Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy

I. Mục tiêu:

- Tạo điều kiện để HS bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về ích lợi của học tập và sinh hoạt đúng giờ.

- Có thái độ bày tỏ ý kiến trư¬ớc tập thể.

- Thực hiện tốt học tập sinh hoạt đúng giờ, quý trọng thời gian.

II. Chuẩn bị

- Tranh trong SGK, bìa màu.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc34 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá nhân 
+ Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn, bài) 
HĐ2. Tìm hiểu bài.
- Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì ? 
- HS nêu các vật: cái đồng hồ báo giờ, cành đào đẹp mùa xuân
- Các con vật: gà trống đánh thức mọi người, tu hú báo mùa vải chín, chim bắt sâu ...
*KKHS: kể thêm những vật, con vật có ích mà em biết?
- HS kể: cái bút, quyển sách, con trâu, con mèo.
- Em thấy cha mẹ và những người em biết làm việc gì ? 
 -Bé làm những việc gì ? 
- Hằng ngày, em làm những việc gì ?
- Em có đồng ý với bé Hà là làm việc rất vui không?
* HS: Đặt câu với mỗi từ: rực rỡ, tưng bừng.
Củng cố: Mọi người, vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui.
HĐ3. Luyện đọc lại.
- GV nghe- nhận xét- sửa sai.
3. Củng cố - dặn dò.
- Làm việc mang lại điều gì?
- Các em cần biết giúp đỡ bố mẹ làm những việc nhà chúng ta sẽ cảm thấy vui hơn.
- Cha làm ruộng hoặc ... bác thợ xây xây nhà ...
- Bé làm bài, đi học ...
- HS kể công việc thường làm ...
- HS đặt câu.
- Một số HS thi đọc lại bài.
______________________________________________
Toán
 LUYỆN TẬP ( Tr. 10)
I. Mục tiêu: 
- Biết trừ nhẩm số tròn chục có 2 chữ số 
- Biết thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 (nhẩm và viết), tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ
- Biết giải bài toán bằng 1 phép trừ .
- Làm quen với dạng bài tập "Trắc nghiệm có nhiều lựa chọn".
II. Chuẩn bị
- Phấn màu, bảng phụ ghi bài 5
III. Hoạt động và dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS làm bảng , lớp làm bảng con.
 79 - 36 = 99 - 72 = 
 78 - 51 = 39 - 15 =
- GV nhận xét bổ sung chốt lại.
2. Bài mới: GV cho HS tự làm bài, GV 
hướng dẫn HS yếu , chưa hiểu bài.
Bài tập 1:
- GV chỉ số bất kì của phép tính để HS nêu tên các thành phần trong phép tính.
 49 96 57
 15 12 53
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
 - GV nhận xét, cách thực hiện phép tính cộng
Bài tập 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
 60 - 10 - 30 =
 60 - 40 = 
- GV yêu cầu nêu cách tính một số bài cụ thể và tên gọi
- Yêu cầu HS tự làm
- Cho HS nhận xét kết quả của 2 phép tính
Bài tập 3: Đặt tính rồi tính hiệu :
a) 84 và 31 c) 58 và 28 b) 75 và 51 
- Cho HS tự làm bài.
- Gọi 4 HS lên bảng
- 84 gọi là gì ? 34 gọi là gì ? 
- Nêu cách đặt tính, cách tính ?
- Cho HS chữa bài, nhận xét.
Bài tập 4:
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và thực hiện bài giải vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét đánh giá
Bài tập 5: 
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn khoanh bằng bút chì
- Muốn biết câu trả lời nào đúng em kiểm tra bằng phép tính nào?
- Hướng dẫn đặt tính hay nhẩm để tìm câu trả lời đúng: 84
 24
3. Củng cố dặn dò:
- Hãy nêu tên các thành phần trong phép trừ?
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung - tr 10
- 2 HS làm tính viết và tính nhẩm
HS nêu tên gọi thành phần và kết quả 
của phép tính trừ.
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS nêu theo yêu cầu của GV
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét
 49 96 57
 15 12 53
 34 84 4
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS nêu cách tính.
- HS tự làm bảng con
- HS trả lời
60 - 10 - 30 = 20
60 - 40 = 20
- HS nhận xét 
- HS nêu yêu cầu và cách tìm hiệu
- HS tự làm bài
- 4 HS lên bảng làm bài
 84 58 75 
 31 28 51 
 53 30 24
- 84 gọi là số bị trừ; 34 gọi là số trừ
- HS nêu
- HS đọc và phân tích đề bài
+ Mảnh vải dài : 9dm
+ Cắt ra  : 5dm
+ Còn lại :...dm ?
- HS tự làm vào vở
- 1 HS lên bảng thực hiện
 Bài giải
Mảnh vải còn lại số đề xi mét là :
 9 – 5 = 4 ( dm)
 Đáp số : 4 dm
- HS đọc
- Lắng nghe
- Em kiểm tra bằng phép tính trừ.
- 84 - 24 = 60 
 Khoanh vào đáp án C
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 2, 3 HS nêu
- HS lắng nghe.
___________________________________________________
Luyện từ và câu
 TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP. DẤU CHẤM HỎI (Tr. 17)
I. Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ liên quan đến học tập.
- Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập (BT 1)
- Rèn kỹ năng đặt câu: đặt câu với 1 từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới, làm quen với câu hỏi, dấu chấm hỏi. Biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi .
- Bồi dưỡng cho HS thói quen nói, viết thành câu.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi BT3.
II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các từ chỉ đồ dùng học tập?
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài: Tìm các từ chứa tiếng học hoặc tiếng tập .
- Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi làm bài vào VBT Tiếng Việt.
- GV cùng cả lớp nhận xét trên bảng, bổ sung từ ngữ, giải nghĩa một số từ mới tìm.
- Chốt: Từ cần có nghĩa, từ ngữ trong bài thuộc chủ đề học tập.
- Chú ý: “Tập hồ sơ”.....không thuộc chủ đề học tập.
Bài 2: 
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài: đặt câu với 1 trong những từ vừa tìm được ở bài 1.
- GV cùng HS nhận xét bài trên bảng.
- Gọi HS khác đọc câu văn của mình.
- Chốt: Từ dùng để đặt câu. Nói viết phải thành câu. Cuối câu thường có dấu chấm.
Bài 3: 
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài: Bài tập cho sẵn 2 câu văn, các em có nhiệm vụ sắp xếp lại các từ trong mỗi câu ấy để tạo thành câu mới. 
- GV chia câu mẫu thành các từ để học sinh sắp xếp.
a) Thu / là / bạn thân / nhất /của / em.
b) Bác Hồ/ rất/ yêu/ thiếu nhi.
- Tổ chức nhận xét bài trên bảng. Chú ý nhận xét các cách sắp xếp có hợp lý không, có sai ngữ pháp hay không?
- Chốt: Có một hay nhiều cách sắp xếp các từ tạo ra các câu khác nhau.
Bài 4: 
- Nêu yêu cầu?
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài: Bài tập có các câu văn nhưng chưa có dấu câu. Nhiệm vụ của các em là phải đặt dấu câu hợp lí vào cuối mỗi câu văn đó.
- Gợi ý: Các câu này dùng để làm gì?
- Cần đặt dấu gì cuối câu hỏi?
- Chữa bài, cho HS thực hành đọc từng câu.
- Chốt: Cuối câu hỏi đặt dấu chấm hỏi. Đọc câu hỏi cần lên giọng ở cuối câu.
3. Củng cố dặn dò: 
- Viết một câu hỏi và tự trả lời?
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS nối tiếp nhau nêu. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- HS thảo luận làm bài, đại diện 2 nhóm lên bảng viết:
a) Các từ chứa tiếng “học”: học sinh, học tập, học hành, học hỏi, học lỏm, học mót, học phí, học kì, học đường, năm học,....
b) Các từ chứa tiếng “ tập”: tập đọc, tập viết, tập làm văn, tập thể dục, tập tành, luyện tập, bài tập, tập vẽ, tập tô, ......
- 1HS làm bài trên bảng, các HS khác làm VBT Tiếng Việt.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1 số HS khác đọc câu của mình:
VD: Bạn Vũ rất chịu khó học hỏi.
- Lên lớp 2, chúng em được học tập làm văn.
- Chăm chỉ học tập là đức tính tốt của người học sinh.
- Khi học Mĩ thuật, thầy giáo dạy chúng em tập vẽ.
- Muốn viết chữ đẹp,chúng em phải kiên trì tập viết.
- HS đọc yêu cầu và theo dõi GV hướng dẫn.
- HS làm vở bài tập, 2 HS lên bảng làm bài.
a) Bạn thân nhất của em là Thu.
- Em là bạn thân nhất của Thu.
- Bạn thân nhất của Thu là em.
b) Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Một số HS nhắc lại.
- Em đặt dấu gì vào cuối mỗi câu văn sau.
- HS theo dõi.
- Dùng để hỏi.
- Dấu chấm hỏi.
- HS đọc lại từng câu:
+Tên em là gì?
+ Em học lớp mấy?
+ Tên trường của em là gì?
- HS viết bảng con.
_____________________________________________________
Tự nhiên và Xã hội
BÀI 2: BỘ XƯƠNG (Tr 6,7)
I. Mục tiêu:
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ bộ xương của mình .
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ bộ xương.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ :
 Xương và cơ có vai trò gì trong cơ thể chúng ta?
GV nhận xét
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
 Nội dung:
- Hướng dẫn HS nhận biết vị trí của một số xương trên cơ thể người.
- Ai biết trong cơ thể có những xương nào?
- Chỉ vị trí, nói tên và nêu vai trò của xương đó? 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm lên chỉ tranh nói tên xương khớp.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ bộ xương để nhận biết và nói được một số xương trong cơ thể
- Theo em hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không ?
- Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và của các khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối...
- Giáo viên nhận xét, kết luận giảng cho HS. 
* Hoạt động 2 : Thảo luận về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương.
- Yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi nhận xét bạn nào ngồi học đúng tư thế, sai tư thế, chỉ ra bạn nào có thể 
cong vẹo cột sống.
- Yêu cầu đại diện nhóm nêu câu trả lời.
- Học sinh hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, sách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo
- GV treo tranh giải thích và kết luận nguyên nhân bị cong vẹo cột sống và nhắc nhở HS cần chú ý để phòng tránh.
3. Củng cố- dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu tên một số xương, khớp xương của cơ thể?
- Nhắc nhở HS ngồi học, đi, đứng đúng tư thế để khỏi bị cong vẹo cột sống.
- HS trả lời. 
- HS bổ sung.
- Học sinh tự sờ nắn trên cơ thể mình để nhận ra phần xương cứng bên trong, chỉ vị trí nói tên vai trò một số xương chính.
- HS làm việc cặp đôi.
- Quan sát hình vẽ nói tên xương, khớp xương.
- HS nhận xét bổ sung. 
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát hình 2 SGK thảo luận theo nhóm.
- Một số nhóm phát biểu ý kiến,nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
______________________________________________________
Chiều Toán (tăng)
 ÔN LUYỆN: SỐ HẠNG - TỔNG
I. Mục tiêu :
 - Ôn tập củng cố cho học sinh về phép cộng(không nhớ) đã học. - Luyện làm các bài tập củng cố các kiến thức đã học về số hạng, tổng.
, phép trừ 
 - Học sinh tính toán tốt, so sánh nhanh.
 - Giáo dục học sinh ý thức yêu thích học toán.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ
Tiết 2 - tuần 1 LTT
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1/ Kiểm tra bài cũ : Đọc các số sau: 26 ; 34. 2 HS lên viết bảng
 Chữa bài
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số hạng
14
31
44
3
68
Số hạng
2
7
25
52
0
Tổng
- Gv yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài. Hỏi để củng cố cách tìm tổng.
 Bài 2: Viết phép cộng rồi tính tổng, biết:
a. Các số hạng là 25 và 43
b. Các số hạng là 72 và 11
c. Các số hạng là 40 và 37
d. Các số hạng là 5 và 11
- Gv giúp đỡ HS 
 Bài 3:Trong một khu vườn có 20 cây cam và 35 cây quýt. Hỏi trong khu vườn đó có bao nhiêu cây cam và quýt?
- Xác định yêu cầu của bài?
- Trình bày tóm tắt, bài giải 
- Gv nx bài
 Bài 4: Số? 15 + = 15 + 24 = 24
- GV hỏi để củng cố kiến thức một số cộng với 0
3. Củng cố, dặn dò: 
Nêu các thành phần của phép tính sau: 76 + 13 = 89
HS tự làm rồi chữa bài
HS tự làm rồi chữa bài
HS nhận xét
HS nêu yc
HS làm vở, chữa bài
HS nhận xét
HS tự làm rồi chữa bài
HS nhận xét
Tiếng Việt (tăng)
LUYỆN ĐỌC: MÍT LÀM THƠ
I. Mục tiêu: 
- HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các tiếng, từ khó. Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. 
- Hiểu nghĩa các từ mới: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu,.... 
- Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện. Bước đầu làm quen với các vần thơ.
- Giáo dục HS biết cách sử dụng từ ngữ.
II.Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc bài “Phần thưởng” và trả lời câu hỏi:
+ Qua câu chuyện, em học tập được điều gì từ bạn Na? 
- Nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Luyện đọc
a. GV đọc mẫu
b. Đọc nối tiếp
- Hướng dẫn đọc các từ khó.
- Đọc nối tiếp lần 2
- Hướng dẫn HS cách ngắt giọng ở một số câu dài trong bài.
c. Đọc từng đoạn:
+ Bài chia làm mấy đoạn? Nêu từng đoạn?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn
- Nhận xét 
d. Đọc trong nhóm
e. Thi đọc. Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Đọc đồng thanh toàn bài.
2.3. Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu đọc đoạn 1 và trả lời: 
+ Vì sao cậu bé có tên là Mít?
- Yêu cầu đọc đoạn 2 và trả lời: Dạo này, Mít có gì thay đổi?
+ Ai dạy Mít làm thơ?
+ Trước hết, thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít điều gì?
+ Hai từ ( hoặc tiếng) ntn được coi là vần với nhau?
+ Mít gieo vần thế nào?
+ Vì sao gieo vần như thế rất buồn cười?
+ Hãy tìm một tiếng cùng vần với tên em. Ví dụ: Loan - ngoan.
+ Em thấy nhân vật Mít thế nào?
2.4. Luyện đọc lại:
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.
3. Củng cố, dặn dò
- Khi sử dụng từ ngữ, em cần lưu ý điều gì?
- Dặn Hs chuẩn bị tiết học sau 
- 2 HS đọc và trả lời :
- Biết quan tâm, giúp đỡ người khác.
- Ghi tên bài
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu 
- Tìm từ khó và luyện đọc: làm thơ, nổi tiếng, đi đi lại lại,....
- Đọc nối tiếp lần 2
- Luyện đọc câu dài
- 3 đoạn:
+ Đoạn 1: 2 câu đầu.
+ Đoạn 2: Từ tiếp theo.....có nghĩa chứ.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- 3 HS nối tiếp đọc.
- Cặp đôi luyện đọc.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- HS đọc đồng thanh.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- ..vì cậu chẳng biết gì
- ham học hỏi
- Thi sĩ Hoa Giấy.
- Dạy cho Mít hiểu thế nào là vần thơ.
- Giống nhau ở phần vần.
- Bé – phé.
- Vì tiếng phé không có nghĩa gì cả.
- Tự tìm rồi nêu
- Đó là một nhân vật rất ngộ nghĩnh,...
- Thi đọc phân vai
- Dùng từ phải có nghĩa.
________________________________________________
Tiếng Việt(t)
LUYỆN: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP. DẤU CHẤM HỎI
I. Mục tiêu:
- Củng cố, mở rộng vốn từ liên quan đến học tập.
- Rèn kỹ năng đặt câu với từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới, làm quen với câu hỏi, dấu chấm hỏi.
- Bồi dưỡng cho HS thói quen nói, viết thành câu.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi từ ở bài 1.
III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ: - Tìm từ chỉ hoạt động của học sinh?
 - Đặt câu với từ em vừa tìm được?
B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1: Xếp các từ sau theo hai nhóm: nhóm có từ “ học’’ và nhóm có từ “tập’’
Học hành, học tập, học sinh, học hỏi, tập đọc, tập làm văn, học lỏm, tập viết, học phí, tập thể dục, học mót, luyện tập, bài tập, ham học, học kì, năm học.
- GV tổ chức cho HS làm bảng nhóm
- Nhận xét, chốt các từ đúng ở mỗi nhóm.
-*Giải nghĩa một số từ mới 
-Cho tìm thêm từ ở mỗi nhóm.
VD: học đòi, học sinh,....
 Tập vẽ, tập hát, .....
Bài 2: Đặt 2 câu với 2 từ (2nhóm) ở bài 1:
- GV tổ chức cho HS tự chọn từ và nêu câu của mình, sửa câu cho HS.
- Chốt: Nói viết cần thành câu. Viết câu cần viết hoa chữ cái đầu, có dấu chấm cuối câu.
Bài 3: Sắp xếp các từ trong mỗi câu sau để tạo thành câu mới:
- GV hướng dẫn tách từ, xếp câu mới không thêm bớt từ so với câu mẫu.
- Chữa bài, Chốt: Câu do từ tạo thành. Nếu đổi trật tự từ trong câu có thể tạo câu có nghĩa mới (câu1) hoặc nghĩa câu mới cũng có thể không đổi so với câu cũ.(câu 2)
Bài 4: Treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu.
- GV giúp HS xác định nội dung, tác dụng mỗi câu từ đó chọn dấu câu phù hợp mục đích của câu.
- Tổ chức cho HS đặt câu hỏi, ghi bảng con.
- Chữa bài, chốt: Cuối câu hỏi đặt dấu chấm hỏi.
- Hs đọc yêu cầu
-2HS chọn các từ ở mỗi nhóm:
+ học hành, học tập, học hỏi, học lỏm, học phí, học mót, ham học, học kì, năm học
+ tập đọc, học tập, tập làm văn, tập viết, tập thể dục, luyện tập, bài tập, 
- HS xác định yêu cầu, làm miệng.
- 2 HS lên bảng làm, nhận xét.
 + Lan rất chăm chỉ học tập.
 + Chúng em đang tập làm văn .
- Một số HS năng khiếu sắp xếp câu thành đoạn văn:
 Bạn Lan lớp em vừa học giỏi lại vừa 
ham học; ham đọc sách. Trong các giờ tập đọc cũng như các giờ tập làm văn bạn luôn tỏ ra chăm chỉ luyện tập. Cuổi học kì vừa qua bạn đạt học sinh giỏi của trường.
 - HS nêu yêu cầu của BT.
+ Em rất yêu cô giáo.
+ Lan là học sinh giỏi nhất lớp 2A.
- HS tách từ trong mỗi câu.
- Ghi câu xếp được vào bảng con (2nhóm)
- Cô giáo rất yêu em.
- Em rất yêu cô giáo.
- Học sinh giỏi nhất lớp2A là Lan.
*Lan là HS giỏi nhất lớp 2A.
 Lan là HS lớp 2A giỏi nhất.
Giỏi nhất lớp 2A là HS Lan.
- HS đọc yêu cầu: Đặt dấu gì vào cuối mỗi câu sau, đọc câu mẫu.
- Đưa ra dấu câu lựa chọn, nhận xét.
- Đọc lại từng câu hỏi trong bài.
+ Em học ở trờng nào?
+ Em thích nhất môn học nào?
+ Ngoài giờ học, em thường làm những việc gì giúp đỡ cha mẹ?
_________________________________________________
Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2019
Sáng Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG ( Tr. 10)
I.Mục tiêu
- Củng cố về đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100: Biết viết số liền trước, 
số liền sau của một số; Thực hiện phép tính cộng, trừ không nhớ các số có 2 chữ số.
- Có kĩ năng tư duy nhanh, trình bày bài toán có lời văn đúng theo kết cấu.
- GDHS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ; bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS làm bảng lớp; Lớp làm vào bảng con
Nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ
- Nhận xét.
2. Bài mới. 
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
- GV chốt bài giải đúng 
- Yêu cầu HS lần lượt đọc các số trên
Củng cố cách viết số.
Bài 2: (Treo BP) Yêu cầu HS đọc bài và tự làm bài vào vở 
- 2 HS lên bảng làm bài
- GV chốt bài giải đúng 
*KK HS : HS làm thêm phần e, g
HS: Nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số?
Củng cố cách tìm số liền trước, liền sau.
*Số 0 có số liền trước không ?
GV chốt: Số 0 là số bé nhất trong các số đã học, số 0 là số duy nhất không có số liền trước
Bài 3: ( cột 1, 2) Đặt tính rồi tính
a) 32 + 43 87 - 35 21 +57 
b) 96 - 42 44 +34 53 - 10 
- Khi đặt tính ta cần chú ý điều gì?
Củng cố các bước thực hiện: Tính từ phải sang trái
Bài 4:
GV cho HS đọc thầm, 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt bài toán
* HS: Nêu các bước giải bài toán có lời văn rồi giải và trình bày bài giải
- Chữa bài.
Củng cố 3 bước giải của bài toán có lời văn
2 HS lên bảng tính: 72 - 30 
 89 - 23 
- 2 HS
- HS đọc đề 
- HS làm bài
a) 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50.
b) 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74.
c) 10,20, 30, 40. 
- Đọc các số theo yêu cầu
- HS làm bài 
a) Số liền sau của 59 là 60
b) Số liền sau của 99 là 100
c) Số liền trước của 89 là 88
d) Số liền trước của 1 là 0
- HS trả lời.
- Số 0 không có số liền trước
- HS làm bài vào bảng con
- 2 HS lên bảng làm bài 
- Nhận xét bài làm của bạn
- Đặt các số thẳng hàng với nhau: hàng chục thẳng với hàng chục, hàng đơn vị thẳng với hàng đơn vị.
- HS làm vào vở 
- Lớp 2A có 21 HS, lớp 2B có 18 HS
- Cả hai lớp có tất cả bao nhiêu HS?
- HS tóm tắt
 Bài giải
Số HS đang tập hát của cả 2 lớp là:
 18 + 21 =39 (học sinh)
 Đáp số: 39 học sinh
3. Củng cố - dặn dò.
- Nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số bất kì?
- Nhắc HS ôn lại cách cộng trừ các số có hai chữ số. Cách giải bài toán có lời văn. Chuẩn bị cho tiết học sau: LTC.
_______________________________________________
Chiều Tập viết
Chữ hoa: Ă, Â
I. Mục tiêu
- HS biết viết đúng 2 chữ Ă, Â (1 dòng vừa, 1 dòng nhỏ ) và biết viết từ ứng dụng:Ăn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ )
- Viết đúng , viết đẹp cụm từ : " Ăn chậm nhai kĩ "(viết 3 lần)
- Rèn tính cẩn thận, viết chữ đẹp
II.Chuẩn bị
- Chữ mẫu trong khung chữ
- Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ li
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết chữ hoa A.
- GV nhận xét.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn viết:
a.Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ 
- GV treo chữ mẫu : Ă, Â
ǯǯǯǯǯǯǯǯ
ǯǯǯǯǯǯǯǯ
+ Chữ hoa Ă, Â có điểm gì khác và giống chữ A ?
+ Các dấu phụ trông như thế nào?
- GV viết mẫu lên bảng và hướng dẫn cách viết.
- HS luyện viết bảng con. 
b.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- GV treo bảng phụ cụm từ : Ăn chậm nhai kĩ gọi HS đọc. 
 Ăn chậm nhai kĩ 
+ Cụm từ Ăn chậm nhai kĩ khuyên em điều gì?
- Cho HS nhận xét độ cao của các chữ cái và khoảng cách giữa chúng.
- GV viết mẫu chữ Ăn
c. Hướng dẫn viết vào vở bài tập viết
- GV cho HS viết từng dòng:
+ 2 dòng chữ : Ă
+ 2 dòng chữ " Ăn "
+ 2 dòng " Ăn chậm nhai kĩ "
- Nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Hôm nay chúng ta đã được tập viết chữ hoa gì ?
- Dặn Hs chuẩn bị tiết sau chữ: B
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con. 
- HS quan sát

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_2_nam_hoc_2019_2020_dang_thi_thu.doc