Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trịnh Phương Huyền

I. Mục tiêu:

 HS hiểu các biểu hiện cụ thể của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

-Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng,

-Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ,

 Giáo dục kỹ năng sống:

-Kỹ năng quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

-Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

-Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập không đúng giờ.

II. Đồ dùng dạy-học: VBT đạo đức

III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ? HS trả lời, GV nhận xét

2. Bài mới:

 

doc42 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trịnh Phương Huyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kĩ năng nói:
+ Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu truyện Phần thưởng.
+ Biết kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Rèn kỹ năng nghe:
+ Có khả năng tập chung nghe bạn kể chuyện.
+ Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
Đồ dùng dạy-học:
Giáo viên: 4 tranh minh họa trong SGK.
Học sinh: SGK
Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 3 HS tiếp nối nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim.GV nhận xét.
Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài:Ghi bảng.
Hướng dẫn kễ chuyện:
*Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
Đọc yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn HS kể chuyện trong nhóm (nhóm 3)
Kể chuyện trước lớp: Mời 2,3 nhóm kể và hướng dẫn HS cả lớp nhận xét: Về nội dung(ý, trình tự), cách diễn đạt(từ, câu, sáng tạo), cách thể hiện (kể tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng kể)
GV nêu câu hỏi gợi ý:
+Na là một cô bé như thế nào?
+Trong tranh 1, Na đang làm gì?
+Kể các việc làm tốt của Na với các bạn khác
+Na băn khoăn điều gì?
+Tranh 2 các bạn đang bàn tán điều gì?
+Cô giáo khen các bạn như thế nào?
+Khi Na được nhận thưởng, Na, các bạn và mẹ vui mừng như thế nào?
*Kể toàn bộ câu chuyện.
- Chỉ định 2,3 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp và GV nhận xét
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét, tuyên dương.
Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
-HS quan sát từng tranh trong SGK, đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi tranh.
-HS nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện.
-2,3 nhóm kể trước lớp.
-HS nhận xét
-Tốt bụng
-Na đưa cho Minh nửa cục tẩy
-Na gọt bút chì cho Lan, hay trực nhật giúp bạn khác
-Học chưa giỏi
-Các bạn đang bàn nhau đề nghị cô giáo tặng riêng cho Na một phần quà vì lòng tốt của bạn ấy.
-Khen sáng kiến các bạn rất hay
- Na vui mừng: đến mức tưởng nghe nhầm, đỏ bừng mặt.
 Các bạn vui mừng: vỗ tay hoan hô.
 Mẹ vui mừng: khóc đỏ hoe cả mắt.
-HS kể toàn bộ câu chuyện
-Lớp nhận xét
-Lớp theo dõi và nhận xét.
Thứ, ngày.thángnăm 2018
Tự nhiên và xã hội
BỘ XƯƠNG
Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể;
Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư theesw và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh vẽ bộ xương.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp học :
Kiểm tra bài cũ : Các cơ quan vận động của cơ thể gồm có ? 2,3HS trả lời. GV nhận xét
Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
1.Giới thiệu bài: Ghi bảng tên bài học
2. Nội dung:
*Hoạt động 1:Quan sát hình vẽ bộ xương
Bước 1: Làm việc theo cặp.
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương trong SGK, chỉ và nói tên một số xương và khớp xương.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
GV treo tranh vẽ bộ xương lên bảng
Mời 2 HS lên bảng. một HS vừa chỉ vào tranh vẽ vừa nói tên xương, khớp xương.HS kia gắn các phiếu rời ghi tên xương hoặc khớp xương tương ứng vào tranh vẽ.
HS thảo luận các câu hỏi:
+Theo em hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không?
+Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và của các khớp xương như: bả vai, khuỷu tay, đầu gối
-Kết luận.
*Hoạt động 2: Thảo luận về cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương:
Bước 1: Hoạt động theo cặp
HS quan sát hình 2,3, đọc và trả lời câu hỏi.
GV theo dõi, nhận xét
Bước 2: Hoạt động cả lớp
GV và HS cùng thảo luận các câu hỏi:
+Tại sao hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế?
+Tại sao các em không nên mang vác vật nặng?
+Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt?
-Kết luận.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài học:Kể tên một số xương hoặc khớp xương và nêu vai trò của nó?
 - GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Hệ cơ.
-2,3 HS nhắc lại tên bài
- HS thực hiện yêu cầu
-2 HS lên bảng
-Kích thước lớn nhỏ khác nhau.
-Bảo vệ não, tim, phổi và nâng đỡ cơ thể.
- đầu, mình, chân, tay cử động.
-HS quan sát và trả lời
-Để tránh cong, vẹo cột sống
-Đi, đứng, ngồi đúng tư thế
Thứ, ngày.thángnăm 2018
Đạo đức
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ
(Tiết 2)
Mục tiêu: 
HS hiểu các biểu hiện cụ thể của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
-Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng,
-Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ,
Giáo dục kỹ năng sống:
-Kỹ năng quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
-Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
-Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập không đúng giờ. 
Đồ dùng dạy-học: VBT đạo đức
Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: Nêu một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ? HS trả lời, GV nhận xét
Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
1.Nội dung:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:
GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến, thái độ về các ý kiến bằng cách giơ tay: giơ hai tay nếu tán thành, một tay nếu lưỡng lự không biết, không giơ tay nếu không tán thành.
GV đọc lần lượt từng ý kiến:
a)Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ.
b)Học tập đúng giờ giúp em học mau tiến bộ
c)Cùng một lúc em có thể vừa học, vừa chơi
d)Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe.
-GV kết luận: Học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe và việc học tập của bản thân em.
*Hoạt động 2: Hành động cần làm
Nhóm 1: HS tự ghi lại lợi ích khi học tập đúng giờ.
Nhóm 2: HS tự ghi lại lợi ích khi sinh hoạt đúng giờ. 
- HS thaûo luaän nhoùm
- Ñaïi dieän caùc nhoùm lªn tr×nh bµy.
-GV kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy, học tập sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (nhóm 2)
-HS trong nhãm trao ®æi vÒ thêi gian biÓu cña m×nh ®· hîp lý ch­a, ®· thùc hiÖn nh­ thÕ nµo? Cã ®ñ thêi gian lµm c¸c viÖc ®· ®Ò ra ch­a?
-GV kết luận: Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em làm việc, học tập có kết quả và đảm bảo sức khỏe.
2.Củng cố,dặn dò:
- Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khỏe, học hành mau tiến bộ.
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài Biết nhận lỗi và sửa lỗi
-2,3 HS nhắc lại tên bài
-HS thảo luận theo nhóm 4
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, tranh luận.
-Đại diện nhóm lên trình bày
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm làm việc
-1 số HS trình bày thời gian biểu của mình trước lớp
-HS theo dõi
Thứ, ngày.thángnăm 2018
Tập đọc
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
Mục tiêu:
Đọc đúng và rõ ràng toàn bài; Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Nắm được ý của bài: mọi người, mọi vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui.
 Đồ dùng dạy-học:
Giáo viên: SGV
Học sinh:SGK
Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Ổn định lớp học:
Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS, mỗi HS đọc 1 đoạn bài Phần thưởng và trả lời câu hỏi về nội dung bài. GV nhận xét, chấm điểm.
Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
1.Giới thiệu bài: Ghi bảng tên đầu bài
2.Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn HS luyện đọc từng câu.
Hướng dẫn HS đọc từ khó: quanh, quét và các từ mới: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
Theo dõi, hướng dẫn đọc, sửa sai cho HS.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
GV chia bài thành 2 đoạn.
Đoạn 1: từ đầu đến ngày xuân thêm tưng bừng.
Đoạn 2: phần còn lại.
Hướng dẫn HS đọc, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ .
Giải thích từ: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
- Luyện đọc trong nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Nhận xét cách đọc.
3.Tìm hiểu bài:
-Hướng dẫn HS đọc thầm, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc:
Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?
Yêu cầu HS kể thêm những vật. con vật có ích mà em biết.
Em thấy ba mẹ và những người em biết làm việc gì?
Bé làm những việc gì?
Hằng ngày, em làm những việc gì?
Em có đồng ý với Bé là làm việc rất vui không?
- Yêu cầu HS nối tiếp đặt câu với từ rực rỡ, tưng bừng .GV nhận xét
4.Luyện đọc lại:
-HS thi đọc lại bài, chú ý đọc bài với giọng vui, hào hứng.
5.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài mới. 
-2,3 HS nhắc lại.
-Đọc nối tiếp từng câu
-Đọc từng từ
-Nối tiếp nhau đọc đoạn
-Đọc trong sách
-Các nhóm luyện đọc
-Đọc thi giữa các nhóm.
-Đọc đồng thanh.
-Cái đồng hồ báo giờ; cành đào làm đẹp mùa xuân. Gà trống đánh thức mọi người; tu hú báo mùa vải chín; chim bắt sâu bảo vệ mùa màng.
-HS trả lời
-Ba làm ruộng, mẹ bán hàng, bác thợ xây xây nhà.
-Bé làm bài, đi học, nhặt rau, quét nhà, chơi với em.
-Em học bài, làm bài, quét nhà, phơi quần áo
-HS trao đổi ý kiến với nhau
Thứ, ngày.thángnăm 2018
Toán
LUYỆN TẬP 
Mục tiêu: HS củng cố về:
Phép trừ (không nhớ): Tính nhẩm và tính viết (đặt tính rồi tính); tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
Giải bài toán có lời văn.
Đồ dùng dạy-học: SGK, bảng con, VBT.
Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Ổn định lớp học:
Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 HS lên bảng làm bài 2 SGK trang 9 (mỗi bạn làm 2 câu)
GV nhận xét
Dạy bài mới:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài tập 1:
- Yêu cầu cả lớp đọc đề và làm vào bảng con.
-GV sửa bài. Cho HS nêu tên gọi từng phần của phép tính.
2.Bài tập 2: Gv hướng dẫn HS cách tính:
60 - 10 - 30 tính nhẩm là: 6 chục trừ 1 chục bằng 5 chục, 5 chục trừ 3 chục bằng 2 chục.
VËy:60 - 10 - 30 = 20
-Gọi HS lên bảng tính.
-GV cùng cả lớp sửa bài.
3.Bài tập 3:
-GV hỏi HS từng thành phần của phép trừ
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-GV sửa bài.
4.Bài tập 4:
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-Hướng dẫn HS phân tích đề: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
-GV sửa bài:
 Tóm Tắt:
 Có: 9dm
 Cắt đi: 5dm
 Còn lại:.dm?
5.Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài.
- Làm VBT
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
-Làm vào bảng con.
 88 49 64 96 57
-36 -15 -44 -12 -53
 52 34 20 84 04
90-10-20=60
-Số bị trừ, số trừ và hiệu
-HS làm vào vở
 84 77 59 
 - 31 -53 -19
 53 24 40
-HS đọc đề
-Bài toán cho biết có mảnh vải dài 9dm, cắt đi 5dm. hỏi mảnh vải còn lại bao nhiêu đề-xi-mét
Giải
Mảnh vải còn lại dài:
9-5=4 (dm)
 ĐS: 4dm
Thứ, ngày.thángnăm 2018
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi
Mục tiêu:
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ liên quan đến học tập.
Rèn kĩ năng đặt câu: đặt câu với từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới; làm quen với câu hỏi.
Đồ dùng dạy-học:
Giáo viên: SGV
Học sinh: SGK, VBT
Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Ổn định lớp học:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2, 3 HS làm lại BT3 trang 9. GV nhận xét
Dạy bài mới:
Giáo viên
Học sinh
1.Giới thiệu bài: Ghi bảng tên đầu bài
2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu BT1
Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu: tìm các từ ngữ có tiếng học hoặc tiếng tập, tìm được càng nhiều từ càng tốt.
Mời 2HS lên bảng làm.
GV sửa bài.
Bài tập 2:
GV gọi HS đọc đề bài.
Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu: đặt câu với một trong những từ vừa tìm được ở BT1.
VD: Bạn Hoa rất chịu khó học hỏi.
GV hướng dẫn HS cách viết câu: đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.
Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp viết vào VBT.
GV nhận xét bài trên bảng.
Mời vài HS đọc câu của mình.
GV cùng lớp nhận xét.
Bài tập 3:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài: Bài tập này cho sẵn 2 câu. Các em có nhiệm vụ sắp xếp lại các từ trong mỗi câu ấy để tạo thành những câu mới.
-GV nêu 1 số ví dụ
-Cho HS làm miệng
-GV nhận xét
Bài tập 4:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài.
-Yêu cầu HS viết vào VBT
-GV nhận xét
3.Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: Cuối câu hỏi có dấu gì?
-Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau.
-2,3 HS nhắc lại tên bài.
-HS đọc yêu cầu
-2HS lên bảng làm, lớp viết vào VBT
Từ có tiếng học: học hành, học tập, học hỏi, học sinh, học kì,..
Từ có tiếng tập: học tập, tập viết, tập chép, tập đọc, bài tập...
-HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe.
-2HS lên bảng làm, lớp viết vào VBT.
-Lớp nhận xét.
-Vài HS đọc.
-HS đọc đề
-HS lắng nghe
-Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.àThiếu nhi rất yêu bác Hồ.
-Thu là bạn thân nhất của em.àEm là bạn thân nhất của Thu.àBạn thân nhất của Thu là em.
-HS đọc đề.
-Cả lớp làm vào vở.
Tên em là gì ?
Em học lớp mấy?
Tên trường của em là gì?
-Dấu chấm hỏi
Thứ..........., ngày.......tháng.....năm 2018
Mĩ thuật
Thường thức mĩ thuật: XEM TRANH THIẾU NHI
I/ MỤC TIÊU :
- Học sinh làm quen với tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.
- Nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu.
- Hiểu được tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giáo viên: 1 bài bức tranh của thiếu nhi Quốc tế và thiếu nhi Việt Nam.
Học sinh : Vở tập vẽ, chì, màu, tẩy.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
Ổn định lớp:
Kiểm tra đồ dùng HS:
Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài: Ghi bảng tên bài
Hoạt động 1: Xem tranh
-Giáo viên giới thiệu tranh đôi bạn (tranh sáp màu và bút dạ của Phương Liên) và nêu các câu hỏi ngắn nhằm gợi ý cho học sinh quan sát suy nghĩ và tìm câu trả lời:
+ Trong tranh vẽ những gì?
+ Hai bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em hãy kể những màu được sử dụng trong bức tranh.
+ Em có thích những bức tranh này không, vì sao?
- Bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và hệ thống lại nội dung: 
+Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là hai bạn được vẽ ở phần chính giữa tranh. Cảnh vật xung quanh là cây, cỏ, bướm và hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động, hấp dẫn hơn. 
+Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
+ Màu sắc trong tranh có màu đậm, có màu nhạt (như cỏ, cây màu xanh, áo, mũ màu vàng cam...). Tranh của bạn Phương Liên, học sinh lớp 2 trường Tiểu học Nam Thành Công là bức tranh đẹp, vẽ về đề tài học tập.
Hoạt động 2:Nhận xét, đánh giá
GV nhận xét:
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của lớp.
- Khen ngợi một số học sinh có ý kiến phát biểu.
Dặn dò: 
- Gv hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS sưu tầm tranh và tập nhận xét về nội dung, cách vẽ tranh,Quan sát hình dáng, màu sắc lá cây trong thiên nhiên.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu - Vẽ lá cây.
-2,3 Hs nhắc lại
-HS quan sát tranh.
-Vẽ hai bạn 
-Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
-HS trả lời
-Cả lớp lắng nghe
-HS lắng nghe
Thứ, ngày.thángnăm 2018
Chính tả
Nghe viết:LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
Mục tiêu:
Nghe - viết chính xác đoạn cuối bài Làm việc thật là vui.
Củng cố quy tắc viết đúng các chữ g/ gh.
Viết đúng và thuộc lòng bảng chữ cái.
Bước đầu biết sắp xếp tên người theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
Đồ dùng dạy-học:
Giáo viên: SGK
Học sinh:VBT
Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Ổn định lớp học:
Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên viết các từ khó: xoa đầu, ngoài sân, yên lặng. GV nhận xét
Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
1.Giới thiệu bài:Ghi bảng tên bài học
2.Hướng dẫn nghe- viết: 
Hướng dẫn HS chuẩn bị:
GV đọc mẫu 1 lần.
Hướng dẫn HS nắm nội dung:
+Bài chính tả này trích từ bài tập nào?
+Bài chính tả cho biết Bé làm những việc gì?
+Bé thấy làm việc như thế nào?
+Bài chính tả gồm mấy câu?
+Câu nào nhiều dấu phẩy nhất?
Hướng dẫn HS viết các từ khó: quét nhà, nhặt rau, luôn luôn, bận rộn.
Đọc cho HS viết:
GV đọc từng câu ngắn hoặc từng cụm từ; mỗi cụm từ đọc 3 lần.
Theo dõi, uốn nắn.
Hướng dẫn HS tự chữa lỗi.
GV sửa lỗi một vài bài, nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài tập 2
-GV gọi mỗi nhóm 4 HS lên bảng chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” 
- GV phổ biến luật chơi: Tiếp sức.
+ Nhóm 1 tìm vần bắt đầu bằng g.
+ Nhóm 2 tìm vần bắt đầu bằng gh.
 - Nhận xét chốt ý đúng
-GV ghi qui tắc viết chính tả với g và gh lên bảng:
+g đi với a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư
+gh đi với i, e, ê
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS đọc lại thứ tự bảng chữ cái cho HS dễ nhớ.
- GV đưa ra một số tên, yêu cầu HS quan sát, suy nghĩ và tự xếp lại tên đó theo đúng thứ tự bảng chữ cái:
VD: Khánh, Dũng, Sĩ, An, Vân.
- GV sửa bài và yêu cầu HS tự chọn tên 5 bạn trong lớp và làm vào vở. GV nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò:
-Nêu lại qui tắc viết chính tả g/gh
-Nhận xét tiết học, tuyên dương.
-Chuẩn bị bài sau
-2,3 HS nhắc lại tên bài
-3,4 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm.
-Bài Làm việc thật là vui.
-Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
-Làm việc rất vui.
-Gồm 3 câu.
-Câu thứ 2.
-HS luyện viết trên bảng con.
-HS viết vào vở.
-HS tự sửa lỗi.
-2 đội cử đại diện lên chơi, lớp cổ vũ và nhận xét.
+ g: gà, gan, gò, gõ, gô, gỡ, gù, gụ, gừ, gắn, gân,
+ gh: ghi, ghế, ghe, ghé,
-HS nhìn bảng đọc lại.
- HS đọc đề.
- 2 HS đọc lại bảng chữ cái.
- 1 HS lên bảng xếp lại tên: 
Thứ tự đúng: An, Dũng, Khánh, Sĩ, Vân.
- HS làm vở.
-HS nhắc lại qui tắc.
Thứ, ngày..thángnăm 2018
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
Đọc, viết các số có hai chữ số; số tròn chục; số liền trước và số liền sau của một số.
Thực hiện phép cộng, phép trừ (không nhớ) và giải bài toán có lời văn.
Đồ dùng dạy-học:
Giáo viên: SGK
Học sinh:SGK, bảng con, VBT.
Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Ổn định lớp học:
Kiểm tra bài cũ:
2 HS lên bảng làm bài 3 SGK trang 10
Lớp nhận xét. GV nhận xét.
Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Bài 1: 
-Hướng dẫn HS viết các số thứ tự theo yêu cầu
-GV nhận xét
 a) 40; 41; 42; 43; 44; 45; 46; 47; 48; 49; 50.
b) 68; 69; 70; 71; 72; 73 ;74.
c) 10; 20; 30; 40.
Bài 2: Cho HS lần lượt viết số liền trước, số liền sau của số cho trước vào bảng con.
-GV theo dõi, nhận xét.
Bài 3: 
-Yêu cầu HS lần lượt đặt tính rồi tính vào bảng con.
-Gọi vài HS lên bảng làm bài.
-Gv quan sát, sửa bài
Lưu ý: Cho HS nêu tên gọi từng phần của phép tính.
Bài 4: 
-Yêu cầu HS đọc đề.
-GV hướng dẫn HS phân tích đề và cách làm: +Bài toán cho biết gì? 
+Bài toán hỏi gì?
+Muốn biết cả hai lớp có bao nhiêu HS ta thực hiện phép tính gì?
-Yêu cầu Hs làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
-GV nhận xét, sửa bài
 Giải
Số học sinh đang tập hát là:
 18+21=39(học sinh)
Đáp số: 39 học sinh
5.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài Luyện tập chung.
-HS làm vào VBT 
-HS viết vào bảng con
-HS đặt tính vào bảng con
 32 87 
+43 -35 
 75 52
32 và 43 là số hạng; 75 là tổng của phép cộng 32+43
87 là số bị trừ; 35 là số trừ; 52 là hiệu của phép trừ 87-35.
-HS đọc đề bài
-Bài toán cho biết lớp 2A có 18HS đang tập hát, lớp 2B có 21HS đang tập hát.
- Hỏi cả hai lớp có tất cả bao nhiêu HS đang tập hát?
-Phép cộng
-HS làm vào vở.
Thứ, ngày.thángnăm 2018
Tập viết
CHỮ HOA Ă, Â
Mục tiêu:
Biết viết chữ cái Ă, Â viết theo cỡ vừa và nhỏ.
Biết viết ứng dụng câu Ăn chậm nhai kĩ theo cở nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
Đồ dùng dạy-học:
Giáo viên: Mẫu chữ cái Ă, Â
Học sinh: vở Tập viết, bảng con,...
Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Ổn định lớp học:
Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra vở tập viết của HS
HS viết vào bảng con chữ A, Anh.
Nhắc lại câu ứng dụng đã tập viết ở bài trước (Anh em thuận hòa)
GV nhận xét
Dạy bài mới
Giáo viên
Học sinh
1.Giới thiệu bài: Ghi bảng tên đầu bài.
2.Hướng dẫn viết chữ hoa: 
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
Chữ hoa Ă, Â có điểm gì giống và khác chữ A?
Các dấu phụ này trong như thế nào?
+Dấu phụ trên chữ Ă: là một nét cong dưới, nằm chính giữa đỉnh chữ A.
+Dấu phụ trên chữ Â: gồm 2 nét thẳng xiên nối nhau, trông như một chiếc nón úp xuống chính giữa chữ A, gọi là dấu mũ.
Viết các chữ Ă, Â trên bảng, nhắc lại cách viết.
Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
3.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: 
GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Ăn chậm nhai kĩ.
-Hướng dẫn HS giải nghĩa:Khuyên ăn chậm, nhai kĩ để dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
+ Những chữ nào cao 2,5 li?
+ Những chữ nào cao 1 li?
 +Dấu thanh đặt ở vị trí nào trên các chữ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu?
+ Trong cụm từ trên chữ nào được viết hoa?
- Gv viết mẫu: 
Ăn
Ăn chậm nhai kĩ
Hướng dẫn HS viết chữ Ăn vào bảng con.
- GV nhận xét, uốn nắn, sửa sai.
4.Hướng dẫn HS viết vào vở TV
-GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS viết vào vở
-Theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS.
-Chấm 5-7 bài viết của HS
-Nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
-Nhắc HS hoàn thành nốt bài tập.
-HS nhắc lại tên bài
-Viết như chữ A, nhưng có thêm dấu phụ
-HS quan sát
-HS viết trên bảng con
-HS theo dõi
-Chữ Ă, h, k cao 2,5

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_2_nam_hoc_2018_2019_trinh_phuong.doc