Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy

I. Mục tiêu:

- HS nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình, mở rộng và hệ thống hoá

 vốn từ về tình cảm. Biết sắp xếp các từ cho trước thành câu theo mẫu : Ai làm gì? Biết sử dụng dấu chấm dấu, chấm hỏi để điền vào đọan văn có ô trống .

- Rèn kĩ năng sử dụng từ, dấu chấm, dấu chấm hỏi- viết thành câu theo chủ đề.

- Giáo dục HS biết yêu thương , quý trọng những người trong gia đình mình .

II. Chuẩn bị

- Bảng phụ ghi bài 3, phấn màu.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

 

doc35 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ý cách ngắt nghỉ.
- 4 đến 6 HS đọc.
- 2 HS cùng bàn đọc, sửa cho nhau.
- Thi đọc giữa các nhóm: CN, ĐT.
- 1 HS đọc
- Chị Nga và Hà nhắn tin cho Linh bằng cách viết ra giấy
- Lúc chị Nga đi rất sớm, Linh đang ngủ ngon không muốn gọi Linh dậy; lúc Hà đến Linh không có nhà.
- Nghe.
- Nơi để quà sáng các việc cần làm, giờ chị Nga về.
- Hà mang đồ chơi cho Linh, nhờ Linh mang sổ bài hát đi học cho Hà mượn.
- HS đọc câu hỏi 5
- Viết tin nhắn.
- Cho chị
- Vì cả nhà đi vắng, chị đi chợ chưa về. Em đến giờ đi học, không đợi chị được, muốn nhắn cho chị: cô Phúc mượn xe. 
- Em đã cho cô Phúc mượn xe.
- Ghi thời gian viết, ND nhắn tin, chữ kí của người viết tin nhắn.
- HS thực hành viết tin nhắn. 1 HS viết trên bảng nhóm.
- Gắn bảng đọc bài, nhận xét.
- 1 số em đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- HS viết tin nhắn đủ ý, ngắn gọn
- Viết ngắn gọn, nhưng phải đầy đủ các thông tin cần thiết.
_____________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi 1 số. Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học. Biết giải bài toán về ít hơn
- Đặt tính và tính đúng. Giải toán nhanh, thành thạo. 
- GDHS tính chính xác, khoa học.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Thi đua nêu nhanh các phép tính trong bảng: 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. 
- Nhận xét chung. 
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung.
Bài 1: Tính nhẩm 
- YC HS thông báo kết quả tính nhẩm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Các phép tính trừ BT1 thuộc các bảng công thức trừ nào?
- YC HS giải thích cách nhẩm một số dạng tính.
=> Củng cố kĩ năng trừ nhẩm. Củng cố về cấu tạo số.
Bài 2 (cột 1,2): Tính nhẩm
- Phân tích yêu cầu.
- Nhận xét, đánh giá.
+ Hãy so sánh 15 – 5 – 1 và 15 – 6?
+ So sánh 5 + 1 và 6
+ Hãy giải thích vì sao 15- 5 – 1 = 15 – 6?
=> Khi trừ một số đi một tổng cũng bằng số đó trừ đi từng số hạng. Vì thế khi biết 15 – 5 – 1 = 9 có thể ghi ngay kết quả của 15 – 6 = 9.
 Bài 3: Đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng, YC HS nêu cách thực hiện.
+ Khi đặt tính em cần chú ý điều gì?
+ Khi thực hiện phép trừ có nhớ cần chú ý điều gì?
=> Chốt cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Bài 4. Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
- YC HS trình bày bài giải.
- Dựa vào số liệu của BT4, hãy lập cho cô bài toán khác không thuộc dạng ít hơn mà khi giải vẫn dùng phép tính trừ.
=> Củng cố giải toán có lời văn thuộc dạng ít hơn.
C. Củng cố, dặn dò: 
+ Nhắc lại các phép trừ trong các bảng trừ qua 10?
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Nối tiếp nhau nêu kiểu truyền tin.
- HS tính nhẩm theo cặp.
- HS thi đua nêu miệng kết quả.
- Bảng 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Một vài HS nêu cách nhẩm (mỗi HS nêu cách nhẩm ở một bảng)
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS tự nhẩm, nêu kết quả tính.
- Nhận xét.
- Bằng nhau và cùng bằng 9.
- 5 + 1 = 6
- Vì 15 = 15, 5 + 1 = 6 nên 15 – 5 – 1 = 15 – 6.
- Đọc, xác định đề bài.
- HS làm bảng con, giơ bảng đọc kết quả, nêu cách thực hiện.
- Đặt sao cho các chữ số cùng hàng phải thẳng cột với nhau.
- Ghi số nhớ (trả 1) vào hàng chục của ST trước khi lấy hàng chục của SBT đem trừ.
- 1, 2 HS đọc lại đề toán.
- HS nêu.
- Dạng toán ít hơn.
- HS trình bày bài giải vào vở, sau đó chữa bài.
- HS nêu câu trả lời khác.
- VD: Trong can có 50 lít nước mắm, mẹ đã bán đi 18 lít. Hỏi trong can còn lại bao nhiêu lít nước mắm?/.... 
____________________________________________
 Luyện từ và câu
 TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. KIỂU CÂU : AI LÀM GÌ?
DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI
I. Mục tiêu: 
- HS nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình, mở rộng và hệ thống hoá
 vốn từ về tình cảm. Biết sắp xếp các từ cho trước thành câu theo mẫu : Ai làm gì? Biết sử dụng dấu chấm dấu, chấm hỏi để điền vào đọan văn có ô trống .
- Rèn kĩ năng sử dụng từ, dấu chấm, dấu chấm hỏi- viết thành câu theo chủ đề.
- Giáo dục HS biết yêu thương , quý trọng những người trong gia đình mình .
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi bài 3, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS đặt câu theo mẫu: Ai làm gì? theo chủ đề công việc em giúp đỡ gia đình.
- GV nhận xét, tuyên dương vào bài.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài- ghi bảng:
2.2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- GV gọi HS đọc nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và lần lượt mỗi em nói một từ về tình cảm yêu thương giữa anh chị em.
- HS nêu cho GV ghi bảng, cho HS đọc lại các từ ghi bảng.
* GV chốt về: Từ ngữ về tình cảm gia đình.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc, nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS đọc câu mẫu.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
* GV giúp đỡ HS còn lúng túng
- Chú ý viết tất cả những câu mà em sắp xếp được.
+ Câu kiểu Ai làm gì? Gồm có mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào?
Bài 3: GV treo bảng phụ ghi bài.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, cho lớp làm bài tập vào vở.
- GV cho HS giải thích vì sao lại chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi điền vào chỗ trống.
- Cho HS đọc lại đoạn văn. 
* GV chốt kiến thức: Khi nào thì trong câu dùng dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi? 
3. Củng cố dặn dò:
- Gọi 2 HS đặt câu theo mẫu: Ai làm gì? 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà thực hành đặt đặt câu theo mẫu: Ai làm gì?
- HS lên bảng đặt câu.
- HS khác nhận xét , bổ sung
VD: Bố em đang sửa quạt điện giúp mẹ em.
- 1 HS đọc và nêu yêu cầu của bài: Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em. 
- HS nối tiếp nhau nêu: giúp đỡ, chăm sóc, chăm lo, chăm chút, yêu thương, đùm bọc, che chở, đoàn kết,
- HS đọc lại.
- 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu cần làm.
- HS tự làm bài và nhận xét bài bạn làm bổ sung các câu mà bạn trên bảng chưa sắp xếp được.
VD: Anh thương yêu em.
+ Chị chăm sóc em.
+ Anh em thương yêu nhau.
- Gồm 2 bộ phận: Bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Ai? Bộ phận thứ hai trả lời cho câu hỏi làm gì?
- HS đọc bài trên bảng phụ.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn văn.
Cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở.1 HS lên bảng điền dấu.
- Ta điền dấu chấm vì đã hết một ý chọn vẹn. Ta điền dấu chấm hỏi vì đây là một câu hỏi.
- HS nêu , HS khác nhận xét bổ sung.
- HS tự đặt câu. Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Cô giáo đang giảng bài.
- HS nghe dặn dò.
_______________________________________________________
Tự nhiên và xã hội
PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu	
- Nêu được 1 số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc. 
- Rèn cho HS có thói quen ăn, uống sạch sẽ để tránh ngộ độc. 
- Luôn có ý thức phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
 Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:Kĩ năng ra quyết định; Kĩ năng tự bảo vệ; Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh SGK (HĐ1)
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Kể việc em đã làm để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở?
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 HĐ1: Những đồ có thể gây ngộ độc
- YC các nhóm HS thảo luận để chỉ và nói tên những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong nhà. 
- Nghe các nhóm trình bày.	
+ Cho HS quan sát hình trong SGK, nêu nội dung từng hình
- YC thảo luận cặp đôi về nội dung từng hình.
+ H1. Bắp ngô đã bị thiu. Nếu cậu bé ăn bắp ngô đó thì điều gì sẽ xảy ra?
+ H2. Nếu em bé ăn thuốc vì nhầm tưởng là kẹo thì điều gì sẽ xảy ra?
+ H3. Nếu chị phụ nữ nhẩm tưởng chai thuốc là chai mắm lấy đem nấu ăn, điều gì sẽ xảy ra?
- Vậy chúng ta có thể bị ngộ độc do những nguyên nhân nào?
* GV chốt một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc: thức ăn bị ôi thiu, Thuốc tây, Thuốc bảo vệ thực vật,...
HĐ2: Phòng ngộ độc	
- Yêu cầu HS quan sát SGK (T31) nói rõ người trong tranh đang làm gì? Làm thế có tác dụng gì?
+ Hình 4. 
+ Hình 5.
+ Hình 6.
- Kể tên 1 số việc làm nữa có tác dụng phòng tránh ngộ độc mà em biết? 
- Để phòng tránh ngộ độc chúng ta phải làm gì?
* Chốt: Cần xếp gọn gàng ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình. Thực hiện ăn, uống sạch sẽ. Thuốc để xa tầm tay trẻ em, không để thức ăn với thuốc tẩy rửa, hoặc hoá chất.
 HĐ3: Xử lí tình huống
- Xử lí tình huống khi bản thân hay người khác bị ngộ độc
- 1 HS đóng vai bị ngộ độc thức ăn.
- 1 HS khác đóng vai người nhà bạn xử lí.
- Chốt cách xử lí khi bị ngộ độc.
* GD HS ăn uống đảm bảo vệ sinh
3. Củng cố, dặn dò: 
- Phải luôn có ý thức phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. 
- Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau: Trường học
- HĐ cả lớp: HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi 
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- HĐ nhóm 4: Quan sát các hình minh họa SGK và làm việc theo yêu cầu.
- HĐ cả lớp: đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nghe, nhận xét bổ sung.
+ H1 thứ gây ngộ độc là bắp ngô, vì bắp ngô đã bị nhiều ruồi đậu vào, bắp đã bị thiu.
+ H2. Lọ thuốc. Bởi nếu em bé tưởng là kẹo, em bé ăn nhiều sẽ bị ngộ độc thuốc. 
+ H3: Thuốc trừ sâu.... 
- Thảo luận cặp theo yêu cầu.
- Đại diện HS nêu ý kiến, nghe, NX.
- Cậu bé sẽ bị đau bụng, ỉa chảy vì ăn phải thức ăn đã ôi thiu.
- Em bé sẽ bị đau bụng, nếu ăn quá nhiều phải đưa đi bệnh viện cấp cứu.
- Cả nhà sẽ bị ngộ độc vì ăn phải thức ăn đó.
- Ăn thức ăn bị ôi thiu./ Ăn uống thuốc tây vì tưởng là kẹo ngọt/ Uống nhầm thuốc trừ sâu, dầu hỏa... do để lẫn với nước uống hằng ngày.
- HS thảo luận nhóm. Nhóm nào xong trước lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Cậu bé đang vứt những bắp ngô bị ôi thiu đi. Làm thế để mọi người trong nhà không ai ăn nhầm, bị ngộ độc.
+ Cất lọ thuốc lên tủ cao để em bé không với tới được và ăn nhầm ví tưởng là kẹo.
+ Anh thanh niên cất riêng lọ thuốc trừ sâu, dầu hỏa với nước mắm. Làm thế để phân biệt, tránh dùng nhầm lẫn giữa hai loại.
- HS nêu ý kiến cá nhân:
+ Hoa quả phải rửa sạch, gọt bỏ vỏ.
+ Ăn rau sạch, rửa rau sạch bằng 3 – 4 lần nước./ ....
- Thực hiện ăn uống sạch, không ăn thức ăn ôi thiu, lẫn các tạp chất.
- Một nhóm HS lên đóng vai, HS cả lớp theo dõi, lớp nhận xét, bổ sung 
- HS khác tham gia đóng vai.
- HS lắng nghe.
_______________________________________________________
Chiều Toán(tăng)
LUYỆN TẬP : 34 - 8; 54 - 8
I . Mục tiêu :
- Luyện phép trừ (có nhớ ) dạng 15,16,17,18 trừ đi một số, 54 - 18 , tìm số hạng, giải toán. Nối điểm, xác định đoạn thẳng.
- Rèn kĩ năng đặt tính , vận dụng vào làm các bài tập có liên quan và thực hành giải toán. Nối điểm, xác định đoạn thẳng.
- Học sinh hứng thú học toán.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ. Vở luyện tập Toán(Tiết 2 – Tuần 13)
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài:
 b. Nội dung:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức liên quan
- Ôn lại dạng dạng 15,16,17,18 trừ đi một số, 
+ Phép tính dạng 54- 18 
- Bài toán thuộc dạng tìm số hạng
Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm ntnào?
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: ( Vở luyện tập Toán tr58): Đặt tính rồi tính 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi học sinh nêu cách đặt tính. 
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, chữa bài. Gọi HS nhắc lại cách tính.
- GV chốt 
Bài 2: ( Vở luyện tập Toán tr58): Tìm x 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu các thành phần trong phép tính, x gọi là gì ? Nêu cách tìm x.
- Gọi HS 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, chôt
Bài 3: Số( Vở luyện tập Toán tr59) 
a) Các phép tính trong bài a) là phép tính gì?
- Số cần điền vào ô trống trong phép tính trừ gọi là gì?
b) - Các phép tính trong bài b) là phép tính gì?
- Ta cần làm ntn để tìm được số hạng, số bị trừ?
- Yêu cầu HS làm vở,
- Gọi 2 nhẩm học sinh lên bảng làm bài 
( Tổ chức TC)
- GV nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 4: ( Vở luyện tập Toán tr54)
- GV hỏi phân tích bài toán.
Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ?
Bài toán đã cho thuộc loại toán nào?
- Yêu cầu HS làm vở, 
- GV thu vở , nhận xét, đánh giá
 -1HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài. chốt 
Bài 5: ( Vở luyện tập Toán tr59)
a)GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt nối điểm M với các điểm A,B, C, D, E
b)Khoanh vào chữ đặt trước câu TL đúng
- Yêu cầu 1HS lên bảng làm bài , HS dưới lớp làm vở.
- GV nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố dặn dò : 
- YCHS cách đặt tính, tìm SBT, số hạng.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
+ HS ôn theo sự hướng dẫn của GV.
- HS
- 2 Hs 
- HS nêu
- 1 HS nêu cách đặt tính.
- 3HS chữa bài. HS dưới lớp làm bảng con.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS nêu lại cách tính.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu x là số hạng chưa biết và nêu cách tính.
- 3HS chữa bài. HS dưới lớp làm bảng con.
- HS nhận xét, chữa bài
- HS đọc yêu cầu.
- HSTL : Phép tính trừ
- Hiệu
- Số bị trừ.
Tính cộng, trừ.
- HS TL 
- HS làm vở,
- 2 nhẩm học sinh lên bảng làm bài,
- HS nhắc lại cách thực hiện. 
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu.- HS theo dõi.
- HS phân tích bài toán.
+ Hs TL
- HS giải vở.
-1HS lên bảng làm bài.
- HS đọc yêu cầu.
- 1HS làm bảng lớp, lớp làm vở.
- Đáp án : B
- HS nhận xét, chữa bài.
__________________________________________________
Tiếng Việt(tăng)
LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu
- Củng cố vốn từ về từ ngữ về tình cảm gia đình.
- Rèn kĩ năng tìm từ, dùng từ, đặt câu và hiểu được nghĩa của một số từ khi dùng.
- Giáo dục HS có tình cảm yêu thương mọi người trong gia đình.
II. Chuẩn bị
BP chép BT1, BT2.
III. Các hoạt động dạy - học. 
HĐ1: Củng cố lí thuyết
+ Nêu một số từ ngữ về tình cảm?
+ Em đặt câu với 1 từ em vừa tìm được?
- Gv - HS nhận xét
=> Chốt các từ chỉ về tình cảm gia đình và cách đặt câu.
- HS nêu miệng
VD: yêu quý, thương yêu, kính yêu,
- HS đặt câu.
VD: Em rất thương yêu em bé.
HĐ2:Thực hành
Bài 1: (BP) Nối các tiếng sau thành những từ có 2 tiếng. Viết kết quả vào dòng dưới:
 kính
 nhớ
 thương
 trọng
 mong
 Yêu
VD: Nhớ mong, mong nhớ, kính trọng, ....
=> Củng cố vốn từ về tình cảm gia đình.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề và làm bài.
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS tìm được nhiều từ.
Bài 2: (BP) Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo câu hoàn chỉnh:
Ông bà  cháu
Con cháu  ông bà
Anh chị  em
Học sinh  thầy, cô giáo
- GV - HS nhận xét
+ Tìm một số thành ngữ nói về tình cảm gia đình?
+ Em thể hiện tình cảm của mình đối với gia đình như thế nào?
- GD các em biết yêu thương quan tâm tới mọi người trong gia đình.
=> Chốt cách tìm từ chính xác để điền thành câu hoàn chỉnh.
Bài 3: Đặt từ 3 - 4 câu với một số từ em vừa tìm được ở BT1và BT2.
- Gv theo dõi giúp đỡ HS
- YCHS viết được đoạn văn ngắn nói về tình cảm gia đình.
3. Củng cố - dặn dò.
+ Nêu 1 số từ chỉ tình cảm?
- GD các em tình yêu thương mọi người trong gia đình. Nhận xét tiết học.
- Đọc, xác định y/c
- 1 em lên bảng, dưới làm vở.
VD: thứ tự các từ cần điền là: yêu thương, kính yêu, thương yêu, kính trọng, 
- Anh em như chân với tay.
- Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
- Môi hở răng lạnh.
- HS nêu
- Đọc, xác định y/c
- HS đặt câu.
- VD: Em rất kính trọng ông bà.
- HS nêu
___________________________________________________
Tiếng Việt (tăng)
 LUYỆN TẬP: CÂU KIỂU AI LÀM GÌ?
I/ Mục tiêu: 
- Củng cố và khắc sâu cho HS về câu kiểu: Ai làm gì? 
- Rèn kỹ năng nhận biết câu theo mẫu Ai làm gì? Xác định bộ phận câu TLCH Ai?, bộ phận TLCH Làm gì? trong câu. 
- Có thái độ tự giác học tập, có hứng thú và yêu thích môn học. 
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ bài 1,2,4.
III/ Các hoạt động dạy học: 
HĐ1. Ôn tập kiến thức:
+ Đặt một vài câu theo mẫu: Ai - làm gì?
+ Trả lời cho câu hỏi Ai? là những từ ngữ chỉ gì?, TLCH làm gì? là những từ ngữ chỉ gì? 
=>Chốt: Đặc điểm, cấu tạo của mẫu câu Ai làm gì? 
HĐ2. Hướng dẫn thực hành
Bài 1: (BP)Những câu nào thuộc kiểu câu Ai làm gì? 
- HS thực hiện
- Trả lời cho câu hỏi Ai là những từ ngữ chỉ sự vật. TLCH làm gì là những từ ngữ chỉ hoạt động.
- Đọc, xác định y/c
a) Hai anh em chơi ở ngoài sân.
b) Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi.
c) Bà gọi hai đứa trẻ đang chơi ở ngoài sân vào cho kẹo.
d) Phía xa, đàn chim đang bay lượn.
e) Chiếc lá khô đang bay trong gió.
- GV - HS nhận xét
+ Vì sao em khẳng định câu a, c, d thuộc kiểu câu Ai làm gì?
+ Vì sao câu b), e) không phải mẫu câu Ai làm gì?
- GV MR: Câu e) thuộc mẫu câu Ai thế nào? sẽ học ở tiết sau.
=>Chốt: Cách nhận biết mẫu câu Ai làm gì? dựa vào tác dụng hoặc đặc điểm cấu tạo của mẫu câu .
Bài 2: (BP)Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong mỗi câu sau: 
a. Chị An dạy em vẽ.
b. Hai chị em chơi đùa với nhau.
c. Con mèo nằm sưởi ấm bên bếp tro.
- GV - HS nhận xét
+ Câu kiểu Ai làm gì? Gồm mấy bộ phận?
là những bộ phận nào?
+ Với đối tượng nào thì em dùng từ Ai hay Con gì để hỏi?
+ Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi làm gì? là những từ ngữ chỉ gì?
=> Chốt đặc điểm của mẫu câu Ai làm gì?
Bài 3. Viết 3 câu kiểu Ai làm gì? kể lại việc em làm trực nhật lớp.
- YC HS viết bài.
- HS viết thành đoạn văn ngắn.
- Gọi HS đọc bài, HD nhận xét:
+ Câu viết có đúng mẫu không?
+ Từ dùng có hay, diễn đạt ý có trọn vẹn không?
+ Câu viết có đúng NP?
=> Củng cố cách đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
3. Củng cố, dặn dò:
+ Đặt một câu nói về việc học của lớp hôm nay?
+ Câu bạn đặt thuộc kiểu câu nào?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?
- HS trao đổi làm bài theo cặp.
- HS trình bày miệng
- Nhận xét, bổ sung.
Đáp án: Câu a, c, d.
- HS đọc lại các câu kiểu Ai làm gì?
- Vì các câu đó dùng để kể về hoạt động của hai anh em, của bà và của đàn chim./ Vì bộ phận thứ hai của các câu đó trả lời cho câu hỏi làm gì? 
- Câu b) dùng để giới thiệu về hai anh em Hùng và Cường nên thuộc mẫu câu Ai là gì?. Câu e) không dùng để diễn tả HĐ mà nói về trạng thái của chiếc lá khô.
- Đọc, xác định y/c 
- HS làm bài cá nhân
- 1 HS làm trên bảng nhóm.
- Câu kiểu Ai làm gì? gồm 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Ai? Bộ phận thứ hai trả lời cho câu hỏi làm gì?
- Với đối tượng là người dùng từ Ai để hỏi, đối tượng là con vật dùng từ Con gì để hỏi.
- Bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì? là những từ ngữ chỉ HĐ.
- HS đọc, xác định yêu cầu.
- HS viết bài cá nhân, 1 HS viết câu trên bảng nhóm.
- HS viết thành đoạn văn ngắn kể lại việc làm trực nhật lớp. Ý diễn đạt lưu loát.
- HS đọc bài, nhận xét.
VD: Sáng nay, Tổ em làm trực nhật lớp. Chúng em bảo nhau đến lớp sớm hơn mọi ngày. Em và Oanh quét lớp. Trang giặt giẻ và lau bảng. Mấy bạn nam kê lại bàn ghế cho ngay ngắn. Chúng em vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ, chẳng mấy chốc đã xong. Cô giáo khen tổ em làm trực nhật sạch sẽ. 
- HS đọc, xác định đề bài.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu kết quả điền dấu của mình.
- Nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS giải thích lí do điền dấu vào mỗi ô trống.
Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2019
Sáng Toán
BẢNG TRỪ
I. Mục tiêu:
- Củng cố các bảng trừ có nhớ 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi 1 số
- Vận dụng các bảng cộng, trừ đã học làm tính cộng rồi trừ liên tiếp
- Tự tin, trong học tập và giải toán.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ; Bảng con
III. Hoạt động dạy và học:
1. KTBC: 
- Gọi HS đọc thuộc các bảng trừ đã học.
- GV nhận xét, tuyên 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_14_nam_hoc_2019_2020_dang_thi_th.doc