Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy
I. Mục tiêu:
- đọc đúng các từ ngữ: nảy lộc, tựu trường, bếp lửa, rước.; kĩ năng đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông.; Trả lời được CH1, 2, 4 trong SGK;
- HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.; Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- GDHS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ bài Tập đọc - GTB. Bảng phụ viết câu khó đọc – HĐ1.
III. Các hoạt động dạy - học:
hép cộng chuyển được thành phép nhân? Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Hình thành phép nhân từ phép cộng - Gọi HS đọc yêu cầu và bài mẫu. - Vì sao từ phép tính 4 + 4 = 8 ta lại chuyển được thành phép nhân 4 x 2 = 8 ? - Yêu cầu hs suy nghĩ và làm tiếp các phần còn lại. => Củng cố cách chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS viết phép nhân theo mẫu. - Nhận xét bài, chữa. Ví dụ: a, 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 4 x 5 = 20 => Củng cố cách viết phép nhân từ tổng các số hạng bằng nhau. 3. Củng cố - dặn dò: - Khi nào thì phép cộng chuyển được thành phép nhân? - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Thừa số- Tích. - 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bảng con. - Nhận xét, đánh giá. - Có 2 chấm tròn. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Vài HS nhắc lại. - Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta tính nhẩm tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 (chấm tròn). - HS lắng nghe. - Nối tiếp đọc. - Tổng của 5 số hạng. - Các số hạng trong tổng này bằng nhau và bằng 2. - HS đọc, viết phép nhân : 2 x 5= 10 - HS nêu: Tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân. - HS xác định yêu cầu BT. - Vì 4 được lấy 2 lần tức là: 4 + 4 = 8 và chuyển thành phép nhân sau: 4 x 2 = 8 - HS đọc phép nhân. - 2 HS đọc yêu cầu. - HS nghe GV hướng dẫn mẫu. - HS viết phép nhân vào vở. - 2 em lên bảng làm. - Nhận xét, trao đổi cách làm. -... khi các số hạng đó đều bằng nhau. - HS lắng nghe. _______________________________________________________ Kể chuyện CHUYỆN BỐN MÙA I. Mục tiêu - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được đoạn 1, biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện. - RÌn kÜ n¨ng kÓ chuyÖn. - Thích thú, kể chuyện. II. Chuẩn bị Tranh SGK III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: kể lại 1 câu chuyện mà em thích. 2. Bài mới. a) Hướng dẫn H/S kể chuyện. - Kể 1 đoạn theo tranh. - T. giúp H/S quan sát 4 tranh. - Đọc lời bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh. - Yêu cầu H/S nhận ra từng nàng tiên trong y phục và cảnh làm nền trong từng tranh. - T. nhận xét: Khuyến khích H/S kể theo ngôn ngữ của mình. b) Kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện. - H/S kể T. nhận xét bổ sung. c) Dựng lại câu chuyện theo các vai.( nếu còn thời gian). - T. chia nhóm. - 6 H/S dựng lại câu chuyện. Mỗi nhân vật nói lời của mình. - T. nhận xét. 3. Củng cố: - Gäi HS kÓ tèt nhÊt lªn kÓ. - C©u chuyÖn nµy muèn khuyªn chóng ta ®iÒu g× ? - VÒ kÓ l¹i c©u chuyÖn nµy cho ngêi th©n nghe - H/S đọc yêu cầu 1. - H/S nói, nhận xét. - 2, 3 H/S kể lại từng đọan trước lớp. - Nhận xét: Nội dung, diễn đạt. - Kể trong nhóm 2, 3 H/S kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện. - H/S tự nhận vai trong nhóm. - Từng nhóm kể. - Nhận xét: so sánh các nhóm. Cách nhập vai, diễn đạt. _______________________________________________________ Thứ tư ngày 15 tháng 1 năm 2020 Tập đọc THƯ TRUNG THU I. Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí. - Hiểu ND bài: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi VN. (trả lời được các câu hỏi và học thuộc đoạn thơ trong bài) - GDHS lòng kính yêu Bác Hồ, làm theo lời Bác. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Tự nhận thức. Xác định giá trị bản thân. Lắng nghe tích cực. - GDQP và an ninh: GDHS tình yêu quê hương, yêu hòa bình II. Chuẩn bị - Bảng phụ viết câu khó đọc (HĐ1) III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài Chuyện bốn mùa và trả lời câu hỏi về nội dung bài. + Em thích đoạn văn nào nhất? Vì sao? - GV - HS nhận xét chung. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: Dẫn dắt từ bài cũ. 2. Nội dung HĐ1. HD luyện đọc: Bước 1: Đọc mẫu, tóm tắt nội dung. Bước 2 : HD luyện đọc + giải nghĩa từ. Đọc từng câu - Luyện đọc từ khó: nằm, lắm, trả lời, làm việc, trung thu, kháng chiến. - Kết hợp giảng từ khó: nhi đồng, Trung thu. Đọc từng đoạn trước lớp (BP) - HD HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - Luyện đọc câu khó: Ai yêu/ các nhi đồng/ Bằng/ Bác Hồ Chí Minh?// ..... Để/ giữ gìn hòa bình.// - Lưu ý: Đọc ngắt nhịp ở cuối mỗi dòng thơ. Đọc từng đoạn trong nhóm. - GV - HS nhận xét Thi đọc giữa các nhóm - GV theo dõi giúp đỡ HS Đọc đồng thanh TK: Tuyên dương những em đọc hay HĐ2. HD tìm hiểu bài: + Mỗi Tết Trung Thu, Bác Hồ nhớ ai? + Câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi? - Các cháu thiếu niên nhi đồng là những người ntn? - Bác khuyên các em điều gì? - Bài văn nói lên điều gì? + Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi, vậy còn tình cảm của thiếu nhi đối và BH ra sao? + Các em thể hiện tình yêu quý của mình đối với Bác bằng việc làm, hành động cụ thể nào? Liên hệ: Các em đã làm được những việc gì? Chưa làm được điều gì? Muốn làm được các em phải như thế nào? - GDQP và an ninh: GV kể chuyện về hình ảnh Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi trong dịp tết Trung Thu. HĐ3. Luyện đọc lại: - Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. - Lưu ý: Giọng toàn bài vui, ấm áp, đầy tình yêu thương. - 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. - Lớp nhận xét, đánh giá. - HS nêu ý kiến - HS nghe. - HS theo dõi và đọc thầm theo - HS đọc nối tiếp câu (2 lần) - HS luyện phát âm cá nhân, ĐT. - HS đặt câu để phân biệt hai từ: nắm, lắm. - Nêu cách ngắt nhịp thơ. - HS luyện đọc ngắt nhịp đoạn thơ. - Tiếp tục nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Tiếp nối vòng tròn. - 4HS luyện đọc trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm: CN, ĐT. - Lớp đồng thanh. - HS đọc thầm bài - Bác nhớ tới các cháu thiếu niên, nhi đồng. - Câu: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. - Bác thấy các cháu đều ngoan ngoãn, xinh xắn - Bác khuyên các cháu cố gắng học hành chăm chỉ làm các công việc vừa sức để tham gia kháng chiến, giữ gìn hoà bình, xứng đáng là cháu ngoan của Bác. - Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi VN . - Thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ. - Ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập./ Thực hiện tốt theo năm điều Bác dạy./ - HS liên hệ. - 4, 5 HS thi đọc toàn bài. - Lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn bạn đọc tốt nhất. C. Củng cố, dặn dò: + Em hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng? - GV nhận xét, đánh giá giờ học. ____________________________________________ Toán THỪA SỐ - TÍCH I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thừa số, tích. Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. Biết cách tính kq của phép nhân dựa vào phép cộng - Rèn kĩ năng tính toán nhanh, chính xác. - Tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ bài 3. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Viết các phép cộng sau thành phép nhân: 3 + 3 + 3 + 3 +3 +3 = 5 + 5 + 5 + 5 = 12 + 12 +12 + 12 + 12 = - GV nhận xét chung. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung. HĐ1: Hướng dẫn HS nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân: - Viết 3 x 6 = 18 - GV nhắc lại và viết tên gọi của các số trong phép tính (tương ứng với từng số). 3 x 6 = 18 Thừa số Thừa số Tích + Thừa số là gì của phép nhân? + Tích là gì của phép nhân? + 3 nhân 6 bằng bao nhiêu? - GV nêu: 18 gọi là tích, 2 x 5 cũng gọi là tích. + Nêu tích của phép nhân 3 x 6 = 18? + Lấy các ví dụ khác ( 4 x 5 = 20, 3 x 7 = 21 ...) và cho HS nêu tên gọi các số trong phép nhân? => Nhận biết tên gọi các thành phần trong phép nhân. HĐ2. Thực hành: Bài 1(b,c): - Hướng dẫn HS chuyển tổng thành tích: VD: Viết 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + Tổng trên có mấy SH? Mỗi SH bằng bao nhiêu? + Vậy 3 được lấy mấy lần? + Hãy viết tích tương ứng với tổng trên? + 3 nhân 5 bằng bao nhiêu? - YC HS tự làm phần (b, c) + Nêu rõ cách làm và giải thích lý do? - GV - HS nhận xét => Củng cố cách chuyển tổng thành tích. Bài 2(b): Viết các tích dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau rồi tính: + Nêu rõ cách làm và giải thích lí do? - Nhận xét,chữa bài. + So sánh kết quả của 3 x 4 và 4 x 3? MR: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích, tích thay đổi như thế nào? => Củng cố cách viết các tích dưới dạng tổng của các số bằng nhau. Bài 3: (BP) Yêu cầu HS viết phép nhân. - GV nêu 1 VD yêu cầu HS làm mẫu - GV - HS nhận xét => Củng cố tên gọi các số trong phép nhân. C. Củng cố, dặn dò: + Lấy một VD về phép nhân và nêu tên gọi của các số trong phép nhân đó? - Nhận xét, đánh giá tiết học. - 3 HS lên bảng. Lớp làm vào bảng con. - 2, 3 HS nêu rõ cách làm và giải thích lý do. - Lớp nhận xét, đánh giá. - HS đọc ĐT: 3 x 6 = 18 - Quan sát. - Nhiều HS nhắc lại nhiều lần. - TS là các thành phần của phép nhân. - Tích là kết quả của phép nhân. - Bằng 18. - Tích là 18; tích là 3 x 6. - HS thi đua nêu miệng. - HS đọc, xác định yêu cầu đề. - HS đọc phép tính. - Có 5 SH, mỗi SH đều bằng 3.. - 3 được lấy 5 lần. - 1 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con. - 3 x 5 = 15. - 2HS lên bảng (b,c).Lớp làm bảng con. - HS nêu - Đọc, xác định y/c - Lớp làm vở.1 HS lên bảng chữa bài. - Nêu rõ cách làm và giải thích lý do. - Kết quả bằng nhau. - 3 x 4 = 4 x 3 = 12 - Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích, tích không thay đổi. - Đọc, xác định y/c - 1 HS làm mẫu - 3 HS lên bảng. Lớp viết vào vở. - HS nêu. _______________________________________________ Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO ? I. Mục tiêu: - Biết gọi tên các tháng trong năm. Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm. Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào. - Rèn kĩ năng làm bài tập cho HS. - Giáo dục các em ý thức tự giác học tập. II. Chuẩn bị Bảng phụ chép sẵn bài tập 2 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Đặt câu có từ ngữ chỉ đặc điểm về loài vật? - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét chung. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho HS thảo luận và làm bài theo nhóm 4. - GV gọi các nhóm lên trình bày. - GV kết luận đáp án đúng: Mùa xuân (tháng giêng; tháng hai; tháng ba). (Không gọi tháng giêng là tháng một vì tháng một là tháng mười một (âm lịch); Mùa hạ (mùa hè) (Tháng tư; tháng năm; tháng sáu); Mùa thu: (tháng bảy; tháng tám; tháng chín); Mùa đông: (tháng mười; tháng mười một; tháng mười hai). Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV hỏi: Mùa nào cho chúng ta hoa thơm và trái ngọt? - Vậy ta viết từ đó vào cột nào? - Tổ chức hoạt động cá nhân. - HD chữa bài trên bảng. *KL: Mỗi mùa trong năm có một khoảng thời gian riêng và có một vẻ đẹp riêng-> Liên hệ giáo dục. - Trong các mùa trên em thích mùa nào nhất? - Em có thích mùa đông không, vì sao? - GV nhắc nhở HS mùa đông khi đến trường các em phải mặc quần áo ấm. * GV chốt đặc điểm các màu trong năm. Bài 3: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi hỏi đáp. + Chia lớp thành 2 nhóm. + Nêu cách chơi: Hai đội thay phiên nhau đặt câu hỏi và trả lời. 1 đội nêu câu hỏi và 1 đội trả lời câu hỏi sau đó ngược lại. Nếu đội nào trả lời đúng, nhiều và nhanh là đội thắng cuộc. - GV gọi 2 nhóm chơi. - GV gọi HS nhận xét. *KL: Khi muốn biết thời gian xảy ra của một việc nào đó, cần đặt câu hỏi với từ Khi nào? 3. Củng cố, dặn dò: - Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy và kết thúc vào tháng mấy? - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tìm thêm các từ ngữ theo chủ đề Bốn mùa. Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Dấu chấm, dấu chấm than. - HS thi đua nêu miệng. VD: Con voi rất khỏe. - Lớp nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 1 HS nêu yêu cầu. Lớp đọc thầm. - HS thảo luận và làm bài theo nhóm 4. - Đại diện nhóm nêu ý kiến. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe. - HS nêu và phân tích yêu cầu. - HS nêu: Mùa hạ làm cho hoa thơm trái ngọt. - Viết vào cột mùa hạ. - HS làm bài vào vở BT, 1HS làm bảng. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS nối tiếp nêu ý kiến của mình. - HS lắng nghe. - HS nêu yêu cầu bài tập. - Thực hiện chia nhóm. - Nghe GV HD cách chơi và chơi theo nhóm. - Thi đua giữa các hai nhóm. - Lớp nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe. - Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng và kết thúc vào tháng ba. - HS lắng nghe. __________________________________________________________ Tự nhiên và xã hội ĐƯỜNG GIAO THÔNG I. Mục tiêu: - Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông. Nhận biết một số biển báo giao thông - HS biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường. Nhận biết 1 số biển báo trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua. *GDKNS: Kĩ năng kiên định: Từ chối hành vi sai luật lệ giao thông. Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì khi gặp một số biển báo giao thông. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. - Tích hợp giáo dục ATGT: GDHS có ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ. II. Chuẩn bị: - GV: Hình vẽ trong SGK. III. Các hoạt động dạy, học: 1. Giới thiệu bài: - Hằng ngày các em đi đến đường bằng cách nào? - Kể tên một số phương tiện giao thông mà em biết? - GV chốt kết quả đúng 2. Bài mới: HĐ1: Quan sát tranh và nhận biết các loại đường giao thông. Bước 1: Nêu tên các loại đường GT - YC HS quan sát hình minh họa SGK thảo luận nhóm đôi. Bước 2: Nhận xét kết quả việc làm. -> Kết luận: Có 4 loại đường giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không. HĐ2: Nhận biết các phương tiện GT Bước 1: Làm việc theo cặp. - Quan sát và trả lời: + Kể lại các loại xe đi trên đường bộ. + Loại phương tiện giao thông nào đi trên đường sắt. + Nêu tên các loại tàu thuyền đi trên sông, trên biển. Bước 2: Gọi 1 số HS trả lời trước lớp. Bước 3: Thảo luận 1 số câu hỏi. - Ngoài các phương tiện giao thông trong SGK. Em còn biết những phương tiện giao thông nào khác? - Kể tên phương tiện giao thông ở địa phương em? -> Kết luận: Đường bộ là đường dành riêng cho người đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô, ... Đường sắt dành riêng cho tàu hỏa. Đường thủy dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thủy,... Đường hàng không dành cho máy bay. HĐ3: Nhận biết một số loại biển báo - Hướng dẫn HS quan sát 5 loại biển báo được giới thiệu trong SGK. - YC HS chỉ và nói tên từng loại biển báo. - Hướng dẫn HS phân loại từng loại biển báo: + Loại biển báo nào thường có màu xanh? + Loại biển báo nào thường có màu đỏ? + Chúng ta phải làm gì khi gặp các loại biển báo này? - Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em nhìn thấy? - Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết một số biển báo trên đường GT? -> Kết luận: các biển báo GT được dựng lên ở các loại đường GT nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia GT. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu các loại đường giao thông? - Tại sao trên các loại đường giao thông này vẫn hay xảy ra tai nạn? - Khi đi trên đường bộ, em cần chú ý điều gì để chấp hành đúng luật giao thông? GV lồng ghép GDATGT cho HS - Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài: An toàn khi đi các phương tiện giao thông. - 2 HS trả lời. - HS lắng nghe. + Hoạt động nhóm đôi. - HS quan sát hình 1,2,4,5 SGK và thảo luận nêu tên các loại đường giao thông. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS nêu lại 4 loại đường giao thông. - HS quan sát hình 1,2,4,5 và thảo luận các câu hỏi trong SGK. - HS nối tiếp nêu câu trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung. - HS nêu thêm các phương tiện GT khác. - HS nêu: ô tô, xe máy. Xe đạp. Thuyền, ca nô, xe bò, xe cải tiến, ... - HS quan sát trong SGK. - HS chỉ và nêu tên từng loại biển báo theo cặp -> một vài HS nêu trước lớp. - Nhận xét, đánh giá. - HS nêu. - HS nêu. - Chúng ta phải tuân theo sự chỉ dẫn của biển báo để đảm bảo ATGT. - Có đó là biển báo phía trước có chợ, phía trước là trường học, phía trước là đoạn đường cua gấp./ .... - Cần nhận biết BBGT nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia GT. - HS nêu. * HSTL: Vì không chấp hành luật giao thông,. - Các loại biển báo, đèn tín hiệu, Tiếng Việt(tăng) ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU: DẤU CHẤM, DẤU PHẨY, DẤU CHẤM HỎI I. Mục tiêu - Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi. - Biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng làm 1 chức vụ trong câu, đặt dấu chấm hỏi sau mỗi câu hỏi và sử dụng dấu chấm dấu chấm để tách đoạn văn thành 3 câu. - GD học sinh ý thức sử dụng dấu câu trong nói và viết. II. Chuẩn bị BP bài 1,2,3. III. Các hoạt động dạy - học. HĐ1: Hệ thống kiến thức “Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi” Điền dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn sau vào chỗ chấm: Lan bị ốmcác bạn đến thăm thămchép bài cho bạn.ai cũng mong Lan khỏe để chóng đến lớp học. + Nêu tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy trong câu? - Gv - HS nhận xét => Chốt: Dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận câu giống nhau, dấu chấm để kết thúc một câu, dấu chấm hỏi được đặt sau mỗi câu hỏi. - 1 em lên bảng, dưới làm vở nháp. Đáp án: thứ tự các dấu cần điền là: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm. - HS nêu HĐ2: Thực hành Bài 1: (BP) Điền dấu chấm hay dấu hỏi chấm vào chỗ chấm. Ngày mai là 10 tháng 3 âm lịch, cả nhà được nghỉ. Mẹ bảo: - Khánh Linh, mai con muốn về ngoại không - Con rất thích - Vậy cả nhà mình cùng về thăm bà ...Mẹ con mình mua cái gì về thăm bà đây - Bà thích thạch rau câu, mẹ mua biếu bà nhé! - Gv - HS nhận xét Bài 2: (BP) Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ chấm cho phù hợp Những ngày làm bồi tàu anh Ba đã phải nếm trải khá nhiều công việc nặng nhọcquá sứcNgày ngàyanh phải dậy từ rất sớm để lau chảo nắm than nhóm lò gọt măng vận chuyển thực phẩm dưới hầm lạnh lên Làm việc quần quật từ sáng đến tối mồ hôi vã ra mà tiền công lại rất ít. Bài 3: (BP) Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ chấm rồi viết lại cho đúng chính tả Trời về khuyagió càng se lạnhnhững con sóng vẫn thi nhau vỗ vềvuốt ve biển khiến em càng thích ở lại vùng biển này đằm mình trong không khí mát mẻ em muốn ru mình vào giấc ngủ êm đềm để mơ thấy mình gối đầu trên những con sóng chạy tít ra xa rồi lại chạy vào rì rào thì thầm kể chuyện về sự giàu đẹp của đậi dương. - Giải thích vì sao em lại đặt dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào những chỗ đó. - GV - HS nhận xét =>Chốt: Củng cố cách đặt dấu chấm, dấu chấm hỏi. - Đọc, xác định y/c - HS thảo luận theo nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày Đáp án: thứ tự các dấu cần điền là: dấu hỏi chấm, dấu chấm, dấu chấm, dấu hỏi chấm - Đọc, xác định y/c - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày Đáp án: thứ tự các dấu cần điền là: dấu phẩy, dấu phẩy, dấu chấm, dấu phẩy, dấu phẩy, dấu phẩy, dấu phẩy, dấu phẩy, dấu chấm, dấu phẩy. - Đọc, xác định y/c - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét. Đáp án: thứ tự các dấu cần điền là: dấu chấm, dấu chấm, dấu phẩy, dấu phẩy, dấu phẩy, dấu phẩy, dấu phẩy, dấu chấm, dấu phẩy. - HS trả lời. 3. Củng cố - dặn dò. + Dấu phẩy, dấu chấm được dùng để làm gì? ( Dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng làm 1 chức vụ trong câu, dấu chấm để kết thúc một câu.) - Nhận xét tiết học. __________________________________________________ Thứ năm ngày 16 tháng 1 năm 2020 Sáng Toán BẢNG NHÂN 2 I. Mục tiêu: - Học sinh lập được bảng nhân 2. Nhớ được bảng nhân 2. - Biết giải bài toán có 1 phép nhân ( trong bảng nhân 2). Biết đếm thêm 2. - Giáo dục học sinh ý thức tự giác học toán. II. Chuẩn bị : - Các tấm bìa có 2 chấm tròn (10 tấm); bảng con III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu 1 . Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS lên bảng thực hiện tính theo 2 cách phép tính: 2 + 2 + 2 + 2 - Yêu cầu HS dưới lớp làm bảng con. - GV nhận xét, chữa bài. 2 . Bài mới: a. Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu bài học. b. Nội dung. Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng nhân 2: - GV giới thiệu các tấm bìa có 2 chấm tròn. Yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa, gọi HS quan sát nêu nhận xét để thấy: Mỗi tấm bìa đều có 2 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa tức là 2 được lấy 1 lần.
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_19_nam_hoc_2019_2020_dang_thi_th.doc