Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến
I. Mục tiêu:
- HS biết viết chữ hoa V (kiểu 2) đúng mẫu, củng cố cách viết chữ thường.
HS hiểu nội dung câu ứng dụng: Việt Nam yêu dấu.
- HS viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp, viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi.
- GDHS có ý thức giữ gìn vở sạch; rèn chữ viết đẹp; có tình yêu quê hương.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chữ mẫu – HĐ1, phấn màu.
- HS: Bảng con, vở Tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
2 khổ thơ đầu? GV: Qua những từ ngữ gợi tả Lượm trong hai khổ thơ đầu cho thấy Lượm rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, tinh nghịch. + Lượm làm nhiệm vụ gì? GV: Làm nhiệm vụ chuyển thư, chuyển công văn, là một công việc vất vả, nguy hiểm. + Lượm dũng cảm như thế nào? +Tả lại hình ảnh Lượm qua khổ thơ 4? + Con thích những câu thơ nào ? Vì sao ? + Bài thơ ca ngợi ai? +Em thấy Lượm là người như thế nào? => Nội dung: MT - Đọc thầm + đọc thành tiếng và trả lời các câu hỏi trong SGK. - HS nêu. - Lượm làm liên lạc, chuyển thư ở mặt trận. - Lượm không sợ nguy hiểm, vụt qua mặt trận, bấp chấp đạn giặc bay vèo vèo, chuyển gấp lá thư “Thượng khẩn”. -Lượm đi trên đường quê vắng vẻ, hai bên đường lúa trỗ đòng đòng, chỉ thấy chiếc mũ ca - lô nhấp nhô trên lúa. - HS nêu. -Bài thơ ca ngợi chú bé Lượm. +Em thấy Lượm là người rất ngộ nghĩnh/ đáng yêu/ dũng cảm... * Luyện đọc lại - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài thơ. - Yêu cầu HS học thuộc lòng từng khổ thơ. - GV xoá dần chỉ để các chữ cái đầu câu. - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò: -Qua bài thơ em học tập Lượm điều gì? - GV nhận xét, đánh giá giờ học. - Về học thuộc lòng bài thơ. Đọc trước bài: Người làm đồ chơi. -HS đọc thầm. -HS đọc thuộc lòng theo hình thức nối tiếp. - Luyện đọc trong nhóm. - Thi đua trước lớp. - Lớp nhận xét,bình chọn bạn đọc tốt nhất, thuộc nhanh nhất. - HS nêu. - HS lắng nghe. Toán ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (TR.170) I.Mục tiêu: - HS củng cố về cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm. Ôn tập cộng, trừ (có nhớ trong phạm vi 100, không nhớ với các số có 3 chữ số). Giải bài toán với các phép tính cộng, trừ. - Đặt tính và tính đúng. Giải toán nhanh, thành thạo. - GDHS tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ chép bài 3. III.Các hoạt động dạy - học. 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên bảng thực hiện phép tính sau: 37 + 65 ; 292 – 190. - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: GV gọi HS nêu yêu cầu bài? - GV viết bảng: 30 + 50 =? Em hãy nêu cách nhẩm? Vậy: 30 + 50 =? - Tổ chức cho HS nhẩm nối tiếp. -Hãy nhận xét đặc điểm của phép tính ở cột 1và 3? => Củng cố về cách cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn chục. Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu bài? - Yêu cầu 2 HS làm bảng lớp; HS lớp làm vào bảng con. - Hướng dẫn chữa bài trên bảng. - GV cho HS trao đổi về cách làm bài của bạn trên bảng. - Nhận xét bài. - Lưu ý: Tránh nhầm lẫn giữa phép tính cộng và phép tính trừ có nhớ và không nhớ. => Củng cố cách cộng, trừ các số có 2; 3 chữ số. Bài 3: (BP)Gọi HS đọc đề bài. - Có bao nhiêu học sinh gái? - Có bao nhiêu học sinh trai? - Làm thế nào để biết được trường có tất cả bao nhiêu học sinh? - Gọi 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vở. - HD chữa bài trên bảng. -Nêu câu lời giải khác? => Củng cố về cách giải toán có lời văn. 3. Củng cố, dặn dò: -Nêu cách cộng ( không nhớ) trong phạm vi 1000? -Nhắc HS cần lưu ý khi cộng, trừ có nhớ. -Nhận xét tiết học. Dặn HS về xem trước bài: Ôn tập về phép cộng và phép trừ. (T) - 2HS lên bảng làm. Lớp làm bảng con -HS nêu cách thực hiện đặt tính và tính - HS nhận xét. - HS nêu yêu cầu bài. - HS nêu cách nhẩm: 3 chục + 5 chục = 8 chục. 8 chục = 80 30 + 50 = 80 - HS nối tiếp nhau nhẩm và đọc kết quả. - Các phép tính ở cột 1 là nhẩm các số tròn chục. Các phép tính ở cột 3 là nhẩm các số tròn trăm. - HS nêu yêu cầu bài. - HS làm bảng con. - 2 HS làm trên bảng lớp. -HS trao đổi. - HS đọc đề bài. - Có 265 học sinh gái. - Có 234 học sinh trai. - Thực hiện phép cộng số học sinh gái và số học sinh trai với nhau. - Cả lớp làm vở.1 HS lên bảng làm. - Chữa bài. -Trường đó có số học sinh là:.... - Cách cộng ( không nhớ) trong phạm vi 1000: Đơn vị + đơn vị; chục + chục; trăm + trăm. - HS lắng nghe. ___________________________________________________ Tiếng Việt (tăng) LUYỆN ĐỌC: LÁ CỜ I. Mục tiêu: - Đọc trơn được toàn bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. Đọc diễn cảm với giọng vui sướng, tự hào. - Hiểu ý nghĩa các từ mới: bót, ngỡ ngàng, san sát, bập bênh, Cách mạng tháng Tám... Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng, tự hào của bạn nhỏ khi thấy những lá cờ mọc lên khắp nơi trong ngày Cách mạng tháng Tám thành công. - Yêu và tự hào về lá cờ tổ quốc II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi các từ, câu, đoạn cần luyện đọc. III. Các hoạt động: 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi về bài Bóp nát quả cam. - Giáo viên nhận xét, đánh giá học sinh. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài mới: Dùng tranh b. Nội dung: * Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Theo dõi và đọc thầm theo. b) Luyện phát âm - Tổ chức cho học sinh luyện phát âm các từ sau: + mau lên, ngỡ ngàng, lá cờ, rực rỡ, năm cánh, lũ lượt, dân làng,... - 7 đến 10 học sinh đọc cá nhân các từ này, cả lớp đọc đồng thanh. - Yêu cầu học sinh luyện đọc từng câu. - HS đọc c) Luyện đọc đoạn - Hướng dẫn học sinh cách đọc từng đoạn và luyện đọc từng câu dài trong mỗi đoạn. - Tìm cách đọc và luyện đọc. Đoạn 1: Ra coi ... buổi sáng. Đoạn 2: Cờ mọc ... thành công. - Luyện đọc nhiều lần các câu sau: - HS luyện - Ra coi,/ mau lên!// Chị tôi vừa gọi, vừa kéo tôi chạy ra cửa. / Chị chỉ tay về phía bót:// - Thấy gì chưa?// Tôi thấy rồi.// Cờ!// Cờ đỏ sao vàng / trên cột cờ trước bót. - Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp. Giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét. - Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2. (Đọc 2 vòng). - Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm. - Lần lượt học sinh đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài, 1 học sinh đọc chú giải. - Đọc, theo dõi. - Thoạt tiên bạn nhỏ nhìn thấy lá cờ ở đâu? - Bạn thấy lá cờ trước bót của giặc. - Hình ảnh lá cờ đẹp như thế nào? - Lá cờ rực rỡ với ngôi sao vàng năm cánh bay phấp phới trên nền trời xanh mênh mông buổi sáng. - Bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi lá cờ xuất hiện? - Bạn thấy sung sướng, tự hào. - Cờ đỏ sao vàng mọc lên ở nơi nào nữa? - Cờ mọc trước cửa mỗi nhà. Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá.... - Mọi người mang cờ đi đâu? - Mọi người mang cờ đi mít tinh mừng ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. - Tình cảm của mọi người với lá cờ ra sao? - Mọi người đều yêu lá cờ, yêu Tổ quốc Việt Nam. 3. Củng cố - dặn dò : - 3 học sinh tham gia thi đọc. - Nhận xéttuyên dương học sinh. Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. ________________________________________________________ Sinh hoạt KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN I. Mục tiêu : - Học sinh thấy được ưu khuyết điểm trong tuần, nắm được phương hướng trong tuần mới . - Thực hiện nghiêm những nội quy, quy định của trường, lớp. - Rèn và giáo dục nền nếp , ý thức cho học sinh. II. Nội dung : 1. Hoạt động1. Nhận xét ưu - khuyết điểm trong tuần. - Các trưởng ban nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm của các bạn. - Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét, đánh giá chung ưu khuyết điểm của cả lóp. - Các thành viên nêu ý kiến. - Giáo viên nhận xét bổ sung: * Ưu điểm : ....................................................................... ... ....................................................................... * Nhược điểm : ....................................................................... .. * Tuyên dương học sinh : ....................................................................... ....................................................................... * Phương hướng trong tuần mới - Tích cực tham gia các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Chiến thắng LS Điện Biên Phủ 7/5 , Ngày TL Đội 15/5 và Ngày sinh nhật Bác 19/5 . - Khắc phục các hạn chế đã nêu trên. - Các thành viên trong lớp tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp 2. Hoạt động 2. - Văn nghệ - Nhận xét, đánh giá. - Dặn dò: Luôn có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt và khi tham gia giao thông. - Trưởng ban thực hiện - CTHĐ nhận xét, lớp lắng nghe. - HS bổ sung. - Lắng nghe, khắc phục các khuyết điểm. - HS tự bình chọn. - HS tham gia theo tổ. _______________________________________________________________ Thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2019 Chào cờ I.Mục tiêu : - HS nắm được những ưu, nhược điểm trong ba ngày học tuần 33 và nắm được phương hướng, hoạt động tuần 33 tiếp và tuần 34. - Rèn thói quen thực hiện tốt nền nếp và nội quy trường lớp. - Giáo dục h/s ý thức rèn luyện đạo đức . II. Nội dung: 1. Ổn định tổ chức. 2. Em Liên đội trưởng lên nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần 33 và phương hướng, hoạt động tuần 33,34 tiếp theo. 3. Đ/c Tổng phụ trách lên nhận xét, bổ sung 4. Tổ chức giải câu đố 5. Kết thúc. _____________________________________________________ Luyện từ và câu TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP I. Mục tiêu: - HS nắm được một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp (BT1, BT2); nhận biết được những từ ngữ nói lên phẩm chất của người dân Việt Nam (BT3). Đặt được một câu ngắn với một từ tìm được trong BT3 (BT4). - Thực hành tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp, đặt câu với từ tìm được. - GDHS tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị: - Tranh; Bảng nhóm BT2. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Tìm 2 cặp từ trái nghĩa và đặt câu với các từ đó. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. b. Hướng dẫn làm bài: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Phân tích yêu cầu. Giới thiệu tranh, yêu cầu HS suy nghĩ. - Người được vẽ trong bức tranh 1 làm nghề gì? Vì sao em biết? - Gọi HS nhận xét. - Yêu cầu HS tự hỏi nhau với các nội dung còn lại. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án đúng: Tranh 2: công an; Tranh 3: nông dân; Tranh 4: bác sĩ; Tranh 5: lái xe, Tranh 6: người bán hàng. - Bác sỹ là làm công việc gì không? *KL: Trong xã hội có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau, nhưng nghề nào cũng đáng quý. Các em cần biết tôn trọng mọi người với công việc họ đã lựa chọn. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Chia lớp thành 3 tổ, phát cho mỗi tổ một bảng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận tìm từ trong vòng 5 phút. Sau đó dán lên bảng, 1 bạn trong nhóm lên báo cáo. - Nhận xét trao giải cho nhóm có nhiều từ đúng và hay. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự tìm từ . - Từ cao lớn nói lên điều gì? - Các từ: cao lớn, rực rỡ, vui mừng không phải là các từ chỉ phẩm chất mà đó là từ chỉ đặc điểm. - GV nhận xét chốt lời giải đúng: anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng -> Đây là những phẩm chất tốt đẹp mà con người Việt Nam đã có và gìn giữ từ bao đời nay, chúng ta cũng cần có trách nhiệm phát huy và gìn giữ những phẩm chất đó. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS viết câu của mình. VD: Các chú bộ đội rất gan dạ. Lan là một học sinh rất cần cù. - Đoàn kết là sức mạnh. Bác ấy đã hi sinh anh dũng./.. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét chung, khen HS đặt câu hay. * Lưu ý HS cách trình bày câu đảm bảo cả nội dung và hình thức. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp? - Em thích nghề gì? Vì sao? -> Có rất nhiều nghề khác nhau, mỗi nghề có một đặc điểm khác nhau. Song điều quan trọng ta phải biết yêu nghề và phải có đạo đức nghề nghiệp thì mới trở thành người có ích. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Từ trái nghĩa. Từ chỉ nghề nghiệp. - Nối tiếp nhau tìm từ và đặt câu. VD: đen - trắng. Bạn Mạnh cao./ Bạn Dương thấp. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS nêu - Quan sát và suy nghĩ. - Làm công nhân. Vì chú ấy đội mũ bảo hiểm và đang làm việc ở công trường. - HS nhận xét. - HS thực hiện hỏi đáp theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - Bác sỹ làm công việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân. - HS lắng nghe. - HS nêu - HS các nhóm thi tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp trong bảng nhóm sau đó gắn trên bảng. VD: Thợ may; bộ đội, giáo viên, phi công; nhà doanh nghiệp; diễn viên, ca sĩ, nhà tạo mẫu, kĩ sư, thợ điện, thợ xây... - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - HS làm việc cá nhân, sau đó 1 em lên bảng viết các từ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam. - Cao lớn nói về tầm vóc. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS nêu: Đặt một câu với một từ tìm được trong bài 3. - 1 HS lên bảng. Cả lớp làm bài vào vở BT. - Đọc các câu mình đã đặt. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS nêu - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. ___________________________________________________________ Toán ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (TR.171) I. Mục tiêu: - HS củng cố cách cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm; cách làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; cách làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến 3 chữ số. Cách giải bài toán về ít hơn; cách tìm số bị trừ, tìm số hạng của một tổng. - Thực hành tính toán nhanh và kĩ năng trình bày bài toán có lời văn; kĩ năng tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết. - GDHS có ý thức tích cực, tự giác học tập. II. Chuẩn bị: - Bảng con. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu số lớn nhất có ba chữ số và số lớn nhất có 2 chữ số. - Gọi HS nêu số nhỏ nhất có 1 chữ số và số nhỏ nhất có 2 chữ số. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét chung. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu yêu cầu, mục tiêu tiết học. b. Luyện tập: Bài 1: (cột 1, 3) Tính nhẩm. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu HS nêu cách nhẩm. - Tổ chức cho HS nhẩm nối tiếp. - GV gọi HS nhận xét. *CC cách cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm. Bài 2: (cột 1, 3) Đặt tính và tính. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài. - GV cho HS làm vào bảng con. - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính. - GV gọi HS nhận xét. *Củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 1000. Bài 3: - GV gọi HS đọc đề bài. - Anh cao bao nhiêu xăng-ti-mét? - Chiều cao của em như thế nào so với chiều cao của anh? - Muốn tính chiều cao của em ta làm như thế nào? - HD HS tóm tắt bài toán: 165cm Anh cao: 33cm Em cao: ? cm - Yêu cầu HS giải bài toán vào vở. - GV gọi HS nhận xét, chữa bài. - Nêu câu lời giải khác? - GV nhận xét chung. * Củng cố về cách giải toán có lời văn. Bài 5: Tìm x: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài. - Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? - Muốn tìm số hạng ta làm thế nào? - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Chú ý cho HS cách trình bày: Dấu "=" phải hạ thẳng cột. *Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ. 3. Củng cố, dặn dò: - Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? - GV nhận xét tiết học. Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập về phép nhân và phép chia. - HS nêu. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS nêu yêu cầu bài. - HS nêu - Học sinh nối tiếp nhau nhẩm và đọc kết quả. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS nêu yêu cầu bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng con. - HS nêu: - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm. - Anh cao 165cm. - Em thấp hơn anh 33 cm. - Thực hiện phép trừ: Lấy số chiều cao của anh trừ đi số chiều cao mà em thấp hơn. - 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở. Bài làm Em cao số xăng-ti-mét là: 165 - 33 = 132 (cm) Đáp số: 132cm - HS nhận xét. - HS nêu: Chiều cao của em là: - HS lắng nghe. - HS nêu yêu cầu bài. - 2 HS lên bảng. Lớp làm bảng con. - Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. - Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ số hạng kia. - HS nhận xét, chữa bài: x - 32 = 45 x + 45 = 79 x = 45 + 32 x = 79 - 45 x = 77 x = 34 - HS lắng nghe. - Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. - HS lắng nghe. ______________________________________________________ Chính tả NGHE - VIẾT: LƯỢM. PHÂN BIỆT S/X I.Mục tiêu: - HS hiểu nội dung đoạn chính tả. Nghe và viết lại chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài thơ Lượm. - Rèn kĩ năng viết đúng, trình bày bài sạch đẹp. Làm được BT2 a. - HS có thói quen viết nắn nót, cẩn thận. GDHS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ chép bài tập 2a; Bảng con. III. Các hoạt động dạy - học. 1. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết các từ: lung linh, lưu luyến, sực nức, non nước. - GV gọi HS nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b.Nội dung: *Hướng dẫn nghe viết - GV đọc bài viết. - Nêu nội dung của 2 khổ thơ ? - Những hình ảnh nào thể hiện nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm? - Mỗi dòng thơ có mấy chữ? - Nên bắt đầu viết từ ô nào? - Những từ nào hay viết sai? Tìm những từ khó viết? - Luyện viết chữ khó: loắt choắt, nghênh nghênh, hiểm nghèo - Đọc mẫu lần 2. Hướng dẫn cách ngồi, cách viết, cách cầm bút, để vở. - Đọc cho HS viết bài. - GV quan sát, uốn nắn. - Thu bài nhận xét. *Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2a: (BP) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài lên bảng. - Yêu cầu HS làm vở bài tập. - Gọi HS đọc lại bài làm của mình. - Chốt lời giải đúng: a) Hoa sen, xen kẽ, ngày xưa, say sưa, cư xử, lịch sự. -Tổ chức luyện phát âm s/x cho HS. 3. Củng cố, dặn dò: -Gọi HS đọc lại bài chính tả? - GV nhắc nhở HS cần chú ý nghe viết đúng chính tả và phân biệt s/x khi viết và đọc. -Dặn HS đọc trước bài chính tả: Nghe-viết: Người làm đồ chơi. - 1 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. - Nhận xét, chữa bài. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc lại. - 2 khổ thơ nói lên những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm. - Bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, đầu đội mũ ca lô nghênh nghênh, miệng huýt sáo, đôi chân thoăn thoắt nhảy trên đường như chim chích,.. - 4 chữ. - Ô thứ 3. - HS tìm: loắt choắt, hiểm nghèo, nhấp nhô,... - HS luyện viết vào bảng con. - HS viết bài vào vở. - HS soát bài. - 1 HS đọc yêu cầu. - 1 HS lên bảng làm. - Cả lớp làm vở bài tập. - Chữa bài - nhận xét. - HS đọc lại đáp án của 2 bài tập nhiều lần. - HS luyện phát âm s/x trong các tiếng vừa tìm đúng ở bài tập. - 2 -3 HS đọc lại. - HS lắng nghe. _____________________________________________________ Tiếng Việt (tăng) LUYỆN TẬP CÁC KIỂU CÂU ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - Củng cố các kiểu câu đã học: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? - Rèn kĩ năng xác định kiểu câu, xác định được bộ phận trả lời câu hỏi Ai ( cái gì, con gì)? / là gì?/ làm gì? / thế nào? ; đặt câu đúng. - Có ý thức chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ viết BT1 III. Hoạt động dạy, học:: Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết. GV tổ chức hỏi đáp: - Chúng ta đã được học những kiểu câu nào? - Mẫu câu Ai làm gì? có bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì chỉ gì? cho ví dụ? - Mẫu câu Ai thế nào? có bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào chỉ gì? cho ví dụ? - Mẫu câu Ai là gì? có đặc điểm gì? * Củng cố các mẫu câu đã học. Hoạt động 2: Thực hành : Bài 1: Cho các câu: ( BP) a. Nghỉ hè, em đi du lịch cùng bố mẹ. b. Em là học sinh lớp 2A. c. Bác Nhân rất hài lòng với công việc của mình. d. Bông hoa hồng đỏ thắm. Những câu đó được cấu tạo theo mẫu câu nào? Vì sao? - GV cho HS trao đổi nhóm đôi, làm bài vào vở - Gọi HS báo cáo kq. - GV chữa bài, chốt kq đúng. * Củng cố về các mẫu câu đã học. Bài 2 : Đặt 1 câu theo mẫu Ai làm gì? Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào? Đặt 1 câu theo mẫu Ai là gì? - GV cho HS làm bài cá nhân, chữa bài. Chốt : Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. Bài 3: Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai?, gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi làm gì? thế nào? là gì? trong các câu ở BT2. * Chốt: Bộ phận câu trả lời cho Ai?, Cái gì?, Con gì? là từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - Khi viết câu em cần lưu ý điều gì? - Nhận xét tiết học. Về xem lại bài. - 3 kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? - chỉ hoạt động. - chỉ tính chất, đặc điểm. - có từ "là" - Học sinh đọc bài xác định yêu cầu của bài. - HS trao đổi nhóm đôi,
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_33_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.doc