Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy

I. Mục tiêu

- Đọc đúng, rõ ràng các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.

- Bước đầu thuộc bảng chữ cái. Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật.

- Giáo dục các em ý thức chăm chỉ ôn luyện.

II. Chuẩn bị:

- Phiếu bài Tập đọc, bảng phụ kẻ sẵn bài tập 3.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc30 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tắt bằng sơ đồ và giải bài toán vào vở.
* GV giúp đỡ HSY trình bày đúng bài giải.
- Hướng dẫn chữa bài trên bảng. 
- Nêu câu lời giải khác?
* Củng cố cách trình bày và giải bài toán dạng toán ít hơn.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu một phép tính có đơn vị đo là lít?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- Nhận xét chữa bài. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 3 HS lên bảng, lớp điền bút chì trong SGK. 
- HS lắng nghe.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- 35 trừ 12 bằng 23. Vậy 35l -12l = 23l.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS nêu bài toán dựa vào tranh a
VD: Có ba cái ca lần lượt chứa được 1l; 2l và 3l nước. Hỏi cả ba ca đó chứa được bao nhiêu lít nước?
- Có 3 ca nước, lần lượt 1l; 2l; 3l 
- Tính số nước của 3 ca.
- Thực hiện phép tính: 1l + 2l + 3l 
- HS viết phép tính vào bảng con.
 1l + 2l + 3l = 6l
- 2 HS đọc đề toán.
- HS hỏi đáp
- Bài toán thuộc dạng toán ít hơn. 
- HS phân tích đề toán.
- Tóm tắt bằng hình vẽ như trong SGK 
- HS làm bài trong vở. 1 HS chữa trên bảng. 
Bài làm
Thùng thứ hai có số lít dầu là:
16 - 2 = 14 (l)
 Đáp số: 14l dầu
- HS nhận xét, chữa bài.
- Số lít dầu ở thùng thứ hai là:
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
____________________________________________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4)
I . Mục tiêu
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Nghe-viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả "Cân voi"; tốc độ viết khoảng 35 chữ/15 phút.
- Giáo dục ý thức trình bày bài viết sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: 
- Phiếu ghi các bài Tập đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Nội dung bài học: 
HĐ1: Ôn tập các bài tập đọc - HTL:
- Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc (Các bài TĐ đã học từ tuần 1 đến tuần 8).
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Nhận xét.
HĐ2: Viết chính tả bài "Cân voi" . 
- GV treo BP, đọc bài "Cân voi". 
- Giải nghĩa các từ: sứ thần, Trung Hoa, 
Lương Thế Vinh.	
+ HD HS ghi nhớ nội dung:
- Đoạn văn kể về ai?
- Lương Thế Vinh đã làm gì?
* Chốt nội dung câu chuyện: Ca ngợi trí thông minh của Lương Thế Vinh.
+ HD cách trình bày:
- Đoạn viết có mấy câu ? 
- Những từ nào được viết hoa? Vì sao phải viết hoa? 
+ Hướng dẫn viết từ khó:
- GV yêu cầu HS tìm các tiếng từ mà các em khó viết, dễ viết sai. 
- Gọi 1 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- Đọc mẫu lần 2. Hướng dẫn cách ngồi, cách viết, cách cầm bút, để vở.
- GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV theo dõi giúp đỡ HS, đặc biệt HSKT.
- Đọc soát lỗi. 
- GV thu vở nhận xét, tuyên dương HS viết đẹp, không mắc lỗi chính tả.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu cách viết tên riêng của người, sông, núi...?
- Nhận xét tiết học. Dặn những HS đọc, viết chưa tốt về tự ôn luyện thêm và chuẩn bị bài: Ôn tập giữa học kì 1 (tiết 5).
- HS lắng nghe.
- Từng HS lên bắt thăm bài đọc để chọn bài. Xem bài khoảng 2 phút.
- Đọc bài trước lớp. Trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm.
- HS giải nghĩa.
- Trạng nguyên Lương Thế Vinh.
- Dùng trí thông minh để cân voi.
- HS nhắc lại.
- Có 4 câu.
- HS nêu: Một, Sau, Khi viết hoa vì là chữ đầu câu. Lương Thế Vinh, Trung Hoa viết hoa là vì tên riêng.
- HS đọc và luyện viết các từ khó: Trung Hoa, Lương Thế Vinh, sai lính, nặng
- 1 HS lên bảng, lớp viết bảng con. 
- HS viết bài vào vở.
*HSKT nhìn chép đúng bài chính tả.
- Đổi vở soát lỗi. 
- HS nêu: Tên riêng của người, sông, núi... phải viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.
- HS lắng nghe.
__________________________________________________
Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2019
Sáng Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 5)
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn( bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời được các câu hỏi về ND bài tập đọc. Thuộc 2 đoạn hoặc bài thơ đã học.
- Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh(BT2).
- Giáo dục HS tự giác, tích cực học tập.
II. Chuẩn bị: Phiếu ghi tên bài TĐ-HTL. Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
1. KTBC: Gọi HS đọc bài " Cái trống trường em" và trả lời câu hỏi sgk
2. Bài mới: Giới thiệu bài
 Nội dung
a- Ôn tập các bài tập đọc Tập đọc 
Thực hiện như tiết 1
b- H/dẫn h/s luyện đọc bài" Mua kính"
Gọi h/s đọc + trả lời câu hỏi sgk
c- Dựa vào tranh trả lời câu hỏi. (miệng)
GV nêu yêu cầu.
? Để làm tốt bài tập này em phải chú ý điều gì?
GV nhận xét giúp HS hoàn chỉnh.
GV hướng dẫn kể thành một câu chuyện.
Tên câu chuyện có thể là: Bạn Tuấn; Bạn Tuấn đi học,...
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại ND bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn HS xem lại bài + C.bị bài sau. Ôn lại các bài học thuộc lòng.
- 2 HS đọc bài
- HS lên bốc thăm, đọc
- HS luyện đọc, trả lời câu hỏi
- Phải quan sát kĩ từng tranh trong sách giáo khoa, đọc câu hỏi dưới tranh, suy nghĩ trả lời từng câu hỏi.
HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- HS khá, giỏi kể mẫu.
Sau, các HS khác kể lại.
Bình chọn các bạn kể hay.
___________________________________________________
To¸n
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học, phép cộng các số kém đơn vị: kg, l. Biết số hạng, tổng. Biết giải bài toán với 1 phép cộng.
- Biết tính với đơn vị: kg, l.
- HS có ý thức tự giác học tập.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1.Giới thiệu bài:
- HS nghe.
2. Bài mới :
GV cho HS ôn tập 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Cho HS nêu kết quả , nhận xét ,bổ sung. GV chốt lại cách làm bài 1.
Bài 2: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS quan sát vào tranh 1.
+ Có mấy bao gạo ?
+ Bài cho biết gì?
+ Bài cần tìm gì? 
- Phần còn lại hướng dẫn tương tự.
- Tổ chức cho HS làm bài. Nhận xét, chữa bài.
* Kết luận: Kg là đơn vị đo mức độ nặng nhẹ của vật, lít là đơn vị đo sức chứa của một vật.
Bài 3: Treo bảng phụ.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Em hiểu bài này làm như thế nào ?
- Cho HS tự làm bài .
- Cho HS báo cáo kết quả .
Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề .
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài yêu cầu gì?
- GV cho HS làm vở.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài , nhận xét , bổ sung, chốt lại cách làm.
* Củng cố: Dạng toán tính tổng.
Bài 5: 
- Cho HS quan sát hình vẽ SGK.
- Yêu cầu HS quan sát và cho biết túi gạo nặng bao nhiêu kg?
* Củng cố: Cách cân một vật bằng cân bàn.
3. Củng cố dặn dò:
- Bài học này chúng ta được đi ôn kiến thức gì?
- Nhận xét giờ học .
- HS tự làm bài .
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả .
- HS nhận xét, bổ sung cho nhau.
- HS đọc bài.
- HS quan sát.
- Có 2 bao gạo .
+ Bao 1 nặng : 25 kg
+ Bao 2 nặng : 20 kg.
+ Tính số gạo ở cả hai bao gạo ?
- HS làm bài, 2HS lên bảng chữa bài,nhận xét , bổ sung.
a) 45 kg b) 45 l
- Lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm: Tính tổng của 2 số hạng rồi điền vào ô trống .
- HS chữa bài , nhận xét ,bổ sung.
- HS giải bài toán theo tóm tắt sau:
+ Lần đầu bán được : 45 kg gạo 
+ Lần sau bán được : 38 kg gạo 
+ Cả hai lần bán được : .kg gạo ?
- HS làm bài - chữa bài :
Bài giải
Cả 2 lần bán được số kg gạo là:
45+ 38 = 83 (kg)
Đáp số: 83 kg gạo.
- HS quan sát tranh và kim của chiếc cân trong tranh. HS nêu :
- Túi gạo nặng 3 kg.
- Số hạng, tổng, cách cân...
- HS nghe dặn dò.
___________________________________________________
 Chiều Tự nhiên và xã hội
ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN 
I. Mục tiêu:
- Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun.
- Biết được tác hại của giun đối với sức khoẻ.
- Gd hs biết cách phòng tránh bệnh giun.
II. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. KTBC: Để ăn uống sạch sẽ, chúng ta cần phải làm gì?
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung
- Hoạt động 1: Thảo luận về bệnh giun.
 G/v treo ảnh phóng trong SGK.
1, Nêu triệu chứng của người bị bệnh giun?
2, Giun thường sống ở đâu trong cơ thể?
3, Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể?
4, Nêu tác hại do giun gây ra?
- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về nguyên nhân lây nhiễm giun 
- Bước 1: Thảo luận.
- Bước 2: G/v treo tranh: Các con đường giun chui vào cơ thể người. 
- Bước 3: G/v chốt lại.
- Hoạt động 3: Làm thế nào để đề phòng bệnh giun.
- Bước 1: Làm việc cả lớp.
- Bước 2: Làm việc với SGK.
- Bước 3: GV chốt lại kiến thức. 
- Kết luận: Giữ vệ sinh ăn chín uống sôi, không để ruồi đậu vào thức ăn.
3. Củng cố - dặn dò:
- Muốn phòng bệnh giun ta phải làm thế nào?
- Dặn HS thực hành phòng tránh giun, nên tẩy giun 6 tháng/ 1 lần theo chỉ dẫn của bộ y tế.
- H/s nêu
- HS quan sát.
- Đau bụng, buồn nôn, ngứa hậu môn.
- Sống ở ruột nhiều.
- Chúng ăn các chất bổ, thức ăn trong cơ thể người.
- Sức khoẻ yếu kém, học tập không đạt kết quả. 
- HS thảo luận theo cặp.
- HS đại diện trình bày.
- HS nói 1 cách để đề phòng bệnh giun sán.
- HS nhắc lại
- HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện
_________________________________________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6)
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời được các câu hỏi về ND bài tập đọc. Thuộc 2 đoạn hoặc bài thơ đã học.
- Biết cách nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống cụ thể ( BT2); đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mẩu chuyện ( BT 3).
 - Giáo dục HS tự giác, tích cực học tập.
II.Chuẩn bị:
- Phiếu ghi bài Tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng.
- Bảng phụ chép bài tập 3 "Nằm mơ"
III. Hoạt động dạy và học :
1. Bài cũ: KT kể chuyện theo tranh.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
Bài 1: - Kiểm tra đọc (khoảng 10 em)
- GV nêu một số câu hỏi SGK .
- GV nhận xét.
*chú ý: tốc độ đọc, giọng đọc, ngắt nghỉ hơi, giọng đọc.
- GV nhận xét.
Bài 2. Nói lời cảm ơn.
- Theo dõi giúp đỡ HS
Bài 3. Bảng phụ
Cách dùng dấu phẩy - dấu chấm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ GV hướng dẫn: vị trí, cách dùng dấu câu. (chấm, phẩy)
- GV theo dõi giúp đỡ
3. Củng cố:
- Cần nói lời cảm ơn, xin lỗi khi nào?
- 2 HS kể lại 
- HS nhận xét bạn kể.
- Lần lượt HS luyện đọc và học thuộc lòng.
- HS trả lời câu hỏi .
- HS nhận xét.
- 2 HS /lần: 1 HS nêu tình huống.
- 1 HS nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở bài tập
- Báo cáo kết quả
- HS đọc lại toàn bộ bài.
- Nêu ý nghĩa của truyện.
- HS nêu miệng.
______________________________________________________
 Toán (tăng)
ÔN : PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100
 I - Mục tiêu :
- Củng cố về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100; Giải toán có lời văn.
- Rèn cho HS kĩ năng tính nhẩm, cách đặt tính. Rèn kĩ năng giải toán.
- Thích học toán và thực hành trong cuộc sống.
II - Chuẩn bị : Bảng phụ, vở LTT tiết 2/ tuần 8.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. KTBC: Gọi HS lên bảng tính: 
 45 + 18 36 + 25
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức đã học
- Ôn lại bảng cộng.
- Ôn tập về phép cộng có nhớ
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Chữa bài, củng cố cách đặt tính, tính cộng 
Bài 2 : Nối hai số có tổng bằng 100
- Hướng dẫn HS phân tích đề toán
- GV chữa bài
Bài 3: Số ?
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài. 
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Chữa bài
Bài 4 : Gọi HS nêu đề bài
- Em hãy dựa vào tóm tắt để đặt đề toán.
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Chữa bài
Bài 5 : Treo bảng phụ, gọi HS phân tích đề
- Cho học sinh suy nghĩ
- Làm mẫu phần a
- Gọi HS lên làm phần b. Chữa bài
3. Củng cố, dặn dò : 
- Củng cố kiến thức đã học.
- Nhận xét giờ học + C.bị tiết 3.
- 2 HS
- Nhắc lại tên bài.
- 2 HS nêu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS theo dõi và phân tích đề bài
- 2HS lên bảng làm, HS còn lại làm vở
- Lớp làm vở rồi chữa bài trên bảng.
- HS nêu yêu cầu. 
- HS TL 
- 1HS lên bảng làm
- HS nhận xét, chữa bài
- HS phân tích đề 
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 2HS đọc yêu cầu.
- HS phân tích : 60 + 20 + 20 = 100
- Làm bài vào vở. 1HS lên bảng chữa bài.
_______________________________________________
Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2019
Sáng Toán
TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG 
I. Mục tiêu:
 - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b ( vớ a, b là các số có không qua hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.Biết giải bài toán có một số phép trừ.
- Áp dụng để giải một số bài toán có liên quan đến tìm số hạng trong một tổng.
- HS tính nhanh và chính xác.
II. Chuẩn bị 
- Các hình vẽ trong SGK. Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ;
- Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Minh nặng : 26 kg
An nhẹ hơn Minh : 2 kg
An : .. kg?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Giới thiệu cách tìm một số hạng trong một tổng
Bước 1:
- Treo lên bảng hình vẽ 1 trong phần bài học.
- Có tất cả bao nhiêu ô vuông? Được chia làm mấy phần? Mỗi phần có mấy ô vuông?
- 6 + 4 = ?
 6 = 10 - ?
- 6 là ô vuông của phần nào?
- 4 là ô vuông của phần nào?
=>Vậy khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ hai ta được số ô vuông của phần thứ nhất.
- Tiến hành tương tự để HS rút ra kết luận.
- Lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ nhất ta được ô vuông của phần hai.
- Treo hình 2 lên bảng và nêu bài toán. Có tất cả 10 ô vuông. Chia làm 2 phần. Phần thứ nhất chưa biết ta gọi là x. ta có x ô vuông cộng 4 ô vuông bằng 10 ô vuông. 
- Viết lên bảng x + 4 = 10
- Hãy nêu cách tính số ô vuông chưa biết?
- Vậy ta có: Số ô vuông chưa biết bằng 
10 - 4 
- Viết lên bảng x = 10 – 4
- Phần cần tìm có mấy ô vuông?
- Viết lên bảng: x = 6
- Yêu cầu HS đọc bài trên bảng.
- Hỏi tương tự để có: 6 + x = 10
 x = 10 – 6
 x = 4
Bước 2: Rút ra kết luận.
- GV yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép cộng của bài để rút ra kết luận.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh từ, từng bàn, tổ, cá nhân đọc.
2.3. Luyện tập
Bài 1: (b,d,c,e)- Bài y/c chúng ta làm gì?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào ?
- Hướng dẫn : x + 3 = 9
 x = ?
 x = ?
- Y/c HS làm bài. Kiểm tra 7- 10 bài nhận xét đánh giá, chữa bài
- Nêu cách tìm một số hạng trong một tổng ?
Bài 2: 
+ Bài y/c chúng ta làm gì ?
- Các số cần điền vào ô trống là những số nào trong phép cộng?
- Yêu cầu HS nêu cách tính tổng, cách tính số hạng còn thiếu trong phép cộng.
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Bài 3:
- Gọi HS đọc nội dung bài toán.
+ Bài cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chốt: Áp dụng cách tìm một số hạng trong một tổng vào giải toán.
3. Củng cố, dặn dò.
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vảo nháp. KQ: 24 kg
- Quan sát
- Có tất cả có 10 vuông, chia thành 2 phần. Phần thứ nhất có 6 ô vuông. Phần thứ hai có 4 ô vuông.
	 	6 + 4 = 10
	 	6 = 10 - 4
- Phần thứ nhất.
- Phần thứ hai.
- HS nhắc lại kết luận.
- Lắng nghe, theo dõi
- Lấy 10 - 4 (vì 10 là tổng số ô vuông trong hình. 4 ô vuông là phần đã biết)
- 6 ô vuông
- Đọc
- Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- HS đọc kết luận và ghi nhớ
- Tìm x
- ...lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
- Theo dõi
x = 9 – 3
x = 6
- 4 em lên bảng làm, lớp làm vào vở
- ...lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
- Nêu yêu cầu
- Là tổng hoặc số hạng còn thiếu trong phép cộng.
- HS nêu.
- Làm vào nháp
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
-...có 35 học sinh, trong đó có 20 học sinh trai.
- Có bao nhiêu học sinh gái?
- Lớp tóm tắt và làm bài giải vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm. KQ: 15 HS gái.
- ...lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
_______________________________________________
Chiều Tập viết
ÔN TẬP CÁC CHỮ HOA ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách viết các chữ hoa đã học: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G. HS viết đúng các từ: An Giang, Cao Bằng, Bắc Giang, Bình Định, Cam Đường, Cẩm Giàng, Gia Bình, Ba Bể chữ đứng.
- Rèn kĩ năng viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp, viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. 
- GDHS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Chữ mẫu, phấn màu – HĐ1.
- HS: Bảng con, vở Tập viết – HĐ2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ hoa G - Góp.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chung và đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
b. Nội dung bài học: 
Hoạt động 1: Ôn cách viết chữ hoa: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G.
- GV cho HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đã học.
- GV viết mẫu từng chữ trên bảng, vừa 
viết vừa nhắc lại cách viết. 
- GV nhận xét, uốn nắn. 
Hoạt động 2: HD viết tõng tên riêng: 
- HS đọc các tên riêng trong bài. 
- HD HS tìm hiểu nghĩa các tên riêng.
- HD quan sát, nhận xét các tên riêng:
- Những con chữ nào cao 2,5 ly? Các con chữ còn lại cao bao nhiêu? Có những dấu thanh nào? Đặt trên các con chữ nào? 
- Khoảng cách giữa các chữ khoảng bao nhiêu? 
- Chữ nào viết hoa? Vì sao? - Viết mẫu chữ An Giang trên dòng kẻ, kết hợp HD cách viết.
- Các chữ sau HD tương tự. 
- GV nhận xét, uốn nắn. 
Hoạt động 3: HD viết vở: 
- Nêu yêu cầu bài viết.
- Theo dõi, uốn nắn cách viết; nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. 
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
Hoạt động 4: Thu vở nhận xét:
- Nhận xét 5 - 7 bài.
- Rút kinh nghiệm cho HS cả lớp. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại các chữ hoa đã học? 
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà luyện viết lại các chữ hoa đã học.
- 2 HS lên bảng. Lớp viết bảng con. 
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại các chữ hoa đã viết. 
- HS viết trên bảng con. 
- HS đọc CN, ĐT các tên riêng trong bài: An Giang, Cao Bằng, Bắc Giang, Bình Định, Cam Đường, Cẩm Giàng, Gia Bình, Ba Bể.
- HS nêu ý hiểu.
VD: Cam Đường là tên 1 thị xã thuộc tỉnh Lào Cai.
Gia Bình là tên 1 huyện ở tỉnh Bắc Ninh.
- HS quan sát nêu nhận xét.
- Khoảng cách đủ để viết một chữ cái o.
- HS nêu.
- HS luyện viết trên bảng con. 
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở. 
- HS theo dõi.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
_________________________________________________
Luyện viết
ÔN TẬP CÁC CHỮ HOA ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu
 - Củng cố cách viết các chữ hoa đã học. HS viết đúng các từ : Bắc An; Cẩm Giàng; Đầm Dơi; An Châu; Bạch Đằng. 
 - Luyện viết chữ đứng cho HS. Biết cách nối nét từ các chữ hoa đã học sang chữ cái đứng liền sau.
 - GDHS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp, sáng tạo.
II. Chuẩn bị
- GV: Chữ hoa A; B; C; D; Đ; G
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
1.Kiểm tra : 
- GV cho HS viết bảng con các chữ cái hoa: A; Đ; G 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: :
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích và yêu cầu giờ học .
b. Nội dung: 
*Quan sát và nhận xét mẫu.
- Treo lần lượt chữ mẫu: A; B; C; D; Đ; G
-Yêu cầu HS nhắc lại cách viết lần lượt chữ hoa A; B; C; D; Đ; G.
- Yêu cầu HS viết lại vào bảng con các chữ hoa đó.
- GV nhận xét.
* Hướng dẫn viết từ ứng dung.
GV viết lên bảng các từ ứng dụng sau: 
Bắc An; Cẩm Giàng; Đầm Dơi; An Châu; Bạch Đằng. 
- Gọi HS đọc các từ ứng dụng trên. Giúp HS nhận ra đây là một số địa danh của nước ta.
- Các từ đó được viết như thế nào ?
- Vì sao lại viết hoa?
-Yêu cầu HS viết vào bảng con 1 số từ.
* Hướng dẫn HS viết bài vào vở.
- GV hướng dẫn HS cách viết các tên riêng; cách nối các nét chữ từ chữ hoa sang chữ thường + cách viết nét thanh, nét đậm.
- GV cho HS mở vở luyện viết viết bài.
- GV uốn nắn những HS viết chưa đúng mẫu, nhắc nhở các em ngồi đúng tư thế.
- GV theo dõi giúp đỡ HS, đặc biệt HS
- GV thu 5-6 vở nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương một số bạn chữ đẹp .
3. Củng cố - dặn dò. 
- Nhắc nhở HS ứng dụng viết chữ hoa và lưu ý luyện viết hàng ngày.
- Nhận xét tiết học, dặn HS xem trước mẫu chữ hoa H.
- HS viết bảng con.
- Nhận xét
- HS quan sát và nêu lại cách viết các chữ hoa trên.
- HS viết bảng con.
- HS đọc từ ứng dụng.
- HS nêu ý kiến 
- HS nêu ý nghĩa từ ứng dụng.
- ..được viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng.
- ...tên riêng các địa d

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_9_nam_hoc_2019_2020_dang_thi_thu.doc