Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh biết:

- Kể được tên một số đồ dùng thông thường trong nhà. Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.bằng gỗ, nhựa, sắt

- Biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng, có ý thức cẩn thận, ngăn nắp, gọn gàng.

- Nhận biết đồ dùng trong trong gia đình môi trường xung quanh nhà ở.

- Kĩ năng sống: Làm chủ bản thân; đảm nhận trách nhiệm; hợp tác; giao tiếp.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Phiếu bài tập, phấn màu- bảng phụ, tranh ảnh trong SGK trang 26, 27.

- Học sinh: SGK

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc34 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột đồ vật nào đó, nhưng không nói tên. Bạn đó chỉ được nói lên đặc điểm hoặc công dụng của đồ vật đó.
+ Đội 2: 1 bạn phải có nhiệm vụ là gọi tên đồ vật đó ra.
- Học sinh chơi thử.
- Cả lớp tiến hành chơi.
- Học sinh dưới lớp chú ý nghe, nhận xét các bạn chơi.
- Thảo luận cặp đôi.
- 4 học sinh trình bài lần lượt theo thứ tự 4 bức tranh.
- Học sinh dưới lớp chú ý lắng nghe, bổ sung nhận xét ý kiến của các bạn.
- Các cá nhân học sinh phát biểu theo các ý sau:
1. Nhà mình thường sử dụng những đồ dùng nào?
2. Cách bảo quản (hoặc chú ý) khi sử dụng những đồ vật đó.
- Phải cẩn thận để không bị vỡ.
- Phải cẩn thận, nếu không sẽ bị vỡ.
- Phải chú ý để không bị điện giật.
- Không viết vẽ bậy lên giường, ghế, tủ. Lau chùi thường xuyên.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Vài học sinh nhắc.
- Một số học sinh trả lời.
- Ghi nhớ và thực hiện.
- Lắng nghe.
Ngày soạn: 13/11/2019
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 20/11/2019
Môn: TẬP ĐỌC
Bài: MẸ
I. Mục tiêu:
Biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát (2/4 và 4/4; riêng dòng 7, 8 ngắt 3/3 và 3/5).
Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 6 dòng thơ cuối).
Kĩ năng sống: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông; lắng nghe tích cực; giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK.
- Học sinh: Xem bài trước.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- Cho 3 học sinh đọc bài “Sự tích cây vú sữa” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
+ Hãy cho các bạn và cô biết những câu ca dao, bài hát nói về người mẹ mà em biết ? 
- Hãy quan sát tranh và nói những gì em quan sát và cảm nhận được. Giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ được học bài thơ Mẹ của nhà thơ Trần Quốc Minh. Qua bài thơ này, các em sẽ thấy mẹ dành tất cả tình yêu thương cho con như thế nào.
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh đọc câu:
+ Hướng dẫn học sinh đọc từ khó, giáo viên ghi bảng: nắng oi, quạt, ngọn gió,
+ Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo câu.
- Hướng dẫn học sinh đọc theo đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
+ Hướng dẫn học sinh chia đoạn.
+ Hướng dẫn học sinh đọc câu khó.
+ Yêu cầu học sinh đọc theo đoạn lần 1.
+ Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ.
+ Yêu cầu học sinh đọc theo đoạn lần 2.
- Yêu cầu học sinh đọc trong nhóm.
- Cho học sinh thi đọc cá nhân, nhóm. 
- Nhận xét, tuyên dương. 
- Cả lớp đồng thanh toàn bài.
Hoạt động 3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thầm đoạn, bài. Kết hợp trả lời câu hỏi.
+Nội dung bài nói lên điều gì ?
- Nhận xét chốt ý.
Hoạt động 4. Luyện đọc lại, kết hợp học sinh học thuộc lòng (6 dòng thơ cuối):
- Đọc bài lần 2.
- Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn bài.
- Cho học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Cho học sinh thi đọc nối tiếp từng đoạn, bài.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm thuộc 6 dòng thơ cuối. 
- Cho học sinh thi đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối bài.
- Nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố:
- Giáo viên hỏi lại tên bài.
+ Nội dung bài nói lên điều gì ? 
5. Dặn dò:
- Học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát đầu giờ.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Vài học sinh nêu.
- Quan sát và nêu nhận xét.
- Lắng nghe
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Đọc từ khó cá nhân.
- Đọc nối tiếp theo câu.
- Chia đoạn cùng giáo viên.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc theo đoạn lần 1.
- 1 học sinh đọc giải nghĩa từ.
- Cả lớp đọc theo đoạn lần 2.
- Các học sinh trong nhóm đọc với nhau.
- Đại diện nhóm thi đọc.
- Nhận xét cùng giáo viên.
- Lớp đọc đồng thanh.
- Đọc thầm đoạn, bài và trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời: Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con. 
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Các học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Thi đọc từng đoạn, toàn bài.
- Học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối bài.
- Thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét cùng giáo viên.
- Nhắc lại tên bài.
+ Tình thương bao la của mẹ dành cho hai con.
- Ghi nhớ, thực hiện.
- Lắng nghe nhận xét.
Môn: TOÁN 
Bài: 33 - 5
I. Mục tiêu:
Ở bài này, học sinh:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 - 8.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng (đưa về phép trừ dạng 33 - 8).
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2a, Bài 3 (a, b).
- Kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; tư duy sáng tạo; hợp tác.
II.Đồ dùng dạy - học:
- Que tính, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng công thức 13 trừ đi một số.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu: Hôm nay chúng ta học phép trừ có nhớ dạng 33 – 5 có vận dụng bảng 13 trừ đi một số và luyện tập tìm số hạng trong một tổng.
- Ghi bảng tên bài.
Hoạt động 2. Giới thiệu phép trừ:
33 - 5
Bước 1: Nêu vấn đề.
- Gài lên bảng 3 bó que tính (1 chục) và 3 que tính rời.
- Nêu: Có 33 que tính, bớt đi 5 que tính hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
+ Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
- Viết bảng: 33 - 5 = ?
Bước 2. Tìm kết quả:
- Yêu cầu học sinh lấy 3 bó 1 chục que tính rời. Tìm cách để bớt đi 5 que tính rồi báo lại kết quả.
+ 33 que tính, bớt đi 5 que tính còn bao nhiêu que tính?
- Có 33 que tính. Muốn bớt đi 5 que tính chúng ta bớt luôn 3 que tính rời.
+ Còn phải bớt đi bao nhiêu que tính nữa?
- Để bớt được 2 que tính nữa ta tháo rời một bó thành 10 que tính rồi bớt đi 2 que tính, còn lại 8 que tính rời.
+ 2 que tính và 8 que tính rời là bao nhiêu que tính?
Bước 3. Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính.
- Gọi học sinh nhắc lại cách tính.
- Nhận xét, cho học sinh nhắc lại.
b. Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành:
Bài 1. 
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.
- Gọi vài học sinh nêu lại cách tính của một số phép tính.
- Chữa bài.
Bài 2a:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh lên bảng làm và nêu rõ cách đặt tính của phép tính.
- Nhận xét và đánh giá.
Bài 3 (a, b):
- 1 học sinh đọc đề bài.
+ Trong ý a, b, số phải tìm (x) là gì trong phép cộng?
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Gọi 3 học sinh lên bảng làm mỗi em một phần.
- Hướng dẫn nhận xét.
4. Củng cố: 
+ Tiết toán hôm nay chúng ta học bài gì?
- Nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính: 33 – 5.
5. Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh xem trước bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Chú ý lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
- Một số học sinh nhắc lại tên bài.
- Chú ý theo dõi.
- Nghe. Nhắc lại bài toán và tự phân tích bài toán.
+ Thực hiện phép trừ 33 - 5.
- Theo dõi.
- Thao tác trên que tính (học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau).
+ 33 que tính, bớt đi 5 que tính, còn lại 28 que tính.
- Thực hiện: Bớt đi 3 que tính rời.
+ Bớt 2 que tính nữa: 3 + 2 = 5.
- Thực hiện theo: Tháo một bó và tiếp tục bớt đi 2 que tính.
+ Là 10 que tính.
- 1 học sinh đặt tính và tính.
- 1 học sinh nhắc lại.
+ Viết 33 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 3. Viết dấu (-) và kể vạch ngang
+3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
- Nghe và nhắc lại.
- 1 học sinh nêu: Tính.
- Làm bài vào vở
- Nêu cách tính của một số phép tính
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Đặt tính rồi tính hiệu biết số bị trừ và số trừ...
- Tự làm bài vào vở.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 học sinh nêu: Tìm x.
+ Là số hạng trong phép cộng.
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét đúng/ sai, tự sửa bài.
- Vài học sinh nêu.
- 2 học sinh nêu.
- Ghi nhớ, thực hiện.
- Chú ý lắng nghe.
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài: TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM - DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
 Ở tiết học này, học sinh:
- Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu (bài tập 1, bài tập 2); nói được 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh (bài tập 3).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu (bài tập 4 - chọn 2 trong số 3 câu).
- Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác, luyện tập, yêu thích môn học.
- Kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực; tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Viết sẵn nội dung các bài tập.
- Tranh minh hoạ bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: 
+ Nêu những từ chỉ đồ vật trong gia đình và tác dụng của nó? 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu: Trong tiết học hôm nay các em sẽ được luyện tập về cách đặt dấu phẩy cho đúng trong câu và tìm hiểu các từ nói về tình cảm gia đình.
- Viết bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu làm bài - chữa bài.
- Nhận xét - đánh giá.
Bài 2:
- Treo bảng phụ.
- Thảo luận nhóm, yêu cầu các nhóm nêu kết quả.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Hướng dẫn nhận xét.
- Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà cha mẹ và những người thân trong gia đình. Giáo dục tình cảm yêu thương, gắn bó với gia đình.
Bài 3: Nhìn tranh nói 2, 3 câu về hoạt động của mẹ con.
+ Người mẹ đang làm gì?
+ Bạn gái đang làm gì?
+ Em bé đang làm gì?
+ Nói thành đoạn văn?
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu làm bài - chữa bài.
- Nhận xét.
4. Củng cố: 
- Giáo viên hỏi lại tên bài.
+ Khi nào ta dùng dấu phẩy?
5. Dặn dò:
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học. 
- Hát tập thể.
- Vài học sinh nêu: cái bàn để ngồi học, cái nồi để xào nấu, cái ti vi để xem các chương trình, 
- Nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 học sinh nêu: Ghép các từ sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính.
- Cả lớp làm bải: Thương yêu, yêu thương, yêu quý, quý mến, kính yêu, mến thương, kính mến, yêu mến, mến yêu.
- Nhận xét, điều chỉnh.
- Nêu yêu cầu: Em chọn những từ ngữ nào để điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh.
- Các nhóm thảo luận làm bài.
Câu
Ai (cái gì, con gì)
 Làm gì
1
Cháu
Yêu quý (kính yêu) ông bà
2
Con
Thương yêu, cha mẹ
3
Em
thương yêu, yêu qúy anh chị
- Đại diện trình bày.
- Nhận xét - bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, thực hiện yêu cầu.
+ Người mẹ đang ôm em bé ngủ và xem bài của bạn gái.
+ Bạn gái đang khoe với mẹ điểm 10.
+ Em bé đang ngủ trên vòng tay của mẹ.
+ Bạn gái đang khoe với mẹ điểm 10. Mẹ vừa ôm em bé ngủ vừa khen bạn gái học giỏi.
+ Mẹ ôm em bé ngủ trên tay. Bạn gái khoe thành tích học tập của mình. Mẹ khen bạn gái học chăm và giỏi.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 học sinh: Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau đây?
- Cả lớp làm bải, tự chữa bài.
 a. Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.
 b. Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.
 c. Giầy dép, mũ nón được để đúng chỗ.
- Nhận xét cùng giáo viên.
- Nhắc lại tên bài.
- Một số học sinh nêu
- Ghi nhớ, thực hiện.
- Lắng nghe.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Bài: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và vệ sinh hàng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông với bạn bè; hợp tác; giao tiếp.
II.Đồ dùng dạy - học:
Giáo viên:
+ Giấy khổ to, bút viết.
+ Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận.
Học sinh: Vở
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- Yêu cầu học sinh kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu: Khi chúng ta đi học, có những bạn bè đôi lúc gặp khó khăn cần sự giúp đỡ. Để biết phải xử lí như thế nào trong các trường hợp trên chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
- Viết tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
Nêu tình huống: Hôm nay Hà bị ốm, không đi học được. Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì? 
Yêu cầu học sinh nêu cách xử lí và gọi học sinh khác nhận xét. 
Kết luận:
+ Khi trong lớp có bạn bị ốm, các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học của ngày phải nghỉ đó. Như vậy là biết quan tâm, giúp đỡ bạn. 
+ Mỗi người chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Như thế mới là bạn tốt và được các bạn yêu mến.
Hoạt động 3. Liên hệ:
- Các nhóm học sinh thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống sau: 
Tình huống: 
+ Hạnh học rất kém Toán. Tổng kết điểm cuối kì lần nào tổ của Hạnh cũng đứng cuối lớp về kết quả học tập. Các bạn trong tổ phê bình Hạnh.
Theo em: 
1. Các bạn trong tổ làm thế đúng hay sai? Vì sao? 
2. Để giúp Hạnh, tổ của bạn và lớp bạn phải làm gì? 
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Hướng dẫn nhận xét.
Kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn có nghĩa là trong lúc bạn gặp khó khăn, ta cần phải quan tâm, giúp đỡ để bạn vượt qua khỏi.
Hoạt động 4. Diễn tiểu phẩm:
Cho học sinh sắm vai theo phân công của nhóm.
Hỏi học sinh: Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy như thế nào? 
- Hướng dẫn nhân xét.
- Kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn là điều cần thiết và nên làm đối với các em. Khi các em biết quan tâm đến bạn thì các bạn sẽ yêu quý, quan tâm và giúp đỡ lại khi em khó khăn, đau ốm.
4. Củng cố:
- Cho học sinh nêu lại tên bài.
- Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung bài.
5. Dặn dò:
- Yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị một câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Vài học sinh nêu. Bạn nhận xét.
- Nhận xét cùng giáo viên.
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- Một số học sinh nhắc lại.
- Thảo luận cặp đôi và nêu cách xử lí. Cách xử lí đúng là: 
+ Đến thăm bạn. 
+ Mang vở cho bạn mượn để chép bài và giảng cho bạn những chỗ không hiểu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên. 
- Các nhóm học sinh thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống của giáo viên.
Chẳng hạn: 
1. Các bạn trong tổ làm thế là sai. Mặc dù Hạnh có lỗi nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà đã vội vàng phê bình Hạnh. Nếu phê bình mạnh quá, có thể làm cho Hạnh buồn, chán nản. Cách tốt nhất là phải giúp đỡ Hạnh. 
2. Để giúp Hạnh nâng cao kết quả học tập, nhất là môn Toán, các bạn trong tổ nên kết hợp cùng với GVCN và với cả lớp để phân công bạn kèm cặp Hạnh. Có như thế Hạnh mới bớt mặc cảm và cố gắng trong học tập được. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
 - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Cả lớp cùng diễn tiểu phẩm.
- Trả lời theo vốn hiểu biết và suy nghĩ của từng cá nhân. 
Ví dụ: 
+ Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy rất vui sướng, hạnh phúc. 
+ Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy mình lớn lên nhiều. 
+ Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy rất tự hào. 
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 1 học sinh nêu.
- Nối tiếp nhau trả lời.
- Ghi nhớ và thực hiện.
- Cả lớp lắng nghe.
Môn: TẬP VIẾT
Bài: CHỮ HOA K
I. Mục tiêu:
 Viết đúng chữ hoa K (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Kề (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Kề vai sát cánh (3 lần).
- Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức kiên chì, cẩn thận, chính xác trong việc rèn chữ.
- Kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin.
II.Đồ dùng dạy - học:
 - Giáo viên: Chữ hoa K. Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng.
- Học sinh: Vở Tập viết 2, tập một, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu viết bảng con: I, Ích.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu: Bài hôm nay các em tập viết chữ hoa K và câu ứng dụng.
- Ghi bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
* Quan sát mẫu:
+ Chữ hoa K gồm mấy nét? 
- Viết mẫu chữ hoa K vừa viết vừa nêu cách viết:
+ Nét 1 và nét 2 giống chữ I. Nét từ giao điểm đường ngang 5 và đường dọc 5 viết nét móc xuôi trái, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ, rồi viết tiếp nét móc ngược phải. Điểm dừng bút ở giao điểm đường ngang 2 đường dọc 6.
+ Em có nhận xét gì về độ cao các nét?
- Yêu cầu viết bảng con
- Nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
- Mở phần bảng phụ viết câu ứng dụng.
- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Em hiểu gì về nghĩa của câu này?
Kề vai sát cánh 
- Cho học sinh quan sát chữ mẫu:
ȁȁȁȁȁȁ
+ Nêu độ cao của các chữ cái?
+ Vị trí dấu thanh đặt như thế nào ?
+ Khoảng cách các chữ như thế nào ?
- Viết mẫu chữ “Kề” (bên chữ mẫu).
* HD viết chữ “ Kề ” vào bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4. Hướng dẫn viết VTV: 
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu viết, cho học sinh viết bài. 
- Theo dõi, hướng dẫn thêm cho một số em viết chậm. 
Nhận xét, chữa bài: 
- Thu 5 - 7 vở nhận xét bài.
- Nhận xét bài viết.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên hỏi lại tên bài.
- Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa từ ứng dụng. Viết bảng con.
- Dặn về nhà viết lại những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh lên bảng viết.
- Nhận xét, điều chỉnh.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhắc lại tiêu đề bài.
* Quan sát chữ mẫu.
+ Chữ hoa K gồm 3 nét: 
- Chú ý quan sát.
+ Cao 5 đơn vị, rộng 5 đơn vị (gồm 6 đường kẻ ngang và 6 đường kẻ dọc).
- Viết bảng con 2 lần.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Kề vai sát cánh.
- 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Chỉ sự đoàn kết bên nhau để gánh vác một công việc.
- Quan sát, nhận xét.
+ Chữ cái có độ cao 2,5 li: k, h.
+ Chữ cái có độ cao 1,5 li: t.
+ Chữ cáicó độ cao 1 li: ê, v, a, c, n. Riêng chữ s có nét xoắn nhô lên trên dòng kẻ.
+ Dấu sắc đặt trên a ở chữ sát, dấu huyền trên ê dấu sắc trên a ở chữ cánh.
- Các chữ cách nhau một con chữ o.
- Quan sát, nhận xét.
- Viết bảng con 2 lần.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Viết bài trong vở tập viết theo đúng mẫu chữ đã qui định.
* HSKG viết đúng, đủ các dòng (TV ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
- Nộp vở.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 2 học sinh nhắc lại
- 1 học sinh nêu, cả lớp viết bảng con.
- Ghi nhớ và thực hiện.
- Lắng nghe.
Ngày soạn: 14/11/2019
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 21/11/2019
Môn: TOÁN
Bài: 53 – 15
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53 - 15.
- Biết tìm số bị trừ, dạng x - 18 = 9.
- Biết vẽ hình vuông theo mẫu (vẽ trên giấy ô li).
- Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1), Bài 2, Bài 3a, Bài 4.
- Kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực; tư duy sáng tạo; hợp tác; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Que tính, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện đặt tính và thực hiện phép tính
HS1: 73 - 6; 43 - 5; 73 - 6
HS2: Tìm x: x + 7 = 53; 53 - 7
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu: Trong tiết học toán hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về cách thực hiện phép trừ 53 – 15, tìm x dạng x – 18 = 9 và giải các bài toán có liên quan.
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Giới thiệu phép trừ:
Bước 1. Nêu vấn đề
- Gài lên bảng 5 thẻ que tính 1 chục que và 3 que tính rời.
+Trên bảng có bao nhiêu que tính?
- Nêu bài toán: Có 53 que tính bớt đi 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
+ Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
Bước 2. Tìm kết quả.
- Yêu cầu học sinh lấy 5 bó que tính và 3 que tính rời.
- Cho 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để tìm cách bớt đi 15 que tính và nêu kết quả.
+ Chúng ta phải bớt bao nhiêu que tính?
+ 15 que tính gồm mấy chục và mấy que tính rời?
- Vậy để bớt được 15 que tính trước hết chúng ta bớt 5 que tính và bớt tiếp 2 que tính ta còn 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_12_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan