Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 7 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Thích

I- Mục tiêu:

Sau khi học xong, Hs có khả năng:

1. Kiến thức:

- Nắm được số tiết học chính (ô màu hồng), số tiết học bổ sung (ô màu xanh), số tiết học tự chọn (ô màu vàng) trong thời khoá biểu.

- Hiểu tác dụng của thời khoá biểu đối với HS: giúp theo dõi các tiết học trong từng buổi, từng ngày; chuẩn bị bài vở để học tập tốt.

2. Kĩ năng:

 - Đọc đúng thời khoá biểu. Biết ngắt hơi sau nội dung từng cột, nghỉ hơi sau từng dòng.

 - Biết đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.

3. Thái độ:

- Hs yêu thích môn học.

 

docx61 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 7 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Thích, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N
 I- MỤC TIÊU:
Sau khi học xong, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- HS phát âm, nói và viết đúng 2 phụ âm đầu l, n.
- HS được củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở các bài tập đọc, mở rộng các kiến thức có liên quan đến bài học.
2. Kĩ năng:
- HS đọc đúng, nhanh, diễn cảm hơn các bài tập đọc được học.
3. Thái độ:
- HS có ý thức nói, viết đúng 2 phụ âm đầu l, n.
II. ĐỒ DÙNG:
- GV: + Dự kiến các từ ngữ, câu, đoạn, bài tập, nội dung luyện nói có các tiếng có phụ âm đầu l, n; tranh.
 + Bảng phụ, phấn màu.
- HS: Bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cuả hs
1. KTBC: 5p
2. Dạy học bài mới: 30p
a. GTB
b. Tìm hiểu bài
Luyện đọc đúng l, n trong bài tập đọc của tuần đang học. 
* Từ ngữ
* Câu
* Đoạn
* Luyện viết. 
* Luyện nói.
3. Củng cố, dặn dò: 5p
? Tìm 2 từ viết với phụ âm đầu l, n.
- GV NX, KL
- Nêu mục tiêu, nhiệm vụ.
- GV gọi HS đọc bài tập đọc Ngôi trường mới trong tuần. 
- GV sửa cho HS đọc đúng
? Nêu nội dung của bài tập đọc.
? Tìm trong bài tập đọc đó những từ ngữ có tiếng viết với phụ âm đầu l, n
- GV ghi bảng một số từ: lợp lá, nền, lấp ló, nổi, lụa, nắng, ...
- GV giúp HS đọc đúng
* Luyện đọc câu có nhiều tiếng có phụ âm đầu l, n
? Tìm trong câu đó những từ ngữ có tiếng viết với phụ âm đầu l, n
- GV giúp HS đọc đúng
+ Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá.
* Luyện đọc 1 đoạn có nhiều tiếng có phụ âm đầu l, n
- GV nx, uốn nắn
1. Tìm 3 từ có tiếng viết với phụ âm đầu l/n
2. Đặt câu với một trong những từ đó.
- GV chữa, cho HS luyện đọc đúng
- GV nx,uốn nắn.
- Giáo viên đưa chủ đề ( gợi ý tranh hoặc bài viết)
- GV NX, uốn nắn.
- NX tiết học.
- Tuyên dương hs.
- Về nhà tìm tiếp các từ có tiếng viết với phụ âm đầu l, n, luyện đọc.
- 2 HS làm bảng, HS khác làm nháp
- HS luyện đọc các từ đó
- Nhận xét
- HS nghe
- HS đọc
- Hs nêu
- HS tìm 
- HS đọc 
- HS tìm
- HS đọc 
- HS đọc đoạn 1, 2.
- HS làm vở, làm bảng
- HS trình bày
- HS khác NX
- Hs đọc
- HS thảo luận nhóm 4
- Các nhóm thi nói theo chủ đề
- Nhận xét
Bổ sung:
Tiết 6:	 ĐẠO ĐỨC:
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (TIẾT 1)
I- MỤC TIÊU: 
Sau khi học xong, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Hiểu trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng.
- Hiểu chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của em đối với ông bà, cha mẹ.
2. Kĩ năng:
- HS tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp.
3. Thái độ:
- HS có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà.
II- ĐỒ DÙNG:
- GV: Bộ tranh nhỏ dùng để làm việc theo nhóm ở Hoạt động 2 – tiết 1 (trong Bộ đồ dùng dạy học). 
- HS: Vở bài tập đạo đức 2 (nếu có), thẻ ý kiến.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A- Kiểm tra bài cũ: 
5 phút
- Sống gọn gàng, ngăn nắp có ích lợi gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
B- Bài mới: 30 phút
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Bài giảng: 
Hoạt động 1: Phân tích bài thơ Khi mẹ vắng nhà.
Mục tiêu: HS biết một tấm gương chăm làm việc nhà; HS biết chăm làm việc nhà là thể hiện tình yêu thương ông bà, cha mẹ.
Cách tiến hành:
- GV đọc diễn cảm bài thơ Khi mẹ vắng nhà của Trần Đăng Khoa.
- HS đọc lại lần thứ hai.
- Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà?
- Thảo luận lớp:
- Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm như thế nào đối với mẹ?
- Em hãy đoán xem mẹ bạn nghĩ gì khi thấy những việc bạn đã làm?
+ GV kết luận:
* Bạn nhỏ làm các việc nhà vì bạn thương mẹ, muốn chia sẻ nỗi vất vả với mẹ. Việc làm của bạn mang lại niềm vui và sự hài lòng cho mẹ. Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập.
Hoạt động 2: Bạn đang làm gì? 
Mục tiêu: HS biết được một số việc nhà phù hợp với khả năng của các em.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm HS và giao nhiệm vụ cho các nhóm: nêu tên việc nhà mà các bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm.
- Các em có thể làm được những việc đó không?
- GV khen HS.
- GV kết luận:
* Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Các nhóm trình bày.
Tranh 1: Cất quần áo.
Tranh 2: Tưới cây, tưới hoa.
Tranh 3: Cho gà ăn.
Tranh 4: Nhặt rau.
Tranh 5: Rửa ấm chén.
Tranh 6: Lau bàn ghế.
- HS trả lời
Hoạt động 3: Điều này đúng hay sai?
Mục tiêu: HS có nhận thức, thái độ đúng đối với công việc gia đình.
Cách tiến hành:
- GV lần lượt nêu từng ý kiến, yêu cầu HS giơ thẻ ý kiến theo quy ước.
- Sau mỗi ý kiến, GV mời một số HS giải thích lí do.
- HS giơ thẻ.
- GV kết luận:
- Các ý kiến b, d, đ là đúng; ý kiến a, c là sai, vì mọi người trong gia đình đều phải tự giác làm việc nhà, kể cả trẻ em.
Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em, là thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ.
C- Củng cố- dặn dò: 5 phút
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
- Bài sau: Chăm làm việc nhà (Tiết2). 
 Bổ sung: 
Tiết 7: HƯỚNG DẪN HỌC (TOÁN):
TIẾT 2: KI – LÔ – GAM
I.MỤC TIÊU: 
Sau khi học xong, hs có khả năng: 	
1. Kiến thức:
- Hoàn thiện kiến thức trong ngày.
- Củng cố kiến thức đã học. Bồi dưỡng – Phụ đạo học sinh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết. Hướng học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
- Hs yêu thích môn học.
 II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Bảng phụ
- Hs: Cùng em học Toán 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định 
2. Hoàn thiện kiến thức trong ngày.
-Hoàn thành môn Toán trong ngày.
- Cho hs làm bài tập sách Cùng em học toán tiết 2
Bài 1: Tính:
- Yêu cầu hs làm bài, 1 hs làm bảng phụ.
- Gọi hs đọc chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu hs làm bài, 1 hs làm bảng phụ.
- Gọi hs đọc chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Viết đáp số bài toán vào chỗ chấm:
- Yêu cầu hs làm bài, 1 hs làm bảng phụ.
- Gọi hs đọc chữa bài.
a) Bao gạo to cân nặng 27kg, bao gạo bé cân nặng 24kg. Hỏi cả hai bao gạo cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
b) An nặng 29kg, Bình nhẹ hơn An 3kg. Hỏi Bình cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu hs làm bài, 1 hs làm bảng phụ.
- Gọi hs đọc chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài: 
- Cho học sinh đọc thời khóa biểu ngày mai.
-YC hs chuẩn bị đồ dùng theo bài học.
- Hs làm bài.
- Hs nêu yêu cầu
- Hs làm bài
- Đọc chữa bài.
36kg + 12kg = 48kg 44kg + 23kg = 67kg
9kg + 8kg – 6kg = 11kg 48kg - 15kg = 33kg
65kg - 43kg = 22kg
18kg - 10kg + 5kg= 13kg
- Nhận xét
- Hs nêu yêu cầu
- Bao gạo: 58kg
- Bao ngô nhẹ hơn bao gạo: 23kg
- Bao ngô: kg?
- Hs làm bài
- Đọc chữa bài.
Bài giải:
Bao ngô nặng số ki-lô-gam là:
58 – 23 = 35 (kg)
Đáp số: 35kg
- Nhận xét
- Hs đọc yêu cầu
- Hs làm bài
- Đọc chữa bài.
a) Đáp số: 51kg
b) Đáp số: 26kg
- Nhận xét
- Hs đọc bài toán
- Hùng cân nặng: 16kg
- Dũng cân nặng hơn Hùng: 3kg.
- Dũng cân nặng: kg?
- Hs làm bài
- Đọc chữa bài.
Bài giải:
Dũng cân nặng số ki-lô-gam là:
16 + 3 = 19 (kg)
Đáp số: 19kg
- Nhận xét
- Hs đọc
- HS chuẩn bị theo thời khóa biểu.
3. Bồi dưỡng – Phụ đạo:
* Phụ đạo:
* Bồi dưỡng:
4.Hướng dẫn chuẩn bị bài sau:
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs.
Bổ sung: ...
Người soạn: Nguyễn Thị Thích 
Ngày soạn: 8/10/2017. Ngày giảng: 18/10/2017
Lớp: 2A. Trường Tiểu học Việt Long.
Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2017
Tiết 1:	 TOÁN:
 LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu: 
Sau khi học xong, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Làm quen với cân đồng hồ (cân bàn) và tập cân với cân đồng hồ (cân bàn).
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán với các số kèm theo đơn vị ki- lô - gam.
- Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế.
3. Thái độ:
- Hs yêu thích môn học.
II- Đồ dùng:
- GV: Một cái cân đồng hồ (loại nhỏ), cân bàn (cân sức khoẻ nếu có), 1 túi gạo, đường
III- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Tiết trước học bài gì? Nêu cách viết tắt của ki- lô- gam.
- Viết: 1 kg, 9 kg, 10 kg.
- Đọc: ba ki- lô- gam, hai mươi ki- lô- gam.
- Nhận xét.
- 1 HS trả lời 
- 2 HS viết bảng và đọc.
2- Bài mới: 30 phút
a- Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
- Ghi bài.
b - Luyện tập:
* Bài 1: Giới thiệu cân đồng hồ.
 Củng cố cách cân một vật bằng cân đồng hồ.
- Củng cố về cộng, trừ số đo khối lượng.
- Cho HS xem chiếc cân đồng hồ.
- Cân có mấy đĩa cân?
- Nêu cách cân.
- Thực hành cân:
- Gọi 3 HS lần lượt lên bảng thực hành.
- Sau mỗi lần cân, GV cho HS đọc số chỉ trên mặt đồng hồ.
* Bài 3: Tính:
- Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả.
- Nêu cách cộng, trừ số đo khối lượng.
- Gọi HS chữa bài.
- NX, KL bài làm đúng.
- Quan sát.
- Cân có một đĩa cân.
- Nghe
- HS 1 cân 1 túi gạo 2 kg.
- HS 2 cân 1 túi đường 1kg.
- HS 3 cân cặp đựng sách vở 3 kg.
- HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- Hs nêu.
- 2 HS chữa bài trên bảng.
3 kg + 6 kg – 4 kg = 5 kg
15 kg - 10 kg + 7 kg = 12 kg
8kg - 4kg + 9 kg = 13 kg
16 kg + 2 kg – 5 kg = 13 kg
* Bài 4:
- 2 HS đọc đề toán.
Củng cố về giải bài toán có lời văn.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết mẹ mua về bao nhiêu ki- lô- gam gạo nếp ta làm thế nào?
- Nhận xét.
- Gạo tẻ và gạo nếp: 26 kg.
- Gạo tẻ : 16 kg.
- Gạo nếp :  kg?
- Làm bài vào vở ô li.
- 1 HS chữa bảng.
Bài giải:
Mẹ mua về số ki-lô-gam gạo nếp là:
26 + 16 = 42 (kg)
Đáp số: 42kg
- Lớp nhận xét
3- Củng cố- dặn dò: 5 phút
- Yêu cầu HS nhắc lại cách sử dụng cân đồng hồ, cách cộng trừ đơn vị đo khối lượng.
- Nhận xét giờ học.
- Bài sau: 6 cộng với một số: 6 + 5.
Bổ sung:
Tiết 3: CHÍNH TẢ: NGHE - VIẾT
CÔ GIÁO LỚP EM
I- MỤC TIÊU: 
Sau khi học xong, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
 - Nghe- viết đúng khổ thơ 2, 3 của bài Cô giáo lớp em. Trình bày đúng các khổ thơ 5 chữ (chữ đầu mỗi dòng thơ cách lề vở 3 ô, giữa hai khổ thơ để cách một dòng).
2. Kĩ năng:
- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có vần: ui / uy âm đầu ch / tr hoặc vần iên / iêng.
3. Thái độ:
- Giúp HS rèn chữ viết đẹp và giữ vở sạch sẽ.
 II- ĐỒ DÙNG:
- GV: Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 2, bài tập 3.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1- Kiểm tra bài cũ: 5 phút 
- Viết bảng: con trăn, cái chăn.
- Nhận xét.
- 2 HS viết bảng.
2- Bài mới: 30 phút
a- Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- Hướng dẫn nghe viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
- Đọc toàn bài chính tả một lượt.
- Giúp HS nắm nội dung bài chính tả: 
- 2 HS nhìn bảng đọc lại, cả lớp đọc thầm.
+ Khi cô dạy viết, gió và nắng như thế nào?
- Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài.
+ Bạn nhỏ có tình cảm gì với cô giáo?
- Bạn nhỏ rất yêu thương và kính trọng cô giáo.
+ Câu thơ nào cho thấy bạn HS rất thích điểm mười cô cho?
- Yêu thương em ngắm mãi / Những điểm mười cô cho.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- 5 chữ.
+ Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
- Viết hoa, cách lề 3 ô.
- Hướng dẫn HS viết chữ khó viết: Lớp, lời, dạy, giảng, trang, 
- Viết và nêu cách viết.
* Viết bài vào vở:
- Cho HS xem chữ mẫu.
- Đọc từng dòng thơ cho HS viết, mỗi dòng đọc 3 lần.
- uốn nắn tư thế ngồi cho HS
- Đọc soát lỗi lần 1.
- Nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, cách trình bày.
- Viết bài vào vở.
- Nghe- soát lỗi
- Cho HS soát lỗi lần 2.
- Đổi vở nhìn bảng soát lỗi
* Chấm và chữa 
bài: 
- Nhận xét 7 đến 9 bài. 
Nhận xét từng bài về các mặt: chép nội dung (đúng / sai), chữ viết (sạch, đẹp / xấu, bẩn); cách trình bày (đúng / sai).
c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2: Tìm tiếng và từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống trong bảng.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn:
+ Tiếng có âm đầu v, vần ui, thanh ngang là tiếng gì?
- vui.
+ Từ có tiếng vui là từ nào?
- vui, vui vẻ, vui vầy, yên vui, vui thích, vui sướng, mừng vui
- Phát bảng nhóm cho các nhóm.
- KL lời giải đúng: 
+ thuỷ - tàu thuỷ, thuỷ quân, thuỷ chiến, thuỷ chung, nguyên thuỷ
+ núi - núi non, núi đá, sông núi, ngọn núi, miền núi, đồi núi, rừng núi
+ luỹ - chiến luỹ, luỹ tre, thành luỹ, tích luỹ
- Hoạt động nhóm 4.
- Các nhóm viết từ ra bảng nhóm, cử đại diện lên gắn bảng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3- Củng cố- dặn dò: 5 phút
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương HS.
- Yêu cầu HS viết bài chính tả chưa đẹp về nhà viết lại.
- Tự học bài tập 3.
- Nghe
Bài sau: Người mẹ hiền.
Bổ sung:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiết 6: TẬP VIẾT:
CHỮ HOA E , Ê
I- Mục tiêu: 
Sau khi học xong, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Biết viết chữ cái viết hoa E, Ê (theo cỡ vừa và nhỏ).
- Biết viết ứng dụng câu: Em yêu trường em theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định .
2. Kĩ năng:
- Viết đúng, viết đẹp chữ cái viết hoa E, Ê (theo cỡ vừa và nhỏ), câu: Em yêu trường em theo cỡ nhỏ.
3. Thái độ:
- Giúp HS viết đúng, đẹp.
II- Đồ dùng: 
- GV: 
+ Mẫu chữ hoa E, Ê đặt trong khung chữ.
+ Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Em( dòng 1); Em yêu trường em ( dòng 2) .
III- Các hoạt động dạy học:
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1- Kiểm tra bài cũ: 5phút
- Kiểm tra vở HS viết bài ở nhà.
- Nhận xét.
- HS cả lớp viết bảng con chữ Đ.
2 - Bài mới:
a- Giới thiệu bài : 1 phút
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- Hướng dẫn viết chữ hoa: 7 phút
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét hai chữ hoa E, Ê .
+ Nhận xét:
- GV chỉ vào chữ mẫu trong khung hỏi :
- Chữ hoa E nằm trong khung hình gì? Chữ này cao mấy li, gồm mấy đường kẻ ngang? Được viết bởi mấy nét?
- Chữ hoa E nằm trong khung hình chữ nhật. Chữ này cao 5 li, 6 đường kẻ ngang. Được viết bởi 1 nét.
- GV chỉ vào chữ mẫu, miêu tả : Chữ E gồm 1 nét là kết hợp của 3 nét cơ bản - 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- HS quan sát.
+ Chỉ dẫn cách viết:
- Đặt bút trên ĐK6, viết nét cong dưới ( gần giống như ở chữ C hoa nhưng hẹp hơn) rồi 
- HS lắng nghe.
 chuyển hướng viết tiếp hai nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ hai lượn lên ĐK3 rồi lượn xuống DB ở ĐK2.
* Chữ Ê viết như chữ E và thêm dấu mũ nằm trên đầu chữ E. 
- GV viết mẫu chữ E, Ê cỡ vừa (5 dòng kẻ li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
* Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại quy trình viết nói trên để HS viết đúng.
- HS tập viết chữ E, Ê 2, 3 lượt.
c- Hướng dẫn viết câu ứng dụng: 7 phút
* Giới thiệu câu ứng dụng.
- GV cho HS đọc câu ứng dụng.
- Giúp HS hiểu câu ứng dụng: 
Tình cảm yêu quý ngôi trường của mình.
- Yêu trường, em phải làm gì?
- Em yêu trường em.
- Chăm học; giữ gìn và bảo vệ những đồ vật, cây cối trong trường; chăm sóc vườn hoa; giữ vệ sinh sạch sẽ ở khu trường
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Độ cao của các chữ cái:
+ Những chữ cái cao 2,5 li?
- E , y, g
+ Những chữ cái cao 1li?
- m, u e, ê, ư, ơ, n.
+ Chữ cái cao hơn một li?
- r 
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ (dấu huyền đặt trên ơ ở chữ trường).
- Các chữ (tiếng) viết cách nhau một khoảng bằng chừng nào?
- Bằng khoảng cách viết chữ cái o.
*Hướng dẫn HS viết chữ Em vào bảng con 
d- Hướng dẫn viết vào vở tập viết: 12 phút
e- Chấm, chữa bài: 4 phút
3- Củng cố- dặn dò: 4 phút
- GV viết mẫu chữ Em trên dòng kẻ ( lưu ý: Nét móc của chữ m nối liền với thân chữ E).
- GV nhận xét, uốn nắn, nhắc lại cách viết.
- GV nêu yêu cầu viết:
- GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng.
- GV chấm nhanh khoảng 6 - 8 bài, nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa G
- HS tập viết chữ Em 2, 3 lượt.
- HS nêu tư thế ngồi, cách cầm bút.
- HS viết bài.
Bổ sung: ..........................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiết 7: HƯỚNG DẪN HỌC (TOÁN):
TIẾT 3: 6 + 5; 26 + 5
I.MỤC TIÊU: 
Sau khi học xong, hs có khả năng: 	
1. Kiến thức:
- Hoàn thiện kiến thức trong ngày.
- Củng cố kiến thức đã học. Bồi dưỡng – Phụ đạo học sinh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết. Hướng học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
- Hs yêu thích môn học.
 II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Bảng phụ
- Hs: Cùng em học Toán 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định 
2. Hoàn thiện kiến thức trong ngày.
-Hoàn thành môn Toán trong ngày.
- Cho hs làm bài tập sách Cùng em học Toán tiết 2
Bài 1: Tính:
 - Yêu cầu hs làm bài, 1 hs làm bảng phụ.
- Gọi hs đọc chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a) 26 + 38
b) 56 + 29
c) 56 + 25
- Yêu cầu hs làm bài, 1 hs làm bảng phụ.
- Gọi hs đọc chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Điền dấu (; =) thích hợp vào chỗ chấm:
a) 16 + 8  7 + 16
b) 26 + 54  24 + 56
c) 46 + 13  14 + 46
d) 76 + 12  16 + 71
- Yêu cầu hs làm bài, 1 hs làm bảng phụ.
- Gọi hs đọc chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu hs làm bài, 1 hs làm bảng phụ.
- Gọi hs đọc chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài: 
- Cho học sinh đọc thời khóa biểu ngày mai.
-YC hs chuẩn bị đồ dùng theo bài học.
- Hs làm bài.
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài.
- Đọc chữa bài.
- Nhận xét
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài
- Đọc chữa bài.
- Nhận xét
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài
- Đọc chữa bài.
a) 16 + 8 > 7 + 16
b) 26 + 54 = 24 + 56
c) 46 + 13 < 14 + 46
d) 76 + 12 > 16 + 71
- Nhận xét
- Hs đọc bài toán
- Bao gạo cân nặng: 36kg
- Bao gạo nhẹ hơn bao đường: 8kg
- Bao đường cân nặng: kg? 
- Hs làm bài
- Đọc chữa bài.
Bài giải:
Bao đường cân nặng số ki-lô-gam là:
36 + 8 = 44 (kg)
Đáp số: 44kg
- Nhận xét
- Hs đọc
- HS chuẩn bị theo thời khóa biểu.
3. Bồi dưỡng – Phụ đạo:
* Phụ đạo:
* Bồi dưỡng:
4.Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs.
Bổ sung: ...
Người soạn: Nguyễn Thị Thích 
Ngày soạn: 8/10/2017. Ngày giảng: 19/10/2017
Lớp: 2A. Trường Tiểu học Việt Long.
Thứ năm ngày 19 tháng 10 năm 2017
Tiết 2:	 TOÁN:
6 CỘNG VỚI MỘT SỐ : 6 + 5
I- Mục tiêu: 
Sau khi học xong, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 6 + 5.
- Thành lập và học thuộc các công thức 6 cộng với một số (cộng qua 10).
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tính nhẩm. Biết vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế.
3. Thái độ:
- Hs yêu thích môn học.
II- Đồ dùng:
- GV: 20 que tính và bảng gài que tính. Bảng phụ ghi nội dung các bài tập.
- HS: SGK, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Tính: 8 kg + 6 kg - 4 kg =
 16 kg - 10 kg + 8 kg = 
- Nhận xét
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con
2- Bài mới: 30 phút
a- Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
- Ghi bài.
b- Giới thiệu phép cộng 9 + 5:
- Nêu bài toán: Có 6 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- 1 HS đọc bài toán.
- Thao tác trên vật thật.
- Thao tác như SGK.
- Khuyến khích HS nêu nhiều cách tìm kết quả.
- 6 + 5 = 11
- Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.
- Gọi vài HS nêu: Tính: 6 + 5 bằng 11, viết 1 thẳng cột với 6 và 5, viết 1 v

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_7_nam_hoc_2017_2018_nguyen_thi_t.docx
Giáo án liên quan