Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn như chặn lối, lo, gã Sói.

- Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, giữa các cụm từ. Phân biệt được lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa của các từ mới: ngăn cản, hích vai, hung ác, gạc,.

- Biết được các đức tính của bạn Nai Nhỏ: khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu bạn.

- Hiểu nội dung: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.

- Giáo dục HS xây dựng tình bạn đẹp , biết yêu thương, đoàn kết , giúp đỡ bạn bè và giúp HS biết chọn bạn mà chơi.

II. Chuẩn bị

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn các từ ngữ và câu văn: “Sói sắp tóm được .Sói ngã ngửa” hướng dẫn đọc.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc32 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Qua câu chuyện, em học tập được điều gì? 
=> ý nghĩa giáo dục. 
- Nhận xét giờ học. Khuyến khích HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Bím tóc đuôi sam. 
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện; lớp theo dõi, nhận xét.
- Bạn Na luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người và chăm chỉ học tập, đó là những tính tốt mà chúng em học tập được ở bạn Na.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát kĩ 3 tranh minh hoạ trong SGK, nhớ lại từng lời kể của Nai Nhỏ.
- HS kể chuyện trong nhóm 4. 
- Đại diện nhóm thi kể trước lớp. 
- HS nhận xét, bình chọn bạn, nhóm kể hay nhất. 
- HS nhìn lại từng tranh, nhớ và nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ. 
- HS tập nói theo nhóm. 
- Kể trước lớp. 
- Lớp nhận xét. 
- HS nêu: người dẫn chuyện, cha Nai Nhỏ và Nai Nhỏ.
- Người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
- Cha Nai Nhỏ: băn khoăn, vui mừng, tin tưởng. 
- Nai Nhỏ: hồn nhiên, ngây thơ.
- HS tập kể trong nhóm.
- 2 nhóm lên kể trước lớp. 
 - HS nhận xét.
- Học tập bạn Nai Nhỏ: Biết quan tâm, giúp đỡ bạn, luôn sẵn lòng cứu giúp người khác. Đó là người bạn đáng tin cậy. 
- HS lắng nghe. 
____________________________________________________
Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2019
Sáng Tập đọc
GỌI BẠN
I - Mục tiêu :
- Biết ngắt nhịp rõ ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
- Hiểu nghĩa của một số từ ngữ trong bài, hiểu nội dung của bài : Bài thơ nói về tình
bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh, học thuộc lòng.
- Học sinh có ý thức học tập.
II - Chuẩn bị :
Tranh minh hoạ SGK
Bảng phụ viết sẵn câu cần hướng dẫn
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Kiểm tra : Gọi 2 HS đọc bài: Bạn của Nai Nhỏ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung
*Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
+ Luyện đọc câu ( 2 dòng thơ):
- Luyện đọc phát âm, yêu cầu HS tìm các từ khó đọc.
- HD HS đọc từ khó.
+ Luyện đọc từng khổ thơ
- Luyện ngắt giọng, GV hướng dẫn HS ngắt nhịp:
	Từ xa xưa/thuở nào
	Trong rừng xanh/ sâu thẳm
- Luyện đọc từng khổ thơ 
 GV hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Luyện đọc cả bài. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Cho lớp đọc đồng thanh toàn bài.
*Hoạt động 2; Tìm hiểu bài:
GV hỏi :
Đôi bạn Bê Vàng và Bê Trắng sống ở đâu ?
Câu nào cho em biết đôi bạn ở bên nhau từ rất lâu ?
- Giải thích từ : hạn hán.
- GV hỏi và gọi HS trả lời :
Trời hạn hán thì cây cỏ ra sao ?
Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ ?
Vì đi lang thang nên chuyện gì đã xảy ra với Bê Vàng ?
Khi Bê Vàng quên đường về Bê Trắng đã làm gì ?
Đến bây giờ Bê Trắng vẫn gọi bạn như thế nào ?
Theo em vì sao đến tận bây giờ Bê Trắng vẫn gọi bạn ?
*GV nêu : Bài tập đọc nói lên tình bạn rất đẹp, rất cao quý của Bê Vàng và Dê Trắng.
*Hoạt động 3 . Học thuộc lòng
- GV treo bảng phụ viết sẵn 2 khổ thơ cuối.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng. 
- Tổ chức thi học thuộc lòng. 
- Nhận xét đánh giá.
- Lớp theo dõi, 2 HS đọc lại bài.
- HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 2 dòng thơ.
- HS tìm rồi nêu: Xa xưa, thuở nào, sâu thẳm...
- HS luyện đọc từ khó (cá nhân, đồng thanh).
- 3HS đọc nối tiếp khổ thơ.
- HS luyện đọc, HS khác nhận xét.
- 3HS 1 nhóm, luyện đọc nối tiếp khổ thơ.
- 3 nhóm HS lên thi đọc từng khổ thơ theo hình thức nối tiếp. 
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- 2HS lên đọc cả bài trước lớp.
Cả lớp đọc đồng thanh 
- rừng xanh sâu thẳm.
- Tự xa xưa thuở nào.
- HS lắng nghe.
- Suối cạn cỏ héo khô.
- Vì sao trời hạn hán, thiếu nước.
- Bê Vàng bị lạc, không tìm được đường về.
- Bê Trắng thương bạn chạy khắp nơi tìm bạn.
- Bê! Bê!
- Vì Bê Trắng thương bạn.
- HS đọc lại từng khổ thơ.
- HS học thuộc.
- 3HS thi học thuộc lòng.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
3. Củng cố :
- Em có nhận xét gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng ?
______________________________________________
Toán
26 + 4, 36 + 24
I. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện phép cộng có tổng là các số tròn chục dạng: 26 + 4 ; 36 + 24 
(dạng viết có nhớ).
- Củng cố giải toán có lời văn. 
- Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng gài, que tính.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 
1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS viết các phép cộng có tổng bằng 10.
- Nhận xét.
- 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con.
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Giới thiệu phép cộng 26 + 4
- GV: 2 bó que tính (2 chục que) - gài.
 Có thêm 6 que nữa - gài.
+ Có 26 que tính viết 6 vào cột nào, 2 viết cột nào? (Viết 26 vào bảng)
- Lấy thêm 4 que tính.- gài 
+ Viết 4 vào cột nào? (viết 4 vào bảng)
- Thao tác và nêu: 6 que tính gộp với 4 que tính là bao nhiêu que tính?
+ 10 que tính, tức là 1 chục, vậy có tất cả mấy chục que tính?
+ 26 que tính thêm 4 que tính được 3 chục que tính hay 30 que tính.Vậy 26 cộng 4 bằng bao nhiêu?
+ Viết 30 vào bảng như thế nào?
- Gv viết 30 vào bảng.
- Hướng dẫn đặt tính 26 + 4 = ?
+ Đặt tính: Viết 26, viết 4 thẳng cột với 6, viết dấu cộng, kẻ vạch ngang.
+ Tính: Từ phải sang trái:
* 6 cộng 4 bằng 10, viết 0, nhớ 1.
* 2 thêm 1 bằng 3, viết 3
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính rồi tính.
- KL: Đặt tính sao cho cột đơn vị thẳng cột đơn vị, chục với chục. 
- Tính từ phải- trái, thêm 1 vào số chục.
2.3. Giới thiệu phép cộng 36 + 24
- GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính như phép tính 26 + 4
- So sánh cách cộng 2 phép tính trên ?
- Cho HS tự lấy VD phép cộng dạng 26 + 4; 
36 + 24.
2.4. Thực hành.
Bài 1 : Tính 
- Cho HS làm vào bảng con. 4 HS lần lượt lên bảng lớp làm.
- Chữa bài, yêu cầu HS nêu cách cộng ở mỗi phép tính.
- HS làm cùng GV, hoạt động cá nhân 
- HS lấy 2 thẻ 1 chục gài bảng.
- Lấy thêm 6 que - được 26.
- Viết 6 vào cột đơn vị, viết 2 vào cột chục.
- HS lấy 4 que gài dưới 6 que.
- Viết 4 vào cột đơn vị.
- Là 10 que tính.
- 3 chục que tính.
- 26 + 4 = 30 
- Viết 0 vào cột đơn vị, thẳng cột với 6 và 4, viết 3 vào cột chục thảng cột với 2.
Chục
đơn vị

+
 2
6
4
 3
0
- HS nêu lại cách đặt tính và tính.
- HS theo dõi.
- Đều là phép cộng có tổng là số tròn chục và đều là phép cộng có nhớ.
- HS nêu ví dụ.
- HS nêu yêu cầu, tự làm. 
+
+
+
+
 35 42 63 25
 5 8 27 35 
 40 50 90 60 
- Nhiều HS nêu.
Bài 2 : Giải toán 
- Gọi HS đọc nội dung bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết cả hai nhà nuôi được bao nhiêu con gà ta làm thế nào?
- Cho HS tự tóm tắt và làm bài vào vở, 1 HScó năng khiếu lên bảng chữa bài.
 Tóm tắt
Nhà Mai nuôi : 22 con gà 
Nhà Lan nuôi : 18 con gà 
Cả hai nhà nuôi :.con gà?
Bài 3: 
+ Nêu yêu cầu?
- GV hướng dẫn cách làm: Viết các phép cộng khác nhau nhưng có tổng bằng 20.
- Tổ chức cho HS làm bài. GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Phép cộng dạng 26 + 4, 36 + 24 là phép cộng có nhớ hay không nhớ, nhớ ở hàng nào ?
- Dặn Hs chuẩn bị tiết sau
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài toán, lớp đọc thầm theo.
- HS nêu.
- Lấy số gà nhà Mai cộng số gà nhà Lan.
Bài giải
Cả hai nhà nuôi được số gà là :
22 + 18 = 40 (con)
 Đáp số : 40 con
- Viết 5 phép tính có tổng bằng 20 
( theo mẫu).
- HS theo dõi.
- HS viết vào bảng con, 2 HS lên bảng làm bài. 
18 + 2 = 20 19 + 1 = 20
15 + 5 = 20 12 + 8 = 20
17 + 3 = 20
- HS nêu.
Chiều Tự nhiên và Xã hội
HỆ CƠ
I. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi và vị trí của một số vùng cơ chính của cơ thể: cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân. Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động.
- Rèn kĩ năng quan sát, trình bày lưu loát.
- Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ thể được săn chắc.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh vẽ hệ cơ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: - Nêu một số xương và khớp xương của cơ thể.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
HĐ1: Quan sát hệ cơ
- YC HS quan sát tranh 1 trong SGK và trả lời câu hỏi in phía dưới tranh.
- Làm việc theo cặp 
- HS quan sát tranh, chỉ và nói tên một số cơ của của cơ thể.
- GV treo tranh hình vẽ hệ cơ lên bảng, HS lên chỉ vào hình vẽ vừa nói tên các cơ. 
- GV gọi 1- 2 HS lên bảng vừa chỉ vừa nói tên các cơ trên cơ thể của mình.
-> Kết luận: Cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ, nhờ có cơ mà mỗi người có một hình dáng khác nhau. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện được mọi cử động như: chạy, nhảy, ăn, uống,...
- Làm việc cả lớp.
- HS chỉ vị trí các cơ đó trên mô hình.
- 1- 2 HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
HĐ2. Thực hành co và duỗi tay.
- YC từng HS làm động tác gập cánh tay; quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ cánh tay khi đó.
- Làm động tác duỗi cánh tay ra, tiếp tục quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ cánh tay xem nó thay đổi như thế nào so với khi co cánh tay.
- Gọi một vài nhóm lên trình diễn trước lớp.
+ Khi cơ co, cơ thay đổi như thế nào?
+ Khi cơ duỗi, cơ thay đổi như thế nào?
-> Kết luận: Cơ có thể co vào và duỗi ra. Nhờ có sự co duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
MR: Mời 1 HS lên bảng làm mẫu cho cả lớp quan sát 1 số động tác: ngửa cổ, cúi gập mình, ưỡn ngực,...
+ Khi bạn ngửa cổ, phần cơ nào co, phần cơ nào duỗi?
+ Khi cúi gập mình, cơ nào co, cơ nào duỗi?
+ Khi bạn ưỡn ngực, cơ nào co, cơ nào duỗi?
+ Bước 1: Làm việc cá nhân và theo cặp.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
HS lên bảng vừa làm động tác vừa mô tả sự thay đổi của cơ bắp khi co và duỗi.
- Cơ co lại, ngắn và chắc hơn.
- Cơ dài hơn và mềm hơn.
- 1 HS làm mẫu theo YC của GV.
- Phần cơ sau gáy co, phần cơ cổ phía trước duỗi.
- Cơ bụng co, cơ lưng duỗi.
- Cơ lưng co, cơ ngực duỗi.
 HĐ3: Thảo luận: Làm gì để cơ được săn chắc?
 - GV hỏi: Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc? 
- Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho cơ?
- Liên hệ, giáo dục HS ý thức chăm sóc và bảo vệ cơ.
-> Kết luận: Muốn cơ phát triển tốt cần ăn uống đầy đủ, chăm tập thể thao.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Muốn cơ phát triển và săn chắc em phải làm gì?
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài sau: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt.
- Tập thể dục thể thao.
- Vận động hàng ngày 
- Lao động vừa sức.
- Vui chơi, ăn uống đầy đủ.
+ Nằm, ngồi nhiều, chơi các vật sắc nhọn, cứng làm rách, trầy xước cơ, ... Ăn uống không hợp lí.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe
_____________________________________________
Luyện từ và câu
 TỪ CHỈ SỰ VẬT. CÂU KIỂU AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được các từ chỉ sự vật.
- Biết đặt câu theo mẫu Ai ( cái gì, con gì ) là gì?.
- Rèn cách sử dụng câu trong giao tiếp. 
II. Chuẩn bị
Bảng phụ
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ.
- Hãy kể tên một số đồ dùng học tập của em ?
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS nối tiếp nhau nêu.
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: -Nêu yêu cầu ? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh và tìm từ viết vào bảng con theo thứ tự tranh.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- Hãy nêu các từ chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối, trong các từ vừa nêu?
- Kết luận: Các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối, được gọi là từ chỉ sự vật. 
- Cho HS kể thêm một số từ chỉ sự vật khác mà em biết.
- Tìm những từ chỉ sự vật ( người, đồ vật, con vật, cây cối,..) được vẽ trong các bức tranh.
- HS quan sát tranh, nêu: 
 1. bộ đội 4. máy bay 
 2. công nhân 5. voi 
 3. ô tô 6. trâu 
- HS nối tiếp nhau nêu.
- HS lần lượt nêu: bác sĩ, y tá, công an, xoài, cam, mít,
Bài 2: Tìm các từ chỉ sự vật trong bảng.
- Cho đọc từ trong bảng, dùng chì gạch chân từ chỉ sự vật.
- Nêu nhận xét.
- Trong các từ em vừa tìm, từ nào chỉ người, từ nào chỉ con vật, đồ vật, cây cối?
+ Những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối, được gọi là từ chỉ gì?
Bài 3 : (Viết ) Đặt câu theo mẫu 
- Phân tích mẫu cho HS hiểu.
 Ai ( cái gì, con gì) là gì?
- Cho HS đặt câu theo mẫu.
- Cho HS viết vào vở chú ý viết hoa đầu câu; chấm cuối câu.
- Gọi HS đọc câu mình đặt, GV ghi nhanh lên bảng.
+ GV chỉ vào một số câu văn, hỏi : Câu văn này dùng để làm gì ?
+ Các câu văn trên thuộc mẫu câu nào ?
- Kết luận : Vậy câu kiểu Ai là gì ? được dùng để giới thiệu về sự vật.
+ Trong câu văn này, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì) ?, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì ?
 Kết luận: Câu Ai là gì ? có 2 bộ phận: 
- Bộ phận thứ nhất là từ chỉ sự vật: trả lời câu hỏi Ai ( cái gì, con gì) ?
- Bộ phận thứ hai bắt đầu bằng chữ là: trả lời cho câu hỏi là gì?
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm cá nhân, nêu: bạn, thước kẻ, cô giáo, thầy giáo, bảng, học trò, nai, cá, heo, phượng vĩ, sách.
- HS nêu.
+ Những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối, được gọi là từ chỉ sự vật.
- HS đọc yêu cầu, đọc mẫu 
- Vài em nêu:
VD: Bố em là bộ đội.
 Chị em là học sinh.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS trả lời : Dùng để giới thiệu về bố, mẹ, .
- Mẫu câu Ai là gì ?
- HS nhìn vào câu văn ghi trong bảng, nêu.
- HS ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò :
- Từ chỉ sự vật là gì ?
- Câu kiểu Ai là gì ? được dùng để làm gì ?
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu: Từ chỉ sự vật là từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối,
- Được dùng để giới thiệu về sự vật.
______________________________________________________
 Toán (tăng)
ÔN TẬP : PHÉP CỘNG, TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100
 I .Mục tiêu :
- Giúp HS luyện tập về phép cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; Giải toán có lời văn.
 - Rèn cho HS kĩ năng tính nhẩm, cách đặt tính. HS nhớ thành thạo tìm số liến trước, số liền sau. Rèn kĩ năng giải toán.
 - Thích học toán và thực hành trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị : 
Bảng phụ, vở luyện Toán(tiết 2 tuần 2)
III .Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1. Kiểm tra bài cũ : Tính : 33 + 5 45 – 23 
- GV yêu cầu học sinh củng cố cách đặt tính, tính
- Nhận xét
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài:
 b. Nội dung:
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức liên quan
- Ôn lại phép cộng, phép trừ (không nhớ)
Hoạt động 2 : Luyện tập
Treo bảng phụ
 Bài 1: Tính nhẩm :
50 – 10 – 20 = 70 – 20 – 30 = 90 – 50 – 30 = 
50 – 30 = 70 – 50 = 90 – 80 = 
- Yêu cầu học sinh xác định đề bài
- Gọi học sinh nêu cách tính nhẩm
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài
- Nhận xét, củng cố lại cách tính nhẩm
 Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
76 – 24 76 – 52 98 – 70 98 – 28 
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Chữa bài
- Củng cố về cách đặt tính và cách tính tổng
 Bài 3 : Gọi học sinh đọc đề bài
Làm mẫu : Số liền sau của 29 là bao nhiêu ?
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Chữa bài, nhận xét cách trình bày
 Bài 4: Một lớp học có 38 học sinh, trong đó có 16 học sinh nữ. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh nam ?
- GV hướng dẫn : Lớp học có bao nhiêu học sinh ?
- Gọi HS nêu kết quả và cách thực hiện
- Lưu ý kết quả phải đi kèm với đơn vị đo
- Chữa bài
Bài 5: Viết số có hai chữ số mà trong mỗi số đó có :
Tổng các chữ số bằng 2
Tổng các chữ số bằng 3
Tổng các chữ số bằng 4
- Gọi HS trả lời và giải 
- Nhận xét
3. Củng cố : Củng cố nội dung bài học
- HS ôn theo sự hướng dẫn của GV.
- HS đọc yêu cầu.
- 2HS làm bảng lớp, lớp làm vở.
- HS chữa bài.
- HS nắm yêu cầu.
- HS nêu
- 2HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con.
- HS chữa bài.
- HS nắm yêu cầu.
- HS trả lời
- 1HS lên bảng làm. Lớp làm nháp.- HS chữa bài.
- HS làm bài 
- HS chữa bài trên bảng
- Nhận xét
- HS trả lời và giải thích
- HS chữa bài
- Tổng các chữ số bằng 2 : 11, 10, 20
Tổng các chữ số bằng 3 : 12, 21, 30
Tổng các chữ số bằng 4 : 13, 31, 22, 40 
- Nhận xét
________________________________________________
Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2019
Sáng Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Củng cố về tính cộng nhẩm, cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4, 36 + 24. Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
- Rèn kĩ năng tính và giải toán.
- Giáo dục HS hứng thú tự tin trong học tập và thực hành toán.
II. Chuẩn bị : 
- Bảng phụ; Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Kiểm tra bài cũ : Đặt tính rồi tính : 68 - 31 84 - 13. - 2HS lên bảng làm
 - GV nhận xét đánh giá. 
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài :
 b. Nội dung : Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm :
- Hướng dẫn HS lưu ý cách tính, thực hiện từ trái sang phải.
- Gọi 3HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Chữa bài, chốt cách làm đúng.
Bài 2: Tính :
- Cho HS tự làm vào vở.
- Gọi 3HS lên bảng làm.
- Chữa bài trên bảng.
- Củng cố về cách tính (tính từ phải sang trái).
Bài 3: Đặt tính rồi tính :
- BT có mấy yêu cầu ?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào bảng con.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét.
- Lưu ý cách đặt tính cho học sinh .
Bài 4: GV treo bảng phụ.
- Hướng dẫn phân tích đề toán: BT cho biết gì ? BT hỏi gì ?
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét. Củng cố cách trình bày lời giải.
3. Củng cố, dặn dò : 
- HS lấy vd về phép cộng có dạng 26 + 4, 36 + 24 và thực hiện.
- Nhận xét tiết học, nhắc chuẩn bị bài sau: 9 cộng với một số : 9 + 5.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con.
- 3HS làm bảng lớp và nêu cách nhẩm.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS nắm yêu cầu.
- HS làm vào vở.
- 3 HS trung bình làm bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- BT có 2 yêu cầu : Đặt tính và tính.
- HS tự đặt tính và tính vào bảng con.
- 3HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS đọc đề toán
- HS đọc đề và trả lời câu hỏi.
- 1 HS lên bảng tóm tắt.
- 1Hs lên bảng làm bài.
- Lớp chữa bài trên bảng.
- HS nêu.
 _______________________________________________
Chiều Tập viết
Chữ hoa: B
I. Mục tiêu:
- HS biết viết chữ B hoa đúng mẫu, củng cố cách viết chữ thường. HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Bền gan vững chí. Bất khuất kiên cường.
- HS thực hành viết chữ hoa B (chữ đứng). HS viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. Viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp.
- GDHS có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Chữ mẫu trong khung chữ. BP viết câu ứng dụng .
- HS: Bảng con, vở Luyện viết. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng viết chữ hoa A, A cao 2 li rưỡi.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung bài học: 
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa: 
- GV treo chữ mẫu : B
ǯǯǯǯǯǯǯǯ
ǯǯǯǯǯǯǯǯ
- Yêu cầu HS quan sát và đưa ra nhận xét: 
- Chữ B cao mấy li? 
- Chữ B được viết bởi mấy nét? Đó là những nét nào?
- GV viết mẫu lại chữ B trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết: Đặt bút trên ĐK ngang 6, hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược (đầu móc cong vào phía trong, dừng bút trên ĐK2). Từ điểm dừng ở nét 1, lia bút lên ĐK5 viết t, tiếp nét cong trên và cong phải liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ.
- Yêu cầu HS viết chữ hoa B trong không trung và bảng con. 	
- GV nhận xét và uốn nắn.
HĐ2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
+ GV treo bảng phụ giới thiệu các câu ứng dụng: Bạn bè sum hĤ
 - HDHS giải nghĩa từng câu ứng dụng.
- Cho HS nhận xét độ cao của các con chữ.
- Khoảng cách giữa các tiếng như thế nào?
+ Viết bảng:
- GV viết mẫu chữ; Bạn
- Yêu cầu HS viết vào bảng con. 
- GV nhận xét và uốn nắn.
HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở:
- Nêu yêu cầu bài viết.
- Theo dõi, uốn nắn cách viết; nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. GV theo dõi giúp đỡ HS
HĐ4: Thu vở nhận xét:
- GV nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét và rút kinh nghiệm cho cả lớp. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại cách viết chữ hoa B ?
- Y/c HS luyện viết lại và xem trước: Chữ hoa C.
- 2 HS lên bảng. Lớp viết bảng con. 
- Nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- Chữ B cao 5 li. 
- Chữ B được viết bởi 2 nét. Nét 1 gần giống nét móc ngược trái, nét 2 là nét kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trên và cong phải nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ.
- HS quan sát và nhắc lại cách viết chữ hoa B.
- HS viết chữ hoa B vào bảng con.
- HS đọc câu ứng dụng
- Bạn bè gặp lại nhau,quây quần sum họp.
- Chữ B, g, h, k cao 2,5 li. Các chữ còn lại cao 1 li.
- K. cách đủ để viết một chữ cái o.
- HS theo dõi.
- HS viết bảng con 2- 3 lượt.
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở. 
- HS theo dõi.
- HS nêu lại cách viết chữ ho

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_3_nam_hoc_2019_2020_dang_thi_thu.doc
Giáo án liên quan