Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến

I. Mục tiêu:

- HS nắm được cấu tạo, cách viết chữ R hoa (chữ đứng) đúng mẫu, củng cố cách viết chữ thường đã học ở lớp 1. HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Ruột để ngoài da. Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay.

- HS thực hành viết chữ hoa R (chữ đứng). HS viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. Rèn kĩ năng viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp.

- GDHS có ý thức rèn chữ viết đẹp.

II. Chuẩn bị:

- GV: Chữ mẫu trong khung chữ. BP viết câu ứng dụng.

- HS: Bảng con, vở Luyện viết.

 

doc20 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp của người dân của thành thị và nông thôn.
+ Phát triển KN hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh trong SGK tr 45- 47 (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2. Nội dung: 
HĐ1: Kể tên một số ngành nghề ở vùng nông thôn.
- Bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em làm nghề gì?
-> Chốt ngành nghề của mỗi người khác nhau.
HĐ2. Nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ.
- Yêu cầu HS quan sát SGK (tr 44, 45)
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2 kể lại những gì nhìn thấy trong hình, nói tên ngành nghề của những người dân trong hình vẽ?
- YC các nhóm trình bày ý kiến.
- Lồng ghép tích hợp biển đảo (qua hình 7 và hình 5 nói về nghề)
- Em thấy cảnh biển có đẹp không? Biển đem lại những gì cho chúng ta?
- Em đã đi du lịch biển bao giờ chưa? Em đã làm gì để giữ gìn môi trường biển?
-> KL: Mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau của Tổ Quốc thì có những ngành nghề khác nhau.
Hoạt động 3: Thi nói về ngành nghề.
- Yêu cầu HS các nhóm thi nói về ngành nghề tiêu biểu ở địa phương mình theo từng bước sau:
+ Tên ngành nghề tiêu biểu của địa phương là gì?
+ Nội dung, đặc điểm của ngành nghề ấy?
+ Ích lợi của ngành nghề đó với quê hương đất nước?
+ Cảm nghĩ của em về ngành nghề tiêu biểu đó của quê hương?
- Tổ chức cuộc thi nói về các ngành nghề.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm, cá nhân xuất sắc.
3. Củng cố dặn dò: 
- Kể tên 1 số nghề mà em biết?
- GD HS biết yêu quý & tôn trọng người lao động.
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài: Cuộc sống xung quanh (tiếp theo).
- HS lắng nghe.
- HĐ nhóm: HS kể trong nhóm đôi.
- HĐ cả lớp: Một vài HS kể (Bố em là nông dân./Mẹ em là cô giáo.? Chú em là kĩ sư)
- Quan sát tranh
- HĐ nhóm: Các nhóm HS thảo luận 
- HĐ cả lớp: đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nghe, nhận xét bổ sung.
- HS giải thích lí do
- HS nêu ý kiến.
- Muối, tôm, cá, đường giao thông đường biển, điều hòa khí hậu, bãi biển đẹp,
- HS nêu ý kiến: Không vứt rác bừa bãi khi đi du lịch biển,.
- Nghe.
- Thảo luận nhóm 4: HS quan sát thực tế. Kể điều quan sát được trong nhóm cho nhau nghe.
- Đại diện nhóm thi kể trước lớp.
- Lớp nghe, nhận xét, đánh giá.
- HS kể nối tiếp.
- HS lắng nghe.
_____________________________________________
Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2019
Kể chuyện
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I - Mục tiêu:
- Dựa theo gợi ý biết kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- GDKNS: xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông, tư duy phê phán.
- Có ý thức làm theo những điều đã học trong câu chuyện.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi toàn bộ gợi ý kể câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. KTBC : 
-YC hs kể câu chuyện " Ông Mạnh thắng Thần Gió"
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài
- Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể từng đoạn theo gợi ý
- Gọi HS tiếp nối nhau kể từng đoạn theo gợi ý(GV treo BP trên bảng)
+ Đoạn 1: Cuộc sống tự do và sung 
sướng của Sơn ca và Cúc trắng.
+ Đoạn 2: Sơn ca bị cầm tù.
+ Đoạn 3: Trong tù.
+ Đoạn 4: Sự ân hận muộn màng.
Nhận xét.
b) Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- Gọi HS kể cả câu chuyện.
- Tuyên dương những bạn kể tốt, thể hiện điệu bộ, cử chỉ phù hợp với nội dung.
3. Củng cố - dặn dò :
- Em học tập được gì qua câu chuyện trên?
- Về nhà kể cho người thân nghe.
HS lên kể
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS dựa vào gợi ý kể từng đoạn câu chuyện.
- 4 HS lên kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện.
- Thi kể lại cả câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
-HS nêu
____________________________________________
Toán
ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
I. Mục tiêu
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
- Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
II. Chuẩn bị: 
- BP vẽ đường gấp khúc gồm 3 đoạn- SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1.Bài mới:
1- Giới thiệu đường gấp khúc và độ dài đường gấp khúc.
- GV cho HS quan sát đường gấp khúc và giới thiệu: đây là đường gấp khúc ABCD.
- Đường gấp khúc gồm mấy đoạn thẳng?
- Điểm B là điểm chung của những đoạn thẳng nào?
- Gọi HS đọc số đo của từng đoạn thẳng.
- Muốn biết tổng độ dài của đường gấp khúc ta làm thế nào?
2. Thực hành
Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu
- Học sinh tự làm bài - 3 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét.
Bài 2: Hướng dẫn HS dựa vào mẫu ở phần a để làm phần b
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- GVKL: 
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
 3 + 3 + 4 = 9 (cm)
 Đáp số: 9 cm.
Bài 3: Cho HS tự đọc đề rồi làm bài.
- GV cho HS nhận xét đường gấp khúc đề bài này.
- Bài 1 (b) : dành cho h /s (nếu còn thời gian ).
3. Củng cố - dặn dò :
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào? 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- HS nhắc lại.
- 3 đoạn thẳng.
- Của AB và BC.
- HS đọc.
- Cộng tổng độ dài từng đoạn lại.
 AB + BC + CD = 2 + 4 + 3 = 9 (cm)
- 1 HS đọc.
- Học sinh tự làm bài với các cách nối khác; Mỗi cách có một đường gấp khúc.
+ Ví dụ: Đường gấp khúc ABC, BAC.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS thực hành tính độ dài đường gấp khúc.
- Chữa bài.
- Nhận xét.
- HS tự làm bài.
- Chữa bài: 4 + 4 + 4 = 12 (cm)
- HS nhận xét: đường gấp khúc khép kín tạo thành tam giác.
- H/slàm bài nếu còn thời gian.
- HS nêu
_________________________________________________
Chính tả
TẬP CHÉP : CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
PHÂN BIỆT CH/TR
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện: Chim sơn ca và bông cúc ttrắng.
- Trình bày đúng hình thức một đoạn trong truyện .Làm BT2a, 3( a).
- Có ý thức viết đẹp.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ chép sẵn bài tập chính tả (bài tập 2a); BC
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. KTBC : Y/c hs viết hoa sen; xen lẫn; hoa súng; xúng xính
- T/c nhận xét, sửa
2. Bài mới :
a- Giới thiệu bài
b- Hướng dẫn tập chép
- GV đọc đoạn chép
- Đoạn này cho em biết điều gì về sơn ca và cúc trắng?
- Đoạn chép có những dấu câu nào?
- Hướng dẫn viết từ khó:
- Cho HS tự tìm từ khó viết
- GV nhận xét
- GV cho HS chép bài.
- GV thu nhận xét. đánh giá.
c- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2a (BP)
- HS tự làm. - Chữa bài.
- GVKL: tiếng bắt đầu bằng ch: chào mào, chích choè.
Bài 3a: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập .
- Gv cho HS làm bài
- Nhận xét. - Chữa bài.
3. Tổng kết :
- Cho HS viết lại những chữ viết sai.
- GV nhận xét giờ học
- HS viết bảng con
- 2 HS đọc lại.
- Sơn ca và Cúc trắng sống vui vẻ, hạnh phúc trong những ngày được tự do.
- Dấu phẩy, hai chấm, gạch ngang, chấm than.
- HS tự tìm từ khó viết:
+ Ví dụ: sung sướng, véo von, xanh thẳm, xà xuống.
- HS viết từ khó vào bảng con.
- HS chép bài vào vở.
- Soát bài.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- HS tự làm.
- Chữa bài.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- Chữa bài. - Nhận xét.
- HS viết
__________________________________________________
Đạo đức
 BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ (TIẾT 1)
I . Mục tiêu
- Học sinh biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau, thể hiện sự tự tôn trọng và tôn trọng người khác.
- GDKNS: kĩ năng nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác, kĩ năng sự tự trọng và tôn trọng người khác. 
- Yêu quý những người biết nói lời yêu cầu đề nghị.
II . Chuẩn bị:
- Tranh; Phiếu BT
- Vở bài tập đạo đức.
III . Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Khi nhặt được của rơi em cần chú ý điều gì ?
- GV nhận xét.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Nội dung.
 Hoạt động 1: Nhận xét tranh
- GV cho HS quan sát tranh và cho biết nội dung tranh vẽ.
- Theo em, bạn cần nói như thế nào để mượn được chiếc bút chì?
- GV nhận xét, kết luận: Lời đề nghị cần nhẹ nhàng, lịch sự, như vậy là đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
- GV cho HS quan sát tranh có các tình huống và nhận xét (trong vở bài tập)
- GV phát phiếu cho HS:
Đánh dấu x vào ô trống mà em tán thành
 Em cảm thấy ngại và mất thời gian khi phải nói lời yêu cầu đè nghị người khác giúp đỡ.
 Nói lời yêu cầu đề nghị là khách sáo, không cần thiết.
 Biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác.
+ KL: Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
3. Dặn dò:
- Dặn HS biết cách nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- Tranh 2 vẽ 2 bạn đang ngồi học cạnh nhau, 1 bạn đưa tay muốn mượn chiếc bút chì.
- HS nêu tình huống:
+ Ví dụ: Nam ơi, cậu có thể cho tớ mượn chiếc bút chì được không?
- Nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát các tranh.
- Thảo luận theo cặp.
- HS nêu các nhận xét của mình về hành vi trong các tình huống.
+ Nhận xét: việc làm ở tranh 1 là sai, ttranh 2 , 3 là đúng.
- HS làm bài.
- Chữa bài.
- Nhận xét.
-HS lắng nghe
_______________________________________________________
Thể dục 
ĐỨNG HAI CHÂN RỘNG BẰNG VAI, HAI TAY ĐƯA RA TRƯỚC
 ( SANG NGANG, LÊN CAO THẲNG HƯỚNG ). 
 TRÒ CHƠI '' NHẢY Ô '' .
I. Mục tiêu
1.Ôn : Đứng hai chân rộng bằng vai, và hai tay đưa ra trước- dang ngang- lên cao thẳng hướng.
- Kiến thức: HS thực hiện tương đối chính xác.
- Kĩ năng: Rèn luyện cho HS hình thành các tư thế đúng
2. Trò chơi ''Nhảy ô ''.
- Kiến thức: Biết cách chơi và tham gia tương đối chủ động .
- Kĩ năng: Rèn luyện: ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết.
3. Thái độ: HS học tập nghiêm túc, trật tự
II. Địa điểm , phương tiện 
- Địa điểm: Sân tập vệ sinh an toàn .
- Phương tiện: GV chuẩn bị một còi, sân cho trò chơi 
III. Tiến trình dạy học 
Nội dung
Định lượng
PP tổ chức
1. Phần mở đầu. 
- GVnhận lớp , phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Xoay các khớp.
2. Phần cơ bản.
- Ôn đứng hai chân rộng bằng vai hai tay đưa ra trước- sang ngang - lên cao thẳng hướng.
- Chia tổ tập luyện
 Tổ trưởng điều khiển
- Thi đua giữa các tổ
- Trò chơi:
 '' Nhảy ô ''.
3. Phần kết thúc . 
-Cúi người thả lỏng
-Nhảy thả lỏng.
- Nhận xét
-GV cùng HS hệ thống bài.
1-2'
1'
1'
1-2'
5-6 lần
6-8'
4-6 lần
4-6 lần
1'
1’
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
Lớp trưởng tập hợp lớp..
 GV nêu tên, làm mẫu, rồi cho HS tập.
- Hai tay đưa ra trước ngang ngực và song song với mặt đất, hai cánh tay thẳng hướng
- Hai tay đưa dang ngang phải thẳng, lòng bàn tay ngửa, các ngón tay khép sát 
- GV nhắc HS khi đưa hai tay lên cao muốn thẳng hướng cần áp sát hai cánh tay vào mang tai, các ngón tay khép sát
 - GV chia lớp thành 3 tổ các tổ trưởng điều khiển
- GV quan sát nhắc nhở HS tập luyện 
- Các tổ lên thực hiện xem tổ nào tập đều hơn, đẹp hơn, ít bạn tập sai hơn
 GV nêu tên trò chơi,cách chơi, luật chơi , cho học sinh chơi.
- Cách chơi: Tập hợp lớp theo đội hình hai hàng dọc đứng sau vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 1m kẻ các ô vuông liên tiếp nhau khi có hiệu lệnh bắt đầu hai bạn đầu hàng nhanh chóng bật nhảy bằng hai chân lần lượt vào các ô sau đó chạy về xếp cuối hàng rồi đến bạn tiếp theo
- HS chơi thử
- HS chơi chính thức
- HS thả lỏng tích cực
- GV nhận xét chung về tiết học
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
______________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP (Trang 104)
I. Mục tiêu:
- Củng cố về nhận biết đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc.
- HS thực hành tính độ dài đường gấp khúc chính xác. Áp dụng làm BT1 (b), BT2. 
- GDHS ý thức tự giác, học tập tốt.
II. Chuẩn bị: 
- GV+HS: Thước kẻ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu HS: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD biết AB = 3 cm; BC = 10 cm; CD = 5 cm.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: (b)
- GV gọi HS đọc đề bài.
- HD HS phân tích đề toán.
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân vào vở.
- HD chữa bài trên bảng.
* Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề toán. 
- GV vẽ hình trên bảng và yêu cầu HS quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi:
+ Con ốc sên bò theo hình gì?
+ Muốn biết con ốc sên phải bò đoạn đường dài bao nhiêu đề-xi-mét ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- HD chữa bài trên bảng.
- Nêu câu lời giải khác?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
*Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS tự vẽ các đường gấp khúc gồm 3, 4, 5 đoạn thẳng. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. 
- 1 em lên bảng làm. Cả lớp làm giấy nháp. 
 Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
3 + 10 + 5 = 18 (cm)
 Đáp số: 18cm
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS phân tích đề toán trong nhóm đôi.
- HS nêu
-HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng lớp. 
- HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc đề toán.
- Học sinh quan sát và trả lời:
- Con ốc sên bò theo đường gấp khúc.
- Ta tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở. 
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS nêu.
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
- HS lắng nghe.
_____________________________________________
Thứ tư ngày 30 tháng 1 năm 2019
Chính tả
NGHE - VIẾT: SÂN CHIM. PHÂN BIỆT CH/TR
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm được BT 2a. Bài 3a. 
- HS viết đúng chính tả, trình bày bài sạch đẹp.
- Giáo dục học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ chép nội dung bài tập 2; Bảng con.
III. Các hoạt động dạy, học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng con, lớp viết nháp: chích choè, trẻ em.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiêu bài.
b. Nội dung bài học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
- Giáo viên đọc bài chính tả.
- Bài "Sân chim" tả cái gì? 
- Đoạn văn gồm mấy câu?
- Những chữ nào trong bài bắt đầu bằng tr, s? 
- Những chữ nào viết hoa?
+ Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm và viết những từ khó viết ra bảng con.
- Giáo viên quan sát, sửa lỗi.
- GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc lại toàn bài để HS soát lỗi.
- GV thu 5 - 6 bài –> nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 2a: (BP) 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV giải nghĩa một số từ.
- GV chốt bài làm đúng: Đánh trống, chống gậy, chèo bẻo, leo trèo.
- Tổ chức luyện phát âm cho HS. 
GV chốt cách đọc, viết, phân biệt ch/tr
Bài 3a: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV tổ chức cho HS thi tìm tiếng bắt đầu bằng tr, ch. 
- Chia lớp làm 2 nhóm mỗi nhóm cử 4 bạn. 
- GV phổ biến luật chơi.
- GV nhận xét chốt từ đúng và tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
- Theo em loài chim nào có ích cho bà con nông dân?
 GV liên hệ, kết luận: Những loài chim có ích cho bà con nông dân thì ta nên bảo vệ chúng thế nào? 
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhắc nhở HS ghi nhớ các trường hợp phân biệt chính tả trong bài học.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Nghe – viết: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- 2 HS viết bảng, lớp viết bảng con.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Học sinh theo dõi. 2 HS đọc lại bài.
- Chim nhiều không tả xiết.
- HS nêu câu trả lời.
- HS nêu: sân, trứng, trắng, sát, sông. 
- HS nêu.
- HS viết bảng con những chữ dễ viết sai, 2 HS lên viết bảng lớp.
- HS nghe đọc viết bài vào vở.
- Học sinh đổi vở soát lỗi.
- HS nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài tập vào vở bài tập. HS lên bảng làm phần a. 
*HS làm hết bài.
- HS lắng nghe.
- Nhiều HS đọc lại kết quả. 
- HS nêu yêu cầu bài.
- Chia lớp làm 2 nhóm, các nhóm thi đua nhau tìm từ theo yêu cầu, nhóm nào tìm trong 2 phút được nhiều tiếng, từ hơn thì nhóm đó thắng cuộc. 
- HS lắng nghe
- HS lần lượt nêu.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
____________________________________________
Tập làm văn
ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I . Mục tiêu:
- Biết nói lời cảm ơn trong giao tiếp thông thường.bước đầu biết tả 1 loài chim.
- Kĩ năng đáp lời cảm ơn; trình bày đoạn văn
- HS yêu thích môn học
II . Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ bài tập 1 trong SGK
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Một năm có mấy mùa? Em thích mùa nào nhất?
- GV nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Nội dung.
- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- GV treo tranh minh hoạ. 
- Gọi 2 học sinh thực hành đóng vai.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đóng vài tốt.
Bài 2: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu từng tình huống trong bài.
- Yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống.
- Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS có lời đáp, lịch sự, khiêm tốn.
Bài 3: 
- GV cho 2 hS đọc bài Chim chích bông.
- Tìm những câu tả hình dáng của Chích bông.
+ Tìm những câu tả hoạt động của chích bông
- Hướng dẫn viết 1 đoạn văn tả 1 loài chim:
 + Giới thiệu loài chim
 + Tả đặc điểm, hình dáng loài chim đó
- Yêu cầu HS viết bài vào vở.
- Gv thu vở nhận xét.
- Gọi HS đọc bài viết của mình.
3. Củng cố – Dặn dò.
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài chim?
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Lớp quan sát tranh đọc lời các nhân vật. Học sinh đóng vai
+ HS 1: nói lời bà cụ cảm ơn cậu bé.
+ HS 2: Cậu bé đáp lời cảm ơn.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Lớp đọc thầm.
- Từng cặp học sinh đứng tại chỗ đóng vai theo các tình huống a, b, c. 
- Lớp nhận xét (lời đáp có lịch sự, khiêm tốn, lễ phép không?)
- 2 học sinh đọc bài.
- Học sinh trả lời các câu hỏi a, b (mẫu)
- Nhận xét.
- Học sinh viết bài.
- Nhiều em đọc bài viết.
- Nhận xét.
- HS nêu
___________________________________________________ 
Hoạt động giáo dục
VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I.Mục tiêu:
- HS biết biểu diễn văn nghệ về chủ đề mừng Đảng, mừng mùa xuân mới.
- HS có kỹ năng biểu diễn tự nhiên, hấp dẫn.
- HS tự hào về lịch sử vẻ vang của Đảng, yêu quý mùa xuân, yêu quý quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị: 
- HS : Chuẩn bị các bài hát múa, kể chuyện, đọc thơ về mùa xuân.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài: 
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của buổi biểu diễn văn nghệ.
- GV giới thiệu cho HS biết:
+ Ngày thành lập Đảng ( 3/ 2). 
+ Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm.
2. Thi biểu diễn văn nghệ: 
- Giáo viên tổ chức cho HS thi biểu diễn văn nghệ theo tổ.
- Cử ban giám khảo đánh giá.
- Yêu cầu các tổ lần lượt biểu diễn.
- Công bố kq, tuyên dương cá nhân, tổ có nhiều tiết mục hay, biểu diễn tốt.
3. Củng cố dặn dò: 
- Cho cả lớp hát bài: Hoa lá mùa xuân.
- Nhận xét buổi biểu diễn văn nghệ.
- GD HS: Đất nước Việt Nam của chúng ta vô cùng tươi đẹp, vì vậy đã có rất nhiều những bài hát ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, ca ngợi mùa xuân ... Là những học sinh còn đang tuổi cắp sách đến trường các em cần chăm chỉ học tập để sau này góp phần nhỏ bé của mình vào xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
- HS chú ý nghe.
- Các tổ thi biểu diễn. Mỗi tổ cử một HS trong ban giám khảo để đánh giá.
( HS có thể hát, múa, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề)
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp cho các bạn hát.
- HS lắng nghe.
_________________________________________________
	Thứ năm ngày 31 tháng 1 năm 2019
Thể dục
ĐI THƯỜNG THEO VẠCH KẺ THẲNG, HAI TAY CHỐNG HÔNG 
VÀ DANG NGANG. TRÒ CHƠI : NHẢY Ô
I. Mục tiêu
1. Ôn : Đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
-Kiến thức: HS thực hiện tương đối chính xác. 
- Kĩ năng: HS hình thành các tư thế đúng.
2.Trò chơi: Nhảy ô
- Kiến thức: Học sinh biết cách chơi trò chơi
- Kĩ năng: HS chơi nhiệt tình, chủ động.
3 .Thái độ : HS học tập nghiêm túc, trật tự
II. Địa điểm , phương tiện 
- Địa điểm: Sân thể dục vệ sinh an toàn .
- Phương tiện: GV chuẩn bị một còi, sân cho trò chơi. 
III.Tiến trình dạy học 
Nội dung
Định lượng
PP tổ chức
1. Phần mở đầu. 
- GVnhận lớp , phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
- Chạy chậm theo hàng.
- Xoay các khớp.
- Ôn bài t

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_21_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.doc
Giáo án liên quan