Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột)

I. Mục tiêu

1. Biết tính độ dài đường gấp khúc.

2. Ghi tên được các đường gấp khúc có trong hình vẽ.

3. Học sinh yêu thích môn toán, linh hoạt khi làm bài.

+ Làm các bài tập bài 1 (b), bài 2.

II. Chuẩn bị

- Phiếu bài tập bài 1

III. Các hoạt động dạy học

 

docx29 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nhận xét.
Bài 3: HS đọc bài toán và giải.
- Hình tam giác mỗi cạnh đều có số đo bằng nhau. Mỗi cạnh là 4 cm.
- HS thực hiện.
Bài giải: 
 Độ dài của đoạn dây đồng là: 
 4 + 4 + 4 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm 
- Nhận xét.
- HS thi nối
- Nhận xét.
- HS thực hiện
***************************
Tiết 5 Tập đọc
Vè chim
I. Mục tiêu :
1. Đọc rành mạch được tòan bài. Biết ngắt nghỉ đúng nhịp khi đọc các dòng cho bài vè. 
2. Hiểu nội dung: Một số lòai chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người.(trả lời được CH1, CH3; học thuộc được một đọan trong bài vè ở nhà). 
3. Giáo dục HS yêu quý và bảo vệ loài chim. 
II. Chuẩn bị :	
- Tranh minh hoạ 1 số loài chim trong bài vè (SGK) bổ sung thêm tranh , ảnh ngoài SGK. 
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
30’
3’
1’
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc và TLCH bài: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- Nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển hoạt động
Hoạt động 1 : Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
Luyện đọc : 
- GV đọc mẫu bài: giọng vui, nhí nhảnh
Đọc câu : (GV theo dõi HS phát âm) 
- GV cho HS phát âm từ khó.
Đọc đoạn : 
-GVHDHS chia đoạn (5 đoạn), HDHS cách đọc vè, ngắt nghỉ hơi đúng.
-Cho HS tiếp nối nhau đọc đoạn, kết hợp nêu nghĩa từ ở phần chú giải. 
-Cho HS đặt câu với từ: lon xon, tếu, mách lẻo, lân la.
Đọc từng đoạn trong nhóm : GV theo dõi HS đọc và sửa phát âm.
Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét, tuyên dương.
Đọc ĐT
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi :
Câu hỏi 1 : Tìm tên các loài chim kể trong bài ?
Câu hỏi 2* : a)Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim ? 
b) Tìm những từ ngữ được dùng để tả đặc điểm của các lòai chim ?
Câu hỏi 3 : Em thích con chim nào trong bài ? Vì sao ? (Cho HS nêu và giải thích)
4. Củng cố
- Cho HS tập đặt 1 số câu vè nói về con vật quen thân.
- Nhận xét tiết học khen ngợi động viên, thi đua. 
5. Dặn dò
- Về học thuộc bài vè, sưu tầm thêm các bài vè dân gian.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- Hát 
- Hai em lên mỗi em đọc 1 đoạn bài : “Chim sơn ca và bông cúc trắng ” và trả lời câu hỏi.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Lắng nghe
- HS QS tranh,nêu ND tranh
- Nhắc lại đề.
- Lớp theo dõi và đọc thầm bằng mắt 
- Đọc nối câu đến hết bài. Lớp theo dõi và chú ý lắng nghe.
- HS luyện đọc từ khó: CN, ĐT
-HS tiếp nối đọc đoạn đến hết bài.
Đọc giải nghĩa từ.
- Cả lớp đều đọc ( 2 em một nhóm ) đọc vừa đủ nghe.
- Các nhóm thi đọc: ĐT, CN (đọan, bài)
- Đọc ĐT
- HS đọc đoạn kèm câu hỏi .
- Gà con, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo, 
a) Em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu, 
b) Từ ngữ được dùng để tả đặc điểm của loài chim : Chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy .
àEm thích gà con mới nở vì nó lông vàng như tơ vàng .
Lấy đuôi làm chổi / Là anh chó xồm/	
Hay ăn vụng cơm/ Là anh chó cún/ ..
- Nhận xét, tuyên dương.	
- Lắng nghe
*******************************
Tiết 4 Tiếng Anh (Cô Xuân dạy)
***********************************
Tiết 5
Chính tả (Nghe – viết)
Sân chim
I. Mục tiêu:
1. Nghe viết chính xác bài chính tả, Trình bài đúng hình thức bài văn xuôi.
2. Làm được BT (2) a/b, BT (3) b.
3. Yêu quý và bảo vệ các loài chim.
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng, GV đọc cho HS viết các từ sau: Chào mào, chiền chiện, chích chèo, trâu bò, trùng trục,  Tuốt lúa, vuốt tóc, 
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài :
- GV ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết : 
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần viết một lượt, sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- Đoạn văn trích nói về nội dung gì?
b) Hướng dẫn trình bày :
- Đoạn văn có mấy câu? 
- Trong bài còn có các dấu câu nào nữa?
- Chữ đầu đoạn văn viết thế nào? 
- Các chữ đầu câu viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu HS tìm trong đoạn chép các chữ bắt đầu bằng n, l, tr, s; các chữ có dấu hỏi, dấu ngã
- Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng lớp viết.
- Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d) Viết chính tả :
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần. 
e) Soát lỗi :
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài :
- Thu, nhận xét một số bài. Số bài còn lại để sau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2a:
- Yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2a.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm bài tập vào vở BT.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét HS.
Bài 3b:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở BT
4. Củng cố: 
- GDHS tính luyện viết.
5. Dặn dò:
- Về nhà sửa lỗi. Chuẩn bị bài sau.
- Ht vui
- 2 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết 
vào giấy nháp.
- HS nhắc lại tựa bài
- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo 
dõi bài trên bảng. 
- Về cuộc sống của các loài chim trong sân chim.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Dấu chấm, dấu phẩy.
- Viết hoa và lùi vào 1 ô vuông.
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu văn.
- Tìm và nêu các chữ : làm, tổ, trứng,
 nói chuyện, nữa, trắng xoá, sát sông. 
- Viết các từ khó đã tìm được ở trên.
- Nghe và viết lại bài. 
- Soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Điền vào chỗ trống ch hay tr ?
- Làm bài : đánh trống, chống gậy,
 chèo bẻo, leo trèo, quyển truyện,
 câu chuyện.
- HS nhận xét bài bạn trên bảng. Sửa 
lại nếu bài bạn sai.
- Đọc đề bài và mẫu
- Làm vở BT
+ Bà con nông dân đang tuốt lúa./ Hà 
đưa tay vuốt mái tóc mềm mại./ Bà bị ốm nên phải uống thuốc./ Đôi guốc này thật đẹp./ 
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
**************************************
Chiều soạn như buổi sáng
********************************************************************
NS: 01/05/2020	
Thứ tư, ngày 06 tháng 05 năm 2020
Tiết 1	 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
1. Biết tính độ dài đường gấp khúc.
2. Ghi tên được các đường gấp khúc có trong hình vẽ.
3. Học sinh yêu thích môn toán, linh hoạt khi làm bài.
+ Làm các bài tập bài 1 (b), bài 2.
II. Chuẩn bị
- Phiếu bài tập bài 1
III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
30’
3’
1’
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên tính độ dài đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng AB = 3cm, BC = 3cm, CD = 4cm.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các bài tập
Bài 1b 
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Hỏi : Đường gấp khúc gồm mấy đoạn thẳng ? 
- Cho lớp làm bài vào PBT
-GV theo dõi HS làm, lớp nhận xét và sửa sai .
Bài 2 
- Yêu cầu đọc đề bài 1 lần. Vẽ hình
- Giảng bài nêu câu hỏi sau đó HS tự giải.
- Cho làm bài vào vở, thu- 1 số bài. Sửa bài trên bảng.
4. Củng cố 
- GV ghi 4 điểm, gọi 1HS lên nối các điểm được đường gấp khúc, đọc tên
- Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò
- Về làm bài trong vở BT 
- Chuẩn bị bài Luyện tập chung
- Hát 
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi
- Lắng nghe
 Bài 1b 
1 HS đọc đề bài lớp giải vào PBT
Bài giải :
Đường gấp khúc dài là :
 10 + 14 + 9 = 33 (dm ) 
 Đáp số : 33 dm 
-1 HS lên bảng giải, lớp nhận xét và sửa. 
Bài 2 : 
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- HS tự giải bài.
Bài giải :
 Con ốc sên phải bò qua đoạn đường là : 
5 + 2 + 7 = 14 (dm)
 Đáp số : 14 dm 
- Lên nối các điểm được đường gấp khúc
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
********************************
Tiết 2 Kể chuyện
Chim sơn ca và bông cúc trắng
I. Mục tiêu :	
1. Dựa theo gợi ý, kể lại từng đoạn truyện của câu chuyện. (BT1)
2. Kể lại được từng đoạn câu chuyện. 
3. Học sinh yêu quí các loài chim. 
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Bảng phụ ghi toàn bộ gợi ý kể chuyện (BT1).
2. Học sinh : SGK, ...
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định :	
- Yêu cầu HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1HS lên kể lại câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới :	
a) Giới thiệu bài – ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn thực hành.
Bài 1. Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo gợi ý. 
- GV mở bảng phụ đã viết gợi ý kể từng đoạn câu chuyện.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể theo lời kể của mình 
- GV mời 4 HS lên kể, đại diện cho 4 tổ, kể nối nhau thành câu chuyện. 
- Sau mỗi lượt HS kể, GVHDHS nx nội dung, cách diễn đạt.
4. Củng cố :
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Về kể Lại câu chuyện cho người thân nghe.
- HS thực hiện hát.
- HS lên kể và trả lời theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
- Ghi tên bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
+ gợi ý kể từng đoạn, là dàn ý của câu chuyện. 
- 1 học sinh năng khiếu nhìn bảng kể lại mẫu đoạn 1. Học sinh kể bằng lời của mình không phụ thuộc vào bài đọc.
VD: Bông Cúc đẹp như thế nào ? Có một bông Cúc rất đẹp, cánh trắng tinh mọc bên bờ ao vươn lên trên đám cỏ dại.
- 4 Học sinh đại diện cho 4 tổ kể nối tiếp nhau.
- Sau đó mời học sinh kể, cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- Hãy biết yêu quý và bảo vệ các loài chim và hoa. Đừng hại chúng.
- Nhận xét.
- Hs lắng nghe và thực hiện.
******************************
Tiết 3 Luyện từ và câu
Từ ngữ về chim chóc. Đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
I. Mục tiêu :
1. Biết xếp tên một số loài chim theo nhóm thích hợp (BT1).
2. Đặt và trả lời được câu hỏi với cụm từ ở đâu .(BT2, BT3)
3. HS yêu qúi vào bảo vệ loài chim . 
II. Chuẩn bị :
1.Tranh ảnh đủ chín loài chim nêu ở bài tập 1: cánh cụt, tu hú, bói cá, cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh (nếu có). 
2. HS : SGK, vở BT, nháp.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nói về thời tiết các mùa xuân, hạ, thu, đông.
- Nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- GV ghi tựa bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 1.
- Yêu cầu HS đọc các từ trong ngoặc đơn.
- Yêu cầu HS đọc tên của các cột trong bảng từ cần điền. 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài cá nhân. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Đưa ra đáp án của bài tập.
+ Gọi tên theo hình dáng : chim cánh cụt, vàng anh, cú mèo.
+ Gọi tên theo tiếng kêu: tu hú, cuốc, quạ. 
+ Gọi theo cách kiếm ăn : bói cá, gõ kiến, chim sâu.
- Nhận xét HS.
- Mở rộng : Ngoài các từ chỉ tên các loài chim đã biết ở trên, bạn nào có thể kể tên các loài chim khác 
- Ghi nhanh các từ HS tìm được lên bảng, sau đó cho cả lớp đồng thanh các từ này.
- Kết luận : Thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng. Có những loài chim đặt tên theo cách kiếm ăn, theo tiếng kêu, ngoài ra còn có rất nhiều các loài chim khác.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài bài 2.
- Yêu cầu HS thực hành theo cặp, một HS hỏi, HS kia trả lời sau đó lại đổi lại.
- Gọi một số cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp.
- Khi muốn biết địa điểm của ai đó, của việc gì đó,  ta dùng từ gì để hỏi ?
- Hãy hỏi bạn bên cạnh một câu hỏi có dùng từ ở đâu ?
- Yêu cầu HS lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét HS.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc bài tập 3.
- Yêu cầu 2 HS thực hành theo câu mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Nhận xét HS.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
Về nhà ôn lại bài. Xem chuẩn bị tiết tiếp theo.
- 2 HS lên bảng
- Lắng nghe
- HS nhắc lại, ghi tựa
- HS đọc yêu cầu BT.
- Ghi tên các loài chim trong ngoặc vào ô trống thích hợp.
- Cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh.
- HS thực hiện
- Gọi tên theo hình dáng, gọi tên theo tiếng kêu, gọi tên theo cách kiếm ăn.
- Gọi tên theo hình dáng : chim cánh cụt; gọi tên theo tiếng kêu : tu hú, gọi tên theo cách kiếm ăn : bói ca.
- Làm bài theo yêu cầu.
- Nhiều HS phát biểu ý kiến. Ví dụ : đà điểu, đại bàng, bồ câu, chèo bẻo, sơn ca, hoạ mi, sáo, chìa vôi, sẻ, thiên nga, cò, vạc,. 
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. 
- Làm bài theo cặp.
- Một số cặp lên bảng thực hành
HS 1 : Bông cúc trắng mọc ở đâu ?
HS 2 : Bông cúc trắng mọc ngay bên bờ rào.
HS 1 : Chim sơn ca bị nhốt ở đâu ?
HS 2 : Chim sơn ca bị nhốt trong lồng.
HS 1 : Bạn làm thẻ mượn sách ở đâu ?
HS 2 : Mình làm thẻ mượn sách ở thư viện.
- Ta dùng từ “ở đâu ?”
- 2 HS cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo mẫu câu ở đâu ?
- Một số cặp HS trình bày trước lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- 2 HS thực hành :
+ HS 1 : Sao Chăm chỉ họp ở đâu ?
+ HS 2 : Sao Chăm chỉ họp ở phòng truyền thống của trường.
- HS làm bài sau đó đọc chữa bài.
- HS đọc bài tập 3.
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
*****************************
Tiết 4 Tự nhiên và Xã hội
Cuộc sống xung quanh (T1)
I. Mục tiêu :
1. Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi Học sinh ở.
2. Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị.
3. GDHS có ý thức gắn bó, yêu thương quê hương.
 KNS:Tìm kiếm và xử lí thông tin quan sát, kĩ năng xử lí và tìm kiếm thông tin, phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.
GDMT : - Biết lợi ích của việc giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở. 
BĐ : Kể tên về nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của những người dân ở địa phương ; Học sinh có ý thức gắn bó quê hương.
II. PP – Kĩ thuật :	
- Quan sát, thảo luận nhóm, viết tích cực. 
III. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Tranh, ảnh trong SGK trang 45 – 47. Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp (HS sưu tầm). Một số tấm gắn ghi các nghề nghiệp.
2. Học sinh : SGK.
IV. Các hoạt động dạy học :	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ : An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
+ Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy em phải làm gì ? Khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền bè em phải làm sao ?
+ Khi đi xe buýt, em tuân thủ theo điều 
gì ?
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài.
b. HD các hoạt động
v Hoạt động 1 : Kể tên một số ngành nghề. 
- Hỏi: Bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em làm nghề gì ?
v Hoạt động 2 : Quan sát và kể lại những gì bạn nhìn thấy trong hình.
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm để quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình.
c. Thưc hành
v Hoạt động 3 : Nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ.
- Hỏi : BĐ Em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả những người dân sống vùng miền nào của Tổ quốc ?
(Miền núi, trung du hay đồng bằng ?)
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của những người dân trong hình vẽ trên.
- Hỏi : GDMT Từ những kết quả thảo luận trên, các em rút ra được điều gì ? (Những người dân được vẽ trong tranh có làm nghề giống nhau không ? Tại sao họ lại làm những nghề khác nhau ?)
- GV kết luận : Như vậy, mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau của Tổ quốc thì có ngành nghề khác nhau.
vHoạt động 4 : Thi nói về ngành nghề
- Yêu cầu HS các nhóm thi nói về các ngành nghề thông qua các tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được.
+ Cách tính điểm :
+ Nói đúng về ngành nghề : 1 sao.
+ Nói sinh động về ngành nghề đó : 1 sao. 
+ Nói chưa đúng về ngành nghề : không được tính sao.
- Cá nhân (hoặc nhóm) nào đạt được số sao cao nhất thì là người thắng cuộc.
 4. Củng cố : 
- GV nhận xét cách chơi, giờ học của học sinh.
5. Dặn dò :
- HS sưu tầm tranh chuẩn bị tiếp cho bài sau.
- Hát
 - Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền bè. Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài, khi tàu xe đang chạy.
- Khi đi xe buýt, chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường. Đợi xe dừng hẳn mới lên xe. Không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy. Khi xe dừng hẳn mới xuống và xuống ở phía cửa phải của xe.
- HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở.
- Cá nhân HS phát biểu ý kiến.
Ví dụ : 
+ Bố em là bác sĩ.
+ Mẹ em là cô giáo.
+ Chú em là kĩ sư.
- Các nhóm HS thảo luận và trình bày kết quả.
- Ví dụ :
+ Hình 1 : Trong hình là một phụ nữ đang dệt vải. Bên cạnh người phụ nữ đó có rất nhiều mảnh vải với màu sắc sặc sỡ khác nhau.
+ Hình 2 : Trong hình là những cô gái đang đi hái chè. Sau lưng cô là các gùi nhỏ để đựng lá chè.
+ Hình 3:
- HS thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả.
+ Ví dụ :
+ Hình 1, 2 : Người dân sống ở miền núi.
+ Hình 3, 4 : Người dân sống ở trung du.
+ Hình 5, 6 : Người dân sống ở đồng bằng.
+ Hình 7 : Người dân sống ở miền biển.
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
Ví dụ :
+ Hình 1: Người dân làm nghề dệt vải.
+ Hình 2: Người dân làm nghề hái chè.
+ Hình 3: Người dân trồng lúa.
+ Hình 4: Người dân thu hoạch cà phê.
+ Hình 5: Người dân làm nghề buôn bán trên sông.
- Cá nhân HS phát biểu ý kiến.
Ví dụ : 
+ Rút ra kết luận : Mỗi người dân làm những ngành nghề khác nhau.
+ Rút ra kết luận : Mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau, làm những ngành nghề khác nhau.
- HS thi đua.
- Nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
**************************************
Chiều cô Thu Hà dạy
********************************************************************
NS: 01/05/2020	
Thứ năm, ngày 07 tháng 05 năm 2020
Tiết 1	 Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu :
 1. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản.
2.1. Thuộc bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5 để tính nhẩm.
2.2. Giải được bài tóan có một phép nhân. Tính độ dài của đường gấp khúc.
- Theo ĐC bài tập cần làm: 1; 3; 4; 5(b), bỏ bài 2(tr.105)
3. Giáo dục HS yêu thích môn toán. 
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : SGK, bảng nhóm.
2. Học sinh : SGK, vở, nháp, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định:	
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT. Tính độ dài đường gấp khúc ABCD, biết độ dài các đoạn thẳng AB = 32cm, BC = 18cm, CD = 15cm
- Vẽ 1 đường gấp khúc có 3 đoạn thẳng lên bảng. Y/c HS đặt tên cho các điểm sau đó kể tên các đoạn thẳng thành phần của đường gấp khúc đó.
- GV nhận xét
3. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: Luyện tập chung
 b) Luyện tập - Thực hành:
Bài 1 : 
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- Nhận xét, tuyên dương những em thuộc bảng nhân.
Bài 3 :
- Gọi HS nêu y/c của BT.
- Viết lên bảng: 5 x 5 + 6, y/c HS nêu cách thực hiện tính.
- Gọi HS lên bảng làm mẫu.
- Nhận xét.
- Y/c cả lớp làm bài vào nháp, gọi lần lượt HS lên bảng
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng và sửa bài.
- Nhận xét.
Bài 4 :
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hỏi muốn biết 7 đôi đũa có bao nhiêu chiếc em làm sao?
- Y/c cả lớp làm bài vào vở. Gọi 1 HS lên bảng trình bày tóm tắt và bài giải. 
Tóm tắt:
 1 đôi: 2 chiếc
 7 đôi: ? chiếc
Bài 5:
- Mở bảng, y/c HS quan sát hình vẽ và nêu y/c của BT.
- HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc. 
- Y/c HS tự làm bài. Gọi 1 HS lên bảng.
- Nhận xét HS.
4. Củng cố: 
- Hỏi bất kỳ HS nào về kết quả của phép nhân bất kỳ trong bảng nhân 2, 3, 4, 5.
5. Dặn dò:
- HTL các bảng nhân đã học. Luyện tập cách tính độ dài đường gấp khúc, xem và chuẩn bị bài.
- Cả lớp hát vui.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhắc tựa
- Mỗi HS đọc 1 bảng nhân và trả lời về kết quả của phép nhân bất kỳ do GV đưa ra.
- Tính.
- Thực hiện phép nhân trước và phép cộng sau.
- 1 HS lên bảng, cả lớp theo dõi sau đó nhận xét.
a) 5 x 5 + 6 = 25 + 6 
 = 31
- Làm bài và sửa bài theo đáp án. 
b) 4 x 8 – 17 = 32 – 17
 = 15
c) 2 x 9 – 18 = 18 – 18 
 = 0
d) 3 x 7 + 29 = 21 + 29 
 = 50
- 1 HS đọc đề bài.
- Lấy 2 chiếc nhân 7 lần.
- Làm bài sau đó sửa bài theo đáp án.
 Bài giải
 7 đôi đũa có số chiếc đũa là :
 2 x 7 = 14 (chiếc)
 Đáp số : 14 chiếc
- Tính độ dài đường gấp khúc.
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng tạo nên đường gấp khúc đó.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
a) 3cm + 3cm + 3cm = 9cm
b)2cm+2cm+2cm+2cm+2cm=10cm
- HS trả lời theo yêu cầu.
- HS thực hiện.
********************
Tiết 2 Tập viết
Chữ hoa R
I. Mục tiêu :
1. Viết đúng chữ hoa R, chữ và câu ứng dụng : Ríu, Ríu rít chim ca.
2. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng.
3. Ý thức rèn tính cẩn thận

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_21_nam_hoc_2019_2020_ban_3_cot.docx
Giáo án liên quan