Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI . CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?
I.Mục tiêu:
- Bước đầu tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước (BT1); biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào? (BT2).
- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh (BT3).
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ bài tập 1.
- Tranh các con vật.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
- Tiết trước ta học bài gì?.
- HS trả lời: và dùng từ chỉ đặc điểm của người.
- GV nhận xét.
B.Bài mới: 28’
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:( N2) GV treo bảng phụ và 1HS đọc yêu cầu: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khoẻ.
HS thảo luận N2. Thống nhất câu trả lời
Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét và ghi bảng : ngoan, hư, nhanh, chậm trắng, đen.
Bài tập 2: (Miệng).
- 1HS đọc yêu cầu bài : Chọn cặp từ trái nghĩa để đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào?.
- HS trả lời miệng.
VD: Cái bút này rất tốt ; Chữ của em còn xấu.
gì? 2 gọi là gì? - Muốn tìm số trừ ta làm như thế nào?. - Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?. - HS làm vào vở. - HS các nhóm báo cáo. GV nhận xét và KL Bài tập 4: - Dành cho HS có năng khiếu - Cho HS đọc yêu cầu bài. Vẽ đường thẳng a.Đi qua 2 điểm M, N M. N. O. b.Đi qua điểm O - HS có năng khiếu vẽ vào vở nháp, 2HS lên bảng vẽ , lớp nhậnn xét. - GV nhận xét 3.Củng cố, dặn dò. 2’ - GV cùng HS hệ thống lại bài - GV nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------------- Kể chuyện CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM I.Mục tiêu: - Dựa theo tranh , kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện. - Dành cho HS có năng khiếu: HS có năng khiếu biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2). II.Đồ dùng: -Tranh minh hoạ. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ:(5’) - 2HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Hai anh em - GV nhận xét B.Bài mới: 28’ 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn kể chuyện. a. 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1:Kể lại từng đoạn câu chuyện đã học theo tranh - GV hướng dẫn HS nắm nội dung từng tranh. +Tranh1 vẽ gì? ( Bé cùng Cún chạy tung tăng). +Tranh 2 : Chuyện gì xảy ra với Bé? Lúc đấy Cún đã làm gì?. +Tranh3: Khi Bé bị đau ai đến thăm Bé, nhưng Bé không vui?. +Tranh 4: Vẽ cảnh gì?. +Tranh 5: Bé và Cún đang làm gì?. - HS trả lời - HS kể trong nhóm. +GV theo dỏi, nhận xét. 1. Giới thiệu bài. +GV theo dỏi, nhận xét. b, HS đọc yêu cầu bài tập 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện - HS có năng khiếu kể - GV cùng lớp nhận xét. Lớp bình chọn cho bạn kể chuyện hay nhất. 3.Củng cố, dặn dò: (2) - GV nhận xét giờ học ----------------------------------------------------------- Chính tả BÉ HOA I.Mục tiêu: - Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được bài tập 3 (a/b). II. Hoạt động dạy học: A.Bài cũ:(5’) - HS viết vào vở nháp tiếng có vần ai /ay. - GV theo dỏi, nhận xét. B. Bài mới: 28’ 1. Giới thiệu bài:(2’) 2. Hướng dẫn nghe –viết. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc toàn bài chính tả, 2HS đọc lại. - Giúp HS nắm nội dung bài chính tả. - Em nụ đáng yêu như thế nào? (Em nụ môi đỏ hồng...) - HS viết bảng con: đen láy, mắt mở to. - GV nhận xét. b.HS viết bài vào vở. - GV đọc, HS viết bài. - GV đọc cho HS khảo bài. c.GV nhận xét. - HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn kiểm tra. 3.Hướng dẫn làm bài tập: Bài 3b:(HĐN2) Điền âc / ât? gi| .....ngủ, th ......thà, chủ nh ....., nh|.... lên - HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. - GV nhận xét sửa sai. C.Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học. - Về nhà nhớ viết lại cho đẹp -------------------------------------------------------------- Chính tả CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM I.Mục tiêu: - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập 2, bài tập 3 b. II.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ:(5’) - HS viết bảng con:giấc mơ, mưa lất phất - Gv nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn tập chép. a.Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc đoạn chép trên bảng. - 2HS đọc lại bài . - Hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết. - Vì sao từ Bé trong đoạn chép phải viết hoa?. - Trong hai từ “bé” ở câu “ Bé là một cô bé yêu loại vật”, từ nào là tên riêng?. - HS trả lời. - HS viết bảng con: quấn quýt, bị thương, mau lành. - GV nhận xét. c.HS chép bài vào vở: - GV hướng dẫn cách trình bày. - GV theo dỏi HS chép bài và uốn nắn. - GV nhận xét. 3.Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 2:( N2) HS nêu yêu cầu. Tìm 3 tiếng có vần ui , 3 tiếng có vần uy? HS thảo luận nhóm thống nhất chọn tiếng. Đại diện nhóm trả lời GV ghi bảng : múi, túi, bùi, thuỷ, thuý, luỹ Bài tập 3b: Cho HS nêu yêu cầu bài: Tìm tiếng có thanh hỏi, thanh ngã ở bài tập đọc. - Con chó nhà hàng xóm. - HS mở bài tập đọc ra tìm và viết vào vở. - GV cùng HS chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò:(2’) - Nhận xét giờ học. - về nhà nhớ viết lại cho đẹp. ________________________________________ Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu: - Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm. - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính. - Biết giải bài toán với các số có kèm theo đơn vị cm. - Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(cột 1,3), bài 3, bài 5. - Dành cho HS có năng khiếu: Bài 2(cột 2,4), bài 4. II.Hoạt động dạy- học: 33’ 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: miệng (HĐCN) - Cho 2HS nêu yêu cầu bài : Tính nhẩm 16 – 7 = 9 12 – 6 = 6 10 – 8 = 2 13 – 6 = 7 11 – 7 = 4 13 – 7 = 6 17 – 8 = 9 15 – 7 = 8 14 – 8 = 6 15 – 6 = 9 11 – 4 = 7 12 – 3 = 9 - HS nối tiếp từng phép tính đọc kết quả. - Lớp đọc lại bài. Bài 2:(HĐN2) -Dành cho HS có năng khiếu: (cột 2,4). - Cho HS đọc yêu cầu bài : Đặt tính rồi tính. a. 32 – 25 61 – 19 44 – 8 53 – 29 - HS làm bảng con: 2HS lên bảng làm. - Còn câu b HS làm vào vở, GV theo giỏi. Bài 3:(HĐN2) - Cho HS đọc yêu cầu bài.Tính. - HS làm miệng: Thực hiện từ trái sang phải. 42 – 12 – 8 = 22 36 + 14 – 28 = 22 - GV cùng HS nhận xét. Bài 4:- Dành cho HS có năng khiếu: - Cho HS đọc yêu cầu bài .Tìm x - HS có năng khiếu làm vào vở. x + 14 = 40 ; x – 22 = 38 - HS nêu tên thành phần trong phép cộng và phép trừ. - GV cùng HS chữa bài. Bài 5: :(HĐN4) - Cho HS đọc bài toán và giải vào vở. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán yêu cầu tìm gì? - Bài toán thuộc dạng toán nào ta đã học? (Về ít hơn vì “ngắn hơn”). -1HS lên bảng làm: Giải: Độ dài của băng giấy màu xanh là: 65 – 17 = 48 (cm) Đáp số: 48 cm. - GV nhận xét. III/ .Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------------- Thứ 4 ngày 30 tháng 12 năm 2020 Toán NGÀY, GIỜ I.Mục tiêu - Nhận biết được một ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày, - Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ. - Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. - Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều , tối , đêm. - Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 3. - Dành cho HS có năng khiếu: Bài 2. II.Đồ dùng: - Đồng hồ nhựa; Bảng kể thời gian. III.Hoạt động dạy-học: 33’ 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn HS thảo luận về tự nhiên hàng ngày. - GV cho HS trả lời câu hỏi. - Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì?. - Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì?. - Lúc 8 giờ tối em đang làm gì?. - GV vừa hỏi vừa quay kim đồng hồ, HS trả lời câu hỏi. - GV nói tiếp: Một ngày có 24 giờ, một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trướcđến hết 12 giờ đêm hôm sau. - GV gắn bảng phụ lên (đã viết sẵn bài mới ở SGK). - HS đọc ở bảng phụ. - GV: Một giờ chiều còn gọi là mấy giờ? .(13 giờ). - GV cho HS xem đồng hồ lớn có các số 13, 14, .....24. 3.Thực hành. Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu bài . Số ?. GV: Quay kim ở mặt đồng hồ HS đọc số trên mặt đồng hồ. - HS đọc giờ: 6 giờ, 7 giờ - Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng. - HS trả lời miệng. - GV nhận xét Bài 2: - Dành cho HS có năng khiếu : - Cho HS đọc yêu cầu bài. Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh ?. - HS có năng khiéu nhìn vào tranh ở SGK và trả lời miệng. - GV cùng HS nhận xét. Bài 3:( N4)- Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết tiếp vào chổ chấm (theo mẫu). - HS quan sát hình ở SGK thảo luận. Đại diện một số nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét , bổ sung. - GV kết luận : 15 giờ hay 3 giờ chiều, 20 giờ hay 8 giờ tối - GV nhận xét. 4.Củng cố dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học - Các em nhớ về tập xem đồng hồ. ---------------------------------------------------------------- Tập đọc THỜI GIAN BIỂU I.Mục tiêu: - Biết đọc chậm rải, rõ ràng số chỉ giờ; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cột, dòng. - Hiểu được tác dụng của thời biểu (trả lời được câu hỏi 1, 2). - Dành cho HS có năng khiếu: HS có năng khiếu trả lời được câu hỏi 3. II.Đồ dùng: - Bảng phụ viết câu dài. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ:(5’) -2HS tiếp nối nhau đọc bài Con chó nhà hàng xóm. - GV nhận xét. B.Bài mới: 28’. 1.Giới thiệu bài. 2.Luyện đọc. a.GV đọc mẫu toàn bài. b.GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: + HS tiếp nối nhau đọc từng câu. + GV theo dỏi và nhận xét. + GV ghi bảng từ khó: quét dọn nhà cửa, sắp xếp sách vở, rửa mặt. + HS đọc cá nhân, cả lớp. * Đọc chú giải theo cặp đôi. Đọc từng đoạn trong nhóm. + GV treo bảng phụ ghi sẵn câu dài: .SÁNG // 6 giờ đến 6 giờ 30 / Ngủ dậy tập thể dục,/ vệ sinh cá nhân // + GV chia đoạn: Đoạn 1: Tên bài+ sáng Đoạn 2: Trưa Đoạn 3: Chiều Đoạn 4: Tối + Đại diện một số nhóm đọc bài.Nhóm khác nhận xét. + GV nhận xét. 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài ( N4). HS thảo luận N4 trả lời các câu hỏi. - Đây là lịch làm việc của ai?. - Em hãy kể việc Phương Thảo làm hằng ngày ?. (sáng thảo dậy vào 6 giờ). - Phương thảo ghi các việc cần làm vào TGB để làm gì ?. (để nhớ việc...) - HS có năng khiếu trả lời sau. - Thời gian biểu của thảo có khác ngày thường không?. Đại diện một số nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét và KL .Thi tìm nhanh, đọc giỏi: - GV hướng dẫn cách chơi: 1HS đọc sáng, trưa... HS khác tìm và đọc việc làm của Thảo. - HS chơi, GV nhận xét C.Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét giờ học. - Về nhà nhớ lập thời gian biểu. _________________________________________ Luyện từ và câu TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO? I.Mục tiêu: - Nêu đước một số từ chỉ đặc điểm, tính chất của người,vật, sự vật ( thực hiện 1 trong số 4 mục của BT1, toàn bộ BT2). - Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kiểu Ai thế nào? (Thực hiện 3 trong số 4 mục ở BT3). II.Đồ dùng : - Bút dạ, bảng phụ , tranh SGK. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:(5’) - Em hãy nêu 3 từ chỉ tình cảm anh chị em. - HS trả lời, HS cùng GV nhận xét. 2.Bài mới: 28’. a.Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn HS làm bài tập . Bài tập 1:(miệng) Nhóm 2) - HS đọc yêu cầu: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi .( 1 HS nêu câu hỏi 1 bạn trả lời) a.Em bé như thế nào? b.Con voi thế nào? GV: Có thể 1 câu hỏi chúng ta đặt được nhiều câu. - HS hoạt động theo nhóm đôi. VD: Em bé rất đẹp . / Em bé dễ thương. - GV nhận xét : Đó là những từ chỉ đặc điểm tính chất. Bài tập 2:( HĐ nhóm 4) GV phát phiếu - 1HS đọc yêu cầu bài:Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật. - HS thảo luận và làm ở phiếu học tập - GV theo dỏi, - Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. - Các nhóm bổ sung. - GV nhận xét. a.Tính tình của người : tốt, xấu, ngoan, hư, hiền, dữ............. b.Màu sắc của một vật: trắng, trắng muốt, xanh, xanh lè, ..... Bài tập 3:(Viết) -1HS đọc yêu cầu bài. Chọn các từ ngữ thích hợp đặt câu với từ ấy để tả : Ai (cái gì, con gì?) thế nào? M: Mái tóc ông em bạc trắng. - HS làm vào vở BT, 1 HS lên bảng làm. - GV cùng HS nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò:(2’) - HS nhắc lại --------------------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 31 tháng 12 năm 2020 Chính tả TRÂU ƠI ! I.Mục tiêu - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát. - Làm được BT2, bài tập 3b. II.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: (5’) - HS viết bảng con: múi bưởi, tàu thuỷ. - GV nhận xét. 2.Bài mới: 28’ a.Giới thiệu bài: - GV đọc mẫu 1 lần, 2HS đọc lại bài. - GV nêu câu hỏi: Bài ca dao là lời của ai nói với ai? - HS : Người nông dân nói với trâu. - Bài ca dao có mấy dòng ? (6 dòng). - Chữ đầu mỗi dòng viết như thế nào? (viết hoa). - Bài ca dao viết theo thể thơ nào? (lục bát). b. HS viết bảng các từ khó. - GV đọc HS viết: Nghiệp, ruộng, nông gia. - GV nhận xét. c.HS viết bài vào vở. - GV đọc bài cho HS viết. - Sau khi viết xong GV đọc HS khảo bài. - HS trao đổi vở cho nhau kiểm tra, HS nhận xét bài bạn. - GV nhận xét. d. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2:1HS nêu yêu cầu bài. Thi tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hay au. - GV cho 3 tổ thi đua nhau tìm nhanh, đại diện tổ lên bảng viết. VD: Cháo - cháu ; táo-táu - GV cùng lớp nhận xét. Bài 3b: (HĐN2)Tìm tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. HS làm: ........ngơi ; ........ba ; ........cá ; .......xanh - GV nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) - Các em về viết lại các từ bị lỗi sai ở bài viết. ------------------------------------------------------------- Toán THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I.Mục tiêu: - Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối. - Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ. - Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian. - Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. - Dành cho HS có năng khiếu: Bài 3. II.Đồ dùng: - Đồng hồ bàn bằng nhựa, đồng hồ thật để bàn. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ:(5’) - Tiết trước ta học bài gì ?. - Một ngày có mấy giờ ?. - Buổi sáng từ mấy giờ đến mấy giờ ?. - HS trả lời,GV nhận xét B.Bài mới: 28’ 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn HS thực hành xem đồng hồ. Bài 1:( N2) Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp trong mỗi tranh . - HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm trình bày. - HS cùng GV nhận xét. .An đi học lúc 7 giờ đồng hồ B thích hợp. Bài 2: - Cho HS nêu yêu cầu: Câu nào đúng? câu nào sai?. - GV đặt lên bàn 3 chiếc đồng hồ HS quan sát và trả lời - HS quan sát và nêu câu đúng. b.Đi học muộn giờ. d.Cửa hàng đóng cửa. e.Lan tập đàn lúc 20 giờ - HS nêu câu sai a, c, g - GV nhận xét. Bài 3: -Dành cho HS có năng khiếu: - Cho HS nêu yêu cầu bài . Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ : 18 giờ; 11 giờ; 14 giờ; 18 giờ; 23 giờ - HS khá giỏi thực hành. - GV nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò:(2’) - GV nhận xét giờ. -Về nhà nhớ xem lại bài. --------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI . CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ? I.Mục tiêu: - Bước đầu tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước (BT1); biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào? (BT2). - Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh (BT3). II.Đồ dùng: - Bảng phụ bài tập 1. - Tranh các con vật. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) - Tiết trước ta học bài gì?. - HS trả lời: và dùng từ chỉ đặc điểm của người. - GV nhận xét. B.Bài mới: 28’ 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1:( N2) GV treo bảng phụ và 1HS đọc yêu cầu: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khoẻ. HS thảo luận N2. Thống nhất câu trả lời Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét và ghi bảng : ngoan, hư, nhanh, chậm trắng, đen. Bài tập 2: (Miệng). - 1HS đọc yêu cầu bài : Chọn cặp từ trái nghĩa để đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào?. - HS trả lời miệng. VD: Cái bút này rất tốt ; Chữ của em còn xấu. - GV ghi bảng, GV nhận xét. Bài tập 3: (Viết).( CN) - 2HS nêu yêu cầu: Viết tên các con vật trong tranh. - GV gắn tranh lên bảng và hướng dẫn: Các em phải viết đúng thứ tự tên các con vật trong tranh. - HS làm vào vở bài tập, GV theo dỏi - Một số HS nêu kết quả - GV nhận xét và KL C.Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét giờ học. - Về nhà nhớ xem lại bài. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn CHIA VUI. KỂ VỀ ANH CHỊ EM I.Mục tiêu: - Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp tình huống giao tiếp (BT1, BT2). - Viết được đoạn văn kể về anh, chị, em (BT3). *GDKNS : Thể hiện sự thông cảm. II.Đồ dùng: -Tranh SGK. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) - 3 HS đọc lời nhắn tin đã viết. - GV nhận xét B.Bài mới: 28’ 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: (miệng) -1HS đọc yêu cầu. - GV cho HS quan sát tranh ở SGK. Yêu cầu HS nói lại lời chúc mừng của Nam. - HS tiếp nối nhau nhắc lại lời nói của Nam. - GV cho HS nói lời chúc bằng lời của HS. VD: Chúc mừng chị. Chúc chị sang năm đạt giỏi cao hơn. - HS nói, GV nhận xét. Bài tập 2: (miệng) Em sẽ nói gì để chúc mừng chị Liên? HS thảo luận nhóm đôi- Đại diện nhóm nói trước lớp - GV nêu yêu cầu và giải thích: Các em cần nói lời chúc mừng của mình với chị Liên. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến của mình. - GV theo dỏi, nhận xét. Bài tập 3: (viết) Nhóm đôi HS thảo luận nhóm, thống nhất làm bài- làm vào nháp Đại diện nhóm trình bày- Lớp nhận xét HS làm vào vở - GV hướng dẫn HS còn lúng túng. Nhiều HS đọc bài viết của mình- Lớp nhận xét , bổ sung GV nhận xét chung C.Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét giờ học. -Về nhà nhớ viết lại bài. --------------------------------------------------------------- CHIỀU: TUẦN 15 Thứ 2 ngày 28 tháng 12 năm 2020 Tự nhiên xã hội CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG I. Mục tiêu: - Nêu được một số công việc của một số thành viên trong nhà trường. *GDKNS : Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. II.Đồ dùng : -Tranh SGK. - Các tấm bìa ghi tên các thành viên trong nhà trường. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:(5’) - Tiết trước ta học bài gì ?. ( Trường học). - Trường học của em có những gì? Em làm gì để cho trường học luôn sạch đẹp?. - HS trả lời - GV nhận xét. 2. Bài mới : a.Giới thiệu bài:(2’) *Hoạt động 1:(15’) Biết các thành viên trong nhà trường và công việc của họ trong nhà trường Mục tiêu: Biết các thành viên trong nhà trường và công việc của họ trong nhà trường Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm bộ bìa - Các em quan sát các hình ở SGK(trang 34,35 ) và làm việc sau. + Gắn các tấm bìa vào hình cho phù hợp. + Nói về công việc của từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học. Bước 2:Làm việc cả lớp +Một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung GV kết luận: Trong trường tiểu học gồm có các thành viên : thầy (cô) Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các thầy cô giáo, HS và các nhân viên khác. Cô Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng là những người lãnh đạo , quản lí nhà trường; thấy cô giáo dạy học; Bác bảo vệ trông coi trường, giữ gìn trường lớp; ................ *Hoạt động 2: (7’)Nói về các thành viên trong nhà trường và công việc của họ - Mục tiêu: +HS biết giới thiệu về các thành viên trong trường mình và biết yêu quý, kính trọng, biết ơn các thành viên trong nhà trường. + Nêu được công việc của các thành viên trong nhà trường - Cách tiến hành: Bước 1:Làm việc theo nhóm đôi. + GV yêu cầu: 1HS nêu câu hỏi, 1HS trả lời. - Trong trường học của chúng ta có những thành viên nào? Họ làm những việc gì ?. - Tình cảm của bạn đối với mỗi thành viên trong nhà trường như thế nào ?. - Để thực hiện được lòng yêu quý, kính trọng các thành viên trong nhà trường, bạn sẽ làm gì ?. Bước 2: HS lên trình bày ý kiến. + GV kết luận:HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường Hoạt động 3: (7’) Trò chơi “ Đó là ai” Mục tiêu : Củng cố lại nội dung bài học. Cách tiến hành: - GV nêu cách chơi: Một bạn lên bảng quay lại và bạn khác sẽ dán vào lưng bạn đó một tờ giấy VD cô hiệu trưởng. + HS ở dưới lớp và nêu câu gợi ý: thành viên đó là người lãnh đạo trong trường. - HS chơi thử, GV nhận xét. - HS chơi thật. ------------------------------------------------------------------- Chính tả HAI ANH EM I.Mục tiêu: - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn có lời diễn tả ý nghĩ nhân vật trong ngoặc kép. - Làm được bài tập 2, BT3 a. II.Đồ dùng: - Bảng chép sẵn nội dung tập chép. - Bảng phụ ghi bài tập . III.Hoạt động dạt học: A.Bài cũ: (5’) - HS viết bảng con :thắc mắc, nhặt nhạnh. - GV nhận xét. B.Bài mới: 28’ 1.Giới thiệu bài . 2.Hướng dẫn tập chép. a.Hướng dẫn HS chuẩn bị. - 2HS đọc bài chép. - GV hỏi. - Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em? - Suy nghĩ của người em được ghi với những dấu câu nào? - HS trả lời. - HS viết bảng con: nghĩ vậy, bỏ thêm, công bằng. - GV nhận xét. b.HS nhìn bảng chép bài vào vở. - GV theo dỏi, nhắc nhở. c.GV chữa bài. 3.Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài .Tìm hai từ có tiếng chứa vần ai, 2 từ chứa tiếng có vần ay. - HS làm vào vở, 1HS lên bảng viết: hai tai, mười hai, tay chân, chạy nhảy. - HS cùng GV chữa bài. Bài 3 a: - GV treo bảng phụ ( N2) HS đọc yêu cầu bài tập: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x. HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời. GV nhận xét và KL + Chỉ thầy thuốc. + Chỉ tên một loại chim. + Trái nghĩa với đẹp. - H
File đính kèm:
giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_15_nam_hoc_2020_2021.doc