Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Biết đọc chậm, rõ ràng các số chỉ giờ; Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa cột, dòng.

- Hiểu tác dụng của thời gian biểu.

* Trả lời được các câu hỏi 1, 2. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ ghi một số câu cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Bài cũ: 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Con chó nhà hàng xóm, trả lời câu hỏi 1, 2. GV nhận xét.

2. Dạy bài mới:

2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 Cho HS mở SGK, GV giới thiệu bài.

2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tìm, viết vào vở nháp rồi đọc trước lớp. GV và HS nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3:
	- 1 HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu.
- GV chọn cho HS TB làm bài 2b; HS khá làm cả bài.
- 2 HS làm vào bảng phụ; treo lên bảng, đọc các từ đã tìm được. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2.4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài chính tả sạch đẹp.
Thứ tư, ngày 25 tháng 12 năm 2019
Tập đọc
Thời gian biểu
I. mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Biết đọc chậm, rõ ràng các số chỉ giờ; Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa cột, dòng.
- Hiểu tác dụng của thời gian biểu. 
* Trả lời được các câu hỏi 1, 2. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi một số câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Con chó nhà hàng xóm, trả lời câu hỏi 1, 2. GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	Cho HS mở SGK, GV giới thiệu bài. 
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc.
a. GV đọc mẫu toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc dòng nối tiếp đến hết bài. GV uốn nắn HS cách đọc.
- Đọc từng đoạn trước lớp: Từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. (Đ1: Tên bài và phần buổi sáng; Đ2: Trưa; Đ3: Chiều; Đ4: Tối).
- Hướng dẫn đọc một số câu khó: “Sáng// 6 giờ đến 6 giờ 30// ngủ dậy,/ tập thể dục,/ vệ sinh cá nhân.//”. Kết hợp giải nghĩa các từ có chú giải sau bài đọc.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 2, 3 HS đọc lại toàn bài.
2.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn, cả bài, trả lời câu hỏi: 
+ Đây là lịch làm việc của ai? (Ngô Phương Thảo).
+ Em hãy kể các việc Ngô Phương Thảo làm hằng ngày?
+ Ngô Phương Thảo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để làm gì?
+ Thời gian biểu ngày nghỉ của Phương Thảo có gì khác ngày thường?
2.4. Hoạt động 4: Thi tìm nhanh, đọc giỏi
Các nhóm thi tìm nhanh đọc giỏi; Đại diện một nhóm đọc 1 vài thời điểm trong thời gian biểu của bạn Ngô Phương Thảo, HS các nhóm khác phải tìm nhanh đọc đúng các việc làm của bạn Thảo trong thời điểm ấy; sau đó đổi lại.
2.5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS ghi nhớ tác dụng của thời gian biểu: Giúp người ta làm việc có kế hoạch.
- Nhận xét tiết học; Nhắc HS về nhà tự lập thời gian biểu của mình.
Toán
Ngày, tháng
I. mục tiêu: 
Giúp HS:
- Biết đọc tên các ngày trong tháng.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng (biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 co 31 ngày); ngày, tuần lễ.
* Bài tập cần làm: bài 1, Bài 2. HSKG làm hết các BT còn lại.
II. Đồ dùng dạy - học: Một quyển lịch tháng có cấu trúc như hình vẽ ở SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu cách đọc tên các ngày trong tháng.
- GV treo tờ lịch lên bảng và hướng dẫn HS cách đọc như SGK.
- GV: Trong tờ lịch này cột ngoài cùng ghi số chỉ tháng (trong năm). Dòng thứ nhất ghi tên các ngày trong tuần lễ, các ô còn lại ghi số chỉ các ngày trong tháng.
- Tháng 11 bắt đầu từ ngày 1 kết thúc vào ngày 30. Vậy tháng 11 có 30 ngày.
- HS đọc tên các ngày; trả lời một số câu hỏi:
+ Ngày 26 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 20 tháng 11 là thứ mấy?
+ Ngày 30 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 10 tháng 11 là thứ mấy?
+ Ngày 6 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 7 tháng 11 là thứ mấy?
+ Trong tháng 11 có mấy ngày chủ nhật?
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS làm bài rồi chữa lại.
Bài 2: a) HS quan sát tờ lịch tháng 12, nêu tiếp các ngày còn thiếu rồi nêu nhận xét: Tháng 12 có 31 ngày.
b) HS đọc mẫu: “Ngày 22 tháng 12 là thứ 2” và trả lời câu hỏi: “Ngày 25 tháng 12 là thứ mấy?”.
	- GV nêu câu hỏi gợi ý: Tháng 12 có mấy ngày chủ nhật?
	- GV hướng dẫn HS khoanh trên tờ lịch ngày 19 tháng 12. Yêu cầu HS nhìn vào bảng lịch và trả lời câu hỏi: “Thứ 6 liền sau ngày 19 tháng 12 là ngày nào?”
3. Hoạt động 3: Chấm bài - Nhận xét, dặn dò.
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. 
kể chuyện
con chó nhà hàng xóm
I. mục tiêu:
- Dựa theo tranh, kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện.
- HSKG kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Các hoạt động dạy học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
1. Bài cũ: Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Hai anh em.
1 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện. GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện 
a. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu. GV hướng dẫn HS nêu vắn tắt từng tranh.
+ Tranh 1: Bé cùng Cún Bông chạy nhảy tung tăng khắp vườn.
+ Tranh 2: Bé vấp ngã, bị thương, Cún chạy đi tìm người giúp.
+ Tranh 3: Bạn bè đến thăm Bé.
+ Tranh 4: Cún Bông làm cho Bé vui trong những ngày Bé bị bó bột.
+ Tranh 5: Bé khỏi đau lại vui đùa với Cún Bông.
- HS kể trong nhóm; sau đó các nhóm thi kể từng đoạn trước lớp. GV nhận xét, bổ sung.
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Một số HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể hay nhất. 
- HS xung phong thi kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
2.3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
	- 1 HS nêu lại ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học; Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện.
Luyện viết
Bài: hai anh em
I.Mục tiêu:
 - Giúp học sinh biết cách trình bày đoạn 4, bài: Hai anh em.
 - Học sinh viết đẹp, rõ ràng theo đúng cỡ chữ bắt buộc.
 - Viết đúng độ cao con chữ.(35chữ /15 phút và không mắc quá 5 lỗi)
II. Hoạt động dạy học :
1.Bài mới. Giới thiệu bài luyện ghi bảng.
 - Gọi học sinh đọc (đoạn4 )bài: Hai anh em
 - Học sinh nhắc lại nội dung đoạn viết. Đoạn viết là phần nào của câu chuyện? Kết thúc câu chuyện đã để lại cho em điều gì tốt đẹp?
Họat động1. Học sinh luyện viết bài: Hai anh em.
 - Cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
 - Giáo viên đọc chậm từng câu, học sinh lắng nghe viết bài vào vở.
 - GV đọc học sinh khảo bài HS đổi vở để khảo lỗi.
Hoạt động2. Giáo viên chấm bài 
 - Nhận xét - Tuyên dương bài viết đẹp.
2. Củng cố, dặn dò. Giáo viên nhận xét giờ tập viết.
Luyệntoán
tìm số trừ
I. Mục tiêu:
- Biết tìm x trong dạng bài tập :a-x=b(với a,b là các số không quá 2 chữ số )bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính(Biết cách tìm số trừ khi biết hiệu và số bị trừ ).
-Nhận biết số bị trừ ,số trừ và hiệu.
- Biết giải toán tìm số trừ chưa biết .
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ :Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào?
HS học thuộc : Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Hoạt động1.Thực hành: GV tổ chức cho HS làm bài trong VBT(trang 74).
Bài 1: Tìm x. Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc tìm số trừ.
Hs tự làm bài , GV theo dõi.
Bài 2: GV treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập, HS nhắc lại cách tìm số bị trừ.
+ 1 HS lên làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào VBT.
Bài 3: 1 HS đọc đề toán,cả lớp đọc thầm, tự tóm tắt vào vở nháp. tìm phép tính, lời giải phù hợp rồi giải vào VBT.
Bài 4: HS tự xếp hình theo mẫu- GV kiểm tra.
2. Bài tập dành cho học sinh khá, giỏi.
Bài 1.tìm x: 72 - 3 - x = 62 + 3
A. x = 14 B. x = 24 C.x = 4
Bài2. Tính nhanh
a, 11 + 12 + 13 + 14 + 8 + 6 + 9 + 7
b, 100 - ( 10 + 20 + 30 + 30) =
 - Chấm bài, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò. Giáo viên nhận xét chung giờ học
Hoạt động thư viên
Thi đọc truyện cá nhân
I. mục tiêu: 
- Rèn kỉ năng đọc to đảm bảo tốc độ, đúng ngữ âm, ngữ điệu,giọng đọc phù hợp với lời của nhân vật. 
- Nắm được, nội dung- ý nghĩa câu chuyện.
- Thi trước lớp.
II. Đồ dùng dạy – học :
Sách truyện học sinh tự tìm trong thư viện.
III. Địa điểm: thư viện ngoài trời
IV. Các hoạt động dạy - học: 
1. Hoạt động 1: G	V nêu mục đích tiết học, giới thiệu nội dung hoạt đông.
2. Hoạt động 2: Học sinh tự tìm truyện theo ý thích.
- Gv đọc mẫu một câu chuyện, hướng dẫn học sinh đọc đúng những câu hội thoại.
- Y/C học sinh luyện đọc cá nhân.
- GV kiểm soát học sinh.
3. Hoạt động 3: HS thị đọc câu chuyện trước lớp.
- Y/C Từng học sinh thi đọc trước lớp.
- Các bạn nhận xét, GV nhận xét.
- Bình chọn ban đọc tốt nhất.
Nội dung câu chuyện bạn vừa đọc là gì?
4.Tổng kết hoạt động:
GV nhận xét khen ngợi HS. Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
Thứ năm, ngày 26 tháng 12 năm 2019
Toán
Thực hành xem lịch
I. mục tiêu: 
Giúp HS:
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó trong tuần lễ.
- Bài tập cần làm: BT1; BT2; HSKG làm hết các BT.
II. Đồ dùng dạy - học: Tờ lịch tháng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Bài cũ
Gọi 1 số HS nói về các ngày của tháng 11, 12. Hỏi: 1 tuần lễ có mấy ngày?
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS quan sát tờ lịch tranh tháng 1 ghi tiếp các ngày còn thiếu vào tờ lịch trong tháng. Hỏi: Tháng 1 có mấy ngày? ( Tháng 1 có 31 ngày).
Bài 2: Em hãy nhìn vào cột chỉ “ thứ 6” rồi liệt kê ngày đó ra. VD: Thứ 6 trong tháng 4 là ngày 2; ngày 9; ngày 23 và ngày 30.
- GV hướng dẫn HS khoanh vào các ngày 20/4; 30/4; 15/4; 1/4.
- Cho 1 HS làm bài ở bảng phụ. GV theo dõi.
3. Hoạt động 3: Chấm bài - Nhận xét, dặn dò.
- Trò chơi: Tìm tháng có 31 ngày?
- HD HS cách tìm (nắm bàn tay và đếm). Dặn HS tìm các tờ lịch tháng khác và xem ngày 31/5 là ngày thứ mấy? 8/3;19/5 là ngày thứ mấy?
Luyện từ và câu
Từ chỉ tính chất. câu kiểu Ai thế nào?
Từ ngữ về vật nuôi
I.mục tiêu:
- Bước đầu tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước (BT1); Biết đặt câu trái nghĩa với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào? (BT2)
- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh (BT3)
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết nội dung BT1, mô hình kiểu câu ở BT2. 
Tranh minh hoạ các con vật trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi 1 HS làm lại bài tập 2 của tiết trước.
 GV viết lên bảng 2 câu: Lớp em rất đông. Chị Hoa hiền hậu.
Hỏi: Hai câu trên thuộc kiểu câu nào? (Ai thế nào?). GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài tập 1 (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu. GV nhắc lại: các em cần tìm những từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược với nghĩa của từ đã cho.
- HS trao đổi theo cặp rồi trình bày trước lớp.
- GV chia bảng 3 phần gọi 3 HS ghi nhanh các từ trái nghĩa lên bảng; Cả lớp và GV nhận xét, KL: tốt/xấu; ngoan/hư; nhanh/chậm; trắng/đen; cao/thấp; khoẻ/yếu. 
- GV: Tất cả các từ trên là từ chỉ tính chất của người hay sự vật.
Bài tập 2 (miệng)
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- HS chọn cặp từ trái nghĩa rồi đặt câu với mỗi từ đó theo mẫu Ai thế nào?
- HS làm bài, nêu miệng trước lớp. GV nhận xét, điều chỉnh.
Ví dụ: Cái bút này rất tốt. 
Chữ của em còn xấu.
 Chiếc áo này rất trắng. 
Mái tóc của mẹ rất đen....
Bài tập 3 (viết)
- GV nêu yêu cầu của bài, nói với HS: 10 con vật trong tranh đều là các vật nuôi trong nhà. Bài tập này kiểm tra hiểu biết của các em về tên các con vật đó.
- HS quan sát tranh minh hoạ, viết tên các con vật theo số thứ tự vào VBT.
- Gọi một số HS trình bày; GV nhận xét, giúp HS sửa chữa.
2.3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- 1 HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà làm lại BT2.
Chính tả
Nghe - viết: Trâu ơi !
I. mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2; Bài tập 3a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ; VBT.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng, còn lại viết vào bảng con những từ ngữ sau: múi bưởi, tàu thuỷ, đen thui, khuy áo, quả núi, vẫy đuôi.
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc một lần bài ca dao. Gọi 2 HS đọc lại.
- HS quan sát tranh minh họa, TLCH: Bài ca dao là lời của ai nói với ai?
+ Bài ca dao cho em thấy tình cảm của người nông dân với con trâu như thế nào?
- Hướng dẫn HS nhận xét: Bài ca dao có mấy dòng? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào? Bài ca dao viết theo thể thơ nào? Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
- HS tập viết vào bảng con những tiếng dễ sai.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
c. Chấm bài, chữa lỗi.
2.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập, HS khá làm mẫu cho cả lớp hiểu cách làm.
- Cả lớp làm vào VBT. Chữa bài: GV giúp HS sửa cách viết sai. 
Bài tập 3 (lựa chọn): 
- GV nêu yêu cầu bài rồi chọn cho HS TB làm 3b); HS khá làm cả bài. 
- 2 HS làm bài ở bảng phụ, cả lớp làm vào VBT. Cả lớp và GV nhận xét bài làm, chốt lại lời giải đúng.
2.4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học; nhắc nhở những HS về xem lại các bài chính tả đã làm, soát lỗi.
Thứ sáu, ngày 27 tháng 12 năm 2019
Toán
Luyện tập chung
I. mục tiêu:
 Giúp HS:
- Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng.
- Biết xem lịch.
* Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2. HSKG làm hết các BT.
II. Đồ dùng dạy - học: Tờ lịch tháng 5 tương tự như SGK, mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Hoạt động 1: Bài cũ
Gọi 2 HS nêu các tháng có 31 ngày, các tháng có 30 ngày.
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS nối mỗi câu với đồng hồ chỉ giờ thích hợp.
HS làm bài vào VBT; GV theo dõi.
Bài 2: a) Củng cố KN đọc tên các ngày trong tháng và điền các số còn thiếu vào tờ lịch tháng 5 (như SGK).
- GV nêu câu hỏi để khi trả lời thì HS biết: Tháng 5 có 31 ngày.
b)Hướng dẫn HS dựa vào tờ lịch tháng 5 để nhận xét:
- Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy? (thứ 7)
- Liệt kê các ngày thứ 7 trong tháng 5, đó là những ngày nào?
Bài 3: Yêu cầu HS vẽ thêm kim đồng hồ để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng với hình vẽ. Sau đó cho HS thực hành quay kim trên mặt đồng hồ chỉ giờ nêu trong bài.
3. Hoạt động 3: Chấm bài - Nhận xét, dặn dò.
GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài
Tập làm văn
Khen ngợi. kể ngắn về con vật.
Lập thời gian biểu
I. mục tiêu:
- Dựa vào câu và mẫu câu cho trứơc nói được câu tả ý khen. (BT1)
- Kể được một vài câu về con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2)
- Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày (BT3)
- Các KNS cơ bản: KN kiểm soát cảm xúc; quản lí thời gian; lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy - học: Bút dạ, giấy khổ to để HS làm bài tập 3. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi 2 HS làm lại BT3 của tiết trước (Đọc bài viết về anh, chị, em). GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 (miệng)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập (đọc cả mẫu), cả lớp đọc thầm.
- HS làm vào giấy nháp. Nhiều HS trình bày trước lớp; cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (miệng) 
- GV nêu yêu cầu của bài. HS xem tranh minh hoạ các vật nuôi trong SGK, chọn kể chân thực về một vật nuôi mà em biết.
- Một số HS nói tên con vật em chọn kể. 
- 2 HS khá giỏi kể mẫu; cả lớp và GV nhận xét.
- HS trình bày trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận người kể hay nhất.
Bài tập 3 (viết)
- HS đọc yêu cầu (Lập thời gian biểu buổi tối của em).
- GV nhắc HS chú ý: Nên lập thời gian biểu đúng như trong thực tế.
- Hai HS làm mẫu, GV nhận xét.
- HS làm vào VBT; 3 HS làm bài vào giấy khổ to rồi dán lên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm.
- 4, 5 HS đọc thời gian biểu vừa lập. GV chấm điểm.
2.3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
	GV nhận xét tiết học; yêu cầu HS về nhà tập lập thời gian biểu.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. mục tiêu :	
 HS nhận ra được những ưu điểm và những tồn tại trong tuần của tổ cung như của bản thân. Biết tìm cách phát huy những mặt tốt và khắc phục những tồn tại mắc phải.
II. Hoạt đông dạy học:
 1. Đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua .
 Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp về: 
 - Nền nếp học tập: học bài, chuẩn bị bài, phát biểu trong giờ học, làm bài nhanh hay chậm, trình bày sạch đẹp hay còn cẩu thả,
 - Nền nếp sinh hoạt sao, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, ý thức giữ gìn “ Vở sạch chữ đẹp ” ; Những biểu hiện về hành vi đạo đức. 
- nền nếp sinh hoạt bán trú.
- Nền nề nếp sinh hoạt câu lạc bộ ; Trải nghiệm.
 2. Đại diện các tổ phát biểu ý kiến 
 - ý kiến cá nhân (nếu có )
 - GV chốt lại những  điểm nhược điểm. Lí giải những thắc mắc (nếu có )
 - Nhắc nhở tổ và cá nhân chưa thực hiện tốt kế hoạch của lớp. 
3.GV phổ biến kế hoạch tuần tới 
 Duy trì những mặt tốt và khắc phục các lỗi vi phạm. 
Tập viết
Chữ hoa O
I. mục tiêu: 
Rèn kĩ năng viết chữ:
+ Viết đúng chữ hoa O (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ).
+ Chữ và câu ứng dụng Ong (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ). Ong bay bướm lượn (3 lần).
+ HSKG viết hết cả bài.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa, bảng phụ, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: GV kiểm tra HS viết ở nhà; Cho HS viết vào bảng con chữ N và Nghĩ.
2. Bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa.
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ O.
	- GV giúp HS nhận xét chữ mẫu; chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu.
	- GV viết mẫu chữ 	O trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
	HS tập viết chữ O 2, 3 lượt. GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại quy trình viết nói trên để HS viết đúng. 
2.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết ứng dụng.
a. Giới thiệu câu ứng dụng: 
	- HS đọc câu ứng dụng Ong bay bướm lượn. 
	- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: Tả cảnh ong, bướm bay đi tìm hoa rất đẹp và thanh bình.
b. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
	- Nhận xét độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu thanh ở các chữ.
	- GV viết mẫu chữ Ong trên dòng kẻ.
c. Hướng dẫn HS viết chữ Ong vào bảng con.
2.4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
	GV nêu yêu cầu viết, HS viết bài vào vở; GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung.
2.5. Hoạt động 5: Chấm, chữa bài.
	GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
2.6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò.
	GV nhận xét tiết học; Nhắc HS hoàn thành nốt bài tập viết.
Thể dục
trò chơi “vòng tròn-nhanh lên bạn ơi.”
I.Mục tiêu:
- Ôn trò chơi “Vòng tròn và Nhóm ba, nhóm bảy”. Biết cách chơi và bước đầu tham gia vào trò chơi .
HSKT nắm được cách tiến hành trò chơi.
II.Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, chuẩn bị một còi.
- Kẻ vòng tròn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động1: Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
 - HS khởi động xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối.
 - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc.
 - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
 - Ôn bài thể dục phát triển chung.
Hoạt động2:Phần cơ bản:
 * Trò chơi “Vòng tròn”.
- GV cho HS chạy nhẹ nhàng thành một vòng tròn lớn.
- HS điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vòng tròn.
- Tập nhảy chuyển đội hình vòng tròn.
-Vừa đi vừa vỗ tay, khi nghe lệnh của GV thì những em số 1 nhảy sang trái một bước còn những em số 2 nhảy sang phải một bước.
- Cho một nhóm HS làm thử, sau đó cả lớp chơi(5-6 lần).
- Chuyển 1 vòng tròn thành 2 vòng tròn, từ 2 vòng tròn thành 1 vòng tròn.
- HS nhắc lại cách chơi. Lớp trưởng điều khiển.
- Chơi kết hợp đọc vần điệu với nhún chân.
* Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi.”.
- Hướng dẫn HS cách chơi. Chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức.
- Đi đều theo 4 hàng dọc và hát bài “Chiến sĩ tí hon”.
Hoạt động3: Phần kết thúc
- Cúi người thả lỏng, và hít thở sâu
- Nhảy thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
hủ công
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông 
cấm xe đi ngược chiều (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều, đường cắt có thể mấp mô, biển bào tương đối cân đối. Có thể làm biển bào giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước giáo viên hướng dẫn.
* Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_16_nam_hoc_2019_2020.doc