Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần 19 - Giáp Thị Giang

1.Bài cũ : (5’)

- Kiểm tra đồ dùng sách vở học kì II của học sinh

2 Bài mới : (28’)

 a)Giới thiệu bài :

- Kể tên các mùa trong năm, nêu đặc điểm của mỗi mùa đó.

- Trong tuần 19 và 20 các em sẽ được tìm hiểu về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, sẽ được mở rộng vốn hiểu biết của mình về cảnh đẹp thiên nhiên của bốn mùa và sinh hoạt văn hoá, văn nghệ tiêu biểu của con người trong từng mùa.

- Bài học mở đầu chủ điểm Bốn mùa là truyện Chuyện bốn mùa. Ghi đầu bài

 

doc329 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần 19 - Giáp Thị Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 gợi tả, gợi cảm.
- Yêu cầu HS đọc chú giải cuối bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Thi đọc từng đoạn, cả bài giữa các nhóm.
*Đọc ĐT bài thơ.
c)	Tìm hiểu bài : (12’)
- Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì ?
- Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào ?
- Em thích câu thơ nào nhất ? Vì sao ? 
c) Học thuộc lòng bài thơ (10’)
- HS tự đọc nhẩm thuộc bài thơ.
- Nhiều HS nối nhau thi đọc thuộc bài thơ.
- Nhận xét và đánh giá.
 3) Củng cố, dặn dò : (2’)
- Nêu tác dụng của cây dừa.
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Những quả đào
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- HS mở SGK tr 88
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ cho đến hết bài.
- HS luyện đọc các từ : nở, nước lành, rì rào, bạc phếch.
HS luyện đọc đoạn thơ :
 Cây dừa xanh / toả nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
 Thân dừa / bạc phếch tháng năm,
Quả dừa-/ đàn lợn con / nằm trên cao.
 Đêm hè / hoa nở cùng sao,
Tàu dừa-/chiếc lược/chải vào mây xanh
 Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo / bao hũ rượu / quanh cổ dừa.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ.
- Đọc chú giải.
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- Lá / tàu dừa : như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh 
+ Ngọn dừa như cái đầu của người biết gật đầu để gọi trăng.
- Thân dừa : mặc tấm áo bạc phếch, đứng canh đất trời
- Quả dừa như đàn lợn con, như những hũ rượu
- Với gió : dang tay đón gió, gọi gió đến cùng múa, reo
- Với trăng : gật đầu gọi trăng
- Với mây : là chiếc lược chải vào mây xanh
- Với nắng làm dịu nắng trưa
- Với đàn cò : hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp, bay vào bay ra
- HS đọc thầm cả bài, suy nghĩ lựa chọn đọc câu thơ mình thích, giải thích lí do
- HS đọc nhẩm.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS nêu, liên hệ GDBVMT.
Đạo đức
TIẾT 28: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU 
Kiến thức: Học sinh hiểu :
 - Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. - Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. 
 - Trẻ em khuyết tật được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
 2. Kĩ năng: HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân.
 3.Thái độ: HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
 GV : - Tranh minh hoạ cho HĐ1. - Phiếu thảo luận nhóm cho HĐ2.
 HS: - Vở bài tập Đạo đức 2. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ: (5’)
- Thế nào là lịch sự khi đến nhà người khác?
- Lịch sự khi đến nhà người khác có ý nghĩa gì ? - Nêu ghi nhớ của bài.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: (28’)
a) Giới thiệu bài :Tiết học hôm nay các em sẽ học bài Giúp đỡ người khuyết tật. Ghi đầu bài. 
b) Các hoạt động chính:
* Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tranh
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ tranh minh hoạ và thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
- Tranh vẽ gì ?
- Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật ?
- Nếu em ở đó, em sẽ làm gì ? Vì sao ? 
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
* Kết luận : Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập yêu cầu HS thảo luận nêu việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật
- Yêu cầu HS làm việc
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Yêu cầu HS tự liên hệ : Trong những việc nên làm, em đã thực hiện được những việc nào ? Những việc nào con chưa thực hiện được ? Vì sao ?
+ GV kết luận : Tuỳ theo khả năng, điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng nhiều cách khác nhau như đẩy xe lăn cho người bị bại liệt, quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc màu da cam, dẫn người mù qua đường, vui chơi cùng bạn bị câm điếc ... 
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- GV lần lượt nêu các ý kiến và yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình.
- Nội dung các ý kiến : 
+ Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm.
+ Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh.
+ Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em .
+ Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm giảm bớt đi những khó khăn , thiệt thòi của họ.
- Sau mỗi ý kiến, yêu cầu HS giải thích lí do sự đánh giá của mình.
- Yêu cầu HS nhận xét, trao đổi.
 3) Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nêu những việc cần làm khi gặp người khuyết tật ?
- Nhận xét tiết học.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- HS mở vở bài tập tr 41.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nghe, nhận xét và bổ sung.
- 3 HS nhắc lại kết luận.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS liên hệ.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách :
+ Vỗ tay nếu tán thành.
+ Giơ cao tay phải nếu không tán thành.
+ Ngồi xoa hai bàn tay nếu lưỡng lự hoặc không biết
- ý kiến a, c, d là đúng, ý kiến b, là chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ
- HS trả lời và giải thích lí do.
Ngày soạn: 16 /3 / 2015
Ngày dạy: Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2015
Toán
Tiết 139 : CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức : Biết các số tròn chục từ 110 đến 200 .Biết đọc và viết các số tròn chục từ 110 đến 200. Biết so sánh được các số tròn chục.
 2. Kĩ năng : Ghi nhớ, vận dụng, thực hành.
 3. Thái độ : Ham thích học toán. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 GV : Các hình vuông biểu diễn trăm, các hình chữ nhật biểu diễn chục.
 HS : Bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ : (5’)
- GV kiểm tra HS về so sánh và xếp thứ tự các số tròn trăm và viết các số tròn chục đã học
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới : (28’)
a) Giới thiệu bài :
- Trong bài học hôm nay các em sẽ học về các số tròn chục từ 110 đến 200. Ghi đầu bài.
- Các số tròn chục là những số như thế nào ?
b)Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200
- Gắn lên bảng hình biểu diễn 110 và hỏi : có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- Số 110 có mấy chữ số là những chữ số nào ?
- 100 là mấy chục ?
- Vậy số 110 có tất cả bao nhiêu chục ?
- Có lẻ ra đơn vị nào không ?
- Vậy 110 là số tròn chục 
- Hướng dẫn tương tự với dòng thứ hai của bảng để HS tìm ra cách đọc, viết và cấu tạo của các số 120
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm ra cách đọc, viết và cấu tạo của các số 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Yêu cầu cả lớp đọc các số tròn chục từ 110 đến 200 
c) So sánh các số tròn chục
- Gắn lên bảng hình biểu diễn 110 và hỏi : có bao nhiêu ô vuông ?
- Gắn lên bảng hình biểu diễn 120 và hỏi : có bao nhiêu ô vuông ?
- 110 ô vuông và 120 ô vuông thì bên nào có nhiều ô vuông hơn, bên nào có ít ô vuông hơn 
- Vậy 110 và 120 số nào lớn hơn ? số nào bé hơn ?
- Yêu cầu HS lên bảng điền dấu > , < vào chỗ trống.
- Hãy so sánh các số hàng trăm của 110 và 120
- Hãy so sánh các số hàng chục của 110 và 120
- Khi đó ta nói 120 lớn hơn 110 và viết 120 > 110 hay 110 bé hơn 120 và viết 110 < 120
- Yêu cầu HS dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng để so sánh các số 120 và 130
d) Luyện tập :
* Bài 1 : Viết theo mẫu 
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Nêu cách đọc, viết, cấu tạo của số 180, 200
* Bài 2 : >, < ? 
>
 110 ... 120 130 ... 150 
 120 ... 110 150 ... 130
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Nêu cách so sánh các số tròn chục
* Bài 3 : >, <, = ?
 100 ... 110 180 ... 170 
 140 ... 140 190 ... 150
 150 ... 170 160 ... 130 
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Nêu cách so sánh các số tròn chục
 3) Củng cố, dặn dò : (2’)
- Nêu đặc điểm của các số tròn chục ?
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra 
- Là những số có tận cùng là một chữ số 0
- Có 1 trăm, 1 chục, 0 đơn vị.
- Có 3 chữ số là chữ số 1, chữ số 1 và chữ số 0.
- 100 là 10 chục
- Có 11 chục
- Không lẻ ra đơn vị nào.
 - HS thảo luận cặp đôi và viết kết quả vào bảng số trong phần bài học sgk.
- 2 HS lên bảng, 1HS đọc số, 1 HS viết số, lớp theo dõi và nhận xét
- Có 110 ô vuông
- Có 120 ô vuông
-120 ô vuông nhiều hơn 110 ô vuông, 110 ô vuông ít hợn 120 ô vuông
- 120 lớn hơn 110, 110 bé hơn 120
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con
110 110
- Chữ số hàng trăm cùng là 1.
- 2 lớn hơn 1 hay 1 bé hơn 2.
- 2HS đọc đề bài 
- HS làm bài, 1 HS lên bảng làm.
- 2 HS trả lời
- 2HS đọc đề bài 
- HS làm bài, HS làm bảng con.
- 2 HS trả lời
- 2HS đọc đề bài 
- HS làm bài, 2 HS lên bảng làm.
- 2HS trả lời.
Chính tả: (Nghe – viết)
Tiết 56 : CÂY DỪA
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức : Nghe viết chính xác, trình bày đúng 8 dòng đầu của bài thơ Cây dừa. Làm đúng các bài tập 2a, BT3.
 2. Kĩ năng : Viết đúng các âm l/ n, d/ gi.
 3.Thái độ : Cẩn thận chịu khó viết bài,
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
 - GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2.
 - HS : Bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ : (3’)
- Nhận xét bài viết Kho báu, chữa lỗi HS sai nhiều.
2. Bài mới : (28’)
a) Giới thiệu bài : 
 Trong giờ chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con nghe đọc và viết 8 dòng đầu của bài thơ Cây dừa
b) Hướng dẫn tập chép :
* Ghi nhớ nội dung đoạn viết :
- Đọc đoạn thơ cần viết.
- Gọi HS đọc lại bài thơ.
- Đoạn thơ nhắc đến những bộ phận nào của cây dừa ?
* Hướng dẫn cách trình bày :
- Viết tên bài vào giữa trang vở, câu 6 tiếng lui vào 2 ô, câu 8 tiếng lui vào 1ô, khi xuống dòng, chữ đầu viết lui vào 1 ô, viết hoa các chữ cái đầu câu.
* Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
* Đọc – viết :
- Đọc thong thả từng cụm từ (từ 2 đến 3 chữ). Mỗi cụm từ đọc 3 lần. 
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
* Soát lỗi :
- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.
 - Thu 6 – 7 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
* Bài tập 2a: 
+ Hãy kể tên các loài cây bắt đầu bằng s hoặc x :
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
* Bài tập 3 : Có bạn chép đoạn thơ sau của nhà thơ Tố Hữu nhưng quên viết hoa nhiều tên riêng. Em hãy giúp bạn sửa lại cho đúng :
Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái ung dung ta bước
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường bắc sơn, đình cả, thái nguyên
Đường lên tây bắc, đường qua điện biên
Đường cách mạng dài theo kháng chiến
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
3) Củng cố, dặn dò : (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Những quả đào.
- 2HS lên bảng viết các từ sai, lớp viết vào bảng con
- Đọc thầm theo GV.
- 2 đến 3 HS đọc bài.
- lá dừa, quả dừa, thân dừa, ngọn dừa.
- Mỗi dòng có 4 chữ.
- Từ ô thứ ba tính từ lề vở vào.
- Viết các từ : bạc phếch, dang tay, hũ rượu.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
- 2HS đọc đề bài.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bài. 
- 2HS đọc đề bài.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài.
Ngày soạn: 17 /3 / 2015
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2015
Tự nhiên và xã hội
Tiết 28: mỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN
I.MỤC TIÊU
 1.Kiến thức: Nói tên và nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn đối với con người.
 2.kĩ năng: Nhận biết, hiểu biết khám phá thế giới động vật.
 3. Thái độ: Yêu quí các loài động vật. Biết chăm sóc vật nuôi trong nhà.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 GV : Tranh vẽ sgk.
 HS : Sưu tầm tranh ảnh các con vật sống trên cạn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ: (5’)
- Loài vật có thể sống được ở đâu ?
- Kể tên một số loài vật sống trên cạn, một số loài vật sống dưới nước
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : (28’)
a) Giới thiệu bài :
 Loài vật có thể sống dưới nước hay trên cạn. Mỗi loài vật có những đặc điểm và lợi ích riêng. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một số loài vật sống trên cạn. Ghi đầu bài.
b) Các hoạt động chính :
* Hoạt động 1 Làm việc với SGK 
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Chỉ và nói tên các con vật trong hình.
- Con nào là vật nuôi, con nào là vật sống hoang dã ?
- Con nào có thể sống ở sa mạc ?
- Con nào đào hang sống dưới mặt đất ?
- Con nào ăn cỏ ?
- Con nào ăn thịt ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc
- GV nhận xét khen ngợi các nhóm làm việc tốt.
b) Hoạt động 2 : Làm việc với tranh ảnh các loài vật sưu tầm được.
- GV yêu cầu các nhóm đem những tranh ảnh sưu tầm được ra để cùng quan sát và phân loại, sắp xếp tranh ảnh các con vật vào giấy khổ to theo từng loại :
+ Dựa vào cơ quan di chuyển :
Các con vật có chân
Các con vật vừa có chân vừa có cánh
Các con vật không có chân
+ Dựa vào điều kiện khí hậu nơi các con vật sống :
Các con vật sống được ở xứ nóng.
Các con vật sống được ở xứ lạnh
+ Dựa vào nhu cầu của con người :
- Các con vật có ích đối với người và gia súc
- Các con vật có hại đối với con người, cây cối mùa màng hay đối với các con vật khác
- Yêu cầu HS trình vày sản phẩm của nhóm mình và thuyết minh.
- Yêu cầu HS lớp nhận xét 
3) Củng cố, dặn dò : (2’)
- Thi kể tên các con vật sống trên cạn có ích, có hại, các con vật nuôi, các con vật sống hoang dã
- Sưu tầm tranh ảnh về các loài vật sống dưới nước.
- Bài sau Một số loài vật sống dưới nước
3HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- HS nêu
Có rất nhiều loài vật sống trên cạn, trong đó có những loài vật chuyên sống trên mặt đất như voi, hươu, lạc đà, chó, gà, ... có loài vật đào hang sống dưới mặt đất như thỏ, rắn, dế ...
Chúng ta cần phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm 6.
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét bổ xung
- HS thi kể.
Toán
Tiết 140 : CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức : Nhận biết các số từ 101 đến 110. Biết cách đọc và viết thành thạo các số tròn chục từ 101 đến 110. Biết cách so sánh được các số 101 đến 110.
 - Nắm được thứ tự các số 101 đến 110.
 2. Kĩ năng : Nhận biết, ghi nhớ, vận dụng.
 3. Thái độ :Ham thích học toán.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: Các hình vuông biểu diễn trăm, đơn vị
 - HS : Bảng con.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ : (5’)
- GV kiểm tra HS về đọc, viết, so sánh các số tròn chục từ 110 đến 200
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới : (28’)
a) Giới thiệu bài :
- Trong bài học hôm nay các em sẽ học về các số từ 101 đến 110. Ghi đầu bài.
b) Giới thiệu các số từ 101 đến 110
- Gắn lên bảng hình biểu diễn 100 và hỏi : có mấy trăm ?
- Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ, hỏi có mấy chục và mấy đơn vị ?
- Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục. 1 đơn vị, trong toán học người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết 101
- Giới thiệu số 102, 103 tương tự như trên
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm ra cách đọc, viết các số còn lại trong bảng : 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Yêu cầu cả lớp đọc các số từ 101 đến 110 
c) Luyện tập :
* Bài 1 : Mỗi số dưới đây ứng với cách đọc nào
102 Một trăm linh bảy
105 Một trăm linh chín
108 Một trăm linh năm
109 Một trăm linh hai
103 Một trăm linh tám
107 Một trăm linh ba
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Nêu cách đọc, viết, cấu tạo của số 107, 109
* Bài 2 : Số ? 
>
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
* Bài 3 : >, <, = ?
 101 ... 102 106 ... 109 
 102 ... 102 103 ... 101
 105 ... 104 105 ... 105
 109 ... 108 109 ... 110
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Nêu cách so sánh các số từ 101 đến 110
 3) Củng cố, dặn dò : (2’)
- Nêu cách đọc, viết, cấu tạo của số 108, 106
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra 
- Có 1 trăm
- Có 0 chục và 1 đơn vị.
- HS thảo luận cặp đôi và viết kết quả vào bảng số trong phần bài học sgk.
- 2 HS lên bảng, 1HS đọc số, 1 HS viết số, lớp theo dõi và nhận xét
- 2HS đọc đề bài 
- HS làm bài thi theo nhóm.
- 2 HS trả lời
- 2HS đọc đề bài 
- HS làm bài, 1 HS lên bảng làm.
- 2HS đọc đề bài 
- HS làm bài bảng con cột 1, cột 2 HS làm vở.
- 2HS trả lời.
 Luyện từ và câu
 Tiết 28 : TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI :
 “ĐỂ LÀM GÌ’’? DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức : Nêu được một số từ ngữ về cây cối. Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “ Để làm gì ? ”điền đúng dấu chấm và dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống.
 2. Kĩ năng : Chọn từ chính xác, dùng từ hợp lý.
 3. Thái độ : Biết tác dụng của cây cối trong đời sống con người. Từ đó bết chăm sóc, BV cây để góp phần làm đep MT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- GV : Bảng nhóm, phấn màu.
- HS : VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Bài cũ : (5’)
- GV mời 1hs tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao?
- Lan không đến lớp được vì bạn ấy bị ốm.
Gv nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : (28’)
 a) Giới thiệu bài : Bài học hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ về cây cối, biết dùng cụm từ “ để làm gì ?” và làm bài tập về dùng dấu chấm, dấu phẩy. Ghi đầu bài.
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1: Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm 
a) Cây lương thực, thực phẩm M : lúa
b)Cây ăn quả M : cam
c) Cây lấy gỗ : M : xoan
d)Cây bóng mát : M : bàng
c) Cây hoa : M : cúc
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi
- Gọi 2 nhóm HS lên bảng nhận thẻ từ và gắn tên cây theo từng nhóm. 
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- Gọi HS đọc lại bài theo từng nội dung
- Có những loài cây vừa cho quả vừa cho bóng mát vừa cho gỗ như cây mít, cây sấu
* Bài tập 2: Dựa vào kết quả BT1, hỏi - đáp theo mẫu sau
+ Người ta trồng cây cam để làm gì ?
+ Người ta trồng cây cam để ăn quả.
- Gọi HS đọc đề bài.
+ GV nhắc HS chú ý : bài tập này yêu cầu các em dựa vào kết quả của BT1, đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “ để làm gì ? “
- Gọi HS làm mẫu
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi
- Gọi 1 số nhóm thực hành hỏi - đáp
- Nhận xét bài làm của bạn
* Bài tập 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống ?
- Gọi HS đọc đề bài.
- Treo bảng phụ và đọc đoạn văn 
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy?
- Vì sao lại điển dấu chấm vào ô trống thứ hai ?
3) Củng cố, dặn dò : (2’)
- GV Yêu cầu HS kể cây có ở nhà, trường em.Cây đó có lợi gì?
- Em cần chăm sóc, bảo vệ nó ntn?
- Nhận xét tiết học.
 - HS làm bài.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo yêu cầu
- 2 HS đọc 
- 1HS đọc đề bài.
- HS 1: Người ta trồng cây cam để làm gì ?
- HS 2 : Người ta trồng cây cam để ăn quả.
- HS 1: Người ta trồng lúa để làm gì ?
- HS 2 : Người ta trồng lúa để có gạo ăn.
- HS thực hiện yêu cầu
- 2HS đọc đề bài.
- 2 HS đọc đoạn văn
- HS làm bài, 1 HS lên bảng làm.
- 2 HS đọc.
- Vì cụm từ đó chưa thành câu.
- Vì cụm từ đó đã thành câu và chữ đầu câu sau viết hoa.
- HS kể.
- HS nêu.
TUẦN 7 Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2013
Chào cờ:
 Tổng phụ trách Đội phụ trách
******************************************************************
Tập đọc
Bài 19 + 20 : NGƯỜI THẦY CŨ
I.MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức: Biết ngắt hơi đúng ở sau các câu . Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật : chú Khánh ( bố của Dũng), thầy giáo .
 - Hiểu nội dung bài : Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ .
 2. Kĩ năng: Đọc đúng các từ ngữ : cổng trường, lễ phép, xuất hiện, mắc lỗi, xúc động Hiểu nghĩa các từ : xúc động, hình phạt ; các từ ngữ làm rõ ý nghĩa của câu chuyện : lễ phép, mắc lỗi .
 3. Thái độ: Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
 - GV :Tranh minh hoạ bài tập đọc . Bảng phụ ghi sẵn các câu cần luyện đọc .
 - HS: Đọc trước bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ : (4’

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc