết chữ khó: Trái sai, da dẻ, ngày xưa. b. Hướng dẫn viết chính tả: - GV đọc chính tả, HS nghe viết bài vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn. Lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày, quy tắc viết hoa. c. Đánh giá, nhận xét, chữa bài - HS đổi chéo vở để kiểm tra, dùng bút chì gạch chân lỗi sai. - GV nhận xét 1 vở và nhận xét. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài 1: Tìm 3 từ có tiếng chứa vần oai, 3 từ có tiếng chứa vần oay. - Các nhóm thi tìm từ nhanh. - HS làm bài tập vào vở BT. Bài 2: b - Thi đọc trong từng nhóm. - Thi viết bảng trên lớp. - GV kết hợp củng cố cách viết. HĐ4: Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS tiếp tục luyện viết, khắc phục lỗi thường mắc phải -----------------------***------------------------ Tự nhiên và xã hội THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG I. MỤC TIÊU Biết mối quan hệ, biết xung hô đúng đối với những người trong họ hàng. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Các hình trong sgk, HS mang ảnh họ hàng đến lớp (nếu có). III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: - HS hoạt động nhóm đôi + Tổ 1,2 giới thiệu họ nội của mình có những ai? + Tổ 3,4 giới họ ngoại của mình có những ai? - HS, GV nhận xét HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học HĐ2: Làm việc với phiếu bài tập Mt: Biết mối quan hệ, biết xung hô đúng đối với những người trong họ hàng. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát H42- sgk và làm việc với phiếu bài tập. Bước 2: Các nhóm đổi chéo phiếu bài tập cho nhau để chữa bài. Bước 3: Làm việc cả lớp: - Các nhóm trình bày trước lớp, GV khẳng định ý đúng. Phiếu bài tập: Hãy quan sát hình 42 sgk và trả lời câu hỏi: - Ai là con trai, ai là con gái ông bà? - Ai là con dâu ai là con rể của ông bà? - Ai là cháu nội ai là cháu ngoại ông bà? - Những ai thuộc họ hàng nội của Quang? - Những ai thuộc họ ngoại của Hương? - HS tự giới thiệu. Lớp lắng nghe - GV nhận xét, tuyên dương những bạn giới thiệu đúng, đầy đủ HĐ3: Giới thiệu về họ hàng của mình - HS biết mối quan hệ họ hàng và cách xưng hô với những người họ hàng của mình - GV nhận xét. HĐ4: Củng cố, dặn dò - Một HS nhắc lại những nội dung đã được học. - GV nhận xét giờ học. - Vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế; Đạo đức BÀI 6: EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH (T1) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: - Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường. - Giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình. - Tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu. - Sách giáo khoa Đạo đức 1. – Một số đạo cụ để đóng vai. - Giẻ lau bảng, chổi, ki hốt rác,... - Mẫu “Giỏ việc tốt”. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG - GV tổ chức cho HS chơi trò “Nhìn hành động, đoán việc làm”. - Cách chơi: + HS tham gia chơi được chia thành 2 đội (mỗi đội 5 HS). Những HS còn lại làm cổ động viên. + Lần lượt mỗi thành viên của hai đội mô phỏng thao tác hành động khi thực hiện một việc gì đó (quét nhà, rửa bát, lau bàn,...). Đội kia quan sát và đoán đúng việc làm mà đội bạn vừa mô phỏng. - Luật chơi: + Mỗi lần đoán đúng một hành động, việc làm được 1 điểm. + Đội sau không được lặp lại hành động mà đội trước đã thực hiện, + Đội nào có tổng số điểm cao hơn, đội đó chiến thắng. - HS thực hiện trò chơi. - GV nhận xét và giới thiệu bài mới. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc cần tự giác làm ở nhà và ở trường * Mục tiêu: HS nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà và ở trường. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 30 và nêu những việc các bạn trong tranh đang làm. - GV gọi một số HS mô tả việc làm mà các bạn trong tranh đang thực hiện. + Tranh 1: Bạn đang đánh răng. + Tranh 2: Bạn đang gấp chăn. + Tranh 3: Bạn đang xếp sách vở vào cặp sách ở lớp học. + Tranh 4: Bạn đang cầm chổi để quét lớp. + Tranh 5: Hai bạn đang xếp khay bát ra xe đẩy sau khi ăn xong. + Tranh 6: Bạn đang sắp xếp lại sách vở trên bàn học ở nhà. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi: 1) Theo em, các bạn trong tranh cảm thấy như thế nào sau khi tự giác làm việc của mình? 2) Em nên tự giác làm những việc nào? 3) Vì sao em nên tự giác làm việc của mình? - HS trả lời câu hỏi. - GV kết luận: Em cần tự giác làm việc của mình để không làm phiền người khác, lại niềm vui cho mình và được mọi người quý trọng. Lưu ý: Trong trường hợp học sinh không trả lời được câu hỏi số 2, GV có thể đặt câu hỏi khác: Nếu em làm được những việc đó, em sẽ cảm thấy như thế nào? Ví dụ: Khi tự sắp xếp sách vở của mình vào cặp, em cảm thấy thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách để làm tốt việc của mình * Mục tiêu: HS nêu được các cách để tự làm tốt việc của mình ở trường và ở lớp. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 31, thảo luận nhóm để nêu một số cách làm tốt việc của mình. - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV mời một số nhóm lên trả lời. Các nhóm khác trao đổi bổ sung. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng: 1) Ngoài những cách làm trên, còn có những câu của mình? 2) Em đã thực hiện được một trong những cách mà em đã chọn để làm tốt việc của mình ở nhà và ở trường. - HS trả lời câu hỏi. - GV kết luận: Để làm tốt việc của mình em có thể: + Cùng làm việc với bạn. + Cùng làm việc với người lớn. + Tự làm việc, có sự giám sát của người lớn. + Nhìn người lớn làm và bắt chước theo. + Nhờ người lớn hướng dẫn và giúp đỡ. -----------------------***------------- Luyện toán ÔN LUYỆN PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Cũng cố với phép trừ trong phạm vi 6 - Làm thành thạo các phép tính trong phạm vi 6 - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ Bộ đồ dùng Toán 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV cho hs làm vào bảng con: 6 - 3 = , 6 - 4 = , 5 - 4 = - Gv nhận xét. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: Gv giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng 2. Ôn luyện Bài 1. HS nêu y/cầu - GV ghi bảng: Tính + HS chơi trò chơi “ Truyền điện” - nêu kết quả . 3 - 1 = 4 - 1 = 5 - 1 = 6 - 1 = 3 - 2 = 4 - 2 = 5 - 2 = 6 - 2 = 3 – 3 = 4 – 3 = 5 – 3 = 6 - 3 = 4 – 4 = 5 – 4 = 6 – 4 = 5 – 5 = 6 – 5 = 6 – 6 = Bài 2: GVnêu yêu cầu ( Tính) - GV ghi bảng 2 - 1 = 3 - 1 = 1 + 1 = 1 + 2 = 3 - 1 = 3 - 2 = 2 - 1 = 3 - 2 = 3 - 2 = 2 - 1 = 3 - 1 = 3 - 1 = - HS làm vào vở luyện Toán - Gv chữa bài. Bài 3. Gv nêu y/ cầu và ghi bảng ( Điền số) - Hs làm vào vở ô li 6 - ... = 5 5 - ...= 4 6 - ... = 1 4 - ... = 3 5. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà các em nhớ xem -----------------------***------------------------ Thứ Tư, ngày 25 tháng 11 năm 2020 Tập làm văn TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ I/MỤC TIÊU: - Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa vào mẫu SGK. Biết cách ghi phong bì thư. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phong bỡ thư III HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Bài cũ: - Lớp trưởng điều hành HS đọc bài Thư gửi bà theo nhóm đôi - Lớp trưởng báo cáo kết quả- GV nhận xét B. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học HĐ2: Hướng dẫn viết thư: Mt: HS biết viết một bức thư ngắn ( nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa vào mẫu SGK - Yêu cầu HS đọc đề bài 1 và gợi ý trong sgk. + Em sẽ gửi thư cho ai? + Dòng đầu thư em viết thế nào? + Em viết lời xưng hô như thế nào cho tình cảm, lịch sự? + Trong phần hỏi thăm tình hình em viết những gì? + Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân? + Em muốn chúc người thân những gì? + Em sẽ hứa với người thân điều gì? - HS trả lời các câu hỏi gợi ý của GV - GV nhắc lại các phần của một bức thư: Phần đầu bức thư gồm những gì? Phần nội dung chính gồm những gì? Phần cuối bức thư viết thế nào? - HS cả lớp viết thư, sau đó gọi 1 số em đọc thư. Nhận xét. HĐ3: Viết phong bì thư: Mt: HS biết cách ghi phong bì thư. - Yêu cầu HS đọc phong bì được minh hoạ. + Góc bên trái phía trên ghi những gì? + Góc bên phải phía dưới ghi những gì? + Chúng ta dán tem ở đâu? - HS viết phong bì thư. - HS đọc phong bì thư của mình HĐ3: Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung chính trong 1 bức thư. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS nhớ cách viết thư và phong bì thư để vận dụng vào thực tế. -----------------------***------------------------ Toán BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TT) I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải toán bằng hai phép tính - Bài tập cần làm: 1,2,3(dòng 1) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: A. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng làm BT 1,2 tiết trước - GV cùng HS nhận xét. B. Bài mới . Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học HĐ2: Giới thiệu bài toán giải bằng 2 phép tính. Mt: HS biết các bước giải bài toán bằng hai phép tính và cách trình bày bài giải đó - Gọi HS đọc đề bài Bài toán: - GV hỏi : + Ngày thứ bảy bán được mấy xe đạp? + Chủ nhật bán được gấp mấy lần ngày thứ bảy? - Hướng dẫn HS tóm tắt và trình bày bài giải theo hai bước Bước 1: Tìm số xe dạp bán trong ngày chủ nhật (6 x 2 = 12) Bước 2: Tìm số xe đạp bán cả hai ngày( 6 + 12 =18) - HS giải vào vở nháp, 1em lên bảng giải - HS nêu bài giải - HS, GV nhận xét - GV chốt lời giải đúng như SGK HĐ3: Thực hành: Mt: HS bước đầu biết giải và trình bày bài giải toán bằng hai phép tính Bài 1: - HS đọc bài toán - GV hỏi: BT cho biết gì? BT hỏi gì? - GV vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán - GV hướng dẫn: Muốn biết quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh thì phải biết quãng đướng từ nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh. Mà quãng đường từ nhà đến chợ huyện đã biết, yêu cầu phải tìm được quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh - HS giải vào nháp – 1 HS giải vào bảng phụ - Lớp nhận xét – GV nhận xét, chốt lời giải đúng Bài 2: - HS đọc bài toán. GV hướng dẫn Bước 1: Tìm số lít mật ong lấy ra Bước 2: Tìm số lít mật ong còn lại - HS tự tóm tắt và giải vào vở– 1 HS giải vào bảng phụ - GV theo dõi, hướng dẫn, chấm một số bài - Lớp nhận xét – GV nhận xét, chốt lời giải đúng Bài 3: Số? - GV vẽ sơ đồ giống SGK - HS làm bài nhóm đôi, nêu miệng kết quả - GV yêu cầu HS giải thích. Lớp nhận xét – GV nhận xét HĐ3: Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS biết vận dụng những học vào thực tế; Chuẩn bị tiết sau kiến thức vừa -----------------------***------------------------ Chính tả( Nghe- viết) QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT điền tiếng có vần et / oet (BT2) - Làm đúng BT3 b. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: - Lớp trưởng điều hành lớp hoạt động theo nhóm đôi, viết lần lượt từng từ vào bảng con: quả xoài , xoáy nước, buồn bã. - Lớp trưởng báo cáo kết quả- GV nhận xét B. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học HĐ2: Hướng dẫn hoc HS viết. Mt: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc bài viết - HS trao đổi về nội dung đoạn thơ: Quê hương gắn liền với những hình ảnh nào? - Hướng dẫn cách trình bày : + Các khổ thơ được viết như thế nào ? + Chữ đầu dòng thơ được viết thế nào cho đúng, đẹp ? - HS viết chữ khó vào nháp: trèo hái, rợp, nghiêng, diều. b. Hướng dẫn viết chính tả: - GV yêu cầu HS nhớ viết 2 khổ thơ vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn. Lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày, quy tắc viết hoa. c. Đánh giá, nhận xét, chữa bài - HS đổi chéo vở để kiểm tra, dùng bút chì gạch chân lỗi sai. - GV nhận xét 1 vở và nhận xét. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Mt: Điền tiếng có vần
File đính kèm:
giao_an_tong_hop_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2020_2021.doc