Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016 (Bản 2 cột)

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Nhận biết được các số từ 111 đến 200.

 Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.

 Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.

 Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.

 2. Kỹ năng : Thực hành nhanh, đúng, chính xác.

 3. Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận, hứng thú học tập.

II. Chuẩn bị :

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc30 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùi cách đọc.
- 315 – d; 311 – c; 322 – g; 521 – e; 450 – b; 405 – a.
- Đọc viết số .
- HS làm bài vào vở.
- 4 nhóm thi đua điền số để sửa bài .
RKN
Ngày soạn 15/02/2016
Ngày dạy.
Chính tả
Tập chép: Những quả đào 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn ngắn
 2. Kỹ năng : Làm được BT2 a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
 3. Thái độ : Giáo dục HS chép cẩn thận, nắn nót.
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’ 
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Những quả đào. 
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn viết chính tả 
Mục tiêu : HS nhớ lại nội dung bài và chép đúng đoạn văn .
Phương pháp : Quan sát, vấn đáp, thực hành.
A) Ghi nhớ nội dung đoạn viết 
- Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn. 
- Người ông chia quà gì cho các cháu?
- Ba người cháu đã làm gì với quả đào mà ông cho?
- Người ông đã nhận xét về các cháu ntn?
B) Hướng dẫn cách trình bày
- Hãy nêu cách trình bày một đoạn văn.
- Ngoài ra chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
C) Hướng dẫn viết từ khó
- Hãy tìm trong bài thơ các từ khó . 
- Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng con. Chỉnh sửa lỗi cho HS.
D) Viết bài
E) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS soát lỗi.
G) Chấm bài
- Thu và chấm một số bài. 
v Hoạt động 2: (7’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Mục tiêu : HS làm đúng các bài tập phân biệt s / x , in / inh 
Phương pháp : Thực hành
+ Bài 2a: 
- Gọi HS đọc đề bài sau đó gọi 1 HS lên làm bài trên bảng lớp, yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Nhận xét bài làm của HS.
+ Bài 2b:
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng bài.
- Chuẩn bị: Hoa phượng. 
- Hát
- 4 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- HS dưới lớp nhận xét bài của các bạn trên bảng.
- 3 HS lần lượt đọc bài.
- Người ông chia cho mỗi cháu một quả đào.
- Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm.
- Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.
- Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu đoạn ta phải viết hoa và lùi vào 1 ô vuông. Các chữ đầu câu viết hoa. Cuối câu viết dấu chấm câu.
- Viết hoa tên riêng của các nhân vật: Xuân, Vân, Việt.
- HS tìm và phân tích các từ khó .
- Viết các từ khó : mỗi, quả, vẫn, nhãn vào bảng con.
- HS nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi, sửa lỗi sai và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Đáp án: 
 Đang học bài. Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáo treo trước cửa sổ, em thấy lồng trống không. Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã xổ lồng. Chú đang nhảy nhảy trước sân. Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành xoan rất cao.
Đáp án: 
+ To như cột đình
+ Kín như bưng
+ Tình làng nghĩa xóm
+ Kính trên nhường dưới
+ Chín bỏ làm mười
RKN
Ngày soạn 15/02/2016
Ngày dạy.
Đạo đức
 Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết : Mọi người cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật. 
 2. Kỹ năng : Nêu được 1 số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
 KNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật.
 - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật.
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) 
3. Bài mới : (1’)
v Hoạt động 1: (10’) Bày tỏ ý kiến thái độ.
Mục tiêu :HS biết bày tỏ ý kiến của mình trước các tình huống GV đưa ra
Phương pháp : Thực hành
- HS dùng tấm bìa có vẽ khuôn mặt mếu (không đồng tình) và khuôn mặt cười (đồng tình) để bày tỏ thái độ với từng tình huống mà GV đưa ra.
- Các ý kiến đưa ra:
+ Giúp đỡ người khuyết tật là việc làm không cần thiết vì nó làm mất thời gian.
+Giúp đỡ người khuyết tật không phải là việc của trẻ em.
+ Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh đã đóng góp xương máu cho đất nước.
+ Giúp đỡ người khuyết tật là trách nhiệm của các tổ chức bảo vệ người tàn tật không phải là việc của HS vì HS còn nhỏ và chưa kiếm ra tiền.
+ Giúp đỡ người khuyết tật là việc mà tất cả mọi người nên làm khi có điều kiện.
- Nêu kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ tất cả những người khuyết tật, không phân biệt họ có là thương binh hay không. Giúp đỡ người khuyết tật là trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội
v Hoạt động 2: (10’) Xử lý tình huống.
Mục tiêu :HS hiểu được nếu người tàn tật được giúp đỡ thì cuộc sống của họ sẽ bớt khó khăn và cuộc sống của họ sẽ vui vẻ hơn
Phương pháp : Thảo luận nhóm
- HS thảo luận tìm cách xử lý các tình huống sau:
* Tình huống 1: Trên đường đi học về Thu gặp 1 nhóm bạn học cùng trường đang xúm quanh trêu trọc bạn gái nhỏ bé, bị thọt chân học cùng trường. Theo em Thu phải làm gì trong tình huống đó.
 * Tình huống 2: Các bạn Ngọc, Sơn, Thành, Nam đang đá bóng ở sân nhà Ngọc thì có 1 chú bị hỏng mắt đi tới hỏi thăm nhà bác Hùng cùng xóm. Ba bạn Ngọc, Sơn, Thành nhanh nhảu đưa chú đến tận đầu làng chỉ vào gốc đa và nói: “Nhà bác Hùng đây chú ạ!” Theo em lúc đó Nam nên làm gì?
 Kết luận: Có nhiều cách khác nhau để giúp đỡ người khuyết tật. Khi gặp người khuyết tật đang gặp khó khăn các em hãy sẵn sàng giúp đỡ họ hết sức vì những công việc đơn giản với người bình thường thì lại hết sức khó khăn với những người khuyết tật.
v Hoạt động 3: (7’) Liên hệ thực tế.
Mục tiêu : HS biết đồng tình với nhũng ai biết giúp đỡ người khuyết tật
Phương pháp : Thực hành
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bảo vệ loài vật có ích.
- Hát
- HS trả lời, bạn nhận xét.
- HS nêu những việc nên làm và không nên làm đối với người khuyết tật.
- Nghe ý kiến và bày tỏ thái độ bằng cách quay mặt bìa thích hợp.
- Mặt mếu.
- Mặt mếu.
- Mặt mếu.
- Mặt mếu.
- Mặt cười.
- Chia nhóm và làm việc theo nhóm để tìm cách xử lý các tình huống được đưa ra.
+ Thu cần khuyên ngăn các bạn và an ủi giúp đỡ bạn gái.
+ Nam ngăn các bạn lại, khuyên các bạn không được trêu trọc người khuyết tật và đưa chú đến nhà bác Hùng.
- Một số HS tự liên hệ. HS cả lớp theo dõi và đưa ra ý kiến của mình khi bạn kể xong.
RKN
Ngày soạn 15/02/2016
Ngày dạy.
Tập đọc
 Cây đa quê hương
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương (trả lời được các câu hỏi 1,2,4)
 HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3.
 2. Kỹ năng : Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ.
 3. Thái độ : Giáo dục HS yêu cảnh đẹp của quê hương.
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) 
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Cây đa quê hương 
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (17’) Luyện đọc 
Mục tiêu : HS đọc trơn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ và hiểu nghĩa từ.
Phương pháp : Giảng giải, luyện tập
- GV đọc mẫu lần 1, chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- HS đọc từng câu.
- HS tìm các từ khó
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. 
- GV nêu giọng đọc chung của toàn bài, sau đó nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài tập đọc thành 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Cây đa nghìn năm  đang cười đang nói.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- HS đọc đoạn 1.
- Thời thơ ấu là độ tuổi nào?
- Con hiểu hình ảnh một toà cổ kính ntn?
- Thế nào là chót vót giữa trời xanh?
- Li kì có nghĩa là gì?
- Để đọc tốt đoạn văn này, ngoài việc ngắt giọng đúng với các dấu câu, các em cần chú ý ngắt giọng câu văn dài ở cuối đoạn.
- Gọi 1 HS đọc câu văn cuối đoạn, yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng câu văn này. Chỉnh lại cách ngắt cho đúng rồi cho HS luyện ngắt giọng.
- Chú ý nhấn giọng các từ ngữ gợi tả như : nghìn năm, cổ kính, lớn hơn cột đình, chót vót giữa trời, quái lạ, gẩy lên, đang cười đang nói.
- Gọi HS đọc lại đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2.
- HS nêu cách ngắt giọng 2 câu văn cuối bài.
- HS đọc lại đoạn 2.
- 2 HS đọc nối tiếp nhau. Mỗi HS đọc một đoạn của bài. Đọc từ đầu cho đến hết.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
-HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
v Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu bài
Mục tiêu : HS hiểu nghĩa từ và nắm được nội dung bài.
Phương pháp : Giảng giải, luyện tập
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Những từ ngữ, câu văn nào cho thấy cây đa đã sống rất lâu?
- Các bộ phận của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào?
- HS đọc câu hỏi 3.
- HS thảo luận cặp đôi để nói lại đặc điểm của mỗi bộ phận của cây đa bằng 1 từ.
- Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
5. Củng cố – Dặn dò :(3’)
-1 HS đọc lại bài tập đọc và yêu cầu HS khác quan sát tranh minh hoạ để tả lại cảnh đẹp của quê hương tác giả.
- Nhận xét giờ học và yêu cầu HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: Ai ngoan sẽ được thưởng.
- Hát
- 2 HS lên bảng, đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu. 1 HS khá đọc mẫu lần 2.
-HS đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết 
- HS tìm từ và phân tích từ : của, cả một toà cổ kính, xuể, giữa trời xanh, rễ, nổi, những, rắn hổ mang, giận dữ, gẩy, tưởng chừng, lững thững.
- 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân.
- HS dùng bút chì viết dấu gạch (/) để phân cách các đoạn với nhau.
- 1 HS khá đọc bài.
- Là khi còn trẻ con.
- Là cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm.
- Là cao vượt hẳn các vật xung quanh.
- Là vừa lạ vừa hấp dẫn.
- Luyện ngắt giọng câu:
Trong vòm lá,/ gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì/ tưởng chừng như ai đang cười/ đang nói.//
- HS dùng bút chì gạch chân các từ này.
- Một số HS đọc bài cá nhân.
- 1 HS khá đọc bài.
- Nêu cách ngắt và luyện ngắt giọng câu: Xa xa,/ giữa cánh đồng,/ đàn trâu ra về,/ lững thững từng bước nặng nề.// Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài,/ lan giữa ruộng đồng yên lặng.//
- Nhấn giọng các từ ngữ sau: lúa vàng gợn sóng, lững thững, nặng nề.
- Một số HS đọc bài cá nhân.
- 2 HS đọc bài theo hình thức nối tiếp.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
- Theo dõi bài và đọc thầm theo.
- Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là một toà cổ kính hơn là một thân cây.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ Thân cây được ví với: một toà cổ kính, chín mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.
+ Cành cây: lớn hơn cột đình.
+ Ngọn cây: chót vót giữa trời xanh.
+ Rễ cây: nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ giống như những con rắn hổ mang.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp cùng theo dõi.
- Thảo luận, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: 
+ Thân cây rất lớn / to.
+ Cành cây rất to / lớn.
+ Ngọn cây cao / cao vút.
+ Rễ cây ngoằn ngoèo / kì dị.
- Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả thấy; Lúa vàng gợn sóng; Xa xa, giữa cánh đồng đàn trâu ra về lững thững từng bước nặng nề; Bóng sừng trâu dưới nắng chiều kéo dài, lan rộng giữa ruộng đồng yên lặng.
RKN
Ngày soạn 15/02/2016
Ngày dạy.	Toán
 So sánh các số có 3 chũ số
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có 3 chữ số; nhận biết thứ tự các số. (không quá 1000) 
 2. Kỹ năng : Thực hành nhanh, đúng, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục HS tham gia tích cực các hoạt động.
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) 
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu : So sánh các số có 3 chữ số.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Giới thiệu cách so sánh các số có 3 chữ số.
Mục tiêu : HS biết so sánh các số có 3 chữ số.
Phương pháp : Thực hành .
a) So sánh 234 và 235
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông nhỏ?
- Gắn hình biểu diễn số 235 vào bên phải như phần bài học và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông?
- 234 hình vuông và 235 hình vuông thì bên nào có ít hình vuông hơn, bên nào nhiều hình vuông hơn?
b) So sánh 194 và 139.
- Hướng dẫn HS so sánh 194 hình vuông với 139 hình vuông tương tự như so sánh 234 và 235 hình vuông.
- Hướng dẫn so sánh 194 và 139 bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng.
c) So sánh 199 và 215.
- Hướng dẫn HS so sánh 199 hình vuông với 215 hình vuông tương tự như so sánh 234 và 235 hình vuông.
- Hướng dẫn so sánh 199 và 215 bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng.
d) Rút ra kết luận :
- Khi so sánh các số có 3 chữ số với nhau ta bắt đầu so sánh từ hàng nào?
- Số có hàng trăm lớn hơn sẽ ntn so với số kia?
- Khi đó ta có cần so sánh tiếp đến hàng chục không? 
- Khi nào ta cần so sánh tiếp đến hàng chục?
v Hoạt động 2: (17’) Luyện tập, thực hành.
Mục tiêu : HS nắm được thứ tự các số và điền đúng vào ô trống.
Phương pháp : Thực hành.
+ Bài 1 :
- HS tự làm bài vào vở, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
- Yêu cầu 1 vài HS giải thích về kết quả so sánh
- Nhận xét bài làm của HS. 
 + Bài 2: (a) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để tìm được số lớn nhất ta phải làm gì?
- Viết lên bảng các số: 395, 695, 375 và yêu cầu HS suy nghĩ để so sánh các số này với nhau, rồi tìm số lớn nhất.
- HS tự làm các phần còn lại.
- Nhận xét và cho điểm HS.
+ Bài 3: (dòng 1)
- HS tự làm bài, sau đó yêu cầu cả lớp đếm theo các dãy số vừa lập được.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Tổ chức HS thi so sánh các số có 3 chữ số.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn luyện cách so sánh các số có 3 chữ số.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. Cả lớp viết số vào bảng con.
- Có 234 hình vuông,viết số 234 vào dưới hình biểu diễn số này.
- Có 235 hình vuông. Sau đó lên bảng viết số 235.
- 234 hình vuông ít hơn 235 hình vuông, 235 hình vuông nhiều hơn 234.
- 234 bé hơn 235, 235 lớn hơn 234.
- Chữ số hàng trăm cùng là 2.
- Chữ số hàng chục cùng là 3.
- 4 < 5
- 194 hình vuông nhiều hơn 139 hình vuông, 139 hình vuông ít hơn 194 hình vuông.
- Hàng trăm cùng là 1. Hàng chục 9 > 3 nên 194 > 139 hay 139 < 194.
- 215 hình vuông nhiều hơn 199 hình vuông, 199 hình vuông ít hơn 215 hình vuông.
- Hàng trăm 2 > 1 nên 215 > 199 hay 199 < 215.
- Bắt đầu so sánh từ hàng trăm.
- Số có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn.
- Không cần so sánh tiếp
- Khi hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau.
- Số có hàng chục lớn hơn sẽ lớn hơn.
- Ta phải so sánh tiếp đến hàng đơn vị.
- Số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ lớn hơn.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn theo yêu cầu của GV.
- VD: 127 > 121 vì hàng trăm cùng là 1, hàng chục cùng là 2 nhưng hàng đơn vị 7 >1.
-Tìm số lớn nhất và khoanh vào số đó.
- Phải so sánh các số với nhau.
- 695 là số lớn nhất vì có hàng trăm lớn nhất.
RKN
Ngày soạn 15/02/2016
Ngày dạy.
Luyện từ và câu
 Từ ngữ về cây cối. Câu hỏi để làm gì?
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (BT1, BT2)
 2. Kỹ năng : Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì? (BT3).
 3. Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) 
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Từ ngữ về cây cối. Đặt và TLCH Để làm gì?
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (12’) Hướng dẫn làm bài tập 
Mục tiêu : HS nắm được các bộ phận, nêu được tính chất , đặc điểm của cây .
Phương pháp : Quan sát, vấn đáp, gợi mở, thực hành .
+ Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Treo tranh vẽ một cây ăn quả, yêu cầu HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi trên.
- Chia lớp thành 8 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy rôki to, 2 bút dạ và yêu cầu thảo luận nhóm để tìm từ tả các bộ phận của cây.
- Yêu cầu các nhóm dán bảng từ của nhóm mình lên bảng, cả lớp cùng kiểm tra từ bằng cách đọc đồng thanh các từ tìm được.
v Hoạt động 2: (15’) Thực hành.
Mục tiêu : HS biết đặt và trả lời câu hỏi .
Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp, thực hành.
+ Bài 3: HS đọc đề bài.
- Bạn gái đang làm gì?
- Bạn trai đang làm gì?
- 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp theo yêu cầu của bài, sau đó gọi một cặp HS thực hành trước lớp.
- Nhận xét .
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và đặt câu với cụm từ “để làm gì?”
- Chuẩn bị: Từ ngữ về Bác Hồ.
- Hát
- 2 HS thực hiện hỏi đáp theo mẫu CH có từ “Để làm gì?”
- 2 HS làm bài 2, SGK trang 87.
- Kể tên các bộ phận của một cây ăn quả. 
- Trả lời: Cây ăn quả có các bộ phận: gốc cây, ngọn cây, thân cây, cành cây, rễ cây, hoa, quả, lá.
- Hoạt động theo nhóm: 
+ Nhóm 1: Các từ tả gốc cây: to, sần sùi, cứng, ôm không xuể,
+ Nhóm 2: Các từ tả ngọn cây: cao, chót vót, mềm mại, thẳng tắp, vươn cao, mập mạp, khoẻ khoắn,
+ Nhóm 3: Các từ tả thân cây: to, thô ráp, sần sùi, gai góc, bạc phếch, khẳng khiu, cao vút,
+ Nhóm 4: Các từ tả cành cây: khẳng khiu, th

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_29_nam_hoc_2015_2016.doc
Giáo án liên quan