Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần 29 năm 2014
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Cây dừa và TLCH:
H: Các bộ phận của cây dừa được so sánh với gì?
H: Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt, sau đó gọi HS đọc lại bài. GV uốn nắn giọng đọc của HS
- Nêu giọng đọc và tổ chức cho học sinh luyện đọc 2 câu nói của ông.
- GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ đúng
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi và nhận xét
- Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm
- Nhận xét cho điểm
- Giáo viên gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi: Có mấy trăm: - Gắn tiếp 4 hình chữ nhật biểu diễn 40 và hỏi: Có mấy chục? - Gắn tiếp 3 hình vuông nhỏ biểu diễn 3 đơn vị và hỏi: Có mấy đơn vị? - Hãy viết số gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị. - Yêu cầu học sinh đọc số vừa viết được - 243 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - Tiến hành tương tự để học sinh đọc viết và nắm được cấu tạo của các số: 235, 310, 240, 411, 205, 252. - Giáo viên đọc số, yêu cầu học sinh lấy các hình, biểu diễn tương ứng với số được GV đọc b. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành *Bài 2: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Hướng dẫn các em cần nhìn số, đọc số theo đúng hướng dẫn về cách đọc, sau đó tìm cách đọc đúng trong các cách đọc được liệt kê. - Nhận xét, cho điểm học sinh *Bài 3 : Tiến hành tương tự như bài 2 3. Củng cố, dặn dò - Tổ chức cho HS thi đọc và viết số có 3 chữ số - Nhận xét tiết học - 3 em lên bảng viết số và so sánh. - Lớp làm vào vở nháp - 2 HS nhắc lại tên bài. - Học sinh quan sát suy nghĩ, một số em trả lời: (Có 200) *Có 4 chục *Có 3 đơn vị - 1 học sinh lên bảng viết (Viết 243.) - Một số học sinh đọc cá nhân (Hai trăm bốn mươi ba) *Gồm 2 trăm, 4 chục, 3 đơn vị - HS thực hành. * Bài tập yêu cầu chúng ta tìm cách đọc tương ứng với số *Nói số và cách đọc: 315 – d, 311 – c, 322 – g, 521 – e, 450 – b, 405 – a - Làm vào vở - HS thi đọc và viết số. ĐẠO ĐỨC GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT I. MỤC TIÊU: - Biết: Mọi người cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật. - Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật. - Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV ghi bảng b. Bài mới: Hoạt động 1: Xử lí tình huống Mục tiêu: HS nhận biết lựa chọn cách ứng xử giúp đỡ người khuyết tật Cách tiến hành: GV nêu: Đi học về đến đầu làng thì Thuỷ và Quân gặp một người hỏng mắt.Thuỷ chào: Chúng cháu chào chú ạ! Người đó bảo: Chào các cháu. Nhờ cháu giúp chú đến nhà ông Tuấn xóm này với. Quân bảo: “Về ngay xem hoạt hình trên ti vi cậu ạ”. Nếu là Thuỷ, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao? - Từng cặp thảo luận - HS trình bày, nhận xét. - GV kết luận Hoạt động 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật Mục tiêu: Giới thiệu tư liệu, củng cố khắc sâu về cách cư xử đối với người khuyết tật. Cách tiến hành: - GV nêu ý kiến - HS bày tỏ thái độ, nhận xét. - GV kết luận 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học Thứ tư ngày 19 tháng 3 năm 2014 TẬP ĐỌC CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ. - Hiểu ND: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương. (trả lời được CH 1, 2, 4) II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - Tranh minh họa các bài tập đọc - Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc bài Những quả đào và TLCH: H: Người ông dành những quả đào cho ai? H: Mỗi cháu của ông đã làm gì với quả đào? H: Em thích nhân vật nào? Vì sao? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu lần 1, sau đó gọi học sinh đọc mẫu lần 2. - Gọi học sinh đọc câu văn cuối đoạn. Yêu cầu học sinh nêu cách ngắt giọng câu văn này. Chỉnh lại cách ngắt giọng cho đúng rồi cho học sinh luyện cách ngắt giọng. - Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp nhau. Mỗi học sinh đọc một đoạn của bài. - Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm. - Tổ chức cho các nhóm thi - Nhận xét, cho điểm b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 2 - Những từ ngữ, câu văn nào cho ta thấy cây đa đã sống rất lâu? - Các bộ phận của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào? - Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3 - Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi để nói lại đặc điểm của mỗi bộ phận của cây đa bằng 1 từ - Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - 3 em lên bảng đọc bài và TLCH - 2 HS nhắc lại tên bài. - Theo dõi giáo viên đọc mẫu. 1 HS đọc, đọc chú giải - 1 HS đọc. - HS dùng bút chì viết dấu gạch (/) để phân cách các đoạn với nhau - 2 HS đọc nối tiếp bài. - Luyện đọc theo nhóm - Các nhóm cử cá nhân thi - Lắng nghe, gạch chân các từ. *Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là một toà cổ kính hơn là 1 thân cây. + Thân cây được ví với: một toà cổ kín, chín mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể. + Cành cây: Lớn hơn cột đình. + Ngọn cây: chót vót giữa trời xanh + Rễ cây: nổi lên tr6n mặt đất thành những hình thù quái lạ giống như những con rắn hổ mang. - 1 học sinh đọc, lớp theo dõi - Thảo luận, sau đó nối tiếp trả lời. + Thân cây rất: Lớn / to. + Cành cây rất: to / lớn + Ngọn cây cao / cao vút + Rễ cây ngoằn nghèo kì dị *Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy: Xa xa, giữa cánh đồng đàn trâu ra về lững thững bước nặng nề; Bóng sừng trâu dưới nắng chiều kéo dài, lan rộng giữa ruộng đồng yên lặng TOÁN SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU - Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có 3 chữ số; nhận biết thứ tự các số (không quá 1000). II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị như ở tiết 132. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh lên bảng viết các số có 3 chữ số và đọc các số này: 221, 222, 223, 224, 225, 226, 227, 228, 229, 230, - Nhận xét, cho điểm học sinh 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Giới thiệu cách so sánh các số có 3 chữ số *So sánh 234 và 235 - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 và hỏi Có bao nhiêu hình vuông nhỏ? - Gọi 1 vài em lên viết 234 vào hình biểu diễn số đó - Tiếp tục gắn hình biểu diễn số 235 vào bên phải như phần bài học và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông? - 234 hình vuông và 235 hình vuông thì bên nào có ít hình vuông hơn, bên nào nhiều hình vuông hơn? - 234 và 235 số nào bé hơn số nào lớn hơn? *So sánh 194 và 139 - Hướng dẫn học sinh so sánh 194 hình vuông tương tự như so sánh 234 và 235 hình vuông. - Hướng dẫn so sánh 194 và 139 bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng. *Hàng trăm cùng bằng 1, hàng chục 9>3 nên 194 > 139 hay 139 < 194. *So sánh 199 và 215 - Hướng dẫn học sinh so sánh 199 hình vuông với 215 hình vuông tương tự như so sánh 234 và 235 hình vuông - Hướng dẫn học sinh so sánh 199 với 215 bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng *Hàng trăm 2 >1 nên 215 > 199 hay 199 < 215 *Rút ra kết luận - Khi so sánh các số có 3 chữ số với nhau ta bắt đầu so sánh từ hàng nào? - Số có hàng trăm lớn hơn như thế nào so với số kia? - Khi đó ta có cần ss tiếp đến hàng chục không? - Khi nào ta so sánh đến hàng chục? - Khi hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau thì số có hàng chục lớn hơn thì sẽ như thế nào so với số kia? - Nếu hàng chục của các số cần so sánh bằng nhau thì ta phải làm gì? - Khi hàng trăm hàng chục bằng nhau, số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ như thế nào so với số kia? - Tổng kết, rút ra kết luận cho học sinh đọc thuộc lòng kết luận này. b. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành *Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở, sau đó yêu cầu học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Yêu cầu 1 vài HS giải thích về kết quả so sánh Ví dụ:127 >121 vì hàng trăm cùng là 1, hàng chục cùng là 2 nhưng hàng đơn vị 7 > 1. - Nhận xét và cho điểm học sinh *Bài 2a: - Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì? - Để tìm số lớn nhất ta phải làm gì? - Viết lên bảng các số 395, 695, 375 và yêu cầu học sinh so sánh các số với nhau, sau đó tìm số lớn nhất - Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại - Nhận xét cho điểm học sinh *Bài 3(dòng 1): Số? - Yêu cầu HS chép bài rồi tự điền số thích hợp vào ô trống. - GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò: - Tổ chức cho học sinh thi so sánh các số có 3 chữ số - 3 em lên bảng viết số. - Dưới lớp viết vào nháp - 2 HS nhắc lại tên bài. - Một số em trả lời. *Có 234 hình vuông - Một vài em lên bảng viết số 234 vào dưới hình biểu diễn số này - Học sinh trả lời và lên bảng viết *234 hình vuông < 235 hình vuông 235 hình vuông > 234 hình vuông. *234 234 - Học sinh suy nghĩ và trả lời: *194 hình vuông nhiều hơn 139 hình vuông, 139 hình vuông ít hơn 194 hình vuông - Học sinh suy nghĩ và trả lời *215 hình vuông nhiều hơn 199 hình vuông, 199 hình vuông ít hơn 215 hình vuông *Bắt đầu so sánh từ hàng trăm *Số có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn *Không cần so sánh *Khi hàng trăm các số cần so sánh bằng nhau *Số có hàng chục lớn hơn thì lớn hơn. *Ta so sánh tiếp đến hàng đơn vị *Số có hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn - Học sinh học thuộc lòng - Làm bài và kiểm tra bài của bạn theo yêu cầu của giáo viên - Học sinh giải thích. *Tìm số lớn nhất và khoanh vào số đó *Phải so sánh các số với nhau *695 lớn nhất vì có hàng trăm lớn nhất - Học sinh tự làm - HS tự làm bài vào vở. - Gọi HS nêu miệng - HS thi so sánh số có 3 chữ số. CHÍNH TẢ NHỮNG QUẢ ĐÀO I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn ngắn. - Làm được BT2 a/b II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu học sinh viết các từ sau: Sắn, xà cừ, súng, xâu kim, kín kẽ, minh bạch, tính tình, Hà Nội, Hải Phòng, Sa Pa, Tây Bắc, - Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả - Gọi 3 học sinh lần lượt đọc đoạn văn - Người ông chia qùa cho các cháu? - Ba người cháu đã làm gì với quả đào mà ông cho? - Người ông đã nhận xét về các cháu như thế nào? - Hãy nêu cách trình bày 1 đoạn văn - Ngoài các chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao? - Đọc lại các tiếng trên cho học sinh viết vào nháp. Chỉnh sửa lỗi cho học sinh - Giáo viên cho HS chép bài vào vở. - Thu và chấm 1 số bài. Số còn lại để chấm sau b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2 a: - Gọi học sinh đọc đề bài sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài, yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài làm và cho điểm học sinh. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - 3 em lên bảng viết. - Lớp viết vào giấy nháp. - 2 HS nhắc lại tên bài. - 3 học sinh lần lượt đọc bài. *Người ông chia cho mỗi cháu 1 quả đào *Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm *Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu. *Khi trình bày 1 đoạn văn chữ đầu đoạn ta phải viết hoa và lùi vào 1 ô vuông. Các chữ đầu câu viết hoa. Cuối câu viết dấu chấm câu. - Học sinh tìm và đọc - Viết các từ khó dễ lẫn - Nhìn bảng chép - 2 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở. THỦ CÔNG LÀM VÒNG ĐEO TAY I. MỤC TIÊU: - Biết cách làm vòng đeo tay. - Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều. II. CHUẨN BỊ: - Mẫu vòng đeo tay, giấy thủ công, kéo III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra - Sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới - GV ghi bảng HĐ1: GV hướng dẫn quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu vòng đeo tay - GV gọi HS nêu các bộ phận của vòng đeo tay. HĐ2: GV hướng dẫn thực hành * GV cho HD các bước làm vòng đeo tay. Bước 1:Cắt các nan giấy Bước 2: Dán nối các nan giấy Bước 3: Gấp các nan giấy Bước 4: Hoàn chỉnh - GV cho HS thực hành cắt, dán, vòng đeo tay theo các bước 3. Củng cố - dặn dò - Tóm lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học. - HS chuẩn bị - HS nêu tên bài - HS lắng nghe - HS nêu các bước cắt, dán, vòng đeo tay. - HS thực hành cắt, dán, vòng đeo tay. - HS lắng nghe Thứ năm ngày 20 tháng 3 năm 2014 CHÍNH TẢ HOA PHƯỢNG I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. - Làm được BT 2 a/b. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - Tranh minh họa bài thơ - Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh lên viết các từ sau: Xâu kim, chim sâu, cao su, đồng xu, củ sâm, xâm lược, tình nghĩa, mịn màng, xinh đẹp. - Giáo viên nhận xét, cho điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả - Giáo viên đọc bài thơ Hoa phượng H: Bài thơ cho ta biết điều gì? H: Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng - Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? H: Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào? H: Trong bài thơ có những dấu câu nào được sử dụng? - Giữa các khổ thơ viết như thế nào? - Yêu cầu học sinh đọc các từ khó dễ lẫn và các từ khó viết - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. - GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu - GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa - Thu và chấm 10 bài - Nhận xét về bài viết b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2a: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Nhận xét , chữa bài và cho điểm học sinh 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - 2 em lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp. - 2 HS nhắc lại tên bài. - Theo dõi giáo viên đọc, 1 học sinh đọc lại bài *Bài thơ tả hoa phượng *Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn màu lá xanh Sáng nay bừng lửa thẫm Rừng trên cành Phượng mở nghìn mắt lửa. Một trời hoa phượng đỏ. * Bài thơ có 3 khổ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ *Viết hoa *Dấu: phẩy, chấm, gạch ngang đầu dòng, chấm hỏi, chấm cảm. *Để cách 1 dòng. *Lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực, chen lẫn, mắt lửa - Học sinh đọc. - 4 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp. - Nghe và viết. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài - 1 học sinh đọc yêu cầu - 2 học sinh làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở. - Học sinh lắng nghe TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết cách đọc, viết các số có 3 chữ số. - Biết cách so sánh số có 3 chữ số. - Biết sắp xếp các số có đến 3 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các bảng số gắn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh nêu cách so sánh và so sánh các số có 3 chữ sốsau 567 ..687 ; 381 .117 ; 833..833 ; 724 .734 - Nhận xét và cho điểm học sinh 2. Bài mới: Giới thiệu bài. a. Hoạt động 1: Viết (theo mẫu ) *Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau b. Hoạt động 2: Số? *Bài 2(a, b) - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Chữa bài sau đó yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số trong bài - Yêu cầu cả lớp đọc các dãy số trên *Bài 3(cột 1): - Nêu yêu cầu của bài và cho cả lớp làm bài - Chữa bài đưa ra đáp án đúng và cho điểm HS 543 < 590 , 432 = 342 , 670 < 676 987 > 897 , 699 < 701 , 695 = 600 + 95 - Yêu cầu học sinh nêu cách so sánh số dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng *Bài 4: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Để viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước tiên chúng ta phải làm gì? - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Chữa bài và cho điểm học sinh 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - 3 em lên bảng so sánh, dưới lớp làm vào nháp - 2 HS nhắc lại tên bài. - Thực hiện theo yêu cầu *Điền các số còn thiếu vào chỗ trống - HS lên bảng làm, mỗi học sinh làm 1 phần, lớp làm vở - 4 HS lên bảng làm bài, lần lượt trả lời về đặc điểm từng dãy số - Cả lớp đọc. - Học sinh nêu. - 1 HS nêu. *Viết các số 875 , 1000 , 299 , 420 theo thứ tự từ bé đến lớn - HS trả lời. - 1 học sinh lên bảng TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC I. MỤC TIÊU: - Nêu được tên và một số ích lợi của một số động vật sống dưới nước đối với con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC: - Tranh ảnh một số loài vật sống dưới nước như sách giáo khoa trang 60 - 61. - Một số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước sưu tầm được hoặc những tấm biển ghi tên các con vật ( Sống ở nước mặn và ngọt ), có gắn dây để có thể móc vào cần câu được - 2 cần câu tự do III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu tên 1 số con vật sống trên cạn? Nêu lợi ích 1 số con vật sống ở trên cạn? - Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. a. Khởi động: - Gọi học sinh hát bài hát: Con cá vàng. - Trong bài hát con cá vàng sống ở đâu? b. Hoạt động 1: Nhận biết các con vật sống dưới nước. Mục tiêu: HS biết nói tên một số loài vật sống dưới nước. Cách thực hiện: - Chia lớp thành 4 nhóm, hai bàn quay mặt vào nhau. - Yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh ở trang 60, 61 và cho biết: H: Tên các con vật trong tranh? H: Chúng sống ở đâu? H: Các con vật ở các hình trang 60 có nơi sống khác con vật sống ở trang 61 như thế nào? - Gọi 1 nhóm lên trình bày èKết luận: ở dưới nước có rất nhiều con vật sinh sống, nhiều nhất là các loài cá. Chúng sống trong nước mặn ( sống ở biển ), sống cả ở nước ngọt (sống ở ao, hồ, sông , ) c. Hoạt động 2: Thi hiểu biết hơn *Vòng 1: - Chia lớp thành 2 đội: Mặn, ngọt - Tổ chức cho học sinh thi bằng cách: Lần lượt mỗi bên lên kể tên 1 con vật / mỗi lần. Đội thắng là đội kể được nhiều tên nhất. - Ghi lại tên các con vật mà 2 đội kể tên trên bảng - Tổng hợp kết quả vòng 1 *Vòng 2: - Giáo viên hỏi về đời sống của từng con vật: Con này sống ở đâu? Đội nào giơ tay xin trả lời trước đội đó được quyền trả lời, không trả lời được sẽ nhường quyền trả lời cho đội kia. Lần lượt như thế cho đến hết các con vật đã kể được. - Giáo viên nhận xét tuyên bố kết quả đội thắng. d. Hoạt động 3: Người đi câu giỏi nhất - Treo lên bảng hình các con vật sống dưới nước. - Yêu cầu mỗi đội cử 1 bạn lên đại diện cho đội câu cá. - Giáo viên hô: Nước ngọt ( nước mặn ) thì học sinh phải câu được một con vật sống ở vùng nước ngọt ( nước mặn ). Con vật câu đúng loại thì được cho vào giỏ của mình. - Sau 3 phút đếm số con vật có trong mỗi giỏ và tuyên bố đội đó thắng cuộc. e. Hoạt động 4: Tìm hiểu lợi ích và bảo vệ các con vật - Các con vật sống dưới nước có lợi ích gì? - Có nhiều loài vật có ích nhưng cũng có những loài vật có thể gây ra nguy hiểm cho con người. Hãy kể tên một số loài vật này? - Có cần phải bảo vệ các con vật này không? - Chia lớp về các nhóm: Thảo luận về các việc làm để bảo vệ các loài vật dưới nước + Vật nuôi + Vật sống trong tự nhiên -Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày *Kết luận: Bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường là cách bảo vệ con vật dưới nước, ngoài ra với cá cảnh chúng ta phải giữ sạch nước và cho cá ăn đầy đủ thì cá mới sống khỏe mạnh được 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. TẬP VIẾT CHỮ HOA : A (KIỂU 2) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Viết đúng chữ hoa A – kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ao (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Ao liền ruộng cả (3 lần) II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC: - Mẫu chữ hoa đặt trong khung chữ, có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ - Viết mẫu cụm từ ứng dụng: Vở tập viết 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên viết chữ Y và cụm từ ứng dụng - Giáo viên nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa A. - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa A – kiểu 2. - Chữ hoa cao mấy li, rộng mấy li? - Chữ hoa gồm mấy nét? Là những nét nào? - Yêu cầu học sinh nêu cách viết nét cong kín, giống chữ O, Ô, Ơ đã học - Giảng quy trình viết nét móc ngược phải - Giáo viên viế
File đính kèm:
- GA_bo_sung_tuan_29_buoi_1_Quy.doc