Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến

I. Mục tiêu:

- Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- Rèn kĩ năng kể chuyện; nghe đánh giá đúng lời kể của bạn.

- Giáo dục học sinh ý thức chăm chỉ học Tiếng Việt.

* Giáo dục kĩ năng sống: Tự nhận thức, trung thực; Giao tiếp ứng xử văn hoá; Bình tĩnh trước mọi tình huống.

II . Chuẩn bị :

- Tranh minh họa

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc32 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông trung và bảng con. 	
- GV nhận xét và uốn nắn.
+ Chữ hoa Ư
- GV hướng dẫn tương tự với chữ hoa U:
- GV giới thiệu chữ mẫu:
- So sánh chữ hoa U và chữ hoa Ư?
GV nêu: Cách viết chữ hoa Ư: Viết chữ U hoa, sau đó thêm dấu râu (cao hơn ĐK6 một chút) vào bên phải chữ.
HĐ2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
+ GV treo bảng phụ giới thiệu câu ứng dụng:
 Ươm cây gây rừng.
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa: Là công việc mà tất cả mọi người cần tham gia để bảo vệ môi trường, chống hạn hán và lũ lụt. 
+ HD quan sát, nhận xét:
- Những con chữ nào cao 2,5 li? Các con chữ còn lại cao bao nhiêu? 
- Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu? 
- Chữ nào viết hoa? Vì sao? - GV viết mẫu chữ Ươm trên dòng kẻ, kết hợp HD cách viết. 
- GV nhận xét, uốn nắn 
HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở:
- Nêu yêu cầu bài viết.
- Theo dõi, uốn nắn cách viết; nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. 
HĐ4: Thu vở nhận xét bài:
- GV thu 8 - 9 bài.
- Nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS cả lớp. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS nêu lại cách viết chữ hoa U?
- Nhận xét giờ học. Y/c HS về nhà luyện viết lại và chuẩn bị hoàn thành bài tập viết
- 2 HS lên bảng. Lớp viết bảng con.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS l¾ng nghe.
- HS quan sát, đọc.
- Chữ hoa U cao 5 li, rộng 5 li rưỡi. Gồm 2 nét là nét móc 2 đầu và nét móc ngược phải.
- HS quan sát và nhắc lại cách viết chữ hoa U.
- HS viết chữ hoa U vào bảng con.
- HS quan sát, đọc.
- HS nêu nhận xét: giống nhau đều có 2 nét cơ bản, khác nhau chữ hoa Ư có thêm dấu phụ.
- HS viết vào bảng con 2 - 3 lượt.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nêu ý hiểu.
- Chữ Ư, y, g cao 2,5 li. Các con chữ còn lại cao 1 li.
- Khoảng cách đủ viết một chữ cái o.
- Chữ Ươm vì đứng ở đầu câu.
- HS luyện viết trên bảng con. 
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở. 
- HS theo dõi.
- HS nêu lại cách viết chữ hoa U.
- HS lắng nghe.
___________________________________________________
Tiếng Việt (tăng)
HOÀN THÀNH BÀI TẬP VIẾT CHỮ HOA U, Ư
I. Mục tiêu:
- HS hoàn thành bài tập viết, nắm được cấu tạo, cách viết chữ hoa U, Ư đúng mẫu, củng cố cách viết chữ thường đã học ở lớp 1. 
- HS thực hành viết chữ hoa U, Ư ,chữ ứng dụng Ươm ,câu ứng dụng: Ươm cây gây rừng ;HS viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. Rèn kĩ năng viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp.
- GDHS có ý thức giữ gìn vở sạch; rèn chữ viết đẹp và có ý thức bảo vệ rừng.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Chữ mẫu trong khung chữ - HĐ1. BP viết câu ứng dụng – HĐ2.
- HS: Bảng con, vở Tập viết. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Nội dung bài học: 
Hoạt động 1: Ôn lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng.
a) Cách viết chữ hoa U
+ Chữ hoa U
- GV giới thiệu chữ mẫu:
- Yêu cầu HS quan sát và đưa ra nhận xét: 
- Chữ hoa U cao mấy li, rộng mấy li, được viết bởi mấy nét? 
- GV viết mẫu chữ hoa U trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết
- Yêu cầu HS viết chữ hoa U trong không trung và bảng con. 	
- GV nhận xét và uốn nắn.
b) Cách viết chữ hoa Ư
- Tương tự chữ hoa U
c) Cách viết câu ứng dụng:
+ GV treo bảng phụ giới thiệu câu ứng dụng:
 Ươm cây gây rừng.
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa: 
+ HD quan sát, nhận xét:
- Nêu độ cao của các con chữ; khoảng cách giữa các chữ.
- Chữ nào viết hoa? Vì sao? - GV viết mẫu chữ Ươm trên dòng kẻ, kết hợp HD cách viết. 
- GV nhận xét, uốn nắn 
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở:
- Nêu yêu cầu bài viết.
- Theo dõi, uốn nắn cách viết; nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. 
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS nêu lại cách viết chữ hoa U?
- Nhận xét giờ học. Y/c HS về nhà luyện viết lại và chuẩn bị bài sau: Chữ hoa V.
- HS l¾ng nghe.
- HS quan sát, đọc.
- Chữ hoa U cao 5 li, rộng 5 li rưỡi. Gồm 2 nét là nét móc 2 đầu và nét móc ngược phải.
- HS quan sát và nhắc lại cách viết chữ hoa U.
- HS viết chữ hoa U vào bảng con.
- HS quan sát, đọc.
- HS nêu nhận xét
- HS viết vào bảng con 2 - 3 lượt.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nêu ý hiểu.
- HS nêu.
- Chữ Ươm vì đứng ở đầu câu.
- HS luyện viết trên bảng con. 
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở. 
- HS nêu lại cách viết chữ hoa U.
- HS lắng nghe.
_________________________________________________
Toán (tăng)
LUYỆN TẬP: TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS cách nhận biết thừa số, tích, biết cách tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia. Biết cách giải bài toán có một phép tính chia
 trong bảng chia 3.
 - HS làm các bài tập tìm một thừa số chưa biết dạng: x x a = b; a x x = b (với a, b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học)
 - GD HS tích cực, tự giác học tập.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ; BC
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết : 
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bảng chia 2, 3.
- Yêu cầu HS nêu một phép tính nhân và chỉ rõ thừa số - thừa số - tích 
- Muốn tìm thừa số ta làm như thế nào?
* GV lưu ý cho HS cách trình bày dạng tìm thừa số chưa biết.
2. Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1: Tính 
a. 3 x 8 - 10 = b. 24 : 3 + 29 =
 = =
c. 30 : 3 + 27= d. 15 : 3 x 5 =
 = =
- GV HD HS thực hiện các dãy tính trên theo 2 bước: Nhân, chia trước rồi cộng, trừ sau.
-Yêu cầu HS làm vở.
=>GV chốt lại cách làm cho HS: Làm phép tính nhân hoặc chia trước sau đó làm đến phép tính cộng hoặc trừ.
Bài 2: Tìm x
a) X x 3 = 21 b) X x 3 = 27 
c)2 x X = 18 + 2 d) 3 x X = 22 + 8
- HD chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét.
=> Củng cố cách tìm thừa số chưa biết.
(Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết).
Bài 3: (BP) Trong lớp chia 6 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh. Hỏi:
a. Trong lớp có tất cả bao nhiêu học sinh?
b. Nếu xếp mỗi bàn 2 học sinh thì cần có mấy bàn ở trong lớp?
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
 - Tổ chức hoạt động cá nhân.
- Hướng dẫn chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét.
=>Củng cố cách giải bài toán có phép tính nhân và phép tính chia.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 HS nhắc lại cách tìm thừa số của phép nhân.
- Về học thuộc quy tắc tìm thừa số chưa biết.
- HS nối tiếp nhau đọc. 
- Vài HS nêu. 
-... lấy tích chia cho thừa số kia.
- HS nêu yêu cầu.
- 4 HS lần lượt lên bảng làm bài.
- HS lớp làm vào trong vở.
- Nhận xét, trao đổi cách làm.
- HS nêu yêu cầu.
- 4 HS lần lượt làm trên bảng lớp.
- HS lớp làm lần lượt vào bảng con.
- Nhận xét, trao đổi cách làm.
- HS đọc đề, phân tích đề và tìm phép tính để giải.
- HS giải bài toán vào vở.
- Chữa bài - nhận xét.
 Bài làm
a. Số học sinh trong lớp có là:
 3 x 6 = 18 (học sinh)
b. Nếu xếp mỗi bàn 2 học sinh thì cần có số bàn là:
 18 : 2 = 9 ( bàn)
 Đáp số: a. 18 học sinh
 b. 9 bàn.
- HS nêu: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- HS lắng nghe.
___________________________________________
Thứ tư ngày 27 tháng 2 năm 2019
Toán (tăng)
LUYỆN TẬP: BẢNG CHIA 4; MỘT PHẦN TƯ
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS bảng chia 4, một phần tư. Vận dụng bảng chia 4 vào làm bài tập, giải toán có liên quan. 
- HS thực hành tìm thừa số trong phép nhân và kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến phép chia.
- GDHS tích cực, tự giác trong học tập và giải toán.
II. Chuẩn bị: 
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp 1 HS hỏi bất kỳ phép tính nào trong bảng chia 4 - HS kia trả lời và ngược lại.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bảng chia 4.
- GV nhận xét chung.
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
20 : = 4
 : 4 = 8
24 : 4 = 
16 : = 4
 : 4 = 10
4 : = 1
- Tổ chức cho HS nêu miệng.
- Đọc lại các phép tính đã hoàn chỉnh.
* Củng cố về các phép tính trong bảng chia 4.
Bài 2: Tính.
4 x 5 + 36 = 4 x 8 - 23 = 
40 : 4 + 29 = 20 : 4 x 8 =
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các dãy tính trên.
- HD chữa bài trên bảng.
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
 của 36 l là ... của 24 bạn là ...
 của 12 cm là ... của 32 kg là ...
- GV treo BP, yêu cầu HS tự làm bài. 
- HD chữa bài trên bảng và giải thích cách làm.
*Củng cố cách tìm 1/4 của một số có kèm đơn vị.
Bài 4: Lan có 20 chiếc kẹo, Lan mang chia cho các em, mỗi em được 4 chiếc kẹo. Hỏi có mấy em được kẹo?
- GV gọi HS đọc đề toán, phân tích đề toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài trên bảng. 
*CC cách giải bài toán có lời văn liên quan đến bảng chia 4.
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi 2 HS đọc lại bảng chia 4. 
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Bảng chia 5.
- HS làm việc theo cặp.
- HS nối tiếp nhau đọc. 
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách thực hiện.
- HS làm bài vào bảng con.
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
- HS nhắc lại kết luận.
- 1 HS nêu và phân tích yêu cầu.
- 1 HS nêu cách tìm của một số có kèm đơn vị.
- HS làm vở. 1 HS chữa bài trên bảng lớp.
- 2 HS đọc bài toán.
- HS phân tích bài toán, nêu cách làm.
- HS làm vào vở. 1 HS lên bảng.
- HS nhận xét chữa bài.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
___________________________________________________
Giáo dục kĩ năng sống
BÀI 12: THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG LỚP( Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Nắm được nội quy trường lớp.
- Có ý thức thực hiện tốt nội quy trường lớp.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác thực hiện nội quy trường lớp.
II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
1.Kiểm tra
- Em sẽ làm gì để rèn luyện tính trung thực cho bản thân?
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới
a. Giới thiệu
b. Các hoạt động
*HĐ1: Đọc truyện: Hái hoa trong vườn trường.
- GV đọc mẫu câu chuyện
- YC HS đọc
- Có lúc nào em hành động như bạn Thắng chưa?
- Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì cho bản thân mình?
-> Không được hái hoa, bẻ cành,  trong trường. Luôn biết thực hiện các nội quy mà nhà trường đề ra.
*HĐ2: Hoạt động nhóm
- YC HS hoạt động nhóm đôi cho biết:
+ Thực hiện đúng nội quy trường lớp em thấy thế nào?
+ Trường em, lớp em có những nội quy gì?
- YC HS báo cáo kết quả
+ Theo em, em sẽ chia sẻ với bạn những cách nào để nhớ tốt nội quy trường lớp?
-> + Thực hiện đúng nội quy trường lớp giúp em học tập hiệu quả hơn, được thầy cô và bạn bè tôn trọng, giúp em rèn luyện tính kỉ luật 
 + Một số cách em có thể chia sẻ với bạn để ghi nhớ nội quy trường lớp như: thường xuyên thực hiện, thực hiện cùng bạn, nhắc nhở bạn cùng thực hiện, dán nội quy ở góc học tập 
* Liên hệ
- Em đã thực hiện tốt nội quy trường, lớp chưa? Hãy kể những việc em đã làm được?
- Nhận xét, đánh giá
3. Tổng kết
- Nhắc HS thực hiện tốt nội quy trường lớp
- Lắng nghe
- Lớp đọc (NT – CN – ĐT)
- HS nêu
- Trả lời
- Nghe – ghi nhớ
- Thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi theo YC
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Nghe – nghi nhớ
- HS liên hệ trả lời
- Thực hiện hằng ngày
________________________________________________________
 Tiếng Việt (tăng)
LUYỆN ĐỌC: GẤU TRẮNG LÀ CHÚA TÒ MÒ
I. Mục tiêu:
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Bước đầu biết chuyển giọng đọc cho phù hợp với nội dung bài.
Hiểu nghĩa các từ ngữ: Bắc Cực, thủy thủ, khiếp đảm. Hiểu nội dung bài: Gấu trắng Bắc cực là con vật rất tò mò. Nhờ biết lợi dụng tính tò mò của gấu trắng mà một chàng thủy thủ đã thoát nạn.
II. Chuẩn bị
Quả địa cầu.
Tranh minh họa nội dung bài học, sưu tầm thêm tranh ảnh về loài gấu (trắng, đen, nâu).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ :
3 HS đọc theo lời nhân vật bài Quả tim Khỉ, sau đó trả lời câu hỏi: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Giới thiệu bài Gấu trắng là chúa tò mò.
b. Phát triển các hoạt động:
 Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài.
- Học sinh theo dõi.
Đoạn đầu: đọc chậm rãi.
Đoạn Gấu rượt đuổi anh Thủy thủ: nhịp nhanh dần.
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Từng HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Lưu ý HS các từ khó đọc: ki-lô-gam, khiếp đảm, mũ, suýt nữa, ném lại, run cầm cập.
- HS luyện đọc từ khó.
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Đoạn 1: Đầu -> kilôgam.
- Đoạn 2: Đặc biệt -> cái mũ.
- Đoạn 3: phần còn lại.
- Lưu ý học sinh ngắt hơi nhấn giọng câu sau.
- Nhưng vì nó chạy rất nhanh / nên suýt nữa thì tóm được anh.//
- Học sinh luyện đọc câu khó.
- May mà anh đã kịp nhảy lên tàu,/ vừa sợ vừa rét cầm cập. //
- Giáo viên: chỉ vùng Bắc Cực trên quả địa cầu, giúp học sinh hiểu đây là vùng quanh năm phủ trắng băng, tuyết.
- Học sinh đọc các từ chú giải sau bài.
- Tò mò: thích tìm tòi, dò hỏi để biết bất cứ điều gì, có khi không liên quan đến mình.
- Run cầm cập: run mạnh nẩy người lên vì sợ hãi hoặc vì rét.
* Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm.
- Nhóm cử đại diện (hoặc bắt thăm) lên thi đua.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
* Đồng thanh một đoạn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1:
- Hình dáng của Gấu trắng như thế nào?
- Màu lông trắng toát.
- Cao gầm 3 mét (gấp đôi 1 người bình thường).
- Nặng 800kg (gấp 16 lần 1 người bình thường).
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh gấu (màu đen, nâu...)
- Gấu thường có bộ lông đen hoặc nâu, riêng Gấu Bắc Cực có bộ lông trắng để lẫn với màu trắng của tuyết.
Câu 2:
- Tính nết của gấu trắng có gì đặc biệt?
- Học sinh quan sát tranh (SGK) tả lại cảnh trong tranh.
-> Gấu trắng rất tò mò, thấy vật gì lạ cũng đánh hơi xem thử.
Câu 3:
- Người thủy thủ đã làm cách nào để khỏi bị gấu vồ?
- HS nêu
- Hành động của người thủy thủ cho thấy anh là người như thế nào?
- Anh rất thôngminh, xử trí nhanh khi gắp nạn.
- Giáo viên kể thêm một số kinh nghiệm đi rừng khi gặp thú dữ:
VD:	- Gặp voi đuổi, không được chạy	thẳng.
	- Khi đi rừng, nếu vác cây nứa nhọn, 	hổ sẽ không dám lại gần,...
Hoạt động 3: Củng cố
- Cho HS thi đọc lại bài.
- 3, 4 học sinh thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất.
- Nhận xét.
- Truyện này kể điều gì?
- Gấu trắng Bắc Cực là con vật rất tò mò. Nhờ biết đặc điểm này của gấu mà một chàng thủy thủ đã thoát nạn.
_______________________________________________________________
Thứ năm ngày 28 tháng 2 năm 2019
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
- HS nắm được 1 số từ ngữ chỉ từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của các loài vật (BT1, 2). Biết đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn (BT3). 
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. Mở rộng từ ngữ về loài thú.
- GDHS có ý thức bảo vệ các loài vật, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tranh ảnh một số loài thú – BT 1. Bảng phụ - BT3.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 4 HS lên bảng thực hành hỏi đáp theo mẫu câu "như thế nào?" theo chủ đề muông thú.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: Tranh minh họa hình ảnh của các con vật nào? 
- Hãy đọc những từ chỉ đặc điểm trong bài tập đưa ra. 
- GV tổ chức trò chơi: Hỏi đáp.
+ GV chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm mang tên một con vật và đặc điểm của nó.
+ Cử 1 HS làm chủ trò: Chủ trò nói tên đến con vật nào thì nhóm có mang tên con vật đó nêu đặc điểm và ngược lại.
* GV chốt -> GD các em có ý thức bảo vệ các loài vật, bảo vệ MT thiên nhiên.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập này có gì khác với bài tập 1?
- Y/C HS thảo luận nhóm đôi, nội dung thảo luận (1 HS nêu đặc điểm của con vật, 1 HS nêu tên con vật và hãy cho biết ý nghĩa của câu thành ngữ).
- GV gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Gọi HS nhận xét bổ sung.
- Y/C HS tìm thêm các câu thành ngữ khác có tên và đặc điểm của các con vật. 
* Củng cố, mở rộng thành ngữ về loài thú.
Bài 3: 
- GV treo BP, gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hãy đọc đoạn văn? Đoạn văn có mấy ô trống? Cần điền mấy dấu câu?
- Dấu hiệu nào cho em biết đó là một câu?
- Để tách các ý, các bộ phận cùng TLCH trong câu ta ghi dấu gì?
- Y/C HS tự làm bài sau đó báo cáo. Gọi HS
đọc lại đoạn văn và nhận xét bài bạn làm.
- GV chốt lời giải đúng. 
*Chốt: Cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dấu chấm dùng để làm gì?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về sông, biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
- Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp theo yêu cầu..
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- HS lắng ngghe.
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ các con vật: cáo, gấu trắng, thỏ, sóc, nai, hổ.
- HS đọc các từ chỉ đặc điểm là: Hiền lành, nhút nhát, tinh ranh, nhanh nhẹn, dữ tợn, tò mò. 
- Nhận nhóm và nghe GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- Thực hiện theo hiệu lệnh của chủ trò. VD: Chủ trò nói " Hổ" - Nhóm 1 đồng thanh: "dữ tợn"
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- BT1 yêu cầu chọn từ chỉ đặc điểm thích hợp cho các con vật; BT2 yêu cầu tìm con vật tương ứng với đặc điểm được đưa ra.
- Thực hiện theo yêu cầu. 
Đáp án:
 a/ Dữ như hổ: Chỉ người nóng tính dữ tợn.
b/ Nhát như thỏ: chỉ người nhút nhát.
c/ Khỏe như voi: khen người có sức khỏe tốt.
d/ Nhanh như sóc: khen người nhanh nhẹn.
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS nhận xét, bổ sung.
* HS nêu. (VD: Nói như vẹt, nhát như cáy, chậm như rùa, chậm như sên, khỏe như trâu, hiền như nai, hót như khướu, nói như vẹt...)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. Đoạn văn có 5 ô trống. Cần điền 5 dấu câu.
- Dấu chấm.
- Dấu phẩy.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp thực hiện làm bài vào VBT và nhận xét bạn làm bài trên bảng lớp.
- Dấu chấm dùng để kết thúc một câu
- HS lắng nghe.
_______________________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Học sinh thuộc bảng chia 4. Biết giải bài toán có 1 phép tính chia ( trong bảng chia 4). Biết thực hiện phép chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau. 
- Rèn kĩ năng tính toán cho các em.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học toán.
II . Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 1 . Kiểm tra bài cũ 
- YC HS đọc thuộc bảng chia 4
 2 . Bài mới:
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Tính nhẩm
- GV tổ chức cho HS tính, kiểm tra bảng chia 4.
- Yêu cầu nêu thành phần phép tính chia.
 Bài 2: Tính nhẩm:
- Kiểm tra việc quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Từ phép nhân ta lập được mấy phép chia tương ứng ? Bằng cách nào?
Bài 3: 
- Cho HS đọc đề và phân tích đề.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Chốt kết quả, dạng toán.
Bài 4: 
- HD nếu còn thời gian.
- Tổ chức cho HS tự làm.
- Chữa bài, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Thi trả lời nhanh kết quả phép tính do bạn đưa ra.
- HS nối tiếp nhau đọc phép tính và nêu kết quả.
- HS thực hiện phép tính.
- HS nêu được: từ 1 phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia.
- 1 HS đọc đề và phân tích đề.
- HS giải bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- HS quan sát, trả lời.
- Nhận xét.
- Thực hiện miệng, nhận xét.
- Thực hiện cặp đôi.
____________________________________________________
Chính tả
NGHE- VIẾT: VOI NHÀ. PHÂN BIỆT S/X
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật. Làm được BT2a. 
- HS viết đúng, trình bày bài sạch đẹp.
- GDHS có thói quen viết nắn nót, cẩn thận, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ chép nội dung bài tập 2; BC.
III. Các hoạt động dạy, học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng con: riêng lẻ, tháng giêng
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài. 
b. Nội dung bài học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
- Giáo viên đọc bài viết.
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại.
+ HD tìm hiểu nội dung bài viết:
- Đoạn văn miêu tả con voi giúp mọi người lôi chiếc xe như thế nào?
- Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang, câu nào có dấu chấm than?
- Chữ đầu của mỗi câu phải viết như thế nào? 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_24_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.doc