Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các từ ngữ khó: nào, đến lúc, đùa, lành. Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu nghĩa các từ mới. Hiểu nội dung bài: Sự gần gũi đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống, tình cảm của bạn nhỏ

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: kiểm soát cảm xúc, hể hiện sự cảm thông, rình bày suy nghĩ, tư duy sáng tạo, phản hồi lắng nghe tích cực.

- Giáo dục các em lòng yêu quý các con vật nuôi.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 1. Kiểm tra bài cũ:

-2 HS đọc bài "Bé Hoa” và trả lời câu hỏi nội dung bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

 

doc27 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
" Con chó nhà hàng xóm" các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
- GV nhận xét, tuyên dương
GVchốt: Từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch : chăn, chiếu, chén, chum....
Các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã trong bài "Con chó nhà hàng xóm " là: nhảy, mải, kể, hỏi, thỉnh thoảng, nhảy, hiểu, hẳn; gỗ, ngã, vẫy, sĩ.
3. Tổng kết.
- Nhắc lại nội dung bài học hôm nay?
- Khen những em viết đẹp, có tiến bộ.
-Viết lại bài chính tả cho đẹp.
- 1 HS đọc lại.
- HS trả lời.
- Tên riêng của bạn gái trong truyện.
- Những tiếng đầu câu.
- Học sinh tự tìm các từ khó viết.
+Ví dụ: quấn quýt, giường, mau lành,.
- HS viết từ khó vào bảng con.
- HS chép bài vào vở.
- HS soát lỗi, chữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu: Tìm các từ có vần ui/ uy
- Tự tìm từ theo yêu cầu và ghi vào VBTTV.
- Nêu các từ tìm được.
- Nhận xét.
- HS thi tìm, nêu miệng cá nhân
_________________________________________________
Toán
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I . Mục tiêu
- Giúp HS biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Làm quen với một số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ.
- Làm quen với những sinh hoạt hàng ngày có liên quan đến thời gian.
II . Chuẩn bị
- Mô hình đồng hồ có kim quay được.
III .Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV dùng mô hình đồng hồ quay kim đến số chỉ đúng thời gian trong tranh: Kim ngắn chỉ số 6; 7; 5; 8
- Nhận xét, chữa.
- 20 giờ còn gọi là mấy giờ?
- 17 giờ còn gọi là mấy giờ?
* KKHS trả lời: Hãy dùng cách nói khác, nói về thời gian bạn An xem phim và đá bóng?
Chốt cách quay kim đồng hồ theo giờ đúng cho trước.
Bài 2:
- Yêu cầu HS thực hành mẫu theo cặp.
- Muốn biết câu nào đúng, câu nào sai ta phải làm gì?
- Gọi 1 vài cặp hỏi - đáp cho cả lớp nghe.
- GV nhận xét- tuyên dương nhóm làm việc tích cực.
Chốt cách trả lời theo câu hỏi dựa vào tranh
*KKHS làm thêm BT sau:
Bài 3: Yêu cầu?
- GV đọc số giờ bất kì.( mẫu)
- Yêu cầu lớp trưởng lên làm quản trò: Đọc số giờ bất kì
Chốt cách xem giờ, quay kim đồng hồ
- 1 HS đọc yêu cầu: Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
- HS thi trả lời cá nhân. Khi GV quay kim đồng hồ, HS quan sát tranh SGK và đọc nội dung tranh tương ứng.
- 8 giờ tối
- 5 giờ tối.
- HS nói.
- HS đọc đề bài: Câu nào đúng? Câu nào sai?
- HS làm mẫu thực hành theo cặp hỏi - đáp về thời gian trong các đồng hồ rồi so sánh với các tranh.
+ Ví dụ:- Hỏi: Giờ vào học là mấy giờ? 
- Đáp: 7 giờ. 
Tương tự như thế với các câu hỏi như sau:
- Bạn đi học lúc mấy giờ? Bạn đi học sớm hay muộn? Câu nào đúng, câu nào sai.
- Ta phải quan sát tranh, đồng hồ xem giữa việc làm và đồng hồ có phù hợp hay không và kết luận câu đúng, câu sai.
- Các tranh còn lại tiến hành tương tự.
- Đại diện từng nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét.
- HS nêu: Quay kim đồng hồ
- HS quay kim trên mặt đồng hồ, đọc giờ.
- HS thực hiện cá nhân dưới lớp.
- Nhận xét bạn.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- Vận dụng kiến thức đã học để xem đồng hồ.
____________________________________________________
Kể chuyện
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. Mục tiêu
- Học sinh quan sát tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Yêu quý con vật nuôi trong nhà.
GDBVMT: Giáo dục HS biết yêu quý và chăm sóc những con vật nuôi trong nhà.
II.Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện.
- HS kể từng đoạn theo gợi ý.
+ Tranh 1:Tranh vẽ ai?
- Cún Bông và Bé đang làm gì?
+ Tranh 2:
- Chuyện gì xảy ra khi Bé và Cún Bông đang chơi?
- Lúc đó Cún làm gì?
+ Tranh 3: Bé bị ốm, ai đã đến thăm Bé?
- Bé mong muốn điều gì?
+ Tranh 4: Lúc Bé bó bột nằm bất động. Cún đã giúp Bé làm những gì?
+ Tranh 5: - Bé và Cún đang làm gì?
-Lúc ấy, bác sĩ nghĩ gì?
HĐ2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV yêu cầu đại diện nhóm kể lại câu chuyện
- HS kể phân vai câu chuyện
- Nhận xét- đánh giá.
- Em cần làm gì với những con vật nuôi trong nhà?
GDBVMT: Giáo dục HS biết yêu quý và chăm sóc những con vật nuôi trong nhà.
3. Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- HS thảo luận theo nhóm từng bức tranh.
- Mỗi nhóm 1 bức tranh, lần lượt dựa vào các câu hỏi kể lại từng đoạn chuyện.
- Tranh vẽ Bé và Cún Bông
- Đang chơi ở trong vườn
- Bé vấp phải một khúc gỗ và ngã đau, không đứng dậy được...
- Cún chạy đi tìm người giúp
- Bạn bè thay nhau đến thăm
- Muốn được chơi với Cún.
- Cún mang cho Bé khi thì tờ báo, lúc thì cái bút chì. Cún cứ quanh quẩn chơi với Bé mà không đi đâu.
- Bé và Cún lại chạy nhảy chơi đùa trong vườn. 
- Bác sĩ hiểu chính Cún đã giúp Bé mau lành.
- Đại diện từng nhóm kể từng đoạn chuyện.
- Cả lớp nghe và nhận xét.
- Sau cả lớp thi kể lại từng đoạn chuyện.
- HS thi kể lại cả câu chuyện.
- 2 nhóm HS thi kể phân vai.
- Nhận xét.
- HS nêu cá nhân: cho ăn, uống...
________________________________________________
Thứ tư ngày 18 tháng 12 năm 2019
Sáng Tập đọc 
 THỜI GIAN BIỂU
I. Mục tiêu:
- Biết đọc chậm, rõ ràng các số chỉ giờ; ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa cột, dòng.Hiểu được tác dụng của thời gian biểu.
- Rèn cho HS đọc đúng các số chỉ giờ. Đọc chậm rãi, rõ ràng, rành mạch.
- Giáo dục HS giờ nào việc ấy.
II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài: "Con chó nhà hàng xóm"
- 2HS đọc mỗi em đọc 2 đoạn
- Nêu nội dung của bài
- Nhận xét đánh giá
- 2HS trả lời
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Luyện đọc
- GV đọc mẫu và nêu giọng đọc toàn bài.
- Theo dõi trong SGK
- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS đọc nối tiếp câu.
- Gọi HS tìm từ khó đọc 
- Tự tìm từ khó đọc 
- Ghi bảng: sắp xếp, sách vở, ăn trưa, nấu cơm, chơi
- GV gọi nhiều HS luyện đoc các từ khó..
- Luyện đọc: Cá nhân, cả lớp 
- Gọi HS đọc nối tiếp từng dòng
- HS đọc nối tiếp từng dòng hết bài.
Đọc từng đoạn trước lớp
- GV hướng dẫn HS chia đoạn: Đoạn1: tên bài + sáng; đoạn2:Trưa; đoạn3: chiều; đoạn4: Tối
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn .
- HS đọc nối tiếp đoạn: kết hợp giải nghĩa
- Giảng từ:thời gian biểu, vệ sinh cá nhân
- HS theo dõi lắng nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm thi đọc.
- Gv nhận xét, đánh giá.
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- HS thi đọc nối tiếp theo đoạn
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc toàn bài.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
+ Thời gian biểu này là của ai lập?
+ Hãy kể các việc Phương Thảo làm hằng ngày?
+ Phương Thảo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để làm gì?
- Cả lớp đọc thầm cả bài .
- của bạn Phương Thảo.
- HS trả lời.
- Để thực hiện cho đúng giờ.
+ Thời gian biểu ngày nghỉ của Phương Thảo có khác gì với ngày thường?
- HS trả lời
- Nhận xét - bổ sung
+ Thời gian biểu có tác dụng gì?
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng và nêu nội dung bài học.
- Gọi HS nêu lại nội dung bài.
- TGB giúp người ta sắp xếp thời gian làm việc hợp lí, có kế hoạch, làm cho công việc đạt hiệu quả.
Thi tìm nhanh đọc giỏi
- Gọi HS đọc toàn bài.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Lưu ý ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng đúng.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc bài.
- HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS thi đọc.
- HS đọc đồng thanh.
- 3HS đọc cả bài.
3. Củng cố dặn dò
- Thời gian biểu có tác dụng gì? - HS nêu
- Dặn HS thực hành giờ nào việc nấy.
Toán
NGÀY, THÁNG
I . Mục tiêu:
- Học sinh biết đọc tên các ngày trong tháng.Bước đầu biết xem lịch, đọc thứ, ngày, tháng trên 1 tờ lịch tháng.Làm quen với đơn vị thời gian ngày, tháng. 1 tháng có thể có 30 hoặc 31 ngày.
- Kĩ năng xem lịch, tính ngày tháng
- Củng cố về đơn vị ngày, tuần lễ.
II . Chuẩn bị:- 1 quyển lịch tháng hay tờ lịch tháng 11, tháng 12.
III . Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Một năm có bao nhiêu tháng? kể tên các tháng?
- Gv nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Nội dung.
Giới thiệu các ngày trong tháng.
- GV treo tờ lịch tháng 11 như phần bài học.
 Đây là tờ lịch tháng nào? Vì sao em biết?
Lịch tháng cho ta biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc tên các cột.
- Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào?
- Ngày 1/ 11 vào thứ mấy?
+ Gọi HS lên bảng chỉ vào ngày 1 / 11.
- Yêu cầu HS tìm các ngày khác.
+ Ví dụ: 20/11 ; 8/11 ; 25/11.
KL: Lịch dùng để xem ngày tháng. Khi xem lịch ta biết được ngày, tháng, thứ trong tuần.
Thực hành
Bài 1: ( GV treo bảng phụ)
- Gọi HS đọc yêu cầu và phần bài mẫu.
- Yêu cầu HS nêu cách viết của ngày 7/11.
+ Ta viết ngày trước, tháng sau.
- Yêu cầu HS tự điền vào SGK, 1 HS làm bảng phụ.
- Gv nhận xét chữa bài.
Bài 2:
- GỌi HS nêu yêu cầu.
- GV treo tờ lịch tháng 12.
?/ Đây là tờ lịch tháng nào?
- GV nêu câu hỏi ở phần b cho HS trả lời.
+ KL: Có tháng 30 ngày, có tháng 31 ngày.
3. Củng cố - Dặn dò
- Lịch có tác dụng gì?
- Dặn HS thực hành xem lịch.
- HS nêu
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- Các ngày trong tháng.(nhiều học sinh nhắc lại)
- HS đọc: thứ hai, thứ ba, .... (cho biết các ngày trong tuần)
- Ngày 1.
- Thứ bảy.
- HS thực hành.
- HS lên chỉ lịch, ghi rõ các ngày trên vào thứ mấy trong tuần.
- ! HS đọc yêu cầu.
- HS nêu cách viết: ngày 7 tháng 11.
- HS làm bài tập. 1 em lên làm bảng phụ.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Tháng 12.
- HS điền các ngày còn thiếu vào lịch trong vở bài tập.
- Đổi vở, kiểm tra - nhận xét.
- HS nêu
 Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU: AI THẾ NÀO?
I. Mục tiêu:
- Bước đầu tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước (BT1); biết đặt câu với mỗi từ cho trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào ? (BT2)
- HS biết tìm từ, đặt câu.
- HS có ý thức sử dụng đúng từ ngữ, đúng mẫu câu trong hoàn cảnh giao tiếp.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết BT1, 2
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm 5 từ chỉ đặc điểm, đặt 1 câu theo kiểu câu Ai thế nào?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. HD làm bài tập
Bài 1 : Treo bảng phụ
- Gọi HS đọc y/c 
+ Thế nào là từ trái nghĩa?
- Yc HS HS đọc mẫu.
- Tổ chức cho HS làm bài. Yc 1 số HS trình bày. GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Yêu cầu HS tìm những từ khác, trái nghĩa với từ nhanh?
* Chốt: 1 từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó.
- Yêu cầu HS nêu các từ trái nghĩa khác?
- Yêu cầu HS tìm cặp từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ:
+ Lá lành đùm lá rách.
+ Chết vinh còn hơn sống nhục.
- Y/c Hs đọc lại các cặp từ trái nghĩa.
* GV kết luận: Các cặp từ trái nghĩa trên là những từ chỉ tính chất của sự vật.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu y/c?
- Trái nghĩa với “ngoan”là gì?
- Đặt câu với cặp từ “ ngoan – hư”
- Y/c HS chọn 1 trong 4 cặp từ và đặt câu tương tự.
- Chữa bài, nhận xét
- Gọi nhiều hs đọc câu của mình
- Nhận xét, chỉnh sửa
+ Các câu trên thuộc kiểu câu gì?
+ Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Là từ chỉ gì?
+ Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? Là từ chỉ gì?
*Chốt cách đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu : Ai thế nào?
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.
+ Tranh vẽ gì?
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi nêu tên các con vật.
+ Những con vật này được nuôi ở đâu?
* GV kết luận: gà, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu gọi chung là gia cầm. Dê, cừu, thỏ, bò, trâu gọi là gia súc.
+ Các con vật này có lợi ích gì?
- Y/c HS kể thêm các vật khác cũng được nuôi trong gia đình.
3. Củng cố, dặn dò
+ Câu kiểu Ai thế nào? gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo y/c
- Tìm từ trái nghĩa với các từ: tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- 1 HS đọc.
+ tốt - xấu; ngoan - hư; nhanh - chậm; trắng - đen; cao - thấp; khỏe - yếu.
- HS nêu: chậm chạp, lề mề,...
- HS theo dõi.
- HS nêu: gầy – béo,dài – ngắn,...
- HS tìm: 
+ lành – rách.
+ chết – sống, vinh – nhục.
- 1 HS đọc
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc.
- hư
- Chú chó này rất hư.
Con mèo kia rất ngoan.
- 3 HS chữa bài, dưới làm vào VBT
Cái ghế này cao.
Cái ghế kia thấp.
...............................
- Nhiều em đọc
- ... Ai thế nào?
- ...từ chỉ sự vật.
- ...từ chỉ tính chất.
- HS quan sát
- Các con vật
- HS trao đổi, nêu: gà, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu, dê, cừu, thỏ, bò, trâu
- Được nuôi trong gia đình.
- HS kể.
- Cung cấp trứng, thịt,...để sử dụng và xuất khẩu.
- HS nêu: chó, mèo, ....
- Nêu: Gồm hai bộ phận, bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì)? Bộ phận thứ hai trả lời cho câu hỏi thế nào?
____________________________________________
 Tự nhiên và Xã hội
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG 
I. Mục tiêu:
- Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường.
- Rèn kĩ năng quan sát và nêu được các thành viên và công việc của họ trong nhà trường.
- Yêu trường, yêu lớp, có ý thức giữ gìn và làm đẹp trường của mình.
II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh SGK.
III . Các hoạt động dạy và học chủ yếu
1. KTBC: 
- Ngoài phòng học, trường học còn có những phòng nào?
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài.
 Nội dung
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Chia 3 nhóm, phát mỗi nhóm 1 bộ bìa
- HD HS quan sát hình trang 34, 35 và làm các việc sau:
Gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp
Nói về công việc của từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
 Hoạt động 2: Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường mình
- Trong trường em biết những thành viên nào? Họ làm những việc gì?
- Nói về tình cảm của em đối với những thành viên đó?
- Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường, em sẽ làm gì?
 Hoạt động 3: Trò chơi "Đó là ai?"
- GV tổ chức cho HS chơi nhận xét
3. Củng cố - dặn dò: 
- Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường, em sẽ làm gì?
- 2 HS nêu.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát nội dung tranh rồi gắn với hình thích hợp.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét
- HS thảo luận trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét
 - HS chơi trò chơi
- Nhận xét
__________________________________________________
Chiều Chính tả
NGHE VIẾT: TRÂU ƠI. PHÂN BIỆT AO/ AU, CH/ TR
I. Mục tiêu:
- Học sinh nghe - viết bài: Trâu ơi!Trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.
- Có kĩ năng viết đúng, viết đẹp
- Có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II . Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ ghi bài tập trong SGK; Bảng con.
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1 . Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc: gùi lúa, truy đuổi, tàu thuỷ.
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Nội dung :
Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc bài viết.
- Yêu cầu HS đọc lại.
+ Đây là lời nói của ai với ai?
+Tình cảm của người nông dân với con trâu như thế nào?
- Viết từ khó: trâu, nghiệp, ruộng
- GV đọc cho HS viết bài.
- Soát lỗi.
- Thu bài - nhận xét.
Luyện tập.
- GV hướng dẫn làm bài 2, 3 trong sgk.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS phân biệt mào - màu , cao - cau. Bằng cách tìm từ có chứa các tiếng có vần ao, au.
* Tổ chức cho HS thi tìm từ.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 3a: Phân biệt tr - ch.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
- GV chữa chung (treo bảng phụ). 
- cây tre - che mưa.
- buổi trưa - cha có 
- GV tuyên dương những HS làm bài tốt.
- Gọi HS giải nghĩa một số từ
3. Củng cố, dặn dò: 
- Kể tên một số tiếng bắt đầu bằng n/l
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS nhận xét.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc lại.
- Của người nông dân với con trâu.
- Tâm tình nh một người bạn thân.- 
- Luyện viết bảng con.
- HS nghe viết bài vào vở.
- Học sinh nghe và ghi số lỗi ra nề vở.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài - đọc bài trước lớp.
- HS khác nhận xét.
- Các tổ thi .
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nối tiếp nêu miệng.
- HS nhận xét.
- HS giải nghĩa một số từ.
- HS nêu
_________________________________________________
Toán (tăng)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Củng cố về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Tìm số hạng chưa biết trong một tổng - số bị trừ, số trừ trong 1 hiệu, giải toán và vẽ đường, đoạn thẳng.
- Giáo dục h /s ý thức học tập tốt.
II. Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
45 +26 78 - 39
69 +9 100 - 56
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài HS chữa bài
- Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì?
- Nhận xét.
Bài 2: Tìm x
 56 +x = 93 98 - x = 39
x - 52 = 29 100 - x = 35
- HS làm bài HS chữa bài
- Nhận xét.
Bài 3: Tóm tắt rồi giải bài toán sau
Mẹ có 6 chục quả trứng, sau đó mẹ đem biếu bà một số quả trứng thì còn lại 35 quả trứng . Hỏi mẹ đã đem biếu bà bao nhiêu quả trứng?
- H/s đọc đề toán
- H/s nêu tóm tắt
- Làm bài, chữa bài
- Nhận xét.
Bài 4:
Cho 2 điểm M, N Hãy vẽ đoạn thẳng MN, đường thẳng MN 
3- Củng cố, dặn dò
Lưu ý h/s cách làm và thực hiện các phép tính có nhớ trong phạm vi 100.
- Nhận xét.
- HS trả lời: các số cùng hàng, thẳng cột với nhau.
- HS tự làm bài.
- Chữa bài.
- Nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Chữa bài.
- H/s đọc đề toán
- H/s nêu tóm tắt
- Làm bài, chữa bài
H/s nêu yc
- HS tự làm bài.
- Chữa bài 
Tiếng Việt (tăng)
ÔN: TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết các từ chỉ đặc điểm hình dáng của vật của người
- Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kiểu Ai thế nào?
- Có ý thức nói, viết thành câu
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ; Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Bài cũ: Nêu các từ chỉ tính tình của người: tốt, xấu, ngoan.
+ Các từ chỉ hình dáng của người: cao, thấp,...
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Nêu mục đính, yêu cầu.
b. Nội dung :
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức liên quan
Tìm 5 từ chỉ đặc điểm, hình dáng của người, vật và đặt câu với mỗi từ đó ?
Hoạt động 2:HD học sinh luyện tập
Bài1: Tìm những từ chỉ đặc điểm hình dáng của người và vật để điền vào chỗ trống cho phù hợp:
 M : Cây tre cao vút 
a/ Cây đa ...........................................................
b/Con Gấu...........................................................
c/ Dáng người võ sĩ.................................................
c/ Các cô người mẫu có dáng.................................
- Gọi HS tìm và đọc các từ .
- GV yêu cầu HS nối tiếp lên đọc bài 
- GV nhận xét, chốt những từ chỉ đặc điểm hình dáng các từ chỉ tính tình của người và vật 
Bài2: ( GV treo BP) Nối tên vật ở cột A với từ chỉ mầu săc ở cột B
A
B
1
hòn than
	 	Trắng muốt
2
	hạt gạo
xanh rờn
3
hoa hồng
 đen nhánh
4
	lá cây
xanh biếc
5
nước biển
trắng xốp
6
	đám mây
	đỏ thắm
HD: HS đọc kỹ yêu cầu bài. Bài yêu cầu ta làm gì ?
Cột A là những từ chỉ gì ?
Cột B là những từ chỉ gì ?
HS thảo luận nhóm đôi. đại diện nhóm nối
Lớp - Gv đánh giá nhận xét
GV chốt những từ ở cột B là những từ chỉ dặc điểm của vật
Bài 3 : Viết vào bảng bộ phận của từng câu .
a/ Chị của em hiền lắm.
b/ Bạn Hùng khỏe nhất lớp em.
c/ Bạn Hương cao nhất lớp. 
d/ Đôi bàn tây của mẹ nóng ấm. 
Câu
Bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai?
Bộ phận câu trả lời câu hỏi thế nào?
a
b
c
d
HD Câu a :Bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? 
Bộ phận câu trả lời câu hỏi thế nào? 
Tổ chức cho HS làm bảng nhóm
Lớp, GV nhận xét đánh giá, chốt mẫu câu kiểu Ai thế nào?
3. Củng cố- dặn dò:
- GV chốt nội dung bài.
- Dặn HS ôn lại câu kiểu: Ai là gì?
HS đọc và xđ yêu cầu của bài
 - HS làm bài vào vở - chữa
- 1HS đọc to. Lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp thực hiện.
- HS đọc.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Nối Nối tên vật ở cột A với từ chỉ mầu săc ở cột B
- Chỉ tên vật
- Chỉ mầu sắc
GV treo BP hs lên nối
 Lớp thảo luận nhóm đôi
Đại diện nhóm lên nối
Lớp nhận xét
HS đọc và xác định yêu cầu của bài
là Chị của em
là hiền

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_16_nam_hoc_2019_2020_dang_thi_th.doc