Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019

A. Mục tiêu: Sau bài học ,học sinh có khả năng :

- Kiến thức : HS nhận biết số 0 nhân với số nào cũng cho kết quả là 0. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. Không có phép chia cho 0.

 - Kĩ năng : HS vận dụng làm tốt các bài tập.

 - Thái độ : HS có hứng thú với môn học , vận dụng tính toán trong thực tế

 * Trọng tâm: Biết thực hiện phép tính số 0 trong phép nhân, phép chia.

B. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu học tập.- Vở bài tập, bảng con.

C. Các hoạt độ ng dạy - học:

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 với một số khác ?
- Yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên.
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính 
2 x 0 , 3 x 0 , 4 x 0
- Hỏi: Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 0 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt?
- Yêu cầu HS nhắc lại kết luận: Số nào nhân với 0 cũng bằng 0
2. Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0:
- Nêu phép tính 0 x 2 =0
- Yêu cầu HS dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng có số bị chia là 0
- Nêu: Vậy từ 0 x 2 = 0 ta có được phép chia 0 : 2 =0
- Tiến hành tương tự như trên để rút ra phép tính 0 : 1 = 0 và 0 : 4 =0
- Từ các phép tính trên, các em có nhận xét gì về thương của phép chia có số chia là 0.
- Nêu kết luận: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
- Nêu chú ý: không có phép chia cho 0.
3. Luyện tập thực hành:
Bài 1, 2: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- GV nhân xét HS.
Bài 3: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét.
 4. Củng cố- Dặn dò:
- Chốt lại kiến thức của bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con 
- 0 x 2 = 0 + 0 = 0
0 x 2 = 0
- Tiến hành tương tự để rút ra:
0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0 Vậy 0 x 3 = 0
0 x 4 = 0 +0 + 0 + 0= 0 Vậy 0 x 4 =0
- Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0
- Làm bài: 2 x 0 = 0, 3 x 0 = 0 , 4 x 0 =0
- Khi ta thực hiện phép nhân một số với 0 thì kết quả thu được là 0
- Nêu phép chia:
0 : 2 =0
- Các phép chia có số chia là 1 có thương bằng số bị chia.
- 2 - 3 HS nhắc kết luận.
- HS đổi–vở kiểm tra bài của nhau theo lời đọc của bạn.
Tính nhẩm 
0x4 = 0 0x 3 = 0
4x0 = 0 3 x0 = 0
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vở bài tập.
0 x 5 = 0 0 x 0 = 0 0 : 4= 0
0 : 5 = 0 0 : 1 = 0 4 x 0 = 0
- Tính
- Mỗi biểu thức có 2 dấu tính.
- Ta thực hiện từ trái sang phải.
-------------------------------------------
 Kể Chuyện
 Tiết 27: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 2 ( tiết 3)
 A. Mục tiêu:Sau bài học ,học sinh có khả năng : 
- Học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 50 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ dài. Ôn cách trả lời câu hỏi: “ Ở đâu. Ôn cách đáp lời xin lỗi của người khác.
- Kĩ năng : Kết hợp kĩ năng đọc hiểu : trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Thái độ : HS hứng thú với môn Tiếng Việt.
* Trọng tâm : Kiểm tra đọc, , ôn cách trả lời câu hỏi “ Ở đâu”?
B. Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc  .
Bảng nhóm
HS: VBT
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tr a bài cũ:
Kết hợp c ùng bài học
III. Dạy- học bài mới:
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu nội dung, yêu cầu tiết học.
2.KT Tập đọc: khoảng 5 em
 GV cho hs lên bốc thăm chọn bài tập .
- GV đặt câu hỏi về nội dung bài đọc.
-GV nhận xét
3. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu?
- GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng.
4.Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm
GV nêu yêu cầu
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
5. Nói lời đáp của em:
- Cần đáp lời xin lỗi trong các trường hợp trên với thái độ như thế nào?
- GV khen các HS làm bài tốt.
6. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.khen ngợi, biểu dương những HS học tốt.
- VN: Thực hành nói và đáp lời xin lỗi trong giao tiếp hàng ngày.
Hoạt động của trò
- HS lên bốc thăm.
- Xem lại bài: 2 phút.
- HS đọc theo yêu cầu của phiếu.
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS làm trên bảng nhóm
- Cả lớp làm bài vào nháp.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài trên bảng nhóm.
- 2 HS làm bảng nhóm.
- Cả lớp làm bài vào VBT
- Cả lớp nhận xét, chữa bài trên bảng nhóm.
- 1 HS đọc và giải thích yêu cầu của BT
- 1 cặp HS thực hành đối đáp tình huốnga.
-Vài cặp HS thực hành đối đáp các tình huống còn lại.
 ----------------------------------------
Chính tả
 Tiết 53: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 2 (tiết 4 )
A. Mục tiêu:Sau bài học ,học sinh có khả năng : 
 Kiến thức : - Kiểm tra đọc ( Yêu cầu nh tiết 1 ) Mở rộng vốn từ về chim chóc qua trò chơi.
- Kĩ năng : Viết được một đoạn văn ngắn ( khoảng 3, 4 câu ) về một loài chim hoặc gia cầm.
 * Trọng tâm: Mở rộng vốn từ về chim chóc qua trò chơi.Rèn kỹ năng viết đoạn văn về loài chim hoặc gia cầm.
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
- Các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
 I. Ôn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS đọc bài .
 III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi bảng.
2. Hớng dẫn ôn tập.
a. Kiểm tra đọc và học thuộc lòng:
- Tiến hành nh tiết 1.
b.Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc:
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá cờ.
- Phổ biến luật chơi: Trò chơi diễn ra qua hai vòng.
+ Vòng 1: GV đọc lần lượt từng câu đố về các loài chim. Mỗi lần GV đọc, các đội phất cờ để dành quyền trả lời, đội nào phất trớc trả lời trớc, đúng đợc 1 điểm.
Nếu sai không đợc điểm, đội bạn dành quyền trả lời.
+ Vòng 2: Các đội lần lợt ra các câu đố cho nhau. Đội 1 ra câu đố cho đội 2, đội 2 ra câu đố cho đội 3, đội 3 ra câu đố cho đội 4, Nếu đội nào trả lời được thì GV khen ngợi 
- Tổng kết, đội nào trả lời được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
c.Viết một đoạn văn ngắn ( Từ 2 đến 3 câu ) về một loài chim hay gia cầm mà em biết.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Em định viết con chim gì?
- Hình dáng của con chim đó thế nào? Lông nó màu gì? Nó to hay nhỏ? Cánh của nó thế nào?...
- Em biết những hoạt động nào của con chim đó? ( Nó bay thế nào? Nó có giúp ích gì cho con ngời không?...
- Yêu cầu 1, 2 HS nói trước lớp về loài chim mà em kể.
- Cho HS làm bài vào vở bài tập.
 3. Củng cố:
- Khen ngợi những HS có tinh thần học tập tốt.
- Nhận xét giờ học.
 4. Dặn dò:
- Về học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- Hát, kiểm tra sĩ số.
- Lớp chia thành 4 đội.
- HS theo dõi.
- Các đội tham gia chơi.
- VD:
+ Con gì biết đánh thức mọi ngời vào mỗi sáng? (gà trống).
+ Con gì có mỏ vàng biết nói tiếng ngời? ( con vẹt)
+ Con chim đợc nhắc tới trong bài hát có câu: “ luống rau xanh sâu đang phá( chích bông).
+ Chim gì bơi rất giỏi, sống ở bắc cực? ( Chim cánh cụt )
+ Chim gì có bộ lông đuôi đẹp nhất./
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp trả lời.
- HS khá trình bày trớc lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS viết bài, sau đó một số HS trình bày trớc lớp.
----------------------------------------------
Tập viết
Tiết 27 Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 2 (tiết 5 )
A. Mục tiêu:Sau bài học ,học sinh có khả năng : 
-Kién thức : Kiểm tra đọc ( Yêu cầu nh tiết 1 ) Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Nh thế nào? Ôn luyện cách đáp lời khẳng định, phủ định của ngời khác.
- Kĩ năng : vận dụng làm tốt các bài tập .
- Thái độ : HS hứng thú với môn Tiếng Việt.
 * Trọng tâm: ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Nh thế nào? Rèn cách đáp lời khẳng định, phủ định của ngời khác.
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
 I. ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ:
- III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi bảng.
2. Hướng dẫn ôn tập.
a. Kiểm tra đọc và học thuộc lòng:
- Tiến hành như tiết 1.
b. Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Nh thế nào? 
Bài 2: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Câu hỏi: Như thế nào dùng để hỏi về nội dung gì? 
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
- Mùa hè hai bên bờ sông hoa phợng vĩ nở nh thế nào? 
- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi: Như  thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
- Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào? 
- Cho HS hỏi đáp nhóm 2.
- Nhận xét .
c. Ôn luyện cách đáp lời khẳng định, phủ định của người khác.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS đóng vai thể hiện lại từng tình huống.
- GV nhận xét.
 3. Củng cố: 
- Tuyên dơng những em có tinh thần học bài tốt.- Nhận xét giờ học.- Về học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
-1HS đọc bài văn viết về loài chim- GV nhận xét 
- Hát, kiểm tra sĩ số.
- Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Nh thế nào?
- Câu hỏi: Như thế nào? dùng để hỏi về đặc điểm. 
- HS đọc.
- Mùa hè, hoa phợng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
- Đỏ rực.
- HS tự làm phần b.
- Đáp án: nhởn nhơ.
- HS làm vở bài tập.
- Đổi vở kiểm tra.
- 2 HS đọc.
- Chim đậu trắng xoá trên những cành
cây.
- Bộ phận: “trắng xoá”.
- Câu hỏi: Trên những cành cây, chim đậu nh thế nào?/ Chim đậu nh thế nào trên những cành cây.
- HS hỏi đáp theo nhóm.
- Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Phần b cách làm tơng tự.
+ Đáp án: Bông cúc sung sướng như thế nào?
2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS đóng vai thể hiện tình huống.
- Gọi một số cặp trình bày.
- Đáp án: 
a. Ôi, thích quá! Cảm ơn ba đã báo cho con biết./ Thế ạ? Con sẽ trờ để xem nó./ Cảm ơn ba a./.
b. Thật à? Cảm ơn cậu đã báo với tớ tin vui này./ Ôi thật thế hả? Tớ cảm ơn bạn tớ mừng quá./...
c. Tiếc quá, tháng sau chúng em sẽ cố gắng nhiều hơn ạ./ Tha cô nhất định tháng sau chúng em sẽ cố gắng ạ./
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Âm nhạc 
Tiết 27: Ôn hát bài : Chim chích bông .
( GV âm nhạc soạn- dạy )
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2019
Toán
Tiết 133: Luyện tập
A. Mục tiêu:Sau bài học ,học sinh có khả năng : 
- Kiến thức : Tự lập bảng nhân và bảng chia 1. Củng cố về phép nhân có thừa số là 1 và 0, phép chia có số bị chia là 0.
- Kĩ năng : Hs vận dụng làm tốt các bài tập.
- Thái độ : HS hứng thú với môn học và vận dụng trong thực tế để tính toán .
 * Trọng tâm: Củng cố phép nhân có thừa số 1 và 0, phép chia có số bị chia là 0
B. Đồ dùng dạy học:- Phiếu học tập.- Vở bài tập toán.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
 I. ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tâp sau:
Tính:
a. 4 x 0 : 1
b. 5 : 5 x 0
c. 0 x 3 : 1
- Gọi HS nhận xét.
 III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự nhẩm kết quả, sau đó nối tiếp nhau đọc từng phép tính của.
- Nhận xét, sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân và bảng chia cho 1.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi H S đọc toàn bài cuả mình trước lớp.
- Hỏi thêm: Một số cộng với 0 cho kết quả như nào?
-Vậy một số nhân với 0 cho kết quả như thế nào?
- Khi cộng thêm 1 vào một số nào đó thì khác gì nhân số đó với 1
- Khi thực hiện phép chia một số nào đó cho 1 thì ta thu được kết quả như thế nào?
- Kết quả của phép chia có số bị chia là 0 là bao nhiêu?
Bài 3:
- Tổ chức cho HS nối nhanh phép tính với kết quả. Thời gian thi là 2 phút. Tổ nào có nhiều bạn nối nhanh, đúng là tổ thắng cuộc.
 3. Củng cố- Dặn dò:
- Chốt lại kiến thức của bài.- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài sau. 
Hoạt động của trò
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- HS tự nhẩm kết quả, làm vào vở.
- HS trả lời nối tiếp.
- Làm bài vào vở bài tập, sau đó theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
- Một số cộng với 0 cho kết quả là chính số đó.
- Một số nhân với 0 sẽ cho kết quả là 0.
- Khi cộng thêm 1 vào một số nào đó thì số đó sẽ tăng thêm 1 đơn vị, còn khi nhân với 1 thì kết quả vẫn bằng chính số đó.
- Kết quả là chính số đó.
- Các phép chia có số bị chia là 0
Tập đọc
Tiết 81: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 2( Tiết 6)
A. Mục tiêu :Sau bài học ,học sinh có khả năng : 
-Kiến thức : Kiểm tra đọc ( Yêu cầu nh tiết 1 ) Mở rộng vốn từ về muôn thú qua trò chơi.
- Kĩ năng : Biết kể chuyện về các con vật mà mình yêu thích.
- Thái độ : HS hứng thú với môn Tiếng Việt.
 * Trọng tâm: Mở rộng vốn từ về muôn thú qua trò chơi. Biết kể chuyện về các con vật mà mình yêu thích.
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
- Các câu hỏi về các con vật để chơi trò chơi.
- 4 lá cờ.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
 I. ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ:
- Giờ ôn tập không tiến hành.
 III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – ghi bảng.
2. Hướng dẫn ôn tập.
a. Kiểm tra đọc và học thuộc lòng:
- Tiến hành như tiết 1.
b.Trò chơi: mở rộng vốn từ về muôn thú.
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá cờ.
- Phổ biến luật chơi: Trò chơi diễn ra qua2 vòng:
+ Vòng 1: GV đọc câu đố về các con vật. Các đội phất cờ dành quyền trả lời. Đội nào phất trước được trả lời.
+ Vòng 2: Các đội lần lượt ra các câu đố cho nhau. Đội 1 ra câu đố cho đội 2, đội 2 ra câu đố cho đội 3, đội 3 ra câu đố cho đội 4, Nếu đội nào trả lời được thì khen ngợi
- Tổng kết, đội nào trả lời được nhiều câu hỏi thì đội đó thắng cuộc.
c. Kể về một con vật mà em biết.
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hớng dẫn.
- Cho HS làm vào vở nháp.
- GV nhận xét.
 3. Củng cố -. Dặn dò:
 - Tuyên dơng những em có tinh thần học bài tốt.
 - Nhận xét giờ học.
 - Về học bài.
 - Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- Hát, kiểm tra sĩ số.
- Lớp chia làm 4 đội.
- HS theo dõi.
- Vòng 1: 
+ Con vật này có bờm và đợc mệnh danh là vua của rừng xanh? ( s tử).
+ Con gì thích ăn hoa quả? ( khỉ).
+ Con gì có chiếc cổ rất dài?...
- Vòng 2: 
+ Cáo đợc mệnh danh là con vật nh thế nào? ( tinh ranh).
+ Nuôi chó để làm gì?( trông nhà)
+ Sóc chuyền từ cành này sang cành khác thế nào?( Rất nhanh )./
- 2 HS đọc.
- HS theo dõi.
- HS làm vở. 
- Một HS đọc . Cả lớp nghe, nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 27: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 2 ( tiết 7)
A. Mục tiêu:Sau bài học ,học sinh có khả năng :
- Kiến thức : Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ có yêu cầu HTL từ tuần 19-26 Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? Ôn cách đáp lời đồng ý của người khác.
- Kĩ năng : HS vận dụng làm tốt các bài tập .
- Thái độ : GD học sinh yêu thích môn Tiếng Việt .
* Trọng tâm : Kiểm tra HTL , ôn cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao?
B. Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên 4 bài tập đọc có yêu cầu HTL.
Bảng nhóm, giấy khổ to làm BT2.
HS: VBT
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp cùng bài học
III. Dạy- học bài mới:
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu nội dung, yêu cầu tiết học.
2.KT Tập đọc: khoảng 10-13 em
 GV cho hs lên bốc thăm chọn bài tập .
-GV nhận xét .
3. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?
-GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng.
4.Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm
GV nêu yêu cầu
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
5. Nói lời đáp của em:
-Cần đáp lời xin lỗi trong các trường hợp trên với thái độ như thế nào?
GV khen các HS nói tự nhiên
5. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- VN: HS thử làm bài luyện tập ( đọc hiểu, LTVC) tiết 9
Hoạt động của trò
- HS lên bốc thăm.
- Xem lại bài: 2 phút.
- HS đọc theo yêu cầu của phiếu.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- 2 HS làm trên bảng nhóm
- Cả lớp làm bài vào nháp.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài trên bảng nhóm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 3 HS làm bảng lớp.
- Cả lớp làm bài vào VBT
- Cả lớp nhận xét, chữa bài trên bảng lớp.
- 1 HS đọc và giải thích tình huống của BT
- 1 cặp HS thực hành đối đáp tình huống a.
-Vài cặp HS thực hành đối đáp các tình huống còn lại.
----------------------------------------------------
Thủ công
Tiết 27: Làm đồng hồ đeo tay
A. Mục tiêu: Sau bài học ,học sinh có khả năng : 
- Kiến thức : HS biết cách làm đồng hồ đeo tay bằng giấy thủ công.
- Kĩ năng : Làm được đồng hồ đeo tay
- Thái độ : Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
 *Trọng tâm: Biết cách làm đồng hồ.
B. Đồ dùng dạy học:
- Mẫuđồng hồ đeo tay bằng giấy thủ công hoặc giấy màu.
- Quy trình làm đồng hồ đeo tay có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
- Giấy thủ công hoặc giấy màu, kếo, hồ dán.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
 I. Ôn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
 III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV giới thiệu đồng hồ mẫu và đặt câu hỏi định hướng cho HS quan sát, nhận xét.
+ Vật liệu đồng hồ làm bằng gì?
+ Các bộ phận đồng hồ: Mặt đồng hồ, dây đeo, đai cài dây đồng hồ
- GV nêu ngoài giấy thủ công ta còn có thể sử dụng các vật liệu khác như lá chuối , lá dừa, để làm đồng hồ đeo tay.
- GV đặt câu hỏi cho HS liên hệ thực tế về hình dáng, màu sắc, vật liệu làm mặt và dây đồng hồ đeo tay thật.
3. GV hướng dẫn mẫu:
* Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
- Cắt một nan giấy màu nhạt dài 24 ô, rộng 3 ô để làm mặt đồng hồ.
- Cắt và dán nối thành một nan giấy khác màu dài 30 ô đến 35 ô, rộng gần 3 ô, cắt ván 2 bên của hai đầu nan để làm dây đồng hồ .
- Cắt một nan dài 8 ô, rộng 1 ô để làm đai cài dây đồng hồ.
* Bước 2: Làm mặt đồng hồ
- Gấp một đầu nan giấy làm mặt đồng hồ vào 3 ô
- Gấp cuốn tiếp như hình 2 SGK cho đến hết nan giấy được hình 3 SGK
* Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ 
- Già một đầu nan giấy làm dây đeo vào khe giữa của các nếp gấp mặt đồng hồ 
- Gấp nan này đè lên nếp gấp cuối của mặt đồng hồ ồi luồn đầu nan qua một khe khác ở phía trên khe vừa cài. Kộo đầu nan cho nếp gấp khít chặt để giữ mặt đồng hồ và dây đeo.
- Dán nối hai đầu của nan giấy dài 8 ô, rộng1 ô làm đai để giữ dây đồng hồ 
* Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ
- Hướng dẫn lấy dấu bốn điểm chính để ghi số và chấm các điểm chỉ giờ khác.
- Vẽ kim ngắn chỉ giờ kim dài chỉ phút 
- Cài dây đeo vào mặt đồng hồ, gài đầu dây thừa qua đai, ta được chiếc đồng hồ hoàn chỉnh.
4. Tổ chức cho HS thực hành:
- Yêu cầu HS nhớ lại các bước để cắt, dán.
- Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi.
- GV quan sát sửa chữa cho các em
 5. Củng cố- . Dặn dò:
- Chốt lại kiến thức của bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập làm lại để tiết sau hoàn thành sản phẩm.
Hoạt động của trò
- HS quan sát và trả lời.
- Làm bằng giấy.
- HS tự trả lời.
- HS nghe.
- HS quan sát và làm theo GV hướng dẫn.
- HS theo dõi vừa làm theo cô hướng dẫn.
- HS nhắc lại các bước làm đồng hồ
- HS tập làm theo nhóm đôi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm2019
Toán
Tiết 134: Luyện tập chung
A. Mục tiêu:Sau bài học ,học sinh có khả năng : 
- Kiến thức : HS thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học.Tìm thừa số, số bị chia.
- Kĩ năng Dựa vào các bảng nhân chia đã học để nhẩm kết quả của các phép tính có dạng số tròn chục nhân, chia với số nhỏ hơn 5 và khác 0. Giải được bài toán lời văn bằng một phép chia.
- Thái độ : HS hứng thú với môn học và vận dụng trong thực tế để tính toán .
 * Trọng tâm: Rèn kỹ năng thực hành tính trong các bảng nhân, chia đã học.
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập-- Vở bài tập.
C. Các hoạt  động dạy học:
Hoạt động của thầy
 I. Ổn định tổ chức:
   II. Kiểm tra bài cũ:
-  Gọi 2 HS lên làm bài tập sau:
Tính: 
a. 4 x 7 : 1
b. 0 : 5 x 5
c. 2 x 5 : 1
- GV nhận xét .
 III. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Hỏi: Khi đã biết 2 x 3 = 6. có thể ghi ngay kết quả 6 : 2 và 6 : 3 hay không , vì sao?
- Nhận xét HS.
Bài 2: 
- Viết lên bảng phép tính: 20 x 2 và yêu cầu HS suy nghĩ để nhẩm kết quả của phép tính trên.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả và nêu cách nhẩm của mình.
- GV nhận xét và giới thiệu cách nhẩm của bài mẫu.
- 20 còn gọi là mấy chục?
- Để thực hiện 20 x 2 ta có thể tính là 
2 chục x 2 = 4 chục, 4 chục là 40, 
 vậy 20 x 2 = 40
- Yêu cầu HS tự làm tiếp phần a của bài tập, sau đó gọi 1 HS làm bài của mình.
- Hướng dẫn HS làm bài tập b tương tự như làm bài phần a.
Bài 3:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân và số bị chia chưa biết trong phép chia sau đó yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Có tất cả bao nhiêu tờ báo ?
- Chia đều cho 4 tổ nghĩa là chia như thế nào?
- Bài toán hỏi gì?
- Làm thế nào để biết được một tổ nhân được mấy tờ báo?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhân xét .
3. Củng cố-- Dặn dò:
- Chốt lại

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_27_nam_hoc_2018_2019.doc