Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Hà

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP ( Tiết 3)

I . MỤC TIÊU:

- Hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc).

- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với ở đâu? (bài tập 2, bài tập 3); biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở bài tập 4).

 - Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút).

 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: chăm chỉ

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng để học sinh điền từ trong trò chơi.

 - Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, T.C học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc70 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g học sinh.
- Giới thiệu bài và tựa bài: Ôn tập (Tiết 6.
- Học sinh tham gia chơi.
-Học sinh tương tác cùng các bạn
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Hướng dẫn học sinh ôn tập: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). 
- Nắm được một số từ ngữ về muông thú (bài tập 2); kể ngắn về con vật mình biết (bài tập 3).
*Cách tiến hành: 
Việc 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Làm việc cá nhân
- Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Tuyên dương học sinh đọc tốt.
+ Chú ý: Kiểm tra số học sinh còn lại
Việc 2: Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú
- Giáo viên chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 lá cờ.
- Giáo viên phổ biến luật chơi: Trò chơi diễn ra qua 2 vòng.
+ Vòng 1: Giáo viên đọc lần lượt từng câu đố về tên các con vật. Mỗi lần giáo viên đọc, các đội phất cờ để giành quyền trả lời, đội nào phất cờ trước được trả lời trước, nếu đúng được 1 điểm, nếu sai thì không được điểm nào và nhường quyền trả lời cho đội bạn. 
+ Vòng 2: Các đội lần lượt ra câu đố cho nhau. Đội 1 ra câu đố cho đội 2, đội 2 ra câu đố cho đội 3, đội 3 ra câu dố cho đội 4, dội 4 ra câu đố cho đội 5. Nếu đội bạn trả lời được thì đội ra câu đố bị trừ đi 2 điểm, đội giải câu đố được cộng thêm 3 điểm. Nếu đội bạn không trả lời được thì đội ra câu đố được cộng 2 điểm. Đội bạn bị trừ 1 điểm. Nội dung câu đố là nói về hình dáng hoặc hoạt động của 1 con vật bất kì.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, đội nào giành được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.
Việc 3: Kể về một con vật mà em biết:
Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài sau đó dành thời gian cho học sinh suy nghĩ về con vật mà em định kể. Chú ý: học sinh có thể kể lại một câu chuyện em biết về một con vật mà em được đọc hoặc nghe kể, có thể kể hình dung và kể về hoạt động, hình dáng của một con vật mà em biết.
- Tuyên dương học sinh kể tốt. 

- Lần lượt từng học sinh gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Chia đội theo học sinh của giáo viên.
- Giải đố. Ví dụ:
+ Vòng 1:
1. Con vật này có bờm và đực mệnh danh là vua của rừng xanh. (sư tử)
2. Con gì thích ăn hoa quả? (khỉ)
3. Con gì có cổ rất dài? (hươu cao cổ)
4. Con gì rất trung thành với chủ? (chó) cho bắt chuột? (mèo)
5. Nhát như ...? (thỏ)
6. Con gì được nuôi trong nhà để bắt chuột? (mèo)
+ Vòng 2:
1. Cáo được mênh danh là con vật như thế nào? (tinh ranh)
2. Nuôi chó để làm gì? (trông nhà)
3. Sóc chuyền cành như thế nào? (khéo léo, nhanh nhẹn)
4. Gấu trắng có tính gì? (tò mò)
5. Voi kéo gỗ như thế nào? (rất khỏe, nhanh, ...).
- Học sinh chuẩn bị kể. Sau đó 1 số học sinh trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
3.HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Giáo viên chốt lại nội dung ôn tập. 
- Trò chơi: Thi tìm nhanh các từ chỉ hoạt động hay đặc điểm của các con vật.
 VD: vồ mồi rất nhanh, hung dữ, khỏe mạnh, chậm chạp, ...
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Viết đoạn văn khoảng 9 đến 10 câu về một con vật mà em yêu thích.
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh tích cực.
- Dặn dò học sinh về xem trước bài Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 7)
_____________________________
TOÁN
Tiết 134: LUYỆN TẬP CHUNG
I . MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học 
- Biết tìm thức số, số bị chia.
- Biết nhân (chia) số tròn chục với (cho) số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng nhân 4). 
 - Rèn cho học sinh kĩ năng tính nhẩm và tìm x, tìm y.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
 *Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3.	
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: chăm chỉ, trung thực 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng 
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBHT điều hành trò chơi: Đoán nhanh đáp số -Nội dung chơi: TBHT đọc phép tính để học sinh nêu kết quả tương ứng:
4 x 7 : 1; 0 : 5 x 5; 2 x 5 : 1 ()
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập chung.
- Học sinh chủ động tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học. 
- Biết tìm thức số, số bị chia.
- Biết nhân (chia) số tròn chục với (cho) số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng nhân 4). 
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
*GV giao nhiệm vụ: YC HS làm một số bài tập
*GV trợ giúp HS hạn chế
*GV kết hợp với TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: Trò chơi Truyền điện
- Bài tập yêu cầu gì?
-TBHT điều hành
+Mời các bạn nối tiếp chia sẻ kết quả.
- Giáo viên hỏi: Khi đã biết 2 x 3 = 6, ta có ghi ngay kết quả của 6 : 2 và 6 : 3 hay không? Vì sao? 
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2: HĐ cá nhân-> chia sẻ trước lớp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhẩm theo mẫu. Khi làm bài chỉ cần ghi kết quả phép tính, không cần viết tất cả các bước nhẩm như mẫu. Chẳng hạn: 30 x 3 = 90 (Có thể nói: ba chục nhân ba bằng chín chục, hoặc ba mươi nhân ba bằng chín mươi)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 3: HĐ cặp đôi -> chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết, cách tìm số bị chia chưa biết.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả N2, 
- Mời các bạn chia sẻ kết quả trước lớp.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
- Nhận xét bài làm học sinh.
µBài tập chờ:
Bài tập 4: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
- Học sinh thực hiện theo YC
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
*Dự kiến nội dung chia sẻ trước lớp của HS:
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Yêu cầu tính nhẩm.
- Học sinh nối tiếp nêu kết quả:
2 x 3 = 6 3 x 4 = 12
6 : 2 = 3 12 : 3 = 4
6 : 3 = 2 12 : 4 = 3...
- Học sinh trả lời: Khi biết 2 x 3 = 6, có thể ghi ngay kết quả của 6 : 2 = 3 và 6 : 3 = 2 vì khi lấy tích chia cho thừa số này ta sẽ được thừa số kia.
- Học sinh làm bài.
- Dự kiến KQ HS chia sẻ:
 30 x 3 = 90 20 x 3 = 60 
 20 x 4 = 80 30 x 2 = 60
 40 x 2 = 80 20 x 5 = 100
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.
- Học sinh làm bài-> chia sẻ N2
- - Dự kiến KQ HS chia sẻ:
X x 3 = 15
 X = 15 x 3
 X = 45
4 x X = 28
 X = 28 : 4
 X = 7
Y : 2 = 2
 Y = 2 x 2
 Y = 4
Y : 5 = 3
 Y = 3 x 5 
 Y = 15
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Yêu cầu học sinh trả lời nhanh đáp số:
 2 x 5 = 3 x 4 = 0 : 8 = 4 x 1 =
 10 : 2 = 12 : 3 = 0 : 4 = 4 : 1 = 
 10 : 5 = 12 : 4 = 1 x 8 = (...)
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
4. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Giải bài toán sau: Xếp đều 20 cái bánh trung thu vào 5 hộp. Hỏi mỗi hộp có mấy cái bánh trung thu?
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Sửa lại bài làm sai. Xem trước bài: Luyện tập chung
____________________________
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP ( Tiết 7)
I . MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). 
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với vì sao? (bài tập 2, bài tập 3); biết đáp lời đồng ý người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở bài tập 4).
 - Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút).
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực: tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: chăm chỉ
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh kể chuyện về con vật mà em biết.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh kể hay.
- Giới thiệu bài và tựa bài: Ôn tập (Tiết 7).
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nhận xét bài của bạn
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Hướng dẫn học sinh ôn tập: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). 
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với vì sao? (bài tập 2, bài tập 3); biết đáp lời đòng ý người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở bài tập 4).
*Cách tiến hành: 
Việc 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Làm việc cá nhân
- Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Tuyên dương học sinh đọc tốt.
+ Chú ý: Kiểm tra số học sinh còn lại (tốp cuối của lớp)
Việc 2: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành
- GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
- Vì sao Sơn ca khô khát họng?
- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
- Yêu cầu học sinh tự làm phần b.
Bài 3: Làm việc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp học sinh lên trình bày trước lớp.
- Gọi học sinh đọc câu văn trong phần a.
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
- Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
- Nhận xét và tuyên dương học sinh.
Việc 3: Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác:
Bài 4: Làm việc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu học sinh đáp lại lời đồng ý của người khác.
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 học sinh nói lời đồng ý, 1 học sinh nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp học sinh trình bày trước lớp.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung. 

- Lần lượt từng học sinh gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
-Thực hiện theo YC của trưởng nhóm
- Học sinh làm bài
*Dự kiến ND- KQ chia sẻ:
- Học sinh cùng tương tác với bạn
- Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao?
- Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó.
a) Sơn ca khô cả họng vì khát.
- Vì khát.
- Vì khát.
b) Vì mưa to.
- Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
- Một số học sinh trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét.
a) Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.
- Bộ phận “vì thương xót sơn ca”.
- Câu hỏi: Vì sao bông cúc héo lả đi?
b) Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn?
- Học sinh làm bài: 
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
a) Thay mặt lớp, em xin cảm ơn thầy (cô) đã đến dự tiệc liên hoan văn nghệ với chúng em./ Lớp em rất vinh dự được đón thầy (cô) đến dự buổi liên hoan này. Chúng em xin cảm ơn thầy (cô)./
b) Thích quá! Chúng em cảm ơn thầy (cô)./ Chúng em cảm ơn thầy (cô) ạ./ Oâi, tuyệt quá. Chúng em muốn đi ngay bây giờ./
c) Dạ! Con cảm ơn mẹ./ Thích quá. Con phải chuẩn bị những gì hả mẹ?/
- Học sinh nhận xét.
3.HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Giáo viên chốt lại nội dung ôn tập. 
- Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
-> Câu hỏi vì sao dùng để hỏi về nguyên nhân của một sự việc nào đó.
- Khi đáp lại lời đồng ý của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?
-> Chúng ta thể hiện sự lịch sự đúng mực.
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:
 + Hôm qua , em đi học muộn vì trời mưa to.
 + Cá trên dòng sông Cửu Yên chết nhiều vì nước sông bị ô nhiễm nặng.
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh tích cực.
- Dặn dò học sinh về xem trước bài Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 8)
_______________________________________________________________
BUỔI 2:
	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
 LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU?
I . MỤC TIÊU:
- Biết được động vật có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước. (Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số động vật).
 - Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát. 
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát,...
 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: chăm chỉ, nhân ái 
*THGDBVMT: Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa.
	- Học sinh: sưu tầm tranh ảnh con vật, bảng phụ, bút lông.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, kỹ thuật khăn trải bàn, động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động- Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: (5 phút)
- GV kết hợp LPVN tổ chức hát bài “Chị Ong Nâu và em bé” 
- Trong bài hát có tên con vật gì?
các em biết các con vật đó sống ở đâu không? Qua bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu: Loài vật sống ở đâu?
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
- Yêu cầu hs nêu tên một số loài vật mà em biết
2. HĐ Bộc lộ quan niệm ban đầu của hs: (15 phút)
- Yêu cầu hs ghi vở những hiểu biết của mình về : Loài vật sống ở đâu?
3. Đề xuất câu hỏi thắc mắc
- Học sinh tham gia chơi.
- Con Ong, chú gà
-HS tương tác bài cùng bạn theo kiểu tiếp sức
- HS ghi vở
- Đai diện nhóm viết bảng phụ và trình bày
- So sánh nhóm bạn
- Một số hs nêu câu hỏi thắc mắc
- Nêu cách giải quyết thắc mắc: hỏi bố mẹ, anh chị , In ter net, sách báo, bạn bè
4. HĐ Tiến hành thực nghiệm- nghiên cứu (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết được động vật có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước. (Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số động vật).
*Cách tiến hành:
Việc 1: Làm việc với nhóm 8.
Mục tiêu: Học sinh nhận ra loài vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không.
Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Cho học sinh lựa chọn hình các con vật theo 3 nhóm: Sống trên cạn; sống dưới nước; Sống trên cạn và dưới nước
+ Hãy kể tên các con vật có trong các nhóm.
+ Các con vật đó sống ở đâu.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ các nhóm.
* Lưu ý: Học sinh chỉ cần nói được đó là con chim hay cá, tôm, cua, trai, sò,... không yêu cầu nói chính xác đó là chim gì hay cá gì hoặc loài rắn.
+ Hình nào cho biết.
+ Loài vật sống trên mặt đất ?
+ loài vật sống dưới nước ?
+ Loài vật bay lượn trên không ?
- Giáo viên, cả lớp theo dõi nhận xét chốt ý đúng.
5 Kết luận:
- Mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Giáo viên hỏi: Loài vật có thể sống ở đâu ?
=> Giáo viên kết luận: Loài vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước và có loài có thể sống cả trên cạn và dưới nước
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận.
*THGDBVMT: Giáo viên giáo dục học sinh phải có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật.
Việc 2: Chơi trò chơi “Diệt và không diệt” để củng cố kiến thức bảo vệ vật có ích và động vật hoang dã
Hoạt động cả lớp.
=> Giáo viên kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật. Chúng có thể sống được ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước, trên không. Chúng ta cần yêu quý và bảo vệ chúng.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận.

- Học sinh quan sát tranh, lựa chọn, dán.
- Học sinh thảo luận với nhau.
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm dán các con vật sưu tầm được vào giấy khổ to.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Học sinh suy nghĩ tương tác nội dung bài cùng bạn.
- Cả lớp theo dõi.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh nhắc lại.
- Lắng nghe, ghi nh
- Cả lớp theo dõi.
- Học sinh chơi theo quản trò.

- Cùng người thân, làng xóm thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ môi trường sống của loài vật bằng hành động cụ thể.
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Một số loài vật sống trên cạn.
______________________________
ĐỌC CẶP ĐÔI
 HĐMR: Viết và vẽ
I. Mục tiêu: 
- Thu hút và khuyến khích học sinh tham gia vào việc đọc;
- Khuyến khích học sinh cùng đọc với các bạn;
- Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích;
- Giúp học sinh xây dựng thói quen đọc.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát,...
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: chăm chỉ, nhân ái 
II. Chuẩn bị:
- 30 cuốn sách mã màu xanh dương và màu trắng
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu (2-3 phút)
- Ổn định chỗ ngồi
- Nhắc lại nội quy thư viện
- Giới thiệu: Giờ trước các em đã được tự mình đọc 1 cuốn sách, hôm nay các em có muốn đọc chung với bạn 1 cuốn sách không?
2. Đọc cặp đôi
* Trước khi đọc 
- GV: Ở hoạt động Đọc cặp đôi này, các em sẽ đọc sách cùng với bạn của mình. Các cặp đôi có thể chọn một quyển sách mà các em thích để đọc cùng nhau. Các em trong cùng 1 cặp ngồi cùng 1 phía, gần nhau, cùng đọc ở mức độ vừa phải đủ nghe. Trong khi đọc nếu có từ hoặc câu nào các em không hiểu, hãy giơ tay lên để cô đến giúp.
- Hướng dẫn học sinh chọn bạn để tạo thành cặp đôi và ngồi gần với nhau: Bây giờ chúng ta sẽ đứng lên và chọn bạn để tạo thành cặp đôi. Các em có thể chọn bạn ngồi cạnh mình, hoặc một người bạn mà các em thích đọc cùng. Sau khi chọn bạn, tạo thành một cặp rồi, các em hãy ngồi cạnh nhau
? Ở lớp 4 các em thường chọn sách mã màu nào?
? Bạn nào còn nhớ cách lật sách đúng?
- Các cặp đôi hãy lên chọn 1 cuốn sách mà các em muốn đọc cùng nhau. Sau khi chọn sách xong, các em hãy chọn 1 một vị trí thoải mái trong phòng để ngồi đọc. 
- Mời lần lượt 5 cặp lên chọn sách.
* Trong khi đọc:
- GV di chuyển đến hỗ trợ học sinh để kiểm tra xem các cặp đôi có thực sự đang đọc cùng nhau không. Đảm bảo các cặp đôi ngồi cạnh nhau khi đọc, không ngồi đối diện nhau. Nhắc nhỏ học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc.
- Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi những nỗ lực của các em.
- Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc. Nếu thấy học sinh gặp khó khăn, hướng dẫn học sinh chọn một quyển sách có trình độ đọc thấp hơn.
- Quan sát cách học sinh lật sách và hướng dẫn lại cho học sinh cách lật sách đúng nếu cần
* Sau khi đọc:
- Thời gian đọc cặp đôi đến đây là hết. Nếu các em vẫn chưa đọc xong sách, sau tiết đọc này chúng ta có thể đến thư viện mượn sách về nhà để tiếp tục đọc.
- Bây giờ các cặp đôi hãy mang theo sách và đến ngồi gần cô
- Cặp đôi nào muốn chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc?
? Em vừa

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_27_nam_hoc_2020_2021_hoang_ha.doc