Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Lùng

I. Mục tiêu:

Giúp Học sinh

- Biết gấp cắt dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.

- Gấp, cắt , dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt có thể mấp mô . Biển báo tương đối cân đối.

II.Thiêt bị-Đồ dùng: Giấy mầu, hồ dán , kéo. Sản phẩm mẫu dán trên

Qui trình gấp cắt dán biển báo giao thông cấm đỗ xe

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc58 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Lùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 + 8 = 22 (l)
 §¸p sè: 22l dÇu
IV.Rót kinh nghiÖm
..................................................................................................................................................
Tập viết
Tiết18: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (T6)
I. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng các bài thơ. 
2. Kĩ năng: Dưa vào tranh kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặt tên cho câu chuyện (BT2); viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể (BT3)
3. Thái độ: ham thích môn học 
II.Thiết bị-Đồ dùng: Phiếu ghi tên bài tập đọc, học thuộc lòng, tranh.
III.Hoạt động dạy học:
TG
ND & MT
Hoạt động của gv
Hoạt động của HS
2 phút
35phút
2 phút
A.KT
B. Bài mới 
1. Giới thiệu
2.Hướng dẫn
Bài 1: Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng
 Bài 2: Kể chuyện theo tranh và đặt tên cho câu chuyện. 
- Dựa vào tranh để kể chuyện theo tranh 
Bài 3: Viết tin nhắn (viết)
- Viết tin nhắn theo tình huống cụ thể
3.Củng cố dặn dò
-Lồng trong tiết học
-GV giới thiệu bài
- GV yêu cầu HS lần lượt bốc thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc bài + TLCH
- Nhận xét 
- Gọi học sinh đọc y/c.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1
 +Đường phố người và xe cộ đi lại như thế nào?
 +Ai đang đứng bên lề đường?
 +Bà định làm gì? Bà đã làm được việc bà muốn chưa?
- YC HS kể nội dung tranh 1.
- YC HS quan sát tranh 2:
 +Lúc đó ai xuất hiện?
 +Theo em cậu bé nói gì với bà cụ?
-Khi đó bà cụ sẽ nói gì ? Hãy nói lời bà cụ ?
- YC HS kể nội dung tranh 2.
- YC HS quan sát tranh 3.
- Kể nội dung tranh 3.
- Nhóm 2 kể theo tranh.
- Em hãy kể lại toàn bộ câu chuyện.
+Hãy đặt tên cho câu chuyện?
- Gọi học sinh đọc y/c.
 +Vì sao em phải viết tin nhắn?
 +Nội dung tin nhắn cần những gì để bạn có thể đi dự tết Trung thu?
- Yêu cầu HS làm bài 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn lời nhắn hay (ngắn gọn, đủ ý, đạt mục đích nhắn tin)
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài. 
-HS nghe
- HS lên bốc thăm chuẩn bị bài khoảng 2 phút
- HS đọc bài và TLCH.
-HS nêu yêu cầu của bài
- HS quan sát -nx
- Trên đường phố mọi người và xe cộ đi lại tấp nập.
- Có một bà già đang đứng trên lề đường.
- Bà cụ định qua đường nhưng bà chưa qua được.
-1 học sinh kể.
- Cậu bé xuất hiện.
- Cậu bé nói: Bà ơi! Cháu có giúp được bà điều gì không?/ Bà ơi, bà có sang đường không, để cháu giúp bà nhé!/ Bà ơi! Bà đứng đây làm gì ?
- Bà muốn sang bên kia đường, nhưng xe cộ lại đông quá, bà không qua được.
- 1 học sinh kể.
-HS quan sát
- Nhóm 2 tập kể.
- 2 HS kể lại toàn bài.
- Vài em nêu tên câu chuyện : 
+Bà cụ và cậu bé.
+Cậu bé ngoan.
+Qua đường.
+Giúp đỡ người già yếu.
-HS đọc yêu cầu của bài
- HS nêu
- Ghi rõ thời gian, địa điểm.
- Học sinh làm 
- Đọc bài viết
 9 giờ, ngày 7-1
Hồng Sơn ơi!
Mình đến nhưng cả nhà đi vắng. Mời bạn 8 giờ tối thứ bảy đến dự sinh nhật ở nhà mình. Đừng quên nhé!
 Minh Quang.
- Nhận xét.
IV.Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................
Hoạt động tập thể
CHƠI TRÒ CHƠI HỌC SINH YÊU THÍCH
I Mục tiêu:
-HS biết chơi một số trò chơi dân gian hoặc trò chơi mà HS yêu thích. Chơi một cách tích cực, chủ động, an toàn.
-Vận dụng chơi trong giờ ra chơi hàng ngày.
II. Đồ dùng: Một số đồ dùng để phục vụ trò chơi.
III Các hoạt động dạy học:
TG
ND và MT
HĐ của GV
HĐ của HS
5 phút
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Phần mở đầu
-GV tập trung lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
-Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
30 phút
5 phút
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
- Yêu cầu HS kể tên một số trò chơi đã học
-Yêu cầu HS kể một số trò chơi dân gian mà em biết
* Trò chơi vận động:
-GV phân nhóm và cho HS tự chọn một trong các trò chơi trên và cho HS chơi.
-GV quan sát, nhận xét xử lí các tình huống xảy ra.
-Cho cả lớp hát và vỗ tay một bài
-Hệ thống bài
-Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
HS kể:
+ Diệt các con vật có hại
+ Qua đường lội
+ Nhanh lên bạn ơi
+Kéo cưa lừa xẻ, 
-Mèo đuổi chuột
-Chơi chuyền
-Kéo co
-Rồng rắn lên mây
-Các nhóm chọn và nêu tên trò chơi
-Chơi trò chơi theo nhóm
-Hát và vỗ tay
IV. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................
Hướng dẫn học
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
- Hoàn thành bài tập trong ngày.
- Biết điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện câu. Đặt được câu theo mẫu câu Ai thế nào?
- Ôn lại các kiểu câu đã học. Làm đúng BT theo yêu cầu 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Vở cùng em học Tiếng Việt
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TG
Nội dung
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1’
4’
1’
12’
20’
2’
A.Ổn định B.KTBC
C. Bài mới
1. GTB
2. HD
a.Hoàn thành bài tập trong ngày.
b. Củng cố kiến thức
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 7
3. Củng cố, dặn dò
- GV hỏi HS về các môn học sáng xem có còn BT không?
- GV giới thiệu bài
-Cho HS hoàn thành bài tập trong ngày
- GV quan sát giúp đỡ
- HDHS làm bài tập
- GV cho HS đọc y/c bài.
- Cho HS làm vở
- Gọi HS lên bảng làm 
- Cho HS đọc y/c bài.
- GV treo bảng phụ cho HS đọc các câu còn thiếu.
- Cho HS làm BT vào vở.
-GV cho HS đọc y/c bài
- Câu: “ Em bé ở nhà ngoan lắm!” được viết theo dạng câu nào? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý em chọn.
- GV nhận xét
-GV cho HS đọc y/c bài.
- Cho HS làm vở
- Gọi HS lên bảng làm bài
-GV cho HS đọc y/c bài.
- Cho HS làm vở
- Gọi HS lên bảng làm bài
- GV chữa bài, nhận xét. 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài 
-Hát 
- HS nêu
-HS nghe
-HS tự hoàn thành bài tập trong ngày sau đó chữa bài
- HS nhận xét
- HS đọc y/c bài.
- HS làm vở 
- 1 HS lên bảng làm bài
a. Ngôi nhà nhỏ nằm giữa cánh đồng hoa.
c. Khuôn mặt Cún con mũm mĩm, xinh xinh.
c. Mẹ dịu dàng, nhẹ nhàng với các con.
- HS đọc y/c bài 
-HS làm bài , chữa bài 
a. Lan là người bạn than nhất của em.
b. Những ngày mưa lũ, các bạn nhỏ vùng núi phải nghỉ học.
c. Bông hoa cúc màu vàng, những cánh hoa mỏng, nhỏ dài.
d. Cây phượng trước sân trường nở hoa đỏ rực rỡ.
- HS đọc y/c bài.
- HS làm vở, 1HS lên bảng làm.
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
 c .Ai thế nào? 
- HS nhận xét
- HS đọc y/c bài. 
- HS làm vở
-1 HS lên bảng làm bài. 
- Bông hoa hồng đỏ rực rỡ.
- HS nhận xét và chữa bài vào vở
- HS đọc y/c bài.
- HS làm vở
- HS lên bảng làm bài
Lan ơi,
Hôm nay tớ đến nhà cậu học nhóm nhưng cậu không có nhà. Tớ về mai tớ sang nhé.
 Chào bạn
 Nguyệt
- HS nghe
IV. Rút kinh nghiệm:
	........
Thể dục*
GV chuyên dạy
Mĩ thuật+ 
ÔN CHỦ ĐỀ 7: CON VẬT THÂN THUỘC (TIẾT 1)
( Học bù chiều thứ năm tuần 17 )
I.Mục tiêu:
- Nhận ra và nêu được hình dáng, đặc điểm riêng và cảm nhận vẻ đẹp của một số con vật thân thuộc.
- Vẽ, xé dán, nặn được những con vật thân thuộc.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Chuẩn bị: tranh ảnh về đế tài
III.Các hoạt động dạy học:
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3 phút
1 phút
32 phút
2 phút
A.Tổ chức lớp:
B.Bài cũ:
C. Bài mới
1. GTB 
2. Hướng dẫn
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu
HĐ 2: Hướng dẫn thực hiện
HĐ 3: Hướng dẫn thực hành cá nhân
HĐ 4: Hướng dẫn nhận xét, đánh giá SP sau HĐ
3. Củng cố - dặn dò:
Cho hs hát bài : Trông kia đàn gà con lông vàng 
+ GV giới thiệu chủ đề
-Cho HS hoạt động theo nhóm.
- Cho HS thi kể tên con vật mà HS biết.
- Y/c HS quan sát hình 7.1 và 7.2
-Kể tên các con vật trong hình 7.1. Em thích con vật nào trong hình?
- Mô tả lại con vật mà em thích?
- Em còn biết con vật nào khác? Hình dáng, màu sắc, đặc điểm riêng và hoạt động của con vật đó ntn?
- Em nhận ra những con vật nào trong hình 7.2?
-Quan sát TL: Em đã thể hiện được đặc điểm riêng của con vật chưa? Đó là những đặc điểm gì?
- Các con vật được thể hiện bằng các chất liệu gì?
- Màu sắc trong các sp ntn?
- Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác n/x, bổ sung.
-GV n/x
* GV tóm tắt: Mỗi con vật đều có hình dáng, màu sắc khác nhau: Nắm được đặc điểm hình dáng và hoạt động của con vật. Có thể tạo hình bằng nhiều hình thức như vẽ, xé dán, nặn,...
- Y/c HS thảo luận nhóm, tìm hiểu cách tạo hình con vật:
-Thảo luận nhóm:
- Em định tạo hình con vật gì?
- Con vật đó có hình dáng, đặc điểm gì?
- Em sẽ thực hiện SP của mình bằng hình thức nào và chất liệu gì?
- Em sẽ tạo hình bộ phận nào trước, bộ phận nào sau?
- Em sẽ làm gì để thể hiện được đặc điểm của con vật?
- Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác n/x, bổ sung.
-GV n/x
- Hướng dẫn HS quan sát hình 7.3, 7.4, 7.5, sách Học MTL2 để hiểu được các cách tạo hình con vật.
* GV n/x, tóm tắt: 
- Các cách thực hiện tạo hình con vật:
- Y/c HS quan sát hình 7.6 sách Học MTL2 để có thêm ý tưởng tạo hình con vật.
Hoạt động cá nhân
- Nêu câu hỏi gợi mở
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà hoàn thiện Sản phẩm cá nhân
HS hát 
-HS nghe
- Thảo luận nhóm
- Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác n/x, bổ sung.
-Ghi nhớ
- HS thảo luận nhóm, tìm hiểu cách tạo hình con vật
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác n/x, bổ sung.
- Quan sát tham khảo
- Quan sát.
- Theo dõi.
- HS thực hành 
- Trưng bày, nhận xét, đánh giá từng bài vẽ của nhau.
V. Rút kinh nghiệm:
	...
Thứ năm ngày 9 tháng 1 năm 2020 
Toán 
Tiết 89: LUYỆN TẬP CHUNG 
I Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị. Làm bài 1, 2, 3. 
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng tính và giải toán 
3. Thái độ: Ham học hỏi, tính chính xác, yêu thích học toán.
II. Thiết bị-Đồ dùng: Bảng phụ, thước 
III. Hoạt động dạy học 
TG
ND & MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5phút
35 phút
1 phút
32 phút
2 phút
A- Kiểm tra 
B- Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
Bài 1: Đặt tính rồi tính
Cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100
Bài 2: Tính 
Tính giá trị của biểu thức có đến 2 dấu tính.
Bài 3:
+ Giải toán về ít hơn.
3. Củng cố - dặn dò
Tìm x: x - 14 = 27
 x + 48 = 73
-Nhận xét 
-GV giới thiệu bài
-Gọi hs nêu yc
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS lên bảng làm bài
a. 38 + 27 b. 61 - 28
 54 + 19 70 - 32
 67 + 5 83 - 8
- Nhận xét
-Gọi học sinh đọc đầu bài
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Gọi học sinh đọc bài làm
-Nhận xét 
-Gọi HS đọc đầu bài
+ Bài toán cho gì?
-Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng nào? 
-Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Nhận xét - chữa bài
 - Nhận xét tiết học
-VN xem lại -CBBS
-2 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm vào nháp
- nhận xét 
-HS nghe
-HS đọc yêu cầu.
-HS làm bài vào SGK
- 3 HS lên bảng
a. 38 54 67
 + 27 + 19 + 5
 65 73 72
b. 61 70 83
 - 28 - 32 - 8
 33 38 75
- Đọc yêu cầu
- Làm bài - chữa
12 + 8 + 6 25 + 15 - 30 
=20 + 6 = 40 - 30
= 26 = 10
36 + 19 – 19 51 - 19 + 18 
= 55 – 19 = 32 + 18
= 36 = 50
-HS đọc yêu cầu và tóm tắt
Ông: 70 tuổi
Bố kém ông: 32 tuổi
Bố: ... tuổi?
- BT về ít hơn.
-HS làm vở
Năm nay bố có số tuổi là:
70- 32 = 38 ( tuổi)
 Đáp số: 38 tuổi
-HS nghe
IV.Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................
Luyện từ và câu
Tiết 18: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (T7)
I. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng. 
2.Kĩ năng: Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu (BT2); viết đươc một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo (BT3)
3.Thái độ: ham thích môn học 
II. Thiết bị-Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi các bài học thuộc lòng. Bưu thiếp
III. Hoạt động dạy học:
TG
ND & MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1phút
A.ổn định
B.KT bài cũ
35 phút
C.Bài mới
1 phút
1.GTB
- GV nêu mục đích yêu cầu
10 phút
2. -Kiểm tra 
Bài 1: 
-Tiếp tục ôn tập học thuộc lòng các bài thơ
- Gọi HS lên bốc thăm
-Gọi HS đọc bài + TLCH
- Nhận xét
-HS lên bốc thăm (chuẩn bị 2 phút)
-HS đọc bài + TLCH
10 phút
Bài 2: Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật
Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài vào vở
- Cho 1 HS làm ra bảng nhóm
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- Gọi hs trình bày bài làm
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
-1 em nêu yc bài. 
- Lớp đọc thầm và làm bài
- Làm bài - chữa
a. Càng về sáng tiết trời càng lạnh giá.
b. Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát.
c. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã đứng đầu lớp. 
12 phút
Bài 3: Viết bưu thiếp chúc mừng thầy (cô) 
- Viết được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV kiểm tra HS chuẩn bị mỗi em 1 bưu thiếp.
- GV kiểm tra một vài em.
-Cho HS viết bưu thiếp
- Gọi một số em đọc bưu thiếp 
- 1 em nêu yêu cầu: Viết bưu thiếp chúc mừng thầy cô.
- HS viết lời chúc mừng thầy cô vào bưu thiếp.
- Nhiều học sinh đọc bưu thiếp đã viết.
- Cả lớp viết vào vở BT.
 18-11-2019.
 Kính thưa cô. 
-Nhân dịp Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 em kính chúc cô luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc.
Chúng em luôn luôn nhớ cô và mong được gặp lại cô.
 Học sinh của cô 
- Cả lớp và GV nhận xét về nội dung lời chúc, cách trình bày.
2 phút
3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- VN ôn bài
-HS nghe
IV.Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................
Chính tả
TIẾT 18: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (ĐỌC HIỂU – LTC) 
I.Mục đích yêu cầu
- Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm dựa vào bảng Tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 2 ( HKI).
II. Thiết bị-Đồ dùng dạy học:
 Phô tô bài kiểm tra cho từng HS ( đề bài thống nhất chung của tổ)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Nêu nội dung yêu cầu tiết học.
2. Phát đề kiểm tra cho từng HS (HS nhận đề bài kiểm tra)
-GV đọc đề, HS soát đề
-HS làm bài 
3.Thu bài 
4.Củng cố -dặn dò 
Nhận xét chung 
-Chuẩn bị sách vở cho HK2
IV. Dự kiến đề kiểm tra
I - Đọc thành tiếng: (6 điểm) 
 	Đọc 1 trong 3 đoạn bài Câu chuyện bó đũa (Trang 112 - TV2/tập 1) 
II - Kiểm tra đọc thầm và trả lời câu hỏi: ( 4 điểm) 
 Đọc thầm bài: “Câu chuyện bó đũa” (Trang 112-TV2/tập 1) và trả lời các câu hỏi sau:
Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. (0,5 điểm) Lúc nhỏ, những người con sống với nhau như thế nào?
A. Sống rất hòa thuận
B. Hay va chạm.
C. Hay gây gổ.
Câu 2. (0,5 điểm) Người cha gọi bốn người con lại để làm gì ? 
 	A. Cho tiền.
 	B. Cho mỗi người con một bó đũa.
 	C. Để nghe cha bảo: Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Câu 3. (0,5 điểm) Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
 	A. Cởi bó đũa ra bẻ gãy từng chiếc.
 	B. Cầm cả bó đũa bẻ gãy.
 	C. Dùng dao chặt gãy bó đũa.
Câu 4. (0,5 điểm) Người cha khuyên các con điều gì?
A. Hãy đánh nhau.
B. Hãy thương yêu, đùm bọc nhau.
C. Hãy ghét bỏ nhau.
Câu 5. (0,5 điểm) Câu: “Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa” thuộc kiểu câu gì?
 	A. Ai là gì?
 	B. Ai thế nào?
 	C. Ai làm gì?
Câu 6. (1 điểm) Dòng nào dưới đây ghi đúng và đủ các từ chỉ hoạt động trong câu:
 	Chú gà trống vươn mình, dang đôi cánh to, khoẻ như hai cái quạt, vỗ phành phạch, rồi gáy vang: "Ò... ó...o...o!"
A.vươn, dang, vỗ.
 	B.vươn, dang, vỗ, gáy.
 	C.vươn, dang, vỗ, khỏe.
Câu 7. (0,5 điểm) Câu nào dưới đây được đặt đúng dấu phẩy?
A. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập.
B. Cò ngoan ngoãn chăm chỉ, học tập.
C. Cò, ngoan ngoãn chăm chỉ học tập.
- HS nhận đề bài kiểm tra
- GV đọc đề- HS soát đề 
- HS làm bài 
- Thu bài - chấm
* Đáp án và thang điểm:
A. ĐIỂM ĐỌC: (10 điểm)
 	* Lưu ý: Không cho điểm thập phân. 
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Đọc một đoạn văn trong bài Câu chuyện bó đũa theo yêu cầu của giáo viên đạt mức độ 1 (đúng từ, đúng tiếng, biết ngắt nghỉ đúng chỗ, đọc trôi chảy, lưu loát, rõ ràng, đạt tốc độ 40 chữ/ phút): đạt 6 điểm.
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
 Câu 1: Ý A ( 0,5 đ) Câu 4: Ý B ( 0,5đ) Câu 7 :Ý A ( 0,5 đ)
 Câu 2: Ý C ( 0,5 đ) Câu 5: Ý C (0,5 đ)
 Câu 3: Ý A (0,5 đ) Câu 6: Ý B ( 1,0 đ)
IV.Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................
Tự nhiên và xã hội 
Tiết18: THỰC HÀNH: GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH, ĐẸP
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường, lớp sạch, đẹp.
- KNS: KN tự nhận thức. KN làm chủ bản thân. KN ra quyết định
- Phát triển KN hợp tác trong quá trình thực hiện công việc
II. Thiết bị-Đồ dùng: Dụng cụ vệ sinh trường lớp.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
ND& MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4 phút
35 phút
1 phút
32 phút
2phút
A. Kiểm tra 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu 
2. HD
HĐ 1: Quan sát theo cặp.
+ MT: Biết nhận xét thế nào là trường học sạch đẹp và biết giữ trường học sạch đẹp.
HĐ 2: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học.
MT: Biết sử dụng một số dụng cụ để làm vệ sinh trường, lớp học.
3. Củng cố - dặn dò
+ Cần ghi nhớ điều gì khi chơi?
Nhận xét -đánh giá.
-Giới thiệu bài - ghi đầu bài
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Treo tranh ảnh trang 38, 39.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi:
- Tranh 1:
-Bức ảnh thứ nhất minh họa gì?
- Nêu rõ các bạn làm những gì?
- Dụng cụ các bạn sử dụng ?
- Việc làm đó có tác dụng gì ?
- Tranh 2:
- Bức tranh thứ 2 vẽ gì?
-Nói cụ thể các công việc các bạn đang làm?
- Việc làm đó có tác dụng gì ?
-Trường học sạch đẹp có tác dụng gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Trên sân trường và xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn?
+ Xung quanh trường hoặc trên sân trường có nhiều cây xanh không? Cây có tốt không?
+ Khu vệ sinh đặt ở đâu? Có sạch không? Có mùi hôi không?
+ Trường học của em đã sạch chưa?
+ GDMT: Theo em làm thế nào để giữ trường học sạch đẹp?
- Kết luận: Nhấn mạnh tác dụng của trường học sạch đẹp.
- Nhắc lại và bổ sung những việc nên làm và nên tránh để giữ trường học sạch đẹp 
* Bước 1: Làm vệ sinh theo nhóm.
- Phân công việc cho mỗi nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ phù hợp với từng công việc.
- Hướng dẫn HS biết cách sử dụng dụng cụ hợp lí để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. VD: Đeo khẩu trang, dùng chổi có cán dài, vẩy nước khi quét lớp, quét sân hoặc sau khi làm vệ sinh trường, lớp, nhổ cỏ  phải rửa tay bằng xà phòng.
TKNL: Khi thực hành chúng ta phải làm gì để thực hiện tiết kiệm nước ?
* Bước 2:
- Tổ chức cho các nhóm kiểm tra đánh giá.
- Đánh giá kết quả làm việc.
- Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt. 
- Nhận xét giờ học
- Nhắc nhở học sinh biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
-Học sinh trả lời
nhận xét 
-HS nghe
- HS quan sát theo cặp các hình ở trang 38, 39 SGK và trả lời các câu hỏi.
- Cảnh các bạn đang lao động vệ sinh sân trường.
- Quét rác, xách nước, tưới cây
- Chổi nan, xô nước, cuốc, xẻng
- Sân trường sạch sẽ. Trường học sạch đẹp.
- Vẽ cảnh các bạn đang chăm sóc cây hoa.
- Tưới cây, hái lá khô già, bắt sâu
- Giúp cây mọc tốt hơn, làm đẹp ngôi trường.
- Bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, GV, HS học tập giảng dạy được tốt hơn.
- Nhớ lại kết quả, quan sát và trả lời.
- HS nêu
-HS nêu
-HS nêu
-HS nêu
+ Không viết, vẽ bẩn lên bàn, lên tường.
+ Không vứt rác, không khạc nhổ bừa bãi.
+ Không trèo cây, bẻ cành, hái vứt hoa, dẫm lên cây.
+ Đại, tiểu tiện đúng nơi qui định
+ Tham gia vào các hoạt động làm vệ sinh trường lớp, tưới chăm sóc cây cối.
- HS lắng nghe.
- Làm vệ sinh theo nhóm.
- Phân công nhóm trưởng.
- Các nhóm tiến hành công việc:
+ N1: Vệ sinh lớp.
+ N2: Nhặt rác, quét sân trường
+ N3: Tưới cây xanh ở sân trường
+ N4: Nhổ cỏ, tưới hoa ở sân trường.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện theo HD.
+ Sau khi lấy nước tưới cây hoặc rửa tay phải khóa vòi nước lại, ..... 
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
- Các nhóm đi xem thành quả làm việc, nhận xét và đánh giá.
- Nhận xét, tuyên dương.
IV.Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................
Mĩ thuật+
ÔN CHỦ ĐỀ 7: CON VẬT THÂN THUỘC ( TIẾT 2)
I.Mụ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_18_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi.doc