Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020 (Bản mới)

I. MỤC TIÊU

- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở học kì 1( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.

- HS đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ( tốcđộ đọc trên 40 tiếng/ phút).

- Biết thực hành sử dụng mục lục sách(BT2).

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả; tốc độ viết khoảng 40 chữ/ 15 phút.

II. CHUẨN BỊ

- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.

III. TIẾN TRÌNH

a. Kiểm tra tập đọc - 4em:

- Gọi từng HS lên bốc thăm bài tập đọc( được xem lại bài khoảng 2’).

- HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.

- GV nêu một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc, HS trả lời.

- GV và HS nhận xét.

 

docx17 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020 (Bản mới), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I(TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU 
- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở học kì 1( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
- HS đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ( tốcđộ đọc trên 40 tiếng/ phút).
- Biết thực hành sử dụng mục lục sách(BT2).
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả; tốc độ viết khoảng 40 chữ/ 15 phút.
II. CHUẨN BỊ 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III. TIẾN TRÌNH 
a. Kiểm tra tập đọc - 4em: 
- Gọi từng HS lên bốc thăm bài tập đọc( được xem lại bài khoảng 2’).
- HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.
- GV nêu một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV và HS nhận xét.
b. Thi tìm nhanh một số bài tập đọc theo mục lục sách:
- HS đọc yêu cầu.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi: Một HS làm trọng tài sướng tên bài(VD: Bông hoa Niềm Vui), đại diện các nhóm dò nhanh theo mục lục nói to tên bài và số trang. Đai diện nhóm nào tìm nhanh nhất thì thưởng hoa. Tổng kết lại nhóm nào có nhiều hoa hơn là nhóm ấy thắng cuộc.
- HS chơi. GV theo dõi giúp đỡ HS.
- Nhận xét trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
c. Chính tả: (Nghe viết):
- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
+ GV đọc một lần đoạn văn - 2 HS đọc lại. 
+ Lớp đọc thầm theo.
+ GV hỏi HS về cách trình bày bài chính tả.
+ HS luyện viết vào bảng con những tiếng các em dễ viết sai: nản, quyết.
- Đọc cho HS viết. Chấm, chữa bài: HS tự chữa lỗi bằng bút chì. 
- GV chấm 5-7 bài- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
 TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 4)
I. MỤC TIÊU 
- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở học kì 1( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
- HS đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ( tốcđộ đọc trên 40 tiếng/ phút).
- Nhận biết được từ chỉ hoạt động và dấu câu đã học(BT2).
- Biết cách nói lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình( BT4).
II. CHUẨN BỊ 
 Phiếu ghi tên các bài tập đọc. Bảng phụ viết nội dung BT2.
III. TIẾN TRÌNH 
a. Kiểm tra tập đọc (4em): 
- Gọi từng HS lên bốc thăm bài tập đọc( được xem lại bài khoảng 2’).
- HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.
- GV nêu một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV và HS nhận xét.
b. Tìm 8 từ chỉ hoạt động trong đọạn văn:
- HS đọc yêu cầu BT trên bảng phụ. 
- Cả lớp đọc thầm lại.
- HS gạch chân các từ chỉ hoạt động trong VBT. 
- 1 HS làm bài trên bảng phụ.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
c. Tìm các dấu câu:
- Một HS đọc và nêu yêu cầu BT. 
- HS nêu dấu câu, nhận xét.GV nhận xét kết luận.
d. Đóng vai chú công an, hỏi chuyện em bé:
- 1 HS đọc tình huống và nêu yêu cầu BT. 
- Lớp đọc thầm.
- GV tổ chức cho từng cặp HS thực hành đóng vai hỏi đáp.
- Cả lớp và GV nhận xét kết luận. 
VD, chú công an có thể nói với em bé như sau : 
 Cháu đừng khóc nữa. Chú sẽ đưa cháu về nhà ngay. Nhưng cháu hãy nói cho chú biết : Cháu tên gì ? Mẹ ( bố, ông, bà...) cháu tên gì ? Mẹ ( bố, ông, bà...) cháu làm ở đâu ? Nhà cháu ở đâu ?
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU 
- HS biết hệ thống các kiến thức đã học bằng các câu hỏi trắc nghiệm.
- Củng cố kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học.
- Có thái độ yêu mến những hành vi chuẩn mực .
II. TIẾN TRÌNH 
1. Giới thiệu bài 
2. Thực hành làm bài tập.
Câu 1: Khoanh vào trước ý kiến đúng.
Chăm chỉ học tập là:
 	a. Cố gắng tự hoàn thành bài tập được giao.
 	b. Tích cực tham gia học tập cùng bạn trong tổ.
 	c.Tự giác học bài mà không ai nhắc nhở.
 	d. Dành tất cả thời gian cho học tập mà không làm việc khác.
Câu 2 : Nêu ích lợi của việc học tập chăm chỉ?.
Câu 3: Khoanh vào chữ trước ý kiến đúng.
 	a. Vẽ lên tường là làm đẹp cho lớp.
b. Trường lớp sạch đẹp giúp em học tập tốt hơn.
3. Củng cố- Dặn dò. Giáo viên nhận xét tiết học
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ ba ngày 31 tháng 12 năm 2019
 TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I(TIẾT 5)
I. MỤC TIÊU 
- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở học kì 1( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
- HS đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ( tốcđộ đọc trên 40 tiếng/ phút).
- Tìm được từ chỉ hoạt động theo tranh vẽ và đặt câu với từ đó(BT2).
- Biết nói lời mời, nhờ, đề nghị phù hợp với tình huống cụ thể(BT3).
II. CHUẨN BỊ 
 Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III. TIẾN TRÌNH 
a. Kiểm tra tập đọc (số HS còn lại): 
- Gọi từng HS lên bốc thăm bài tập đọc( được xem lại bài khoảng 2’).
- HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.
- GV nêu một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV và HS nhận xét.
b. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động, đặt câu:
- 1 HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm.
- Từng nhóm HS quan sát tranh minh hoạ hoạt động (SGK), viết nhanh ra giấy nháp chỉ từ chỉ hoạt động trong mỗi tranh. 
- Các nhóm nêu 5 từ ngữ chỉ hoạt động trong 5 tranh.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS tập đặt câu với mỗi từ tìm được.
- HS từng nhóm tiếp nối nhau đọc câu văn vừa đặt.
- GV ghi nhanh một số câu hay lên bảng lớp.
c. Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị:
- HS đọc và nêu rõ yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào VBT.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài.	 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I(TIẾT 6)
I. MỤC TIÊU 
- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở học kì 1( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
- HS đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ( tốcđộ đọc trên 40 tiếng/ phút).
- Dựa vào tranh để kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặt được tên cho câu chuyện(BT2); viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể(BT3).
II. TIẾN TRÌNH 
1.Bài cũ: 3 HS nêu miệng lại BT3. Lớp theo dõi- nhận xét
2.Bài mới :
a. Kiểm tra Học thuộc lòng ( 8 em):
- Từng HS lên bốc thăm chọn tên bài thơ.
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. GV nhận xét.
b. Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện:
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- GV HD HS quan sát để hiểu nội dung từng tranh phóng to trên bảng, sau đó nối kết nội dung ba bức tranh ấy thành một câu chuyện và đặt tên cho câu chuyện.
- HS trao đổi theo cặp. 
- Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét.
c. Viết nhắn tin : 1 HS đọc yêu cầu của bài. HS làm bài vào VBT.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét.
VD: 	9 giờ, 11-9
 Uyên ơi,
 Mình đến nhưng cả nhà đi vắng. Mời bạn 8 giờ tối thứ bảy đến dự Tết Trung thu ở sân trường. Đừng quên nhé!
 Quân
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU 
- Biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tìm số hạng, số bị trừ.
- Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị. 
- BT 1 ( cột 1, 2, 3 ); BT 2( cột 1, 2 ); BT 3 ( a, b ); BT 4
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1. Củng cố về giải toán: 
- 1 HS lên làm bài 3(Tr 88). 
- HS nhận xét.
Hoạt động 2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét
Bài 2: Yêu cầu cả lớp tự làm bài. Gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nói rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- Nhận xét HS.
Bài 3: Cho HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng khi biết tổng và số hạng còn lại. Tìm số bị trừ chưa biết khi biết hiệu và số trừ. Tìm số trừ chưa biết khi biết hiệu và số bị trừ.
- Có thể nêu và thực hiện giải từng ý hoặc nêu tất cả rồi giải bài.
Bài 4: Cho HS đọc đề bài, xác định dạng bài rồi giải bài toán.
- Hoc sinh lên bảng giải bài toán lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
MĨ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
 (Hình Gà mái - phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ)
I. MỤC TIÊU 
- Học sinh hiểu biết thêm về tranh dân gian Việt Nam.
- Biết vẽ màu vào hình có sẵn.
- Nhận biết vẻ đẹp và yêu thích tranh dân gian. 
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên:
- Tranh dân gian Gà mái
- Một vài bức tranh dân gian như: Gà trống, chăn trâu, ... (nếu là tranh in trên giấy dó càng tốt).
- Một số bài vẽ màu của học sinh năm trước.
- Phóng to hình vẽ Gà mái (chưa vẽ màu).
- Màu vẽ. 
2. Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ.
- Màu vẽ, bút dạ, chì màu, sáp màu. 
III. TIẾN TRÌNH 
A- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
- Giáo viên giới thiệu một số tranh dân gian để các em nhận biết được thế nào là tranh dân gian và nhận biết được cách vẽ màu tranh dân gian.
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: 
- Giáo viên cho học sinh xem hình vẽ nét Gà mái (vẽ bằng nét đen) để các em nhận ra:
- Hình vẽ có gà mẹ và nhiều gà con.
- Gà mẹ to ở giữa, vừa bắt được con mồi.
- Gà con quây quần xung quanh gà mẹ với nhiều dáng khác nhau. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ màu:
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại màu của con gà như: màu nâu, màu vàng, màu trắng, màu hoa mơ, màu đen, ...
- Học sinh tự chọn màu rồi vẽ theo ý thích.
- Có thể vẽ màu nền hoặc không.
- Giáo viên cho học sinh xem một vài bài vẽ màu khác nhau của học sinh năm trước.
- Giáo viên có thể phóng to hình Gà mái (hai hoặc ba bản) cho học sinh vẽ theo nhóm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: 
+ Bài tập: Vẽ màu vào hình có sẵn (Tr.23 Vở tập vẽ).
- Giáo viên gợi ý học sinh tìm màu khác nhau để vẽ sao cho đẹp.
- Học sinh vẽ màu theo ý thích và trí tưởng tượng của mình. 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp và gợi ý các em nhận xét:
+ Em có nhận xét gì về các bài vẽ màu của các bạn?
+ Theo em, bài nào đẹp?
+ Vì sao em thích bài vẽ màu đó? v.v..
- Giáo viên bổ sung nhận xét của học sinh về:
+ Cách vẽ màu (ít ra ngoài hình)
+ Màu tươi sáng, nổi hình các con gà. 
* Dặn dò: 
Sưu tầm tranh dân gian (in ở sách báo, tạp chí).
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ tư ngày 1 tháng 1 năm 2020
( Dạy bù trong tuần)
TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 7)
I. MỤC TIÊU 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết1.
- Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu (BT2).
- Viết được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo (BT3).
II. CHUẨN BỊ 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc học thuộc lòng. Bảng phụ viết câu văn ở BT2.
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ: 1 HS làm BT 2- Tiết 6. Lớp theo dõi, nhận xét.
2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học. 
b. Kiểm tra học thuộc lòng: 
- Từng HS lên bốc thăm chọn tên bài thơ.
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. GV nhận xét, ghi điểm.
c. Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật:
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào VBT. 1 HS làm bài trên bảng phụ.
- Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng, chốt lại lời giải đúng.
d. Viết bưu thiếp chúc mừng thầy, cô:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. HS viết lời chúc mừng thầy( cô )vào VBT.
- Nhiều HS đọc bưu thiếp đã viết . Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách trình bày. VD: 18- 11- 2010
 Kính thưa cô,
 Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, em kính chúc cô luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
 Chúng em luôn nhớ tới cô và mong được gặp lại cô.
 Học sinh của cô
 Quách văn Tú
 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU 
- Biết làm tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản. 
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
-BT 1 ( cột 1, 2, 3, 4 ) ; BT 2( cột 1, 2 ); BT 3 ( b ) ; BT 4
II. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1.Củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết: 
- 3 HS lên làm bài 3. Lớp làm bảng con - nhận xét.
Hoạt động 2. HS luyện tập, thực hành:
Bài 1: 1HS nêu yêu cầu BT.
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở ô li.
- HS nhận xét bài trên bảng và nêu cách làm - Đối chiếu kết quả.
 * Củng cố về cộng, trừ có nhớ.
Bài 2: HS đọc yêu cầu BT. 
- HS thảo luận nhóm - nêu kết quả và cách làm.
- GV theo dõi, sửa sai.
* Củng cố về tính giá trị các biểu thức số đơn giản.
Bài 3: GV treo bảng phụ. HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài vào vở. 1HS lên bảng làm.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm.
- HS nhận xét và nêu cách làm.
* Củng cố về tìm một thành phần chưa biết của phép trừ .
Bài 4: 1HS đọc đề toán, nêu tóm tắt bài toán, nhận dạng bài toán.
- 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 * Củng cố về giải bài toán về nhiều hơn. 
Hoạt động 3. HĐ nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ năm ngày 2 tháng 1 năm 2020
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU 
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị. BT 1 ; BT 2 ; BT 3
- Ngày trong tuần và ngày trong tháng. 
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH 
Hoạt động 1. Củng cố về dạng toán nhiều hơn một số đơn vị:
- 1 HS lên giải bài 4(VBT).
Hoạt động 2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
* Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ có nhớ.
Bài 2:HS nêu yêu cầu BT.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở sau đó đổi chéo cho nhau kết quả. 
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. HS nhận xét, nêu cách làm.
*Củng cố về tính giá trị biểu thức số.
Bài 3: 1HS đọc đề toán và xác định dạng toán.
- HS nêu tóm tắt bài toán.
- 1HS lên bảng trình bày bài giải, cả lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách giải bài toán về ít hơn.
Hoạt động 3. Hoạt động nối tiếp: 
- GV nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
 TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 8)
I. MỤC TIÊU 
- Đọc thuộc lòng khổ thơ hoặc bài thơ đã học.
- Ôn luyện cách nói đồng ý, không đồng ý. Ôn luyện về cách tổ chức câu thành bài.
II. CHUẨN BỊ 
- Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng.
III. TIẾN TRÌNH 
1. Bài cũ: 1 HS làm BT 2(SGK/150). Lớp theo dõi, nhận xét.
2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
b. Kiểm tra học thuộc lòng: 
- Từng HS lên bốc thăm chọn tên bài thơ.
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. GV nhận xét, ghi điểm.
c. Nói lời đồng ý, không đồng ý:
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS: nói lời đồng ý với thái độ sẵn sàng, vui vẻ; nói lời từ chối sao cho khéo léo, không làm mất lòng người nhờ vả mình.
- Từng cặp HS thực hành: HS1 nói lời yêu cầu, đề nghị; HS2 đáp đáp lời theo từng tình huống đã nêu. Cả lớp và GV nhận xét. VD:
a- HS1(vai bà): Cháu đang làm gì thế, xâu giúp bà cái kim nào!
HS2(vai cháu): Vâng ạ!/ Cháu làm ngay đây ạ!/ Bà chờ cháu một chút. Cháu sẽ giúp bà ngay ạ!...
b- Chị chờ em 1 lát. Em làm xong bài này sẽ giúp chị ngay./ Chị ơi, em không làm giúp chị được. Em vẫn chưa làm xong BT.
c- Bạn thông cảm, mình không thể làm bài hộ bạn được.
d- Bạn cầm đi./ Chờ mình 1 chút nhé.
d. Viết khoảng 5 câu nói về 1 bạn lớp em:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV nhắc HS: Mỗi em chọn viết về 1 bạn trong lớp. Không cần viết dài. Cố gắng viết chân thật, câu văn rõ ràng.
- HS viết bài vào VBT. HS tiếp nối nhau đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét về ND, cách diễn đạt, đặt câu. GV chấm 1 số bài viết.
VD: Nga là tổ trưởng tổ em. Bạn xinh xắn, học giỏi, hay giúp đỡ mọi người. Em rất thân với bạn. Chúng em ngày nào cũng cùng nhau đến trường. Bố mẹ em rất hài lòng khi em có 1 người bạn như Nga.
3. Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
 * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
THỦ CÔNG
 GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE (T2)
I. MỤC TIÊU 
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối.
- Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối.
- HS có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. CHUẨN BỊ 
- Giấy thủ công, kéo, keo, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH 
1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới :
Hoạt động 1. HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe:
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe:
 + Bước 1: Gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe .
 + Bước 2: Dán biển báo cấm đỗ xe.
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe theo nhóm 
- GV quan sát, uốn nắn và giúp đỡ HS còn lúng túng khi hoàn thành sản phẩm. 
Hoạt động 2. Nhận xét, đánh giá: 
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV và HS nhận xét, đánh giá sản phẩm, bình chon 1 số sản phẩm đẹp.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THỰC HÀNH: GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP
I. MỤC TIÊU 
- Biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường, lớp sạch, đẹp.
- Nêu được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường lớp một cách an toàn.
- Biết tác dụng của việc giữ trường, lớp sạch, đẹp đối với sức khoẻ và học tập.
- GDKNS: Kĩ năng ra quyết định(nên và không nên làm gì để giữ trường học sạch đẹp).
- Làm một số công việc giữ gìn trường, lớp học sạch đẹp: quét lớp, sân trưòng; tưới cây, chăm sóc cây của lớp, của trường,
- Có ý thức giữ trường lớp sạch, đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ 
Một số dụng cụ như: Khẩu trang, chổi, xô đựng rác, rẻ lau.
III. TIẾN TRÌNH 
1.Bài cũ: Hỏi : Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường ? 
2. Bài mới :
Hoạt động 1. Quan sát theo cặp:
- Bước 1: Làm việc theo cặp:
+ GV hướng dẫn HS quan sát các hình ở tr 38,39 SGK phóng to và thảo luận theo cặp về nội dung từng hình.
Hỏi: Các bạn trong từng hình đang làm gì? các bạn đã sử dụng những dụng cụ gì? Việc làm đó có tác dụng gì?
Liên hệ: Trên sân trường và xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn? Theo em làm thế nào để giữ trường học sạch đẹp? Em đã làm gì để giữ trường học sạch đẹp?
 *GV kết luận: Để trường học sạch đẹp mỗi HS phải luôn có ý thức giữ gìn trường như: không viết, vẽ bẩn lên tường; không vứt rác hay khạc nhổ bừa bãi, đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định ; không trèo cây, bẻ cành,tham gia tích cực vào các hoạt động như làm vệ sinh trường, lớp, tưới và chăm sóc cây cối,
Hoạt động 2. Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học:
- Bước 1: Làm vệ sinh theo nhóm:
+ GV phân công công việc cho mỗi nhóm.
+ GV phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ phù hợp với từng công việc.
- Bước 2 :Các nhóm tiến hành thực hiện các công việc được phân công.
- Bước 3: GV tổ chức cho cả lớp đi xem thành quả làm việc của nhau, các nhóm nhận xét và tự đánh giá công việc của nhóm mình và nhóm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_18_nam_hoc_2019_2020_ban_2_cot.docx
Giáo án liên quan