Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016

b/ H/dẫn viết chữ hoa:

- H/dẫn quan sát nhận xét chữ U - Ư

- Nêu nét cấu tạo:

* Chữ hoa U: Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, viết 2 nét:

+ Nét 1: Móc hai đầu (trá – phải).

+ Nét 2: Móc ngược phải.

* Chữ hoa Ư: Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, viết 3 nét:

+ Nét 1,2: Giống chữ hoa U.

+ Nét 3 : Nét râu.

- H/dẫn cách viết theo quy trình.

- Viết mẫu lên bảng.

- H/dẫn HS viết bảng con.

- Nhận xét, sửa chữa.

c/ H/dẫn viết cụm từ ứng dụng:

- Giới thiệu cụm từ Ươm cây gây rừng ( Việc cần làm thường xuyên để phát triển rừng, chống lũ, lụt, hạn hán, bảo vệ cảnh quan môi trường).

H/ Cụm từ này gồm mấy tiếng? Đó là những tiếng nào? (Gồm 4 tiếng: Ươm, cây, gây, rừng).

H/ Những chữ cái nào cao 2,5 li? (Ư, y, g).

H/ Những chữ cái nào cao 1,25 li? (r).

H/ Những cái nào cao 1 li? (ơ, m, c, â, n , ư).

+ Chú ý: cách đặt dấu thanh, nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong cụm từ.

- Viết mẫu lên bảng cho HS quan sát.

- H/dẫn HS viết bảng con – nhận xét.

d/ H/dẫn viết vở:

- Nêu y/c viết.

- Theo dõi, uốn nắn thêm.

- Chấm, chữa bài, nhận xét.

3/Củng cố - dặn dò:

- Củng cố cách viết chữ U-Ư.

- Nhận xét chung giờ học.

 

doc26 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát.
a/ ÔN tập bài: Trên con đường đến trường.
GV đệm đàn cho HS hát ôn bài kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu.
 Trên con đường đến trường có cây là cây xanh mát.
Theo phách x x x x x x x x
Theo tiết tấu: x x x x x x x x x x x x
b/ Ôn tập bài : Hoa lá mùa xuân.
GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu.
 Tôi là lá tôi là hoa tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
Theo nhịp: x x x x
Theo phách: x x x x x x x x
Theo tiết tấu: x x x x x x x x x x x x x
HS đứng hát và chuyển động nhịp nhàng theo nhịp.
c/Ôn tập bài: Chú chim nhỏ dễ thương. 
Cho HS kết hợp gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca.
Cho HS hát đối đáp theo hai nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu ngắn. Bài hát có 7 câu, mỗi nhóm hát xen kẻ 3 câu, câu cuối cùng cả lớp cùng hát.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2/ Hoạt động 2: Kể chuyện tiếng đàn Thạch Sanh.
- GV kể cho các em nghe câu chuyện theo nội dung trong SGV. Sau khi kể xong GV nhấn mạnh 2 tình tiết trong câu chuyện có liên quan đến tiếng đàn. Đoạn thơ có ở SGV đọc cho HS nghe. GV đặt 1 số câu hỏi cho các em trả lời sau khi nghe kể xong câu chuyện.
- Vì sao công chúa bị câm? ( Thấy Lý Thông lấp cửa hang mưu hại Thạch Sanh).
- Thạch Sanh bị vu oan nên nhà vua bắt hạ ngục.Trong ngục tối chàng đã làm gì? (lấy đàn ra gảy).
- Vì sao công chúa đang bị câm lại bật lên tiếng nói? (Vì tiếng đàn đã gợi cho công chúa nhớ đến người đã cứu mình dưới hang đại bàng tinh). 
- Tại sao quân giặc bị thua phải xin hàng và quay về nước? ( Tiếng đàn khi tha thiết nỉ non như tiếng gọi của vợ con, lúc đầm ấm thân thương như tiếng nói của quê hương. Nghe tiếng đàn quân giặc rã rời không còn muốn đánh nhau nữa, rút lui về nước).
+ GV kết luận: Tiếng đàn, tiếng hát có tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người.
- Về nhà xem trước bài Chim chích bông và đọc cho thuộc lời ca để tiết sau học.
RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------o0o-----------------------
Ngày soạn: 16/ 02/ 2016
Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2016
Tập đọc
 Tiết 72 BÀI: VOI NHÀ
I/ Mục tiêu:
1. KT: - Đọc đúng, đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Biết ngắt, Nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc rõ lời nhân vật trong bài.
2. KN: - Hiểu nội dung: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ích cho con người. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
3. TĐ: - HS biết bảo vệ loài vật có ích.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc SGK
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/ Kiểm tra bài cũ: - 3 em đọc bài: Quả tim Khỉ đọc phân vai
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: - Dùng tranh vẽ SGK.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
b/ Luyện đọc:
- Đọc mẫu toàn bài.
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, đoạn đầu thể hiện sự buồn bã khi xe gặp sự cố, đoạn giữa thể hiện sự hồi hộp, lo lắng, đoạn cuối hào hứng, vui vẻ.
+ Giọng Tứ: lo lắng.
+ Giọng Cần: to, dứt khoát.
- Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu:
- Theo dõi HS đọc.
- Hướng dẫn luyện đọc tiếng, từ khó sau: khựng lại, nhúc nhích, vũng lầy, quặp, huơ
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến  qua đêm.
+ Đoạn 2: từ Gần sáng đếnPhải bắn thôi!
+ Đoạn 3: còn lại.
- Theo dõi, sửa sai.
- Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn.
- Hướng dẫn luyện đọc câu văn dài, nhấn giọng ở các từ ngữ in đậm sau:
+ Nhưng kìa, / con voi quặp chặt vòi vào đầu xe / và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. // Lôi xong, / nó huơ vòi về phía lùm cây / rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.// 
- Hướng dẫn giải nghĩa các từ: voi nhà, khựng lại, rú ga, vục, thu lu, lừng lững (SGK).
+ Hết cách rồi: không còn cách gì nữa.
+ Chộp: dùng cả hai bàn tay lấy nhanh một vật.
+ Quặp chặt vòi: lấy vòi quấn chặt lại.
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở.
* Thi đọc giữa các nhóm:
- Theo dõi, nhận xét.
c/ Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc lại từng đoạn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
H/ (TB) Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng? (Vì xe bị sa xuống vũng lầy, không đi được).
H/ (K) Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe? (Mọi người sợ con voi đập tan xe, Tứ chộp lấy khẩu súng định bắn voi, Cần ngăn lại).
H/ (G) Theo em, nếu đó là voi rừng mà nó định đập chiếc xe thì có nên bắn nó không? H/ (TB) Con voi đã giúp họ thế nào? (Voi quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình, lôi mạnh chiếc xe qua khỏi vũng lầy).
H/ (G) Tại sao mọi người nghĩ đã gặp voi nhà?
d/ Luyện đọc lại:
- Tổ chức cho HS thi đọc bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Theo dõi cách đọc của GV.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Đọc CN+ĐT tiếng, từ khó.
- Đánh dấu đoạn.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Đọc lại từng đoạn trước lớp.
- Đọc CN+ĐT câu văn dài.
- Đọc các từ được giải nghĩa cuối bài.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Đọc lại từng đoạn trong bài.
- Suy nghĩ câu hỏi cuối bài.
- Từng em trả lời trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
 HS thi đọc toàn bài trước lớp.
- Lớp nhận xét.
3/ Củng cố - dặn dò:
- - Nhắc HS đọc lại bài và biết bảo vệ loài vật có ích.
RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------o0o-----------------------
Toán 
 Tiết 118 BÀI: MỘT PHẦN TƯ
I/ Mục tiêu: 
1.KT: - Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) Một phần tư, biết đọc, viết Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau. 
2. KN: - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết nhanh về ở hình vẽ đúng, nhanh, kĩ năng đọc viết .
3.TĐ: - Biết vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các mảnh bìa hình vuông, tròn.
III/ Các hoạt đọng dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: - 2, 3 em đọc bảng chia 4.
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động của GV
Hoạt đọng của HS
b/ Giới thiệu Một phần tư ():
Hướng dẫn HS quan sát hình, nêu nhận xét.
H/ Đây là khung hình gì? (Hình vuông).
H/ (Hình vuông được chia thành mấy phần bằng nhau? ( 4 phần bằng nhau).
H/ Tô màu mấy phần? (1 phần). 
- Tô màu 1 phần có nghĩa là tô màu hình vuông. 
H/ Còn mấy phần chưa tô màu? (3 phần).
- 3 phần chưa tô màu có nghĩa là mỗi phần cũng đều là hình vuông.
- Giới thiệu cách viết: Tô màu 1 phần viết số 1 ở trên, 4 phần được chia đều từ hình vuông viết số 4 ở dưới, kẻ vạch ngang ở giữa hai số: 
- Hướng dẫn cách đọc: đọc là Một phần tư
- Yêu cầu HS đọc lại và viết bảng con.
c/ Thực hành:
Bài 1: Đã tô màu hình nào? 
- Hướng dẫn quan sát hình vẽ SGK, nêu nhận xét về từng hình.
- Nhận xét, giải thích thêm – đã tô màu hình 
A, B, C.
Bài 3: Hình nào đã khoanh vào số con thỏ?
- Hướng dẫn quan sát hình vẽ, yêu cầu HS nêu kết quả.
- Nhận xét, giải thích thêm: Hình a đã khoanh vào số con thỏ. 
- Quan sát hình, từng em nêu nhận xét.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Quan sát và nghe.
- Đọc và viết bảng con 
* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB).
- Quan sát hình vẽ - nối tiếp nhau trả lời (K).
- Lớp nhận xét.
* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB).
- Quan sát hình vẽ.
- Nêu kết quả, giải thích (G).
3/ Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu cách đọc viết 
- Nhận xét chung giờ học.
RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------o0o-----------------------
Tập viết
 Tiết 24 BÀI: U – Ư – ƯƠM CÂY GÂY RỪNG
I/ Mục tiêu:
1. KT: -Viết đúng 2 chữ hoa U - Ư (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ U, Ư), chữ và câu ứng dụng: Ươm (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ươm cây gây rừng (3 lần). 
2. KN: - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng .
3. TĐ: - HS tự giác trong việc luyện viết chữ đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ U– Ư.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: - Viết bảng con, bảng lớp: T – Thẳng
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: - Qua chữ mẫu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
b/ H/dẫn viết chữ hoa:
- H/dẫn quan sát nhận xét chữ U - Ư
- Nêu nét cấu tạo: 
* Chữ hoa U: Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, viết 2 nét: 
+ Nét 1: Móc hai đầu (trá – phải).
+ Nét 2: Móc ngược phải.
* Chữ hoa Ư: Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, viết 3 nét: 
+ Nét 1,2: Giống chữ hoa U.
+ Nét 3 : Nét râu.
- H/dẫn cách viết theo quy trình. 
- Viết mẫu lên bảng. 
- H/dẫn HS viết bảng con.
- Nhận xét, sửa chữa.
c/ H/dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- Giới thiệu cụm từ Ươm cây gây rừng ( Việc cần làm thường xuyên để phát triển rừng, chống lũ, lụt, hạn hán, bảo vệ cảnh quan môi trường).
H/ Cụm từ này gồm mấy tiếng? Đó là những tiếng nào? (Gồm 4 tiếng: Ươm, cây, gây, rừng).
H/ Những chữ cái nào cao 2,5 li? (Ư, y, g).
H/ Những chữ cái nào cao 1,25 li? (r).
H/ Những cái nào cao 1 li? (ơ, m, c, â, n , ư).
+ Chú ý: cách đặt dấu thanh, nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong cụm từ.
- Viết mẫu lên bảng cho HS quan sát.
- H/dẫn HS viết bảng con – nhận xét.
d/ H/dẫn viết vở:
- Nêu y/c viết.
- Theo dõi, uốn nắn thêm.
- Chấm, chữa bài, nhận xét.
3/Củng cố - dặn dò:
- Củng cố cách viết chữ U-Ư.
- Nhận xét chung giờ học.
- Quan sát chữ mẫu, nêu nhận xét.
- Viết bảng con U - Ư
- Đọc cụm từ ứng dụng.
- Nêu các tiếng trong cụm từ.
- Nêu độ cao các chữ cái trong cụm từ.
- Quan sát cách viết của GV.
- Viết bảng con Ươm (cỡ vừa, cỡ nhỏ)
- Tự viết bài trong vở tập viết.
RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------o0o-----------------------
Đạo đức 
 Tiết 24 BÀI: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (TT)
I/ Mục tiêu:
1.KT: - Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. (VD): Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn, nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
2. KN: - Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi gọi điện thoại.Biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
3. TĐ: - HS có thái độ tôn trọng, từ tốn, lễ phép trong khi nói chuyện điện thoại. Đồng thời với các bạn có thái độ đúng khi nói chuyện điện thoại.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Kịch bản điện thoại cho HS chuẩn bị trước. Phiếu thảo luận nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
H/ Khi nhận và gọi điện thoại em thực hiện như thế nào?
H/ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?	
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
b/ Hoạt động chính:
* Hoạt động 1: Đóng vai.
- Chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu các nhóm suy nghĩ. Xây dựng kịch bản và đóng vai các tình huống sau:
+ Em gọi hỏi thăm sức khỏe của một người bạn cùng lớp bị ốm.
+ Một người gọi điện thoại nhầm đến nhà em.
+ Em gọi điện nhầm đến nhà người khác.
- Nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Trong tình huống nào các em cũng phải cư xử cho lịch sự.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
- Chia 2 nhóm thảo luận một tình huống, yêu cầu thảo luận để xử lí các tình huống sau:
+ Có điện thoại của bố nhưng bố không có ở nhà. (Lễ phép với người gọi điện đến là bố không có ở nhà và hẹn bác lúc khác gọi lại. Nếu biết có thể thông báo giờ bố về).
+ Có điện thoại của mẹ nhưng mẹ đanh bận.(Nói + Em đến nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo- Yêu cầu các nhóm trình bày cách giải quyết trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Trong bất kì tình huống nào các em cũng phải cư xử một cách lịch sự, nói năng rõ ràng, rành mạch.
- GV nhận xét tuyên dương những em có cách ứng xử phù hợp.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận xây dựng kịch bản cho tình huống và sắm vai diễn lại tình huống.
- Lớp nhận xét đánh giá cách xử lí tình huống xem đã lịch sự chưa, nếu chưa thì xây dựng cách xử lí cho phù hợp.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày cách giải quyết tình huống.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự liên hệ thực tế.
3/ Tổng kết – dặn dò:
H/ Em cần phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại?
H/ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
- GV tổng kết toàn bài, nhắc HS thực hiện tốt việc cần phải làm khi nhận và gọi
điện thoại.
RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------o0o----------------------
Ngày soạn: 20/ 02/ 2016
Ngày giảng: Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2016
Toán 
 Tiết 119 BÀI: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
1. KT: - Thuộc bảng chia 4. Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 4). Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.
2. KN: - Rèn kĩ năng nhân, chia đúng, nhanh, thành thạo.
3. TĐ: - HS biết vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: - Lồng vào bài học.
2/ Luyện tập: - Hướng dẫn HS làm một số bài tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS nhẩm, nêu kết quả
- Nhận xét, ghi bảng
 8 : 4 = 2 12 : 4 = 3 20 : 4 = 5 28 : 4 = 7
36 : 4 = 9 24 : 4 = 6 40 : 4 = 10 32 : 4 = 8
Bài 2: Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS nhẩm, nêu kết quả.
- Nhận xét, ghi bảng – Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
 4 x 3 = 12 4 x 2 = 8 4 x 1 = 4 4 x 4 = 16
12 : 4 = 3 8 : 4 = 2 4 : 4 = 1 16 : 4 = 4
12 : 3 = 4 8 : 2 = 4 4 : 1 = 4 
Bài 3: - Gọi HS đọc đề toán.
- Hướng dẫn phân tích đề, tóm tắt.
- Hướng dẫn giải, nhận xét, sửa chữa bài làm của HS.
 Tóm tắt Bài giải
4 tổ : 40 học sinh Mỗi tổ có số học sinh là:
Mỗi tổ: học sinh? 40 : 4 = 10 (học sinh)
 Đáp số: 10 học sinh.
Bài 5: Hình nào đã khoanh vào số con hươu?
- Hướng dẫn quan sát tranh SGK.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và tìm ra kết quả.
- Nhận xét, kết luận: Hình a khoanh vào số con hươu. Vì hình a có 8 con được chia thành 4 phần bằng nhau mỗi phần có 2 con.
* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB).
- Cả lớp nhẩm.
- Từng em nêu kết quả (TB).
- Lớp nhận xét.
* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB).
- Cả lớp nhẩm.
- Từng em nêu kết quả từng cột phép tính – nhận xét kết quả từng cột phép tính (K).
- Lớp nhận xét.
* 2 em đọc đề toán (K).
- Phân tích đề.
- Cả lớp giải toán vào vở.
- 1 em lên bảng làm (G).
- Lớp nhận xét.
* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB).
- Quan sát hình vẽ SGK.
- Từng em trả lời và giải thích (K).
- Lớp nhận xét.
3/ Củng cố - dặn dò: - Củng cố các dạng toán vừa luyện tập.
- Nhận xét chung giờ học, nhắc HS học thuộc bảng chia 2, 3, 4. 
RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------o0o-----------------------
Chính tả 
 Tiết 48 BÀI: VOI NHÀ
I/ Mục tiêu:
1. KT: - Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có
lời nhân vật. Làm được bài tập 2. 
2. KN: - Rèn kĩ năng viết chính tả đúng, phân biệt được s / x và ut / uc.
3. TĐ: - HS tự giác trong việc luyện viết đúng đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bút dạ, giấy A3 viết nội dung bài 2a.
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2b.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ:- Đọc cho HS viết bảng con, bảng lớp: 2 tiếng có âm đầu là s, x.
 2 tiếng có vần ut, uc. 
- Nhận xét, sửa chữa.
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b/ Hướng dẫn tập chép:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Đọc bài chính tả.
H/ Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang, câu nào có dấu chấm than? (Câu: - Nó đập tan xe mất, có dấu gạch ngang đầu dòng. Câu: Phải bắn thôi!, có dấu chấm than).
- Đọc tiếng, từ khó cho HS viết: huơ, quặp chặt, lúc lắc, vũng lầy, lững thững, bản Tun 
- Nhận xét, sửa chữa.
* Luyện viết vở: - Nhắc nhở HS trước khi viết bài.
- Đọc bài cho HS viết.
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi.
- Chấm, chữa bài, nhận xét.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: 
a/ Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- Hướng dẫn làm bài tập, phát phiếu bài tập cho 4 em, đại diện cho 4 tổ làm.
- Nhận xét, sửa chữa.
+ (xâu, sâu): sâu bọ, xâu kim
+ (sắn, xắn): củ sắn, xắn tay áo
+ (xinh, sinh): sinh sống, xinh đẹp
+ (sát, xát): xát gạo, sát bên cạnh
b/ Tìm những tiếng có nghĩa để điền vào ô trống:
- Treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập.
- Hướng dẫn làm bài tập, nhận xét, sửa chữa.
 Âm đầu
Vần
l
r
s
th
nh
ut
lụt
rút
sút
Thụt
nhút
uc
Lúc
rúc
súc
Thục
nhúc
- 2,3 em đọc lại
- Đọc thầm bài, suy nghĩ nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Viết bảng con.
- Nghe – viết bài vào vở.
- Nghe- soát lỗi sai trong bài.
* 1 em đọc y/c bài tập (TB), cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm VBT 
- 4 em làm phiếu bài tập – dán lên bảng lớp (K). 
- Lớp nhận xét(G).
* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB), cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm VBT
- Từng em lên bảng điền tiếng có nghĩa (K, G).
- Lớp nhận xét (G).
3/ Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét chung giờ học.
- Nhắc HS chữa lại những chữ viết sai trong bài.
RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------o0o-----------------------
Luyện từ và câu 
 Tiết 24 BÀI: TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I/ Mục tiêu:
1. KT: - Nắm được một số từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của các loài vật.
2. KN: - Biết đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
3. TĐ: - Có ý thức bảo vệ các loài thú.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 1, 2.
 - Bút dạ và hai tờ giấy A3 viết sẵn nội dung bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ
- 1 cặp HS hỏi - đáp trước lớp bài tập 2, 3 tiết trước.
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Chọn cho mỗi con vật trong tranh vẽ bên một từ chỉ đúng đặc điểm của nó (tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn):
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: chia HS thành 6 nhóm, mỗi nhóm mang tên một con vật.
Ví dụ: Gọi tên con vật – Đáp đặc điểm con vật.
Nai – hiền lành
Hổ - dữ tợn
Gấu – tò mò
Thỏ - nhút nhát
Sóc – nhanh nhẹn
Cáo – tinh ranh
- Hỏi ngược lại:
 - hiền lành – nai
 - dữ tợn – hổ 
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm.
Bài 2: Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
- Chia lớp thành 4 nhóm tổ chức cho HS chơi trò chơi như bài 1.
Ví dụ: - dữ như – hổ
Nhát như – thỏ
Khỏe như – voi
Nhanh như – sóc
- Khuyến khích HS tìm thêm các thành ngữ khác.
Ví dụ: Nhát như cáy, khỏe như hùm,
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm.
Bài 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống?
- Dán bảng 2 tờ giấy A3 đã chép sẵn nội dung bài.
- Hướng dẫn làm bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT, gọi 2 em lên bảng.
- Nhận xét, sửa chữa.
,
,
.
.
,
 Từ sáng sớm Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang Ngoài đường người và xe đi lại như mắc cửi Trong vườn thú trẻ em chạy nhảy tung tăng.
* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB).
- Các nhóm tiến hành trò chơi.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB).
- Các nhóm tham gia trò chơi.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB).
- Cả lớp làm vào VBT.
- 2 em lên bảng làm (G).
- Lớp nhận xét.
3/ Củng cố - dặn dò:
Củng cố lại các từ ngữ về muông thú, cách dùng dấu câu.
Nhận xét chung giờ học.
RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------o0o-----------------------
Thủ công 
Tiết 24 BÀI: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ : PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN (T2)
I/ Mục tiêu:
1. KT: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học. 
2. KN: - Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học.
3. TĐ: - HS yeu thích gấp, cắt, dán hình, biết giữ gìn, yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II/ Chuẩn bị:
- Hình gấp, cắt, dán mẫu: thiếp chúc mừng, phong bì thư
- Quy trình gấp, cắt, dán hình.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2/ Ôn tập – thực hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập – củng cố về cách gấp, cắt, trang trí, dán hình đã học:
- Treo quy trình gấp, cắt (trang trí), dán thiếp chúc mừng, bì thư.
- Chỉ vào quy trình, nêu lại các bước:
H/ Thiếp chúc mừng, phong bì thư có hình gì?
H/ Mặt trước và mặt sau của phong bì thư như thế nào?
- Tổ chức cho HS thực hành gấp, cắt, dán thiếp chúc mừng và Phong bì thư.
- Theo dõi, nhắc nhở thêm.
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Tổng kết ý kiến, tuyên dương.
- Nêu các bước gấp, cắt, dán Thiếp chúc mừng và Phong bì thư. Nối tiếp nhau trả lời.
- Thực hành làm thiếp chúc mừng và phong bì thư.
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm, nhận xét.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học: sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và sản phẩm của HS làm.
- Chuẩn bị cho tiết học sau :Làm dây xúc xích trang trí.
RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_24.doc