Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần 22

 Hoạt động 1: Luyện đọc

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu cả bài một lượt, sau đó gọi 1 HS đọc lại bài.

b) Luyện phát âm

- Yêu cầu HS tìm các từ khó đọc trong bài.

- Yêu cầu HS đọc từng câu, nghe và bổ sung các từ cần luyện phát âm lên bảng ngoài các từ đã dự kiến.

 

doc24 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Sai.
+ Sai.
+ Đúng.
 Hoạt động động não, cá nhân. 
- Một số HS tự liên hệ. Các HS còn lại nghe và nhận xét về trường hợp mà bạn đưa ra.
- Hoạt động lớp, nhóm.
Lắng nghe GV hướng dẫn và chơi theo hướng dẫn.
Cử bạn làm quản trò thích hợp.
Trọng tài sẽ tìm những người thực hiệb sai, yêu cầu đọc bài học.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 03 tháng 02 năm 2015
Tiết 1: CHÍNH TẢ
Bài 43: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. MỤC TIÊU
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật.
- Làm được bài tập 3a. 
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ ghi sẵn các quy tắc chính tả.
- HS: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Sân chim.
- Gọi 3 HS lên bảng. GV đọc cho HS viết. HS dưới lớp viết vào nháp.
	MN: con cuốc, chuộc lỗi, con chuột, tuột tay, con bạch tuộc.
- Nhận xét, đánh giá HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
vHđ 1: Hướng dẫn viết chính tả
1.Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- GV đọc đoạn từ Một buổi sáng  lấy gậy thọc vào lưng.
- Đoạn văn có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?
- Đoạn văn kể lại chuyện gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Tìm câu nói của bác thợ săn?
- Câu nói của bác thợ săn được đặt trong dấu gì?
c) Hướng dẫn viết từ khó
GV đọc cho HS viết các từ khó.
Chữa lỗi chính tả nếu HS viết sai.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
vHđ2:Hướng dẫn làm BT chính tả 
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo bảng phụ và yêu cầu HS làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Cò và Cuốc.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Theo dõi.
3 nhân vật: Gà Rừng, Chồn, bác thợ săn.
Gà và Chồn đang dạo chơi thì gặp bác thợ săn. Chúng sợ hãi trốn vào hang. Bác thợ săn thích chí và tìm cách bắt chúng.
Đoạn văn có 4 câu.
Viết hoa các chữ Chợt, Một, Nhưng, Ong,Có, Nói vì đây là các chữ đầu câu.
Có mà trốn đằng trời.
Dấu ngoặc kép.
HS viết: cách đồng, thợ săn, cuống quýt, nấp, reo lên, đằng trời, thọc.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Đọc đề bài.
2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Nhận xét, chữa bài: giọt/ riêng/ giữa
vắng, thỏ thẻ, ngẩn
Tiết 2: KỂ CHUYỆN
Bài 22: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu
- Biết đặt tên cho từng đoạn truyện (BT1).
- Kể lại được từng đoạn của câu truyện (BT2). 
- HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu truyện (BT3). 
II. Chuẩn bị
	- GV: Mũ Chồn, Gà và quần áo, súng, gậy của người thợ săn (nếu có). Bảng viết sẵn gợi ý nội dung từng đoạn.
	- HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chim sơn ca và bông cúc trắng
- Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu kể chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- Nhận xét, đánh giá HS.
3. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện 
a) Đặt tên cho từng đoạn chuyện
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
Bài cho ta mẫu ntn?
Bạn nào có thể cho biết, vì sao tác giả sgk lại đặt tên cho đoạn 1 của truyện là Chú Chồn kiêu ngạo?
Vậy theo con, tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được điều gì?
Hãy suy nghĩ và đặt tên khác cho đoạn 1 mà vẫn thể hiện được nội dung của đoạn truyện này.
Yc HS chia thành nhóm. Mỗi nhóm 4 HS, cùng đọc lại truyện và thảo luận với nhau để đặt tên cho các đoạn tiếp theo của truyện.
Gọi các nhóm trình bày ý kiến. Sau mỗi lần HS phát biểu ý kiến, GV cho cả lớp nhận xét và đánh giá xem tên gọi đó đã phù hợp chưa.
b) Kể lại từng đoạn truyện
Bước 1: Kể trong nhóm
GV chia nhóm 4 HS và yêu cầu HS kể lại nội dung từng đoạn truyện trong nhóm.
Bước 2: Kể trước lớp
Gọi mỗi nhóm kể lại nội dung từng đoạn và các nhóm khác nhận xét, bổ sung nội dung nếu thấy nhóm bạn kể thiếu.
Chú ý khi HS kể, GV có thể gợi ý nếu thấy HS còn lúng túng.
* Đoạn 1
Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn có tính xấu gì?
Chồn tỏ ý coi thường bạn ntn?
* Đoạn 2
Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn?
Người thợ săn đã làm gì?
Gà Rừng nói gì với Chồn?
Lúc đó Chồn ntn?
*Đoạn 3
Gà Rừng nói gì với Chồn?
Gà đã nghĩ ra mẹo gì?
* Đoạn 4
Sau khi thoát nạn thái độ của Chồn ra sao?
Chồn nói gì với Gà Rừng?
v Hoạt động 2 HS kể chuyện 
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Yêu cầu HS kể nối tiếp nhau.
Gọi HS nhận xét.
Gọi 4 HS kể lại truyện theo hình thức phân vai.
Gọi 1 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện.
Nhận xét, đánh giá từng HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau
Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Mẫu: 
+ Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo
+ Đoạn 2: Trí khôn của Chồn
Vì đoạn truyện này kể về sự kiêu ngạo, hợm hĩnh của Chồn. Nó nói với Gà Rừng là nó có một trăm trí khôn,
Tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được nội dung của đoạn truyện đó.
HS suy nghĩ và trả lời. 
HS làm việc theo nhóm nhỏ.
HS nêu tên cho từng đoạn truyện. Ví dụ: 
Mỗi nhóm 4 HS cùng nhau kể lại một đoạn của câu chuyện. Khi 1 HS kể các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung cho bạn.
Các nhóm trình bày, nhận xét.
- 4 HS kể nối tiếp 1 lần.
Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
HS kể theo 4 vai: người dẫn chuyện Gà Rừng, Chồn, bác thợ săn.
1 HS kể chuyện. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
----------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN
Bài 107: PHÉP CHIA
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được phép chia.
- Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia.
II. Chuẩn bị
- GV: Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau.
- HS: Vở.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung
- GV yêu cầu HS sửa bài 4 Bài giải 
 	 8 học sinh được mượn số quyển sách là:
 	 5 x 8 = 40 (quyển sách)	
 	 Đáp số: 40 quyển sách
Nhận xét của GV.
3. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia.
1. Nhắc lại phép nhân 3 x 2 = 6
Mỗi phần có 3 ô. Hỏi 2 phần có mấy ô?
HS viết phép tính 3 x 2 = 6
2. Giới thiệu phép chia cho 2
GV kẻ một vạch ngang (như hình vẽ)
GV hỏi: 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có mấy ô?
GV nói: Ta đã thực hiện một phép tính mới là phép chia “Sáu chia hai bằng ba”.
Viết là 6 : 2 = 3. Dấu: gọi là dấu chia
3. Giới thiệu phép chia cho 3
Vẫn dùng 6 ô như trên.
GV hỏi: có 6 chia chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô?
Viết 6 : 3 = 2
4. Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có 6 ô. 3x2 = 6
Có 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô.	 6 : 2 = 3
Có 6 ô chia mỗi phần 3 ô thì được 2 phần 	6 : 3 = 2
Từ một phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng
	3 x 2 = 6 6 : 2 = 3 6 : 3 = 2
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu mẫu:
4 x 2 = 8
8 : 2 = 4
8 : 4 = 2
HS làm theo mẫu: Từ một phép nhân viết hai phép chia tương ứng (HS quan sát tranh vẽ)
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: Y/c HS làm tương tự như bài 1.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Bảng chia 2.
6 ô
HS thực hành.
HS quan sát hình vẽ rồi trả lời: 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô.
HS quan sát hình vẽ rồi trả lời: Để mỗi phần có 3 ô thì chia 6 ô thành 2 phần. Ta có phép chia “Sáu chia 3 bằng 2”
HS lập lại.
HS lập lại.
HS lập lại.
HS lập lại.
HS đọc và tìm hiểu mẫu
HS làm theo mẫu
HS làm theo mẫu: Từ một phép nhân viết hai phép chia tương ứng (HS quan sát tranh vẽ)
3 x 5 = 15
15 : 3 = 3
15 : 3 = 5 
4 x 3 = 12
12 : 3 = 4
12 : 4 = 3
2 x 5 = 10
10 : 5 = 2
10 : 2 = 5
HS làm vào vở.
a. 3 x 4 = 12 b. 4 x 5 = 20
 12 : 3 = 4 20 : 4 = 5
 12 : 4 = 3 20 : 5 = 4 
----------------------------------------------------------
Tiết 4: THỂ DỤC
Bài 43: ĐI THƯỜNG THEO VẠCH KẺ THẲNG, HAI TAY CHỐNG HÔNG VÀ DANG NGANG. TRÒ CHƠI: “NHẢY Ô”
(Gv chuyên soạn)
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 04 tháng 02 năm 2015
Tiết 1: TẬP ĐỌC
Bài 44: CÒ VÀ CUỐC
I. MỤC TIÊU
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rành mạch toàn bài. 
- Hiểu ND: Phải lao động vất vả mới có lúc thanh nhàn, sung sướng (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Kĩ năng sống:Tự nhận thức: xác định giá trị của bản thân.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong sgk. Bảng phụ có ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- Kiểm tra 4 HS đọc bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
+ Trong truyện ai là người khôn?
+ Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì?
+ Chồn thay đổi thái độ ra sao?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
- Nhận xét, đánh giá HS.
3.Giới thiệu: (1’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài lần 1. 
b) Luyện phát âm
- Ghi bảng các từ khó, dễ lẫn cho HS luyện đọc: vất vả, vui vẻ, bẩn, bảo, dập dờn thảnh thơi, kiếm ăn, trắng phau phau,
Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
c) Luyện đọc đoạn
Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt giọng các câu dài. Hướng dẫn giọng đọc:
+ Giọng Cuốc: ngạc nhiên, ngây thơ.
+ Giọng Cò: dịu dàng, vui vẻ.
- Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 3 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
Cò đang làm gì?
Khi đó, Cuốc hỏi Cò điều gì?
Cò nói gì với Cuốc?
Vì sao Cuốc lại hỏi Cò như vậy?
Cò trả lời Cuốc ntn?
- Câu trả lời của Cò chứa đựng một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì?
Nếu con là Cuốc con sẽ nói gì với Cò?
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 2 HS đọc lại bài và hỏi:
+ Con thích loài chim nào? Vì sao?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị: Bác sĩ Sói.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Theo dõi.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp.
- Tìm cách đọc, luyện đọc các câu. Em sống trong bụi cây dưới đất,/ nhìn lên trời xanh,/ đôi cách dập dờn như múa,/ không nghĩ/ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này.//
Phải có lúc vất vả lội bùn/ mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao.//
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
Hoạt động cá nhân , nhóm.
- 1 HS đọc bài thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- Cò đang lội ruộng bắt tép.
- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?
- Cò hỏi: “Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị.”
- Vì hằng ngày Cuốc vẫn thấy Cò bay trên trời cao, trắng phau phau, trái ngược hẳn với Cò bây giờ đang lội bùn, bắt tép.
- Phải có lúc vất vả, lội bùn thì mới có khi thảnh thơi bay lên trời cao.
- Phải chịu khó lao động thì mới có lúc được sung sướng.
- Em hiểu rồi. Em cảm ơn chị Cò.
- Trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
----------------------------------------------------------
Tiết 2: ÂM NHẠC
Bài 22: ÔN BÀI HOA LÁ MÙA XUÂN
(Gv chuyên soạn)
----------------------------------------------------------
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 22: TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết đúng tên một số loài chim vẽ trong tranh (BT1); điền đúng tên loài chim đã cho vào chỗ trống trong thành ngữ (BT2)
- Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). 
*GDBVMT: 
- BT1(nói tên các loài chim trong những tranh sau-SGK): sau khi học sinh nêu tên các loài chim theo gợi ý trong SGK (đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò chào mào, vẹt), GV liên hệ: Các loài chim tồn tại trong môi trường thiên nhiên thật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm cần được con người bảo vệ.(KTGTND)
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ các loài chim trong bài. Bài tập 2 viết vào băng giấy, thẻ từ ghi tên các loài chim. Bài tập 3 viết sẵn vào bảng phụ.
- HS: Vở
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ: (3’) Từ ngữ chỉ chim chóc.
- Gọi 4 HS lên bảng.
- Từng cặp HS thực hành hỏi nhau theo mẫu câu “ở đâu?”. Ví dụ:
HS 1: Hôm qua tớ đi chơi. HS 2: Hôm qua cậu đi chơi ở đâu?
- Nhận xét, đánh giá từng HS.
3. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
Bài 1
Treo tranh minh hoạ và giới thiệu: Đây là các loài chim thường có ở Việt Nam. Các con hãy quan sát kĩ từng hình và sử dụng thẻ từ gắn tên cho từng con chim được chụp trong hình.
Gọi HS nhận xét và chữa bài.
Chỉ hình minh họa từng loài chim và yêu cầu HS gọi tên.
Bài 2
GV gắn các băng giấy có ghi nội dung bài tập 2 lên bảng. Cho HS thảo luận nhóm. Sau đó lên gắn đúng tên các loài chim vào các câu thành ngữ.
Gọi HS nhận xét và chữa bài.
Yêu cầu HS đọc.
GV giải thích các câu thành ngữ, tục ngữ cho HS hiểu:
+ Vì sao người ta lại nói “Đen như quạ”?
+ Con hiểu “Hôi như cú” nghĩa là thế nào?
+ Cắt là loài chim có mắt rất tinh, bắt mồi nhanh và giỏi, vì thế ta có câu “Nhanh như cắt”.
+ Vẹt có đặc điểm gì?
+ Vậy “Nói như vẹt” có nghĩa là gì?
+ Vì sao người ta lại ví “Hót như khướu”.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài
Bài 3 : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc đoạn văn.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.
Khi nào ta dùng dấu chấm? Sau dấu chấm chữ cái đầu câu được viết ntn?
- Tại sao ở ô trống thứ 2, em điền dấu phẩy?
Vì sao ở ô trống thứ 4 em điền dấu chấm?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Trò chơi: Tên tôi là gì?
GV nêu cách chơi và làm mẫu.
1 HS lên bảng nói các đặc điểm của mình. Sau đó các bạn đoán tên. Ai đoán đúng sẽ nhận được 1 phần thưởng.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về muông thú.
Quan sát hình minh hoạ.
3 HS lên bảng gắn từ.
chào mào; 2- chim sẻ; 3- cò; 4- đại bàng; 5- vẹt; 6- sáo sậu; 7- cú mèo.
Đọc lại tên các loài chim.
Cả lớp nói tên loài chim theo tay GV chỉ.
Chia nhóm 4 HS thảo luận trong 5 phút.
Gọi các nhóm có ý kiến trước lên gắn từ.
a) quạ b) cú e) cắt c) vẹt d) khướu
Chữa bài.
HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Vì con quạ có màu đen.
Cú có mùi hôi. Nói “Hôi như cú” là chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu.
Vẹt luôn nói bắt chước người khác.
- Là nói nhiều, nói bắt chước mà không hiểu mình nói gì.
Vì con khướu hót suốt ngày, luôn mồm mà không biết mệt và nói những điều khoác lác.
Điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống thích hợp, sau đó chép lại đoạn văn.
1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
1 HS lên bảng làm.
HS đọc lại bài.
- Hết câu phải dùng dấu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa.
Vì chữ cái đứng sau không viết hoa.
- Vì chữ cái đứng sau được viết hoa.
Ví dụ:
HS 1: Mình tớ trắng muốt, tớ thường bơi lội, tớ biết bay.
HS 2: Cậu là thiên nga.
----------------------------------------------------------
Tiết 4: TOÁN
Bài 108: BẢNG CHIA 2
I. Mục tiêu : 
- Lập được bảng chia 2.
- Nhớ được bảng chia 2.
- Biết giải bài toán cõ một phép chia (trong bảng chia 2).
II. Chuẩn bị
- GV: Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn (như SGK)
- HS: Vở
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Phép chia.
- Từ một phép tính nhân viết 2 phép chia tương ứng:
 4 x 3 = 12 5 x 4 = 20
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
vH động 1: Giới thiệu bảng chia 2
Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân 2
Nhắc lại phép nhân 2
Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm 2 chấm tròn (như SGK)
Hỏi: Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn; 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn ?
Nhắc lại phép chia
Trên các tấm bìa có 8 chấm tròn, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ?
Nhận xét
Từ phép nhân 2 là 2 x 4 = 8, ta có phép chia 2 là 8 : 2 = 4
Lập bảng chia 2
Làm tương tự như trên đối với một vài trường hợp nữa; sau đó cho HS tự lập bảng chia 2. 
Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 2 bằng các hình thức thích hợp.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS nhẩm chia 2.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: Cho HS tự giải bài toán.
(Dành cho HS khá, giỏi)
- GV nhận xét bài làm của HS.
 4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Một phần hai.
HS đọc phép nhân 2
HS viết phép nhân: 2 x 4 = 8
Có 8 chấm tròn.8 chấm tròn.
HS viết phép chia 8 : 2 = 4 rồi trả lời: Có 4 tấm bìa
HS lập lại.
HS tự lập bảng chia 2
HS học thuộc bảng chia 2.
HS nhẩm chia 2.
6 : 2 = 3 2 : 2 = 1 20 : 2 = 10
4 : 2 = 2 8 : 2 = 4 14 : 2 = 7 
10 : 2 = 5 12 : 2 = 6 18 : 2 = 9 
 16 : 2 = 8 
HS giải bài toán vào vở.
Bài giải
Số kẹo mỗi bạn được chia là:
12 : 2 = 6 (cái kẹo)
	 Đáp số: 6 cái kẹo
----------------------------------------------------------
Tiết 5: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 22: CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở. 
- HS khá, giỏi biết mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị. 
*GDBVMT: 
- Biết được môi trường cộng đồng: Cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh.
- Có ý thức bảo vệ môi trường. 
II. CHUẨN BỊ
	- GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 45 – 47. Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp (HS sưu tầm). Một số tấm gắn ghi các nghề nghiệp.
	- HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Cuộc sống xung quanh – phần 1
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động 1: Kể tên một số ngành nghề ở thành phố.
Yêu cầu: Hãy thảo luận cặp đôi để kể tên một số ngành nghề ở thành phố mà em biết.
Từ kết quả thảo luận trên, em rút ra được kết luận gì?
GV kết luận: Cũng như ở các vùng nông thôn khác nhau ở mọi miền Tổ quốc, những người dân thành phố cũng làm nhiều ngành nghề khác nhau.
vHđộng 2: Kể và nói tên một số nghề của người dân thành phố qua hình vẽ 
Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
Mô tả lại những gì nhìn thấy trong các hình vẽ.
Nói tên ngành nghề của người dân trong hình vẽ đó.
GV nhận xét, bổ sung về ý kiến của các nhóm.
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế 
Người dân nơi bạn sống thường làm nghề gì? Bạn có thể mô tả lại ngành nghề đó cho các bạn trong lớp biết được không?
Hoạt động 4: Trò chơi: Bạn làm nghề gì?
GV phổ biến cách chơi: 
Tùy thuộc vào thời gian còn lại, GV cho chơi nhiều hay ít lượt.Lượt 1: gồm 1 HS.
GV gắn tên một ngành nghề bất kì sau lưng HS đó. HS dưới lớp nói 3 câu mô tả đặc điểm, công việc phải làm nghề đó. Sau 3 câu gợi ý, HS trên bảng phải nói được đó là ngành nghề nào. Nếu đúng, được chỉ bạn khác lên chơi thay. Nếu sai, GV sẽ thay đổi bảng gắn, HS đó phải chơi tiếp.
GV gọi HS lên chơi mẫu.
GV tổ chức cho HS chơi.
. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Ôn tập: xã hội.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả.
Ở thành phố cũng có rất nhiều ngành nghề khác nhau.
HS nghe, ghi nhớ.
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
Các nhóm HS thảo luận và trình bày kết quả.
+ Nhóm 1 – nói về hình 2.
+ Nhóm 2 – nói về hình 3.
+ Nhóm 3 – hình 4:
+ Nhóm 4 – hình 5: 
 Hoạt động lớp, cá nhân.
 Cá nhân HS phát biểu ý kiến.
+ Bác hàng xóm nhà em làm nghề thợ điện. Công việc của bác là sửa chữa điện bị hỏng cho các gia đình
- HS tham gia chơi.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 05 tháng 02 năm 2015 
Tiết 1: CHÍNH TẢ
Bài 44: CÒ VÀ CUỐC
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật.
- Làm được bài tập 2b. 
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập.
HS: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Môt trí khôn hơn trăm trí khôn.
- Gọi 2 HS lên bảng và đọc cho HS viết các từ sau:
 	reo hò, gieo trồng, bánh dẻo, rẻo cao.
giã gạo, ngã ngửa, bé nhỏ, ngõ xóm.
Nhận xét, đánh giá HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
GV đọc phần 1 bài Cò và Cuốc.
Đoạn văn trên ở bài tập đọc nào?
Đoạn văn này là lời trò chuyện của ai với ai?
Cuốc hỏi Cò điều gì?
Cò trả lời Cuốc ntn?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn trích có mấy câu?
Đọc các câu nói của Cò và Cuốc.
Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu câu nào?
Cuối câu nói của Cò và Cuốc đặt dấu gì?
Những chữ nào được viết hoa?
c) Hướng dẫn viết từ khó
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm b

File đính kèm:

  • docGA_lop_2_T22.doc