Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 4 - Năm học 2016-2017

. MỤC TIÊU :

- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt là ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép) và phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy)

- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1), tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Từ điển Tiếng Việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ:

2 HS trả lời: + Từ phức khác từ đơn ở điểm nào ? Nêu ví dụ.

- GV nhận xét, ghi điểm.

2. Bài mới :

2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài

2.2. Hoạt động 2: Phần Nhận xét

- Một HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm lại

- Một HS đọc câu thơ thứ nhất (Tôi nghe .đời sau), cả lớp đọc thầm suy nghĩ nêu nhận xét

 

doc16 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 4 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; 3
- Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau 
* Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn hoặc bé hơn hay bằng số kia
* Trong dãy số tự nhiên 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; ... số đứng trước bé hơn số đứng sau 
* Trên tia số : số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn 
2.3. Hoạt động 3: HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định. 
GV nêu VD : 7698; 7968; 7896; 7869 
 HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại 
2.4. Luyện tập 
Bài 1(cột 1): HS làm bài cá nhân rồi trình bày. GV kết luận:
 1234 > 999. 35784 < 35790 8754 < 87540
92501 > 92410 39680 = 39000 + 680 17600 = 17000 + 600
Bài 2 (a, c): 1HS đọc yêu cầu, ba HS lên bảng làm, còn các HS khác làm vào vở- Sau đó chữa bài. 
a) 8136 ; 8316 ; 8361
b) 5724 ; 5740 ; 5742
c) 63841 ; 64813; 64831
Bài 3 (a): 1HS đọc yêu cầu, hai HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào vở- Chữa bài trên bảng phụ.
a)1984; 1978; 1952; 1942 
b)1969; 1954; 1945; 1890.
HS khá, giỏi: Yêu cầu làm hết các phần bài tập còn lai. Khuyến khích những HS khác có thể cùng làm sau đó chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. 
Thứ 4 ngày 27 tháng 9 năm 2017 
Toán
Luyện tập
I. mục tiêu : 
- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên 
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng: x < 5 ; 2 < x < 5 (với x là số tự nhiên).
* Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
I. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Gọi Một HS đọc yêu cầu - Sau đó cả lớp làm bài vào vở 
a) 0; 10; 100 
b) 9; 99; 999
Bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài, cả lớp làm vào vở, sau đó chữa bài: 
a) Có mười số có một chữ số là :0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9
b) Có 90 số có hai chữ số là :10;11; 12; 13; 14; 15;.......; 95; 96; 97; 98; 99
Bài 3:Một HS đọc yêu cầu đề, HS làm bài sau đó chữa 
a) 0859067 < 859167
b) 492037 > 482037
c) 609608 < 609609
Bài 4 (HS khá, giỏi): HS đọc yêu cầu, làm bài, trình bày. GV chữa bài:
a) x < 5 : HS đọc x bé thua 5 - GV cho HS nêu những số tự nhiên bé thua 5 
 x < 5, vậy x có thể là: 0; 1; 2; 3; 4
b)2< x < 5: Những số tự nhiên lớn hơn 2 và bé thua 5 là 3 và 4 
vậy x có thể là 3 hoặc 4 
Bài 5 (HS khá, giỏi): HS tự làm sau đó chữa 
68 < x < 92 
Các số tròn chục lớn hơn 68 và bé thua 92 là 70; 80; 90 . Vậy x là 70; 80; 90.
2. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. 
Luyện từ và câu
Từ ghép và từ láy 
I. mục tiêu : 
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt là ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép) và phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy)
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1), tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
II. Đồ dùng dạy học : Từ điển Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ : 
2 HS trả lời : + Từ phức khác từ đơn ở điểm nào ? Nêu ví dụ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
2.1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
2.2. Hoạt động 2 : Phần Nhận xét 
- Một HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm lại 
- Một HS đọc câu thơ thứ nhất (Tôi nghe ...đời sau), cả lớp đọc thầm suy nghĩ nêu nhận xét 
+ Các từ phức: truyện cổ, ông cha do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện cổ, cha ông)
+ Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu (th) lặp lại tạo thành 
- Một HS đọc khổ thơ tiếp theo 
+ Từ phức lặng im do hai tiếng có nghiã (lặng + im) tạo thành 
+ Ba từ phức: chầm chậm, cheo leo, se sẽ do những tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành. 
Trong từ cheo leo: hai tiếng cheo và leo có vần eo lặp lại 
Các từ : chầm chậm, se sẽ lại lặp lại cả âm đầu và vần 
2.3. Phần Ghi nhớ 
Hai HS đọc lại Phần Ghi nhớ 
2.4. Luyện tập 
Bài 1: 1HS đọc yêu cầu bài ra, cả lớp đọc thầm rồi làm vào vở:
Từ ghép
Từ láy
Câu a
Ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ 
Nô nức 
Câu b
Dợo dai, vững chắc, thanh cao 
Mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp 
Bài 2: HS làm việc theo nhóm, sau đó dán kết quả làm việc lên bảng: 
 Từ ghép 
Từ láy
ngay
Ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay đơ 
Ngay ngắn 
thẳng
Thẳng băng, thẳng cánh, thẳng cẳng, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tay, thẳng tắp, thẳng tuột, thẳng tính 
Thẳng thắn, thẳng thớm 
thật
Chân thật, thành thật, thật lòng, thật lực, thật tâm, thật tình
 Thật thà 
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. 
Thứ 5 ngày 28 tháng 9 năm 2017 
Toán
Yến, tạ, tấn
I. mục tiêu: 
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn và mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki- lô -gam 
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam.
- Biết thực hiện với các phép tính với số đo : tạ, tấn.
* Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3 (chọn 2 trong 4 phép tính).
II. Hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1. Gới thiệu đơn vị đo khối lượng yến , tạ , tấn 
a. Giới thiệu đơn vị yến: 
HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học: kg, g 
Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kg người ta còn dùng đơn vị đo yến 
GV viết lên bảng: 1 yến =10 kg 
HS đọc và nói: 10 kg =1 yến 
GV hỏi : mua hai yến gạo tức là mua mấy kg gạo ?
Có 10kg khoai tức là có mấy yến khoai ?
b. Giới thiệu đơn vị tạ, tấn (tiến hành tương tự như trên) 
 1tạ =10yến 10 yến =1tạ 
	1tạ =100kg 100kg =1tạ 
	1tấn =10tạ 10tạ =1tấn 
1tấn =1000kg 1000kg =1tấn 
2.Hoạt động 2. Thực hành 
Bài 1: HS làm bài – trình bày và kết luận: 
 a) con bò cân nặng 2 tạ; b) con gà cân nặng 2kg ; c) con voi cân nặng 2 tấn 
Bài 2: 1HS đọc yêu cầu, cả lớp làm bài tập-Sau đó GV kiểm tra và chấm, chữa bài 
Bài 3: HS làm bài vào vở rồi chữa bài 
Bài 4(HS khá, giỏi) : HS đọc bài toán rồi giải vào vở :
 Giải: 
	Đổi 3tấn =30 tạ 
	Chuyến sau xe đó chở được số muối là 
 30 + 3 =33 (tạ )
	Số muối cả hai chuyến xe đó chở được là 
 30 + 33 = 63 (tạ )
 Đáp số: 63 tạ 
Tập làm văn
Cốt truyện
I. mục tiêu : 
- Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND ghi nhớ). 
- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III). 
II. Đồ dùng dạy học 
- Một số tờ phiếu khổ to viết yêu cầu của bài tập 1
- 6 băng giấy viết 6 sự việc chính của truyện cổ tích Cây khế 
III. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ : 
Một bức thư gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
2. Bài mới 
2.1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
2.2. Hoạt động 2: Phần nhận xét 
Bài tập 1 và 2 : Một HS đọc yêu cầu 
- GV phát phiếu cho HS trao đổi nhóm 
- Đại diện nhóm lần lượt trình bày 
Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá cuội 
Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, NhàTrò kể lại cảnh khốn khó, bị ăn thịt
Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện 
Sự việc 4: Gặp bọn nhện Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng 
Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo, Nhà Trò được tự do 
Bài tập 2: Cốt chuyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi 
Cốt truyện gồm có ba phần : - Mở đầu 
 - Diễn biến 
 - Kết thúc 
2.3. Hoạt động 2: Phần Ghi nhớ 
Bốn HS nối tiếp nhau đọc lại Phần Ghi nhớ 
2.4. Hoạt động 4: Phần Luyện tập
Bài 1: GV giải thích thêm truyện gồm có sáu sự việc chính. Thứ tự không đúng các em cần sắp xếp lại. 
- HS làm theo cặp sau đó đại diện nhóm chữa bài trước lớp- nhận xét, kết luận. 
Bài 2: HS kể lại chuyện theo cặp sau đó HS xung phong kể trước lớp. 
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Thứ 5 ngày 28 tháng 9 năm 2017 (Chiều)
Chính tả (Nhớ viết)
 Truyện cổ nước mình
I. mục tiêu: 
 - Nhớ - viết đúng 10 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng BT(2)a, các từ có các âm đầu r/d/gi.
* HS khá, giỏi : nhớ-viết được 14 dòng thơ đầu.
II. Đồ dùng dạy học 
 Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a
III. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ: Hai nhóm HS thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng tr/ch. 
2. Bài mới: 
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhớ - viết 
- Một HS đọc yêu cầu của bài chính tả.
- Một HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài Truyện cổ nước mình (khuyến khích các em đọc thuộc 14 dòng thơ đầu của bài).
- HS đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ, chú ý những chữ dễ viết sai trong bài. 
- HS nêu cách trình bày bài, GV bổ sung, hướng dẫn thêm.
- HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài. 
2.3. Hoạt động 3: HS làm bài tập chính tả bài 2a (lựa chọn)
- Cả lớp làm vào vở, một HS làm vào tờ giấy to GV đã chuẩn bị.
Chữa bài : Thứ tự các tiếng điền là: gió, gió, gió, diều.
- GV chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà luyện viết thêm.
 Lịch sử
Nước Âu Lạc
I. Yêu cầu cần đạt : 
- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có cũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; những về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
HS khá, giỏi: + Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt. 
+ So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc.
+ Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc (nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa). 
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. 
- Hình trong Sgk - Phiếu học tập của HS 
III. Hoạt động dạy học : 
1. Kiểm tra:
- 2 HS trả lời:
+ Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm nào?
+ Nêu sơ lược về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 
- HS đọc sgk và làm bài tập sau: 
+ Em hãy chọn những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt:
	+ Sống cùng trên một địa bàn 
	+ Đều biết chế tạo đồ dùng 
	+ Đều biết rèn sắt 
	+ Đều trồng lúa và chăn nuôi 
	+ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau
- Kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau 
2.2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc 
? So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc ?
GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa 
2.3. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn Từ năm 207 TCN....phương Bắc.
- HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. 
- HS thảo luận :
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại ?
+ Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ? 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
Địa lí
hoạt động sản xuất của người dân ở hoàng liên sơn
I . mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn. 
- Dựa vào tranh ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
* HS khá, giỏi: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người (địa hình dốc nên có ruộng bậc thang; có nhiều khoáng sản nên ở HLS phát triển nghề khai thác khoáng sản). 
II . Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 
III. Hoạt động dạy học : 
1. Kiểm tra:
- 2 HS trả lời:
+ Nêu tên một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
+ Mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
2. Dạy bài mới:
2.1. Trồng trọt trên đất dốc:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- HS dựa vào kênh chữ mục 1, hãy cho biết người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? ở đâu ? 	
- HS tự tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam (Hoàng Liên Sơn)
HS quan sát hình 1 để trả lời câu hỏi:
+ Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? (ở sườn núi)
+ Tại sao phải làm ruộng bậc thang? (Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn) 
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì ở ruộng bậc thang? 
2.2. Nghề thủ công truyền thống 
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết, tranh ảnh để thảo luận trong nhóm 
+ Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn ?
+ Nhận xét về mầu sắc của hàng thổ cẩm 
+ Hàng thổi cẩm thường được dùng để làm gì ?
Bước 2: Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi - HS khác bổ sung 
2.3. Khai thác khoáng sản 
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
Bước 1: HS quan sát hình 3 và đọc mục 3 sgk, trả lời các câu hỏi sau
+ Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn 
+ ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhều nhất ? 
+ Mô tả quy trình sản xuất ra phân lân 
+ Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ?
+ Ngoài ra người dân còn khai thác những gì ? 
Bước 2: Gọi một số HS trả lời câu hỏi trên 
- Cả lớp nhận xét bổ sung 
3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học.
	Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài mới.
Thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2017
Tập đọc
Tre Việt nam
I. mục tiêu : 
- Biết đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm. 
- Hiểu ND bài thơ: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu lòng yêu thương, ngay thẳng, trung thực. (trả lời được câu hỏi 1, 2; thuộc khoảng 8 dòng thơ). 
II. Đồ dùng học tập : Tranh minh hoạ bài thơ; tranh ảnh đẹp về cây tre
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra: 
- Một HS đọc truyện: Một người chính trực 
- Hai HS trả lời câu hỏi: Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
2. Bài mới 
2.1. Giới thiệu bài 
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc : 
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi, đọc thầm theo, chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu cho đến nên luỹ nên thành tre ơi?
Đoạn 2: Tiếp đến hát ru lá cành 
Đoạn 3: Tiếp đến truyền đời cho măng 
Đoạn 4: Phần còn lại 
-- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ; đọc 2 - 3 lượt, kết hợp hiểu nghĩa những từ chú giải ở cuối bài, hướng dẫn đọc từ khó. 
- HS luyện đọc theo cặp. 
- Hai HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
2.3. Tìm hiểu bài: 
- 1HS đọc thành tiếng, HS còn lại đọc thầm:
+ Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam ?
- HS tiếp nối nhau đọc 
+ Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: cần cù,  đoàn kết, ngay thẳng?
+ Đoạn thơ cuối bài có ý nghĩa gì?
2.4. Hoạt động 4: Tổ chức cho HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng: 
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn thơ:
	Nòi tre đâu chịu mọc cong 
 	..
 Đất xanh/ tre mãi xanh màu tre xanh 
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp sau đó thi đọc trước lớp.
- Thi đọc thuộc khoảng 8 dòng thơ.
- HS khá, giỏi: đọc thuộc lòng nhiều hơn 8 dòng thơ.
3. Củng cố dặn dò 
- HS nêu ND bài thơ. 
- GV: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về luyện đọc thêm và chuẩn bị bài mới.
Toán
 Bảng đơn vị đo khối lượng 
I. mục tiêu: 
Nhận biết tên gọi kí hiệu, độ lớn của dag, hg, quan hệ của dag, hg và gam. 
Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam. Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học 
Một băng giấy kẻ sẵn các dòng, các cột như sgk chưa viết chữ số 
III. Hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu đề-ca-gam, héc-tô-gam 
*Giới thiệu Đề-ca-gam 
- HS nêu yến, tạ, tấn, kg, g đã được học, cho hs nêu lại: 1kg = 1000g
- Để đo khối lượng các vật nặng tới hàng chục, hàng trăm g người ta còn dùng đề-ca-gam 
- Đề-ca-gam viết tắt là dag. GV viết: 1dag=10 g ;1dag =10 g- HS đọc lại 
*Giới thiệu hec-tô-gam (tương tự như trên)
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng:
 Lớn hơn kg 
1kg
 Bé hơn kg 
1 tấn
1 tạ 
1 yến 
1 hg
1dag 
1g
- Cho HS hoàn thành bảng đơn vị đơn vị đo khối lượng 
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng 
3. Hoạt động 3: Thực hành 
GV lần lượt cho HS làm các bài tập: 
GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS gặp khó khăn
Bài 1, Bài 2: HS tự làm, GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm (2HS làm bài 1, 1 HS làm bài 2 trên bảng phụ), sau đó chữa bài.
Bài 3, Bài 4: (HS khá, giỏi), khuyến khích những HS còn lại cùng làm sau đó chữa bài. 
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
luyện từ và câu
Luyện tập về từ ghép và từ láy
I. mục tiêu : 
- Bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại)- BT1, BT2. 
- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, cả âm đầu và vần)- BT3. 
II. Đồ dùng dạy học: Một vài trang từ điển. 
III. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ : Hỏi
- Thế nào là từ ghép, cho ví dụ?
- Thế nào là từ láy, cho ví dụ?
2. Bài mới: 
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
2.2. Hoạt động 2: HS làm bài tập 
Bài 1: HS đọc yêu cầu - Cả lớp suy nghĩ trả lời 
	+ Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp 
	+ Từ bánh rán có nghĩa phân loại 
Bài 2: Từ ghép có hai loại: - Từ ghép có nghĩa phân loại 
 - Từ ghép có nghĩa tổng hợp 
- GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày 
a) Từ ghép có nghĩa phân loại: xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay 
b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ hình dạng, màu sắc.
Bài 3: - 1 HS đọc nội dung, cả lớp làm vào vở, sau đó chữa bài:
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát 
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: lạt xạt, lao xao 
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm lẫn vần: rào rào 
3. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiét học. Dặn về nhà ôn tập lại kiến thức đã học về từ ghép, từ láy.
Kể chuyện 
Một nhà thơ chân chính 
I. mục tiêu: 
- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khất phục cường quyền.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ trong Sgk 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1(a, b, c, d)
III. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ : 
1 HS kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu 
2. Bài mới 
2.1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
2.2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện.
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ. 
- 3 hs đọc thầm yêu cầu 1 các câu hỏi a, b, c, d 
- GV kể lần 3
- 3 HS kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuỵện 
* Yêu cầu 1:
Dựa vào câu chuỵện đã nghe 
- 1HS đọc các câu hỏi a, b, c, d, HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi : 
- Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào? (....truyền nhau hát lên án thói hống hách .....)
- Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình? (Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy) 
- Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào? (Các
nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khất phục)
- Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ? (Vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ)
- HS thi kể chuyện theo nhóm, nối tiếp nhau kể chuyện trước lớp. 
HS khá, giỏi: Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học về tìm đọc thêm những câu chuyện về tính trung thực 
Thứ 2 ngày 2 tháng 10 năm 2017
Tập làm văn 
Luyện tập xây dựng cốt chuyện 
I. mục tiêu : 
	Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra :
	+ Thế nào là cốt truyện?
	+ Nêu các phần cơ bản của cốt truyện?
	- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới :
2.1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
2.2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn xây dựng cốt chuyện 
*Xác định yêu cầu bài : 
- Một HS đọc đề : Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
GV cùng HS phân tích, gạch châ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_4_nam_hoc_2016_2017.doc
Giáo án liên quan