Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
- Tổng kết, nhận xét, đánh giá các hoạt động lớp đã thực hiện trong tuần 14
- Nắm được các hoạt động và thực hiện tốt các hoạt động trong tuần 15.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS : Sổ theo dõi thi đua của từng tổ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
- GV phổ biến nội dung sinh hoạt lớp.
- Từng tổ sinh hoạt dưới sự điều hành của lớp trưởng.
- Các tổ trưởng báo cáo kết quả của tổ với lớp trưởng.
- Lớp trưởng tổ chức cho cả lớp sinh hoạt chung với các nội dung:
+ Tỉ lệ chuyên cần.
+ ý thức đạo đức và việc thực hiện các nội quy của trường, lớp.
+ Học tập: Nêu đặc điểm nổi bật của tổ trong tuần.
Nêu những tồn tại còn mắc phải : nề nếp, sinh hoạt 15’, vệ sinh, chuẩn bị sách vở đồ dùng khi đến lớp.
- Tuyên dương: các bạn chăm chỉ học tập thực hiện đung nội quy lớp học
- Phê bình: Nhắc nhở các bạn chưa tích cực.
- Lớp trưởng báo cáo kết quả với GV.
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV phổ biến và nhắc nhở hs thực hiện tốt các hoạt động trong tuần 14.
+ Thực hiện tốt các nền nếp nhà trường và Đội quy định.
+ Thực hiện nghiêm túc nội quy của lớp.
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; có ý thức tự giác, sôi nổi trong học tập.
+ Đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi ngồi trên xe máy.
- Ra chơi không được chơi trò chơi nguy hiểm
DẠY VÀ HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : (5’) Một số em đọc bảng trừ 12, 13 trừ đi một số. HS theo dõi nhận xét. B. Bài mới : (30’) 1. Giới thiệu bài (1’) GV nêu nục tiêu, yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập : (30') GV tổ chức hướng dẫn HS làm các BT ở SGK. Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập. Dựa vào bảng trừ đã học HS tự tính nhẩm và nêu kết quả. 18 – 9 = 9 16 – 8 = 8 17 – 8 = 9 15 – 7 = 8 HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 2: ( Bảng con )GV tổ chức cho HS làm ở bảng con 35 57 72 81 - 8 - 9 -34 - 45 27 48 38 36 GV nhận xét kết quả và lưu ý cách đặt tính. Bài 3: HS nêu cách tìm x trong mỗi phần a, b, c, rồi làm bài và chữa bài. x + 7 = 21 x = 21 – 7 x = 14 Bài 4: HS thảo luận theo nhóm đôi làm vào vở - 1 HS làm ở bảng. Cả lớp nhận xét và chữa bài: Thùng bé có số đường là: 45 - 6 = 39 (kg) Đáp số: 39 kg đường Bài 5: ( Dành cho HS Hoàn thành tốt)GV hướng dẫn HS suy nghĩ để lựa chọn được câu trả lời đúng. VD : YC HS quan sát đoạn thẳng dài 1dm- HS nêu 1dm = 10 cm. HS ước lượng bằng mắt và nêu: Đoạn thẳng MN ngắn hơn đoạn thẳng dài 10 cm khoảng mấy cm: (giống từ điểm N thẳng lên) và nêu: Đoạn thẳng MN ngắn hơn đoạn thẳng dài 10cm khoảng 1cm. Sau đó cho HS trừ nhẩm để tìm được độ dài đoạn thẳng MN khoảng 9cm . Rồi trả lời : Khoanh vào chữ c . 2. Củng cố dặn dò:(5') _____________________________________ Tập viết CHỮ HOA O I.Mục tiêu - Viết đúng chữ hoa O(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) chữ và câu ứng dụng: Ong(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ);Ong bay bướm lượn(3 lần). - HS K, G viết đúng và đủ tất cả các dòng trên trang vở Tập viết. *GDBVMT: liên tưởng đến vẻ đẹp của thiên nhiên. II.Đồ dùng dạy học Chữ mẫu, khung chữ III.Hoạt động dạy học A. Bài cũ - Lớp viết bảng con, 2 em lên bảng viết : N, Nghĩ. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài 2.Các hoạt động: HĐ1:Hướng dẫn viết chữ hoa O Mục tiêu:Viết được chữ hoa O -Yêu cầu HS quan sát và nhận xét chữ hoa O. -GV chỉ vào chữ O nêu quy trình viết , điểm đặt bút, dừng bút. - 1HS nêu lại quy trình viết(dùng que chỉ vào chữ O) - Giảng qui trình viết,vừa giảng vừa viết mẫu - GV viết mẫu, kết hợp nêu quy trình viết chữ O. HS viết vào bảng con(lần 1).GV nhận xét. HS viết bảng con (lần 2).Yêu cầu chữ viết đẹp, chính xác hơn lần 1. HĐ2:Hướng dẫnviết từ, cụm từ ứng dụng Mục tiêu: Viết đúng chữ Ong và cụm từ Ong bay bướm lượn. *Viết từ ứng dung: Ong -HS nhận xét các độ cao các con chữ trong chữ Ong. -GV viết mẫu, nêu cách viết chữ ghi tiếng Ong. HS viết bảng con chữ Ong. GV nhận xét, sửa lỗi. * Viết cụm từ Ong bay bướm lượn. HS đọc cụm từ. GV giải nghĩa:Tả cảnh ong bướm bay đi tìm hoa. - Câu văn gợi cho ta nghĩ đến cảnh đẹp, thanh bình. -Cụm từ có mấy tiếng?Được viết bằng mấy chữ?Khoảng cách giữa các chữ như thế nào? HĐ3:HS viết bài HS nêu yêu cầu viết: - Viết đúng chữ hoa O( 1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ). - Chữ và câu ứng dụng:Ong(1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ)Ong bay bướm lượn(3 Lần). 3.Củng cố ,dặn dò -Nhận xét giờ học. - GV nhận xét tiết học, khen những em có bài viết đẹp. ___________________________________________________ Luyện Tiếng Việt LUYỆN VIẾT : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA I. MỤC TIÊU: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt l/n; ăc/ăt; iên/in. Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút): - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ. - Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết. - Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả. Bài viết Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền lên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo: - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không bẻ gãy được. b. Hoạt động 2: Bài tập chính tả (12 phút): Bài 1. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống cho phù hợp : a) Em chăm học tập người trò ngoan b) thác xuống ghềnh c) Trước sau quen d) như lửa đốt e) suối trèo đèo g) sốt vó (Từ chọn điền: lên, lạ, nóng, lo, nên, lội) Bài 2. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống cho phù hợp : - Trái cây - Ở gặp lành - Đẹp như - Dời non lấp . (Từ chọn điền: biển, chín, hiền, tiên) Bài 3. Điền ăc hoặc ăt vào chỗ nhiều chấm cho phù hợp : th... mắc b... cầu dẫn d... vững ch... . Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau. ________________________________________ Tự học TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG HỌC TẬP I.MỤC TIÊU - Giúp HS hoàn thành những bài tập đã học (BT Toán, Tiếng Việt, TNXH,...) - HS luyện tập theo nhóm( Luyện chữ đẹp, luyện kể chuyện, Luyện Toán...) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Sách, vở, đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GV yêu cầu HS giở VBT toán, VBT Tiếng Việt tiết chính tả, tự hoàn thành các bài tập. Những em đã hoàn thành các bài tập ,GV cho các em luyện thêm : Môn Toán Bài 1: ( Miệng) tính nhẩm - Lần lượt gọi HS nêu kết quả BT1a, b Bài2: Đặt tính rồi tính: - GV cho HS tự làm bài sau đó chữa bài. 76 - 28 ; 35 - 7 ; 88 - 59 ; 47 - 8 Bài 3: HS làm bài rồi chữa bài: Chị vắt được số lít sữa là: 58 - 19 = 39 (l) Đáp số: 39 (l) c. Củng cố dặn dò(5') Yêu cầu HS về nhà tập xếp hình. ___________________________________________________________________ Thứ 3 ngày 22 tháng 12 năm 2020 Tự nhiên và xã hội PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ I.Mục tiêu: -Nêu được công việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. Biết được các biểu hiên khi bị ngộ độc.Nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc II.Đồ dùng dạy học: -Hình vẽ trong sách giáo khoa III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: Để môi trường xung quanh nhà ở được sạch sẽ ,chúng ta cần làm gì? HS trả lời - HS khác nhận xét GV nhận xét . B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài Khi bị bệnh các em phải làm gì? Nếu uống nhầm thuốc thì hậu quả gì sẽ xảy ra?Bài học hôm nay giúp chúng ta biết cách phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. 2.Các hoạt động HĐ1:Quan sát tranh và trả lời câu hỏi Mục tiêu:Nêu được một số thứ gây ngộ độc có trong gia đình. Cách tiến hành: -Y/C các nhóm quan sát để chỉ ra và nói tên các thứ gây ngộ độc cho gia đình. -Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận GVKL:Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc là :thuốc tây,dầu hoả ,thức ăn hôi thiu,Chúng ta dễ bị ngộ độc qua đường ăn, uống. HĐ2:Phòng tránh ngộ độc Mục tiêu:Nêu được công việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. Cách tiến hành: -Y/C HS quan sát hình vẽ 4,5,6 và nói rõ người trong gia đình đang làm gì? -Hãy kể thêm một vài việc làm nữa có tác dụng đề phòng ngộ độc mà em biết? HĐ3:Đóng vai Mục tiêu: Biết xử lí khi bị ngộ độc - GV giao nhiệm vụ - HS trình diễn.GV kết luận IV. Củng cố dặn dò: -Nhận xét giờ học ___________________________________________________________________ Thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2020 Toán TÌM SỐ TRỪ I.MỤC TIÊU: - Biết x trong các bài tập dạng: a- x = b (với a, b là các số không quá hai chữ số) bằng cách sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu). - Nhận biết số trừ, số bị trừ , hiệu. - Biết giải toán dạng tìm số trừ chưa biết. - BT cần làm: Bài 1( cột 1,3) ; 2 ( cột 1,2,3); 3. II.ĐỒ DÙNG: Hình vẽ giống như SGK. (phóng to) Bảng phụ bài 2. III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: A.Bài cũ: (5’) - Gv yêu cầu HS đặt tính rồi tính vào bảng con, 2HS lên bảng làm 100 – 4, 100 – 38, 100 – 40, 100 – 50 - HS làm bài, GV nhận xét. B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Tìm số trừ: (10’) - GV nêu bài toán: kết hợp gắn hình vuông lên bảng: Có 10 ô vuông, sau đó bớt đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hỏi bớt đi bao nhiêu ô vuông. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. ? Lúc đầu có mấy ô vuông? (Có 10 ô vuông) ? Phải bớt đi mấy ô vuông? (Chưa biết phải bớt mấy ô vuông ) GV: Số ô vuông chưa biết ta gọi là x. ? Còn lại bao nhiêu ô vuông? (Còn 6 ô vuông) GV: 10 ô vuông, bớt đi x ô vuông, còn lại ô vuông. Em nào có thể đọc phép tính. GV ghi bảng: 10 – x = 6. - HS nêu tên thành phần: 10 là số bị trừ, x là số trừ, 6 là hiệu. GV: Muốn tìm số trừ ta làm thế nào? (Lấy số bị trừ trừ đi hiệu) - HS nêu: 10 – x = 6 x = 10 – 6 x = 4 - HS nêu lại cách làm bằng lời. 3.Thực hành: (20’) Bài 1: (5 phút) Làm vào bảng con và vở HS nêu yêu cầu: Tìm x. a. 15 – x = 10 ; 42 – x = 5 - HS nêu tên gọi của phép trừ. (Thành phần) - Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? Muốn tìm số trừ ta làm thế nào? - HS làm bảng con câu a, b, 15 – x = 10 42 – x = 5 x = 15 – 10 x = 42 – 5 x = 5 x = 37 b. 32 – x = 14 x = 32 – 14 x = 18 x – 14 = 18 x = 18 + 14 x = 32 - GV nhận xét, HS làm câu b vào vở. Bài 2: (5 phút) Làm vở HS đọc yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống. - GV gắn bảng phụ, HS làm miệng. Số bị trừ 75 84 58 72 Số trừ 36 37 Hiệu 60 34 19 18 - GV ghi kết quả, lớp nhận xét. Bài 3: (7 phút) Làm vào vở HS đọc bài toán và nêu tóm tắt. - Tóm tắt: Có : 35 ô tô Còn lại : 10 ô tô Rời bến : .... ô tô? GV: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? Ta làm phép tính gì? - HS giải vào vở, 1HS lên bảng làm. - GV cùng HS nhận xét. - GV chấm bài và nhận xét. 4.Củng cố, dặn dò: (3’) - HS đọc lại ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học. - Về nhớ học lại bài. ____________________ Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH.CÂU KIỂU AI LÀM GÌ? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI. I.Mục tiêu - Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình. -Rèn kỉ năng sắp xếp các từ cho trước thành câu theo mẫu Ai làm gì? -Rèn kỉ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi. II.Đồ dùng dạy học III.Hoạt động dạy học A.Bài cũ -3 HS lên đặt câu theo mẫu ai làm gì? -Nhận xét. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài 2.Các hoạt động: HĐ1:Làm bài tập 1 Mục tiêu: Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình. Cách tiến hành HS đọc đề bài: Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em. HS luyện nói theo nhóm 2 em. Một số nhóm nói trước lớp.GV nhận xét, sửa cách dùng từ. HS viết vào vở BT. HĐ2: Làm bài tập 2 Mục tiêu: Rèn kĩ năng sắp xếp các từ cho trước thành câu theo mẫu Ai làm gì? Cách tiến hành HS đọc yêu cầu bài, thảo luận theo nhóm 4 em, hoàn thành bảng sau: Ai làm gì? M: Chị em Giúp đỡ nhau. HS đọc kết quả thảo luận.GV nhận xét, chốt ý đúng. -3 HS lên bảng làm bài,cả lớp làm vào vở HĐ3:Làm bài tập 3 Mục tiêu: Rèn kỉ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi. Cách tiến hành HS đọc yêu cầu bài, làm bài vào vở.GV chữa bài. (Tại sao lại điền dấu chấm hỏi vào ô thứ hai?) 3.Củng cố ,dặn dò -Nhận xét giờ học ___________________________________________________________________ Thứ 5 ngày 24 tháng 12 năm 2020 Chính tả(Nghe - viết) CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA I.MỤC TIÊU : - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật. Làm được bài tập 2b II.ĐỒ DÙNG : - Bảng phụ chép sẵn bài tập. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A.Bài cũ: - HS viết bảng con: nghĩ, ngải, rào, dao. - GV nhận xét. B.Bài mới: Hoạt động 1.Giới thiệu bài. Hoạt động 2.Hướng dẫn HS nghe viết. - GV đọc bài viết, 2HS đọc lại bài. ? Tìm lời người cha trong đoạn chính tả ? Lời người cha được ghi sau những dấu câu gì - HS trả lời. - HS viết bảng con: thương yêu, đoàn kết, đùm bọc. - GV đọc thong thả từng câu, HS nghe viết bài vào vở. - GV đọc lại bài HS trao đổi vở soát lỗi cho nhau. - GV nhận xét. Hoạt động 3.Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 2b: HS đọc yêu cầu. Điền vào chỗ trống i hay iê? mải m , hiểu bt , ch....m sẻ, đm mười. - HS làm vào vở, 1HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét. Bài tập 3:KKHSL GV treo bảng phụ viết sẵn bài tập. HS đọc yêu cầu. a. Chứa tiếng có âm l / n - Chỉ người sinh ra bố: ông bà ...... - Trái nghĩa với nóng: ...... - Cùng nghĩa với không quen:.... - HS trả lời miệng . - GV chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà viết lại cho đẹp hơn. ____________________________________________ SHCLB EM YÊU TIẾNG VIỆT I.MỤC TIÊU: - Kích thích HS yêu thích học Tiếng việt - Rèn kĩ năng nói từ ngữ về công việc gia đình. - Rèn kĩ năng viết câu kiểu Ai làm gì? II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Khởi động Chơi trò chơi: “Xì điện”. Tìm từ chỉ hoạt động Gv nêu mục tiêu yêu cầu giờ học Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Hãy kể 3 công việc em đã làm ở nhà giúp gia đình. (HĐ cá nhân) - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS nêu . - GV theo dõi và gợi ý. - GV kết luận: Các em đã biết giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức như vậy là tốt, cần phát huy. Bài 2: Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai, gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi làm gì? trong các câu sau: ( HĐ cá nhân) a.Chi vào vườn hoa của trường. b.Em học thuộc một khổ thơ. c. Đàn bò uống nước dưới sông. d. Bác nông dân đang cày ruộng. - HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm bài. - HS cùng GV chữa bài: Bài 3: Đọc các câu sau rồi ghi các bộ phận của từng câu vào vị trí thích hợp trong bảng sau: (Nhóm 6) a. Minh thì thầm với Nam. c. Nắng ghé vào cửa lớp. b. Cô mỉm cười thật tươi. d. Cây xanh bỗng run rẩy. Ai làm gì? - HS làm vào bảng nhóm - Các nhóm nêu kết quả bài làm của mình. Nhóm khác nhận xét. - GV kiểm tra, đánh giá, nhận xét . 3.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học ___________________________________________________________________ Thứ 6 ngày 25 tháng 12 năm 2020 Tập đọc HAI ANH EM I. MỤC TIÊU: - Biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài. - Hiểu ND: Sự quan tâm lo lắng cho nhau, nhượng nhịn nhau của hai anh em (trả lời được các câu hỏi ở SGK). II.ĐỒ DÙNG : - Tranh ở SGK, bảng phụ ghi sẵn câu dài. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A.Bài cũ :(5’) - 2HS đọc bài Nhắn tin và trả lời câu hỏi : Những ai nhắn tin cho Linh? - GV nhận xét B.Bài mới: (30”) Giới thiệu bài:(2’) - GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì? - GV ghi bảng mục bài. Hoạt động 1.Luyện đọc:(25’) 1. Mục tiêu: HS đọc nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài. 2. Cách tiến hành. Bước 1: GV đọc mẫu toàn bài. Bước 2: .Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ . - Đọc từng câu: + HS tiếp nối nhau đọc từng câu. + GV ghi bảng :đỗi ngạc nhiên, vẫn, ôm chầm, nghĩ vậy. + HS đọc cá nhân, lớp. - Đọc từng đoạn trước lớp. + GV gắn bảng câu dài và hướng dẫn HS cách đọc: Gặp một gạch xiên chúng ta ngắt hơi, hai gạch chúng ta nghỉ hơi . *Nghĩ vậy, / người em ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của người anh. // *Thế rồi / anh ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của em.// + HS đọc cá nhân, cả lớp. + HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. - 1HS đọc chủ giải SGK. - Đọc đoạn trong nhóm. + HS đọc nhóm 4 em, GV theo giỏi, nhắc nhở. + Thi đọc giữa các nhóm. - GV nhận xét Tiết 2: (35’) Hoạt động 2.Hướng dẫn tìm hiểu bài: 1. Mục tiêu: HS biết sự quan tâm lo lắng cho nhau, nhượng nhịn nhau của hai anh em (trả lời được các câu hỏi ở SGK). 2. Cách tiến hành Bước 1: HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: ?Lúc đầu hai anh em chia lúa bằng cách nào? (Chia thành 2 đống bằng nhau, để ngoài đồng) Bước 2: HS đọc đoạn 2 và trả lời: - Người em nghĩ gì và đã làm gì? Bước 3: HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: - Người anh nghĩ gì và làm gì? - 2HS trả lời. - HS trả lời câu hỏi: - Mỗi người cho như thế nào là công bằng? (Phải cho anh phần hơn, anh nói phải chia em phần hơn thì mới công bằng) GV: Vì thương yêu nhau, quan tâm đến nhau nen hai anh em đều nghĩ ra lí do để giải thích sự công bằng, chia phần nhiều hơn cho người khác. - Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em?. - HS trả lời: Tình cảm của hai anh em thật là cảm động. GV nói thêm: Hai anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau. Hoạt động 3.Luyện đọc lại: 1.Mục tiêu: Hs luyện đọc lại ( nếu còn thời gian cho HS đọc phân vai) 2. Cách tiến hành - GV nhắc lại cách đọc bài. - HS thi đọc theo lời nhân vật. (Người dẫn chuyện, anh, em) - 2 nhóm thi đọc, lớp nhận xét. C.Củng cố, dặn dò: (2’) - 1HS đọc lại bài. - GV nhận xét giờ học. ____________________________________________________________ Toán LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm. - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết tìm số bị trừ, tìm số trừ. - BT cần làm : BT 1 ; 2 (cột 1,2,5) ; 3. II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A.Bài cũ: ? Tiết trước ta học toán bài gì - HS vẽ bảng con đường thẳng, đoạn thẳng, 3 điểm thẳng hàng. -GV nhận xét. B.Bài mới : HĐ 1.Giới thiệu bài:(1’) HĐ 2.Hướng dẫn HS làm bài tập :(28’) Bài 1:(miệng) - 1HS đọc yêu cầu:Tính nhẩm 12 – 7 = 14 – 7 = 16 – 7 = 11 – 8 = - HS nêu kết quả,GV ghi bảng kết quả. Bài 2:HS nêu yêu cầu. Tính 56 74 93 - - - 18 29 37 - HS làm bảng con, 1HS lên bảng làm và nêu cách làm. - Lớp cùng GV nhận xét. - Các phép tính còn lại HS làm vào vở. - GV chữa bài. HĐ Bài3:Tìm x. a.32 –x =18 32 được gọi là gì? x được gọi là gì? 18 gọi là gì? b.20 – x = 2 20 được gọi là gì? x gọi là gì? 2 gọi là gì? ? Muốn tìm số trừ ta làm như thế nào ? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào - HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm. - HS nhận xét, GV chữa bài. HĐ Bài 4: Vẽ đường thẳng a.Đi qua 2 điểm M,N M. N. b.Đi qua điểm O O. - HS khá giỏi vẽ vào vở nháp, 2HS lên bảng vẽ , lớp nhậnn xét. - GV nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò:(2’) - GV cùng HS hệ thống lại bài. - GV nhận xét giờ học. Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Tổng kết, nhận xét, đánh giá các hoạt động lớp đã thực hiện trong tuần 14 - Nắm được các hoạt động và thực hiện tốt các hoạt động trong tuần 15. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS : Sổ theo dõi thi đua của từng tổ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : - GV phổ biến nội dung sinh hoạt lớp. - Từng tổ sinh hoạt dưới sự điều hành của lớp trưởng. - Các tổ trưởng báo cáo kết quả của tổ với lớp trưởng. - Lớp trưởng tổ chức cho cả lớp sinh hoạt chung với các nội dung: + Tỉ lệ chuyên cần. + ý thức đạo đức và việc thực hiện các nội quy của trường, lớp. + Học tập: Nêu đặc điểm nổi bật của tổ trong tuần. Nêu những tồn tại còn mắc phải : nề nếp, sinh hoạt 15’, vệ sinh, chuẩn bị sách vở đồ dùng khi đến lớp. - Tuyên dương: các bạn chăm chỉ học tập thực hiện đung nội quy lớp học - Phê bình: Nhắc nhở các bạn chưa tích cực. - Lớp trưởng báo cáo kết quả với GV. - GV đánh giá, nhận xét. - GV phổ biến và nhắc nhở hs thực hiện tốt các hoạt động trong tuần 14. + Thực hiện tốt các nền nếp nhà trường và Đội quy định. + Thực hiện nghiêm túc nội quy của lớp. + Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; có ý thức tự giác, sôi nổi trong học tập. + Đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi ngồi trên xe máy. - Ra chơi không được chơi trò chơi nguy hiểm ___________________________________________ Chính tả (Nghe – viết) TIẾNG VÕNG KÊU I.MỤC TIÊU: - Nghe viết lại chính xác, trình bày đúng khổ 2 của bài thơ tiếng võng kêu. -Làm đúng các bài tập phân biệt l / n, i / iê, ăt / ăc. II.ĐỒ DÙNG: -Bảng phụ viết sẵn i / iê bài 2b. III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: A:Bài cũ: (3’) -HS làm bảng con bài 2c: Điền ăt hay ăc? chuột nh...., nh.... nhở, đ.....tên. -GV nhận xét. B.Bài mới: Hoạt động 1.Giới thiệu bài: (2’) Hoạt động 2.Hướng dẫn học sinh viết bài chớnh tả: (20’) a.Hướng dẫn HS chuẩn bị: 2HS đọc bài. ?Chữ đầu các dòng thơ viết thế nào? (Viết hoa lùi vào 2 ô cách lề vở) b.HS nghe viết bài vào vở. -GV đọc cho HS bài vào vở, GV theo dõi và nhắc nhở. c.Chữa bài: -GV cho HS và nhận xét. Hoạt động 3.Hướng dẫn HS làm bài tập: (8’) -GV treo bảng phụ lên, HS đọc yêu cầu, : Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chổ trống? b(tim, tiêm): ......cậy; (tìm, tiềm) : ......tòi; (khim, khiêm): ......tốn. -
File đính kèm:
giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_14_nam_hoc_2020_2021.doc