Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc từng lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn ( trả lời được các CH1,2,3,4,5 )
+KNS:-Thể hiện sự cảm thông.Hợp tác,Ra quyết định và giải quyết vấn đề
- Giáo dục học sinh chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị :
- GV: Tranh; Bảng phụ viết câu : “Thế là.viết bút chì.” “Nhưng hôm nay . viết khá rồi.”
III. Các hoạt động dạy học :
4 gợi cho em nhớ lại chi tiết gì? - HD HS kể theo nhóm 4. - Giáo viên yêu cầu các nhóm thi kể. - Các nhóm thi kể. - Yêu cầu HSNK biết phối hợp lời kể của mình với điệu bộ cử chỉ. *Hoạt động 2: Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện - HS HS kể đúng y chính không nhất thiết phải giống nguyên văn trong SGK. Động viên khuyến khích kịp thời HS có cố gắng. 3. Củng cố, dặn dò : - Nêu bài học rút ra từ câu chuyện. Noi gương bạn Mai như thế nào? Nhắc HS chuẩn bị bài sau. - HS quan sát tranh trong SGK, nhớ lại các chi tiết trong câu chuyện. - HS trả lời câu hỏi: - 3 nhân vật: Mai, Lan, cô giáo. - Cô giáo gọi Lan lên bàn lấy mực. - Lan khóc vì quên bút ở nhà. - Mai đưa bút của mình cho Lan mượn - Cô giáo cho Mai viết bút mực. Cô đưa bút của mình cho Mai mượn. - Học sinh làm việc nhóm 4, mỗi HS kể 1 tranh. - Các nhóm xung phong thi kể. - Học sinh nhận xét bầu ra nhóm, cá nhân kể hay có tiến bộ biết phối hợp lời kể của mình với điệu bộ cử chỉ. - HS kể theo nhóm đôi. - 2 đến 3 HS thi kể trước lớp. - Học sinh nhận xét bầu ra cá nhân kể hay biết phối hợp lời kể của mình với điệu bộ cử chỉ. - HS nêu. ____________________________________________________ Thứ tư ngày 2 tháng 10 năm 2019 Sáng Tập đọc MỤC LỤC SÁCH I - Mục tiêu : - Hiểu các từ ngữ mới: mục lục, tuyển tập, tác giả, tác phẩm, hương đồng gió nội, vương quốc. - Đọc đúng bản mục lục sách. Nghỉ hơi sau mỗi cột. Biết chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện. - Biết xem mục lục sách để tra cứu. II - Chuẩn bị : Tranh minh hoạ SGK Bảng phụ viết sẵn câu cần hướng dẫn III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1 - KTBC : - Gọi HS đọc đoạn bài "Chiếc bút mực”. 2 - Bài mới : A - Giới thiệu bài : b - Luyện đọc : - Đọc mẫu : GV đọc - Luyện đọc từ khó - câu : GV ghi : truyện, cỏ non, nụ cười. - Hướng dẫn đọc câu (G/v treo bảng phụ) - Giáo viên giải nghĩa từ : SGK - Tìm hiểu bài : - Tuyển tập này có tất cả bao nhiêu truyện ? - Đó là những truyện nào ? - Tuyển tập này có bao nhiêu trang ? - Tập Bốn mùa của tác giả nào ? - Truyện "Bây giờ bạn ở đâu" ở trang nào ? - Mục lục sách dùng để làm gì ? + Kết luận: Đọc mục lục sách ta có thể biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào..., ta nhanh chóng tìm ra những gì cần đọc. - GV đưa ra tuyển tập truyện thiếu nhi. - Luyện đọc lại 3 - Củng cố, dặn dò: - Muốn biết cuốn sách có bao nhiêu trang, có những truyện gì, muốn đọc từng truyện ta làm gì ?. Nhận xét 3 HS đọc 3 đoạn bài "Chiếc bút mực” Một HS đọc toàn bài - Trả lời câu hỏi - HS theo dõi. - HS nối tiếp nhau đọc từng dòng. - Tự tìm từ khó đọc. - HS đọc . - HS đọc câu Đọc từng đoạn 1,2 câu 1,2 h/s đọc cả bài - 7 truyện. - HS trả lời. - 96 trang. - Băng Sơn - Trang 37 - Tìm đọc truyện ở trang nào, của tác giả nào. - 5 - 7 HS tự tra cứu. - 3 HS luyện đọc lại. Tra mục lục sách. To¸n H×nh ch÷ nhËt. H×nh tø gi¸c (tR 23) I. Mục tiêu: - Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác. - Biết nối các điểm để có hình tứ giác, hình chữ nhật. - Có ý thức tìm tòi sáng tạo trong bài học và ứng dụng trong thực tế. II. Chuẩn bị: Các hình chữ nhật, hình tứ giác. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc bảng 8 cộng với một số . B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu bài học. Ghi bảng tên bài. 2. Nội dung. Hoạt động 1 : Giới thiệu hình chữ nhật. - GV đưa một số hình có dạng hình chữ nhật giới thiệu : hình có 4 cạnh, 4 đỉnh. Gần giống hình vuông. - GV vẽ 3 hình lên bảng và đọc tên 2 hình : ABCD, MNPQ. N M A B D C Q P Hoạt động 2 : Giới thiệu hình tứ giác. - Gv vẽ hình tứ giác CDEG . D E C G - Hình có mấy cạnh? Có mấy đỉnh? - GV KL : + Các hình có 4 cạnh, 4 đỉnh được gọi là hình tứ giác. + Hình chữ nhật, hình vuông cũng là hình tứ giác đặc biệt. - Hãy nêu tên các hình tứ giác trong bài? Hoạt động 3 : Thực hành. Bài tập 1: - HS tự nối - Đọc tên hình chữ nhật? Bài tập 2: ( a, b) - Mỗi hình dưới đây có mấy tứ giác? - GV KL : *Nếu còn thời gian làm phần còn lại 3. Củng cố, dặn dò. Hình chữ nhật có mấy cạnh? Mấy đỉnh? Hình tứ giác có mấy cạnh? Mấy đỉnh? - HS tự ghi tên hình thứ 3 rồi đọc: EGHI. E G I H - HS trả lời và đọc tên : hình tứ giác CDEG. - HS trả lời : ABCD, MNPQ, EGHI, CDEG, PQRS, KHMN. - HS làm bài sau đổi chéo vở để kiểm tra. ABDE, MNPQ. - HS quan sát hình vẽ SGK, nêu số hình tứ giác có trong mỗi hình. - HS làm phần a, b. ______________________________________________ Chiều Tự nhiên và Xã hội CƠ QUAN TIÊU HOÁ I. Mục tiêu: - Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên tranh vẽ hoặc mô hình. - HS: Phân biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.. - Có ý thức trong ăn uống để không bị ho, sặc do thức ăn rơi vào phế quản. II. Chuẩn bị: -Tranh vẽ ống tiêu hoá. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Làm để cơ và xương phát triển tốt ? - Giải thích tại sao không nên mang vác những vật quá nặng ? - GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu bài học. Ghi bảng tên bài. b. Nội dung. Hoạt động 1 : Trò chơi chế biến thức ăn. - GV hướng dẫn cách chơi. +Nhập khẩu: Đưa hai tay lên miệng +Vận chuyển: để hai tay dưới cổ kéo dần xuống ngực. +Chế biến: Hai tay để trước bụng làm động tác nhào trộn. GV quan sát, và phát hiện HS làm sai. Hoạt động 2: Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá. - GV cho HS làm việc theo cặp,chỉ vào hình vẽ nêu một số bộ phận của ống tiêu hoá và đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá - GV treo tranh vẽ. - Gọi HS lên bảng chỉ cho cả lớp quan sát - Nhận xét, kết luận : Thức ăn được đưa vào miệng nhai, nuốt và nó đi qua thực quản -> dạ dày -> Ruột non -> Ruột già -> Hậu môn. Đó là đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá Hoạt động 3: Các cơ quan tiêu hoá - GV cho HS lên bảng nối tên một số cơ quan tiêu hoá với hình vẽ cho phù hợp. - GV chỉ , nêu lại tên các cơ quan tiêu hoá và vai trò của chúng. Nêu thêm một số tuyến tiêu hoá. - GV kết luận: Các cơ quan tiêu hóa ngoài những nơi thức ăn đi qua ống tiêu hoá gồm các bộ phận : miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn còn có tuyến tiêu hoá gồm : tuyến nước bọt, túi mật, tụy. - GV cho HS thảo luận : Cần làm gì để cơ quan tiêu hoá làm việc tốt? 3. Củng cố, dặn dò. - GV chốt nội dung bài. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. 2 HS trả lời. HS nhận xét, bổ sung. - HS chơi trò chơi theo lời hô của GV. - Không làm theo động tác của GV. Ai làm sai sẽ phải hát một bài. - HS làm việc theo cặp, chỉ và nêu một số bộ phận của ống tiêu hoá và đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá. -1HS lên bảng chỉ và nêu cho cả lớp quan sát - HS lên bảng nối. - Nhận xét - HS thảo luận. Nêu ý kiến : + ăn chậm, nhai kĩ. + Không cười đùa trong khi ăn. + Không chạy nhảy sau khi ăn no. + Đi đại tiện đều đặn. Luyện từ và câu TÊN RIÊNG. CÂU KIỂU AI LÀ GÌ ? I - Mục tiêu : - Phân biệt từ chỉ người, chỉ vật nói chung và từ gọi tên riêng của người, của vật. - Biết viết hoa từ chỉ tên riêng của người, của vật. - Củng cố kĩ năng đặt câu theo mẫu : Ai (con gì, cái gì) là gì? - Có ý thức viết hoa tên người. II - Chuẩn bị : - Bảng phụ; Vở bài tập III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. Kiểm tra: Tìm một số từ chỉ tên người, tên vật và đặt câu? - GV nhận xét 2 Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: GVtreo bảng phụ. - Yêu cầu HS đọc các từ ở 2 cột. - YCHS quan sát và cho biết cách viết ở nhóm 1 và nhóm 2 khác nhau ntn? - Tìm thêm các từ giống các từ ở cột 2? - Các từ ở cột 1 dùng để làm gì? + Kết luận: Các từ dùng để gọi tên một loại sự vật nói chung, không phải viết hoa. - Các từ ở cột 2 có ý nghĩa gì? +- Kết luận: Các từ dùng để gọi tên riêng của 1 sự vật cụ thể phải viết hoa. Bài tập 2: - Gọi HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét đánh giá. - Tại sao phải viết hoa tên bạn và tên dòng sông? Bài tập 3: Yêu cầu nói các câu khác nhau. - Cho HS thực hành nói. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. * Củng cố cách đặt câu theo mẫu: Ai (con gì, cái gì) là gì? 3- Củng cố : Nêu cách viết tên riêng? - 3 HS lên bảng đặt câu có từ chỉ người, chỉ vật và gạch chân dưới từ đó. - HS đọc yêu cầu. - 2HS đọc. - Các từ ở cột 1 không viết hoa, còn các từ ở cột 2 viết hoa. (sông) Hồng, Thương, (núi) Ngự, (thành phố) Hà Nội, (HS) An. - Gọi tên 1 loại sự vật. - HS lắng nghe. - Gọi tên riêng của 1 sự vật cụ thể. - 3-5 HS nhắc lại. - Cả lớp đồng thanh. - HS đọc bài. - 4 HS lên bảng - 2 HS viết tên bạn - 2 HS viết tên sông... - HS trả lời. - HS đọc yêu cầu. - Đặt câu theo mẫu: Ai (con gì, cái gì) là gì ? - Nhiều HS nói. - HS nêu. ______________________________________________________ Toán (tăng) ÔN TẬP DẠNG : 8 + 5 ; 28 + 25. GIẢI TOÁN I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về các phép cộng có nhớ dạng 8 + 5; 28 + 5; 38 + 25. Giải bài toán có lời văn theo tóm tắt. - Rèn kĩ năng đặt tính và tính. Trình bày bài giải bài toán có lời văn. - Giáo dục ý thức học tập tốt. II. Chuẩn bị : Bảng phụ: Luyện toán : Tiết 2 tuần 4 II. Hoạt động dạy- học chủ yếu: Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc lại bảng 8, 9 cộng với một số. - GV nhận xét, 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu bài học. b. Nội dung: *Hoạt động 1: Củng cố kiến thức - Ôn bảng cộng 8, 9 với một số? - Ôn lại cách đặt tính và tính dạng 8+ 5,28 + 5, 38 + 25. *Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1:Tính nhẩm 8 +5 = 8 + 9 = 8 + 8 = 8 + 6 = 18 + 5 = 18 + 9 = 18 + 8 = 18 + 6 = GV hướng dẫn :8 + 5 = 8 + 2 + 3 = 10 + 3 = 13 Yêu cầu HS tự điền vào vở. GỌi HS nối tiếp nêu kết quả. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Yêu cầu HS đọc lại các phép tính. Bài 2: Đặt tính rồi tính 28 + 15 48 +27 58 + 19 18 + 59 Gọi HS nêu cách đặt tính và tính ? Gọi 4 HS làm bảng – lớp làm vở GV chốt :Các phép 8 cộng với một số có nhớ Bài 3 : :Viết số thích hợp vào ô trống(BP) Số hạng 8 28 18 18 48 Số hạng 9 9 37 47 39 Tổng GV hướng dẫn: Muốn tìm tổng ?Gọi HS lên điền kết quả. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Có : 25 quả bóng Có : 48 quả bóng Có tất cả : ... quả bóng? - Hướng dẫn nêu đề toán theo tóm tắt - Yêu cầu HS giải bài toán vào vở. Bài 5 : Nhà bạn Hà có một đàn vịt, sau khi bán đi 39 con thì còn lại 28 con vịt .Hỏi lúc đầu nhà bạn Hà có bao nhiêu con vịt? - Lúc đầu nhà bạn Hà có bao nhiêu con vịt? Bán đi bao nhiêu con ?Còn lại bao nhiêu con ? Muốn biết lúc đầu nhà bạn Hà có bao nhiêu con ta làm thế nào ? GV và lớp chốt dạng toán 3. Củng cố dặn dò: Đọc bảng 8 cộng với một số? Dặn HS về nhà ôn bài. 2 HS lên bảng đọc . HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. HS ôn theo sự hướng dẫn của GV. HS đọc yêu cầu. HS điền vào vở luyện. HS nối tiếp nêu kết quả. HS nhận xét. 2 HS đọc lại. Hs nêu -HS dưới lớp làm vở, 4 HS lên bảng làm bài. - HS so sánh kết quả nhận xét. HS đọc và xác định yêu cầu bài HS nhận xét, sửa sai. - HS nêu - Nêu đề toán theo tóm tắt. -Trình bày bài giải vào vở. 1HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. -HS đọc và phân tích đề bài HS nêu - giải - chữa Bài giải Lúc đầu nhà bạn Hà có số con vịt là 28 + 39 = 67 (con) Đáp số : 67 con vịt ________________________________________________ Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2019 Sáng Toán BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN I. Mục tiêu : - HS hiểu khái niệm "nhiều hơn" và biết cách giải bài toán về nhiều hơn (dạng đơn giản). - Rèn kĩ năng giải toán về "nhiều hơn" (toán đơn có 1 phép tính). - Hứng thú, tự tin trong việc thực hành toán. II. Chuẩn bị : - 12 bông hoa III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm hình chữ nhật, hình tứ giác? - GV nhận xét chung. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nội dung bài học: HĐ1: Giới thiệu dạng toán: * GV cài 5 bông hoa lên bảng và nói: Hàng trên có 5 bông hoa. - Cài thêm 5 bông hoa xuống hàng dưới và nói: Hàng dưới có 5 bông hoa, cài thêm 2 bông nữa . - Hãy so sánh số bông hoa ở 2 hàng với nhau? - Hàng dưới nhiều hơn hàng trên bao nhiêu bông hoa? -> GV nêu bài toán: Hàng trên có 5 bông hoa, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 bông hoa. Hỏi hàng dưới có bao nhiêu bông hoa? - BT cho biết gì? BT hỏi gì? - Muốn biết hàng dưới có bao nhiêu bông hoa ta làm như thế nào? - HD HS phân tích, tóm tắt: Hàng trên : 5 bông hoa. Hàng dưới nhiều hơn : 2 bông hoa. Hàng dưới : ...bông hoa? - GV nhấn mạnh: “Nhiều hơn” tức là “bằng ấy” và “thêm”. - Đọc phép tính, tìm kết quả số bông hoa ở hàng dưới? - Đọc câu trả lời của BT? * GV chốt: Đây là BT thuộc dạng toán nhiều hơn - HD cách trình bày bài giải. *GV chốt cách giải dạng toán “nhiều hơn”: Lấy số đã biết cộng với lượng nhiều hơn. HĐ2: Thực hành: Bài 1: GV gọi HS đọc đề toán. - Cho HS lấy bút chì gạch chân phần BT cho biết, phần BT yêu cầu. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - GV tóm tắt bảng lớp bằng lời. - Muốn biết Bình có bao nhiêu bông hoa ta làm như thế nào? - BT thuộc dạng toán gì? - GV gọi 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở. - GV gọi HS nhận xét. * Chốt cách giải dạng toán về nhiều hơn. Bài 3: GV cho HS đọc đề toán. Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi phân tích BT. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? * Lưu ý: Cao hơn được hiểu là nhiều hơn. - GV HD HS tóm tắt bài toán. Tóm tắt Mận cao : 95cm Đào cao hơn Mận: 3cm Đào cao : ...cm? - Muốn biết Đào cao bao nhiêu xăng-ti-mét ta làm như thế nào? * GV giúp đỡ HS trình bày đúng bài giải. - GV gọi HS nhận xét. - BT thuộc dạng toán gì? * Chốt cách giải bài toán về nhiều hơn. 3. Củng cố - dặn dò: - Khi thực hiện giải bài toán về nhiều hơn các em cần lưu ý điều gì? - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập. - HS nêu. - Lớp theo dõi, nhận xét. - HS nêu lại: Hàng trên có 5 bông hoa. - Hàng dưới có nhiều bông hoa hơn hàng trên. - Nhiều hơn 2 bông. - HS nhắc lại BT - HS nêu - Thực hiện phép cộng 5+ 2. - HS nêu phép tính: 5 + 2 =7 ( bông) - HS đọc các câu trả lời. Bài làm Số bông hoa ở hàng dưới là: 5 + 2 = 7 (bông) Đáp số: 7 bông hoa - HS ghi nhớ. - 2 HS đọc bài toán. - HS làm cá nhân. - Hòa có 4 bông hoa, Bình nhiều hơn Hòa 2 bông hoa. - Bình có mấy bông hoa. - HS nhìn tóm tắt nhắc lại đề toán. - Ta thực hiện phép tính cộng 4 + 2. - Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn. - 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở. Bài làm Bình có số bông hoa là: 4 + 2 = 6 (bông) Đáp số: 6 bông hoa - HS nhận xét, nêu câu lời giải khác. - 2 HS đọc bài toán. - HS làm việc trong nhóm - Mận cao 95cm, Đào cao hơn Mận 3cm. - Hỏi Đào cao bao nhiêu xăng-ti-mét? - 1HS nhìn tóm tắt nhắc lại đề toán. - Ta thực hiện phép tính cộng 95 + 3 - HS cả lớp làm vào vở. Bài làm Đào cao số xăng-ti-mét là: 95 + 3 = 98 (cm) Đáp số: 98cm - Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn. - Khi thực hiện giải bài toán về nhiều hơn ta lấy số đã biết cộng với lượng nhiều hơn. - HS lắng nghe. _______________________________________________ Chiều Tập viết Chữ hoa: D I. Mục tiêu: - HS biết viết chữ D hoa đúng mẫu, củng cố cách viết chữ thường. HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Dân giàu nước mạnh - HS thực hành viết chữ hoa D (chữ đứng). HS viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. Viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp. - GDHS có ý thức rèn chữ viết đẹp. II. Chuẩn bị: - GV: Chữ mẫu trong khung chữ. BP viết câu ứng dụng . - HS: Bảng con, vở Luyện viết. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên bảng viết chữ hoa C cao 2 li rưỡi. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét chung. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nội dung bài học: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa: - GV treo chữ mẫu : D ǯǯǯǯǯǯǯǯ ǯǯǯǯǯǯǯǯ - Yêu cầu HS quan sát và đưa ra nhận xét: - Chữ D cao mấy li? - Chữ D được viết bởi mấy nét? Đó là những nét nào? - GV viết mẫu lại chữ D trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết: Đặt bút trên DK 6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, DB ở Đk 5. - Yêu cầu HS viết chữ hoa D trong không trung và bảng con. - GV nhận xét và uốn nắn. HĐ2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng: + GV treo bảng phụ giới thiệu các câu ứng dụng: Dân giàu nước mạnh - HDHS giải nghĩa từng câu ứng dụng. - Cho HS nhận xét độ cao của các con chữ. - Khoảng cách giữa các tiếng như thế nào? + Viết bảng: - GV viết mẫu chữ; Dân - Yêu cầu HS viết vào bảng con. - GV nhận xét và uốn nắn. HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở: - Nêu yêu cầu bài viết. - Theo dõi, uốn nắn cách viết; nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. GV theo dõi giúp đỡ HS HĐ4: Thu vở nhận xét: - GV nhận xét 5 - 7 bài. - Nhận xét và rút kinh nghiệm cho cả lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại cách viết chữ hoa D ? - Y/c HS luyện viết lại và xem trước: Chữ hoa Đ. - 2 HS lên bảng. Lớp viết bảng con. - Nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - Chữ D cao 5 li. - Chữ D: gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản : nét lượn 2 đầu và nét cong phải nối liền với nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ . - Hs lắng nghe - Cho HS nêu lại cách viết- viết bảng con. - GV đi giúp đỡ HS viết còn lúng túng. - GV treo bảng phụ - giới thiệu cụm từ. - GV giải thích nghĩa của cụm từ: Kinh tế của người dân phát triển thì đất nước mới mạnh được . - Các chữ D, g, h cao 2,5 li + Các chữ còn lại cao 1 li - Viết vào bảng con chữ: Dân + Nhận xét - HS theo dõi. - HS viết bảng con 2- 3 lượt. - HS theo dõi. - HS viết bài trong vở. - HS theo dõi. - HS nêu lại cách viết chữ hoa D - HS lắng nghe _________________________________________________ Luyện viết Chữ hoa: D I. Mục tiêu: - HS biết viết chữ cái viết hoa D theo cỡ vừa và nhỏ. - Biết viết cụm từ ứng dụng: " Dân giàu nước mạnh " theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định . - Giáo dục HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Chuẩn bị - Mẫu chữ hoa D - Bảng phụ ghi câu ứng dụng: "Dân giàu nước mạnh" III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS ôn lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng - Yêu cầu HS nêu lại quy trình viết chữ hoa D cỡ nhỏ. - Nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu Hs đọc câu ứng dụng: Dân giàu nước mạnh - Tìm chữ viết hoa trong 2 cụm từ ứng dụng. - Cụm từ ứng dụng gồm mấy có mấy chữ? 3. Hướng dẫn viết vở: - Yêu cầu HS mở vở viết lần lượt các chữ và từ, câu ứng dụng - GV theo dõi, nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút, cách viết các dấu phụ... 4. Thu vở, nhận xét: - Thu một số vở nhận xét. Sửa lỗi chung. - Sửa một số lỗi kĩ thuật chung nếu HS mắc. 5. Củng cố - dặn dò: - Nêu lại quy trình viết chữ hoa D ? - Nhận xét giờ học. - HS quan sát, nhận xét. - Chữ D cao 2,5li được viết bởi 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản : nét lượn 2 đầu và nét cong phải nối liền với nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ . - HS nêu rõ điểm đặt bút, dừng bút - 1, 2 đọc. -Bạn - 4 chữ - HS viết đúng về độ cao. - HS viết đúng, đẹp tạo được nét thanh nét đậm. - HS nghe - 2, 3 HS nêu _________________________________________________ Hoạt động giáo dục BÀI 2. CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG ? I- Mục tiêu : Sau bài học, giáo viên giúp học sinh có thể : - Nhận biết được một số nguyên nhân chủ yếu gây nên cận thị học đường là do mắt phải tập trung làm việc với cường độ cao, thời gian dài và không được ”tắm” ánh sáng tự nhiên. - Biết được cách phòng tránh cận thị học đường. - Xây dựng được kế hoạch và thực hiện được những việc cụ thể để mắt được nghỉ ngơi và hoạt động phù hợp. II- Chuẩn bị : Tranh ảnh III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Khởi động : Nêu cấu tạo và chức năng của mắt. Nhận xét 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh. b. Nội dung - 1 số HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. *Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân học sinh hay bị cận thị - Cho HS chia sẻ hiểu biết của mình với bạn về biểu hiện của bệnh cận thị. GV giải thích sơ lược về những biểu hiện của mắt bị cận thị. - Cho HS quan sát tranh một lượt vừa mô tả từng tranh. - GV đọc các thông tin trong tranh để H
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_5_nam_hoc_2019_2020_dang_thi_thu.doc