Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến

I. Mục tiêu:

- HS dựa theo tranh minh hoạ, kể lại đựơc từng đoạn câu chuyện. HS biết kể lại cả câu chuyện (BT2), kể lại được đoạn cuối theo lời của bạn Tộ BT3.

- Kể chuyện tự nhiên, đúng nội dung, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, giọng kể phù hợp. Biết lắng nghe bạn kể và nhận xét lời kể của bạn, kể tiếp theo lời bạn.

* Tích hợp GDKNS: Tự nhận thức. Ra quyết định.

- GDHS tự tin, học tập tấm gương dũng cảm nhận lỗi của Tộ.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh minh họa trong SGK – HĐ1.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc34 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu 2) được viết bởi mấy nét? 
- Dặn chuẩn bị bài: Chữ hoa N (kiểu 2).
- 2 HS lên bảng. Lớp viết bảng con. 
- Nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, đọc, nêu nhận xét.
- HS nêu: Chữ hoa M cao 5 li, gồm 3 nét: Nét móc 2 đầu; nét móc xuôi trái; nét lượn ngang kết hợp nét cong trái.
- HS quan sát, theo dõi.
- Nhiều HS nêu lại cấu tạo chữ cái M.
- HS viết vào bảng con.
- HS đọc câu ứng dụng.
* HS nêu đây là đôi mắt to, đẹp, tinh, nhanh. 
- HS lắng nghe.
- Các chữ cái M, g, h cao 2,5 li.
- Chữ t cao 1,5 li.
- Chữ s cao 1,25 li.
- Các chữ còn lại cao 1 li.
- Khoảng cách bằng 1chữ o.
- HS theo dõi.
- HS luyện viết trong bảng con chữ Mắt (2 - 3 lượt).
- HS viết bài vào vở. 
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe. 
Tiếng Việt (tăng)
HOÀN THÀNH BÀI TẬP VIẾT CHỮ M HOA (KIỂU 2)
I. Mục tiêu:
- HS hoàn thành bài tập viết chữ hoa M (kiểu 2) đúng mẫu, củng cố cách viết chữ thường đã học. 
- HS viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp, viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. 
- GDHS có ý thức giữ gìn vở sạch; rèn chữ viết đẹp. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Chữ mẫu, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy, học: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Nội dung bài học: 
HĐ 1: Củng cố cách viết chữ hoa M (kiểu 2) và câu ứng dụng: 
a. Cách viết chữ hoa:
- GV giới thiệu chữ mẫu.
- HD quan sát, phân tích: Chữ hoa M (kiểu 2) cao mấy li, được viết bởi mấy nét? 
- GV viết mẫu chữ M trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết
- Yêu cầu HS viết chữ hoa M trong không trung và bảng con. 
- GV nhận xét, uốn nắn. 
HĐ 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: 
- Giới thiệu câu ứng dụng: Mắt sáng như sao.
- Cụm từ này nói lên điều gì? 
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu cách viết: 
- Nêu độ cao của các con chữ?
- Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
- Viết mẫu chữ Mắt trên dòng kẻ, kết hợp HD cách viết. Lưu ý cách nối giữa chữ M và chữ ă.
- Cho HS viết thử. 
- GV nhận xét, uốn nắn. 
HĐ 3: Hướng dẫn viết vở, nhận xét: 
- Nêu yêu cầu viết bài (mục I); HD tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- Nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS cả lớp.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nêu lại cách viết chữ hoa M (kiểu 2)? 
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài: Chữ hoa N (kiểu 2).
- HS lắng nghe.
- HS nêu
- HS quan sát, theo dõi.
- Nhiều HS nêu lại cấu tạo chữ hoa M.
- HS viết vào bảng con.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nêu 
- HS nêu lại.
- Khoảng cách bằng 1chữ o.
- HS theo dõi.
- HS luyện viết trong bảng con chữ Mắt (2 - 3 lượt).
- HS viết bài vào vở. 
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe. 
__________________________________________________
Toán (tăng)
LUYỆN TẬP: KI-LÔ-MÉT, MI-LI-MÉT
I. Mục tiêu:
- Củng cố đơn vị đo độ dài: ki-lô-mét, mi-li-mét; cách đổi đơn vị đo. Nắm được mối quan hệ giữa ki-lô-mét, mi-li-mét và các đơn vị đo độ dài đã học. Biết giải bài toán có lời văn có đơn vị đo độ dài ki –lô-mét. 
- Rèn kĩ năng làm phép tính cộng trừ có nhớ trên số đo với đơn vị là ki-lô-mét. So sánh khoảng cách đo bằng ki-lô- mét. 
- GDHS tích cực, tự giác trong học tập và giải toán.
II. Các hoạt động dạy - học:
HĐ1. Củng cố lý thuyết: 
- Yêu cầu HS nhắc lại ki-lô-mét là gì? 
- Mi-li-mét là gì?
- 1 ki-lô-mét bằng bao nhiêu mét?
- 1 xăng-ti-mét bằng bao nhiêu mi-li-mét?
- 1mét bằng bao nhiêu mi-li-mét?
HĐ2. Luyện tập: 
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
 1 m = ... dm 1 km = ... m
 1 m = ... cm 1 m = ... m
6 m = ... cm 4000 m = ... km
- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài.
 =>Chốt cách đổi đơn vị đo. 
Bài 2: Điền dấu > ; < ; =
- Gọi HS nêu yêu cầu.
 1m 3dm ..... 150cm 950m ..... 1km
 5dm 3cm ..... 60cm 56cm ..... 2dm
 35cm ..... 3dm 6cm
- Muốn điền được dấu đúng ta cần phải làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài.
- Gọi HS giải thích cách so sánh.
=>Chốt cho HS cách so sánh.
Bài 3: Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 102 km. Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Dương dài 57 km. Hỏi từ Hà Nội đến Hải Phòng và Hà Nội đến Hải Dương quãng đường nào xa hơn?
- GV chốt cho HS câu trả lời đúng: Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng xa hơn vì 102km > 57 km.
=>Chốt cho HS cách so sánh.
3. Củng cố - dặn dò: 
- 1 ki-lô-mét bằng bao nhiêu mét?
- 1 xăng-ti-mét bằng bao nhiêu mi-li-mét?
- 1mét bằng bao nhiêu mi-li-mét?
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học thuộc mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.
- Ki-lô-mét là 1 đơn vị đo độ dài.
- Mi-li-mét là 1 đơn vị đo độ dài.
- HS nêu: 1km = 1000m
1cm = 10mm
1m = 1000mm
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng. Cả lớp làm bảng con -> chữa bài, giải thích rõ cách làm. 
- HS đọc yêu cầu bài.
- Đổi 2 vế cần so sánh về cùng đơn vị đo (làm nháp).
- 1 HS lên bảng. Cả lớp làm bài vào vở -> chữa bài, giải thích cách so sánh. 
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS so sánh số rồi tự viết vào vở, giải thích vì sao xa hơn.
- Nhiều HS đọc bài làm.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS nêu: 1km = 1000m
1cm = 10mm
1m = 1000mm
- HS lắng nghe.
_____________________________________________________
Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2019
Toán (tăng)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố các đơn vị đo độ dài: ki-lô-mét, mi-li-mét, mét, đề - xi- mét, xăng – ti - mét; cách đổi đơn vị đo. Nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học. Biết giải bài toán lời văn có đơn vị đo độ dài. Tập ước lượng đo.
- Thực hành làm phép tính cộng, trừ, nhân, chia có số đo độ dài. Trình bày bài toán lời văn có đơn vị đo độ dài...
- GDHS tích cực, tự giác trong học tập và giải toán.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ BT1, 2, 3.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Nội dung bài học: 
Hoạt động 1. Ôn lý thuyết: 
- Yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo độ dài đã học và mối quan hệ của chúng. 
GV kết hợp hệ thống kiến thức trên bảng lớp.
*GV chốt mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
Hoạt động 2. Luyện tập: 
Bài 1: Tính
15 cm +6 cm = ... 42 km – 14 km= ...
3 cm x 4 =... 5 mm x 2 = ...
6 dm : 2 =.... 20 m : 4 = ...
- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài.
 *Chốt cách tính cộng, trừ, nhân, chia các đơn vị đo độ dài. 
Bài 2: Điền đơn vị (m, dm, cm, mm) vào chỗ chấm:
1 km = 1000..
1m = 1000..
1m = 10..
200 mm = 2..
5 m = 500..
70.= 7 cm
GV gọi HS chữa bài, yêu cầu HS giải thích được cách làm.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
Chốt mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài.
Bài 3: GV treo BP ghi đề toán:
Cây mít cao 6m, cây dừa cao hơn cây mít 3 m. Hỏi cây dừa cao bao nhiêu mét?
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- Muốn biết cây dừa cao bao nhiêu mét ta làm thế nào?
- GV cho HS tóm tắt BT bằng sơ đồ đoạn thẳng, xác định dạng toán rồi làm vào vở.
- GV chữa bài, nhận xét.
*Chốt dạng toán nhiều hơn có đơn vị đo độ dài.
Bài 4: GV treo BP ghi đề toán:
Viết cm, mm vào chỗ chấm:
- Em cao khoảng 120 ...
- Mẹ em cao khoảng 160 ...
- Quyển vở ô li của em dày khoảng 10... 
*Chốt cho HS cách ước lượng độ dài thực tế.
3. Củng cố - dặn dò: 
- 1 ki-lô-mét bằng bao nhiêu mét?
- 1 xăng-ti-mét bằng bao nhiêu mi-li-mét?
- 1mét bằng bao nhiêu mi-li-mét?
- GV n.xét giờ học. Dặn HS về nhà học thuộc mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.
- HS lắng nghe.
VD:
- Ki-lô-mét là 1 đơn vị đo độ dài.
- Mi-li-mét là 1 đơn vị đo độ dài.
- HS nêu: 1km = 1000m, 1 m = 10 dm, 1cm = 10mm,1m = 1000mm...
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng. Cả lớp làm bảng con -> chữa bài, giải thích rõ cách làm. 
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào vở
- HS đổi vở, kiểm tra, chữa bài
- HS giải thích cách làm.
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- Trao đổi, phân tích BT
- Cây mít cao 6m, cây dừa cao hơn cây mít 3 m.
- Hỏi cây dừa cao bao nhiêu mét?
- HS nêu
- HS tóm tắt, làm vào vở.
- Nhiều HS đọc bài làm.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu, trao đổi với bạn để tìm kết quả.
- Em cao khoảng 120 cm
- Mẹ em cao khoảng 160 cm
- Quyển vở ô li của em dày khoảng 10mm. 
- HS nêu: 1km = 1000m
1cm = 10mm
1m = 1000mm
- HS lắng nghe.
_____________________________________________
Giáo dục kĩ năng sống
TÌM HIỂU VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (10/3 ÂM LỊCH)
I. Mục tiêu:
 - HS biết ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ tổ Hùng Vương, còn gọi là lễ hội Đền Hùng, biết một số hoạt động diễn ra trong lễ hội Đền Hùng. 
 - HS kể được một số đền ở Đền Hùng và một số hoạt động diễn ra trong lễ hội Đền Hùng. 
 - Giáo dục HS lòng kính trọng, nhớ ơn các vị Vua Hùng.
II. Chuẩn bị: 
- Một số hình ảnh các đền và các hoạt động lễ hội diễn ra ở Đền Hùng
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Trong câu chuyện Sự tích bánh chưng bánh dày hoàng tử nào được chọn làm vua?
- Nêu ý nghĩa của bánh chưng và bánh dày?
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung:
Hoạt động1: Ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch)
- Có câu thành ngữ như sau:
 “Con người có tổ có tông
 Như cây có cội, như sông có nguồn”
Vì vậy cho nên:
 “Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
Cứ đến ngày 10/3 âm lịch hàng năm người dân Việt Nam ta cùng hướng về Đất Tổ. Vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc. Từ ngàn đời nay, Đền Hùng luôn là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
- GV chiếu hình ảnh toàn cảnh Đền Hùng
- Giải thích từ “ngày giỗ” là ngày lễ kỷ niệm để tưởng nhớ về người đã mất, được tổ chức vào ngày mất hàng năm.
+ Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào?
+ Khu di tích lịch sử Đền Hùng có những đền chính nào?
+ Trong lễ hội Đền Hùng mọi người thường tổ chức các hoạt động gì?
+ Khi đi vào những nơi trang nghiêm như đền, chùa, nghĩa trang các em cần chú ý điều gì?
 + Có nhiều loại bánh có từ thời các Vua Hùng, đó là bánh gì?
+ 18 vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Vậy để nhớ ơn các vị Vua Hùng, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
- GDHS lòng kính trọng, biết ơn các vua Hùng
Hoạt động 2 : Tham gia trò chơi Chọi gà
- GV hướng dẫn HS tham gia một trò chơi dân gian rất quen thuộc thường được tổ chức trong lễ hội Đền Hùng - trò chơi “Chọi gà”
+ Cách chơi: Chơi theo từng cặp. Cầm tay nhau, đứng một chân theo tư thế nhảy lò cò. Hai người chạm đầu gối chân co lên vào nhau, ai thả chân xuống trước hoặc ngã sẽ thua cuộc.
+ Luật chơi: không được dùng tay đẩy nhau
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm. GV bao quát, giúp đỡ các nhóm HS chơi.
- GV bao quát,giúp đỡ, nhắc nhở HS khi chơi vui vẻ, đoàn kết và phải chạy cẩn thận.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS chơi tốt.
3. Củng cố- dặn dò ( 2')
- Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào? Chúng ta cần làm gì để biết ơn các vua Hùng? 
- Gv nhận xét giờ học. 
- 2 HS trả lời.
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe. 
- Xem hình ảnh
- Ngày 10/3 ÂL hằng năm
.
-  Đền Hùng gồm: Đền Hạ và chùa , Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, Bảo tàng Hùng Vương... 
- Lễ dâng bánh, dâng hương. Thi gói bánh chưng, giã bánh dày, chơi trò chơi dân gian, thi hát xoan...
- Phải nghiên trang không được làm ồn
- Bánh chưng, bánh dày
 - Cần yêu quê hương, nhớ về nguồn cội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp...
- HS lắng nghe cách chơi, luật chơi.
- HS tham gia chơi theo nhóm đã phân công.
- HS nêu.
- HS liên hệ bản thân.
- HS lắng nghe.
___________________________________________
Tiếng Việt (tăng)
LUYỆN ĐỌC: XEM TRUYỀN HÌNH
I . Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc đúng các câu hỏi và câu cảm.
- Học sinh hiểu các từ khó, hiểu vai trò của vô tuyến truyền hình trong đời sống. Biết xem truyền hình để bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm. TLCH trong SGK.
- HS thích xem truyền hình.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1- Giới thiệu bài.
-GV giới thiệu bài, yêu cầu HS nhắc lại tên bài.
Hoạt động 2- Luyện đọc
- GV đọc mẫu
- Tìm và đọc những từ khó
- Hướng dẫn đọc câu dài: GV hướng dẫn đọc nhấn giọng ở những câu hỏi, cân cảm.
+ Những tiếng reo vui, bình phẩm nổi lên: "A/ núi Hồng!// Kìa/ chú La,/đúng không?//
Chú La trẻ quá!//
GV nhận xét, đánh giá.
-Tổ chức thi đọc và đọc đồng thanh.
Hoạt động 3- Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Chú La mời mọi người đến nhà mình làm gì?
- Tối hôm ấy mọi người xem được những gì trên ti vi?
- Em thích những chương trình gì trên ti vi hằng ngày?
GV chốt nội dung, liên hệ GD HS.
Hoạt động 4- Luyện đọc lại
-GV nêu yêu cầu, HD HS đọc phân vai.
-GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 5- Củng cố - dặn dò :
- Em thấy vô tuyến truyền hình cần với con người như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài và đọc trước bài tuần sau.
- HS lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS tự tìm từ khó đọc và đọc: 
+ Ví dụ: truyền hình, chật ních, trong trẻo,... 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ 
được chú giải cuối bài đọc.
- Thi đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Chú mời mọi người đến để nghe tin về xã nhà qua vô tuyến truyền hình.
- Thấy người dân trong xã tổ chức kỉ niệm sinh nhật Bác và phát động trồng 1000 gốc cây...
- Nhiều HS được nói.
- 3, 4 nhóm tự phân vai thi đọc truyện.
- Nhận xét nhóm đọc tốt và tuyên dương.
- Làm cho con người ở 1 nơi mà biết tin tức và hình ảnh về cuộc sống của mọi người giúp con người nâng cao hiểu biết về nhiều mặt và giải trí...
____________________________________________________
Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2019
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ
I. Mục tiêu:
- Nêu được 1 số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ (BT1); biết đặt câu với từ vừa tìm được ở BT1 (BT2). Ghi lại được hoạt động vẽ trong tranh bằng một câu ngắn (BT3).
- Thực hành tìm từ và đặt câu.
- Giáo dục HS kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng nhóm dành cho BT1; Tranh.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS thực hiện hỏi đáp có cụm từ "Để làm gì?".
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Tìm những từ ngữ:
a) Nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.
b) Nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
- Chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bảng nhóm.
- Yêu cầu nhóm 1, 2 làm yêu cầu a của bài; nhóm 3 làm yêu cầu b.
- Sau 5 phút thảo luận, gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, chốt lại các từ đúng.
- Yêu cầu HS thực hành nói, kể, liên hệ về tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ và Bác Hồ với thiếu nhi.
=> GDHS kính yêu và biết ơn Bác Hồ: Bác Hồ là người dành rất nhiều tình cảm đối với các em thiếu nhi. Vì vậy các em cần phải kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở BT1. 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đặt câu với các từ tìm được ở bài tập 1.
- GV hướng dẫn HS đặt câu.
- Yêu cầu HS đặt câu hay, có xen cảm xúc và tình cảm yêu quý Bác Hồ.
- Nhận xét tuyên dương HS đặt câu hay.
*Củng cố cách đặt câu với từ cho trước.
Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS quan sát từng tranh suy nghĩ và ghi lại vào VBT hoạt động của các bạn thiếu nhi trong mỗi tranh.
- Gọi HS đọc bài làm.
- GV chốt đáp án đúng, sửa sai cho HS.
- Các bạn tranh 3 trồng cây có tác dụng gì?
=> GDHS có ý thức trồng và chăm sóc cây để làm cho môi trường xanh sạch đẹp.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu một số từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi?
- Nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về Bác Hồ. Dấu chấm, dấu phẩy.
- HS thực hiện hỏi đáp: VD
+ HS1: Cậu đến trường để làm gì?
+ HS2: Tớ đến trường để học tập và vui chơi cùng bạn bè.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm lên bảng dán KQ, sau đó đọc to các cụm từ tìm được. 
VD: a/ Yêu, thương, quý mến, yêu quý, quan tâm, săn sóc, chăm chút, chăm lo...
b/ kính yêu, kính trọng, tôn kính, biết ơn, thương nhớ, nhớ thương...
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS nối tiếp nhau đọc câu của mình. VD: Em rất yêu thương các em nhỏ...
- Bác Hồ là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta....
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài VBT.
- HS tiếp nối nhau trình bày bài: 
+ Tranh 1: Các cháu thiếu nhi vào lăng viếng Bác.
+ Tranh 2: Các bạn thiếu nhi kính cẩn dâng hoa trước tượng Bác Hồ.
+ Tranh 3: Các bạn thiếu nhi tham gia Tết trồng cây.
- HS nêu: Các bạn trồng cây có tác dụng làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp.
- HS nêu: Yêu, thương, quý mến, yêu quý, quan tâm, săn sóc, chăm chút, chăm lo...
- HS lắng nghe.
__________________________________________________________
Toán
VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cách viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại.
- Thực hành đếm số phân tích các số, so sánh các số, thứ tự các số có 3 chữ số. Áp dụng làm bài 1, 2, 3.
- GDHS vận dụng thực hành tích cực, chủ động.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ chép bài tập 1, 3. 
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy, học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm nháp bài tập sau: Điền số? 
220; 221; ...; ...; 224; ...; ...; ...; 228; 229.
- GV gọi HS nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc dãy số vừa viết.
- GV nhận xét chung.
*Củng cố dãy số tự nhiên liên tiếp từ 220 đến 229.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b. Nội dung bài học: 
HĐ1: Hướng dẫn viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Viết số 375 hỏi số 375 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Nêu: Nhờ sự phân tích này ta viết số thành tổng như sau: 375 = 300 + 70 + 5.
- Hỏi: 300, 70, 5 là các giá trị chỉ gì trong số 375?
- Yêu cầu HS phân tích các số 456, 764, 893 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Nêu số 820, 703 yêu cầu HS lên bảng phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị. HS cả lớp viết bảng con.
- Nêu chú ý: Nếu chữ số chỉ chục hoặc chỉ đơn vị là 0 thì không viết nó vào trong tổng. Ví dụ: 702 = 700 + 2
 420 = 400 + 20
*Củng cố cách phân tích số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. Chú ý: Nếu chữ số chỉ chục hoặc chỉ đơn vị là 0 thì không viết nó vào trong tổng.
HĐ2: Thực hành:
Bài 1: Viết (theo mẫu):
- GV treo BP gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- Y/C cả lớp đọc các tổng vừa viết.
*Chốt cách viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
Bài 2: Viết các số 271; 978; 835; 509 theo mẫu:
- GV cho HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS viết theo mẫu: 
- Số 271 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Ta viết số thành tổng như thế nào?
- Yêu cầu HS làm các phần còn lại.
- GV chữa bài, nhận xét.
*Chốt cách viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
Bài 3: 
- GV treo BP gọi HS đọc yêu cầu.
- GV giải thích thêm yêu cầu của bài, ta phải đi tìm tổng tương ứng với số nào đã cho.
- Viết bảng số 975 và yêu cầu HS phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Khi đó ta nối số 975 với tổng 900 + 70 + 5.
- Y/C HS tự làm tiếp các phần còn lại.
- Nhận xét, chữa bài.
*Củng cố cách nối số với tổng tương ứng của chúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Khi viết số có 3 chữ số thành tổng, nếu chữ số chỉ chục và chữ số chỉ đơn vị là 0 thì ta làm thế nào?
 - Nhận xét tiết học. Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm BC
- HS nhận xét chữa bài. 
- HS đọc dãy số vừa viết.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Số 375 gồm 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị.
- HS nêu: 300 là giá trị chỉ trăm, 70 là giá trị chỉ chục, 5 là giá trị chỉ đơn vị.
- HS viết bảng con: 
456 = 400 + 50 + 6
764 = 700 + 60 + 4 
893 = 800 + 90 + 3.
- 1HS lên bảng, cả lớp viết bảng con:
820 = 800 + 20 + 0 hoặc 800 + 20.
703 = 700 + 3
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp điền bút 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_30_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.doc