Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: ngày lễ, lập đông, rét, sức khỏe, .

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu và giữa các cụm từ rõ ý.

- Bước đầu biết phân biệt lời người kể với lời của các nhân vật có trong câu chuyện.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu các từ ngữ: sáng kiến, cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ, cảm động, hiếu thảo.

+ Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.

3. Giáo dục HS biết yêu quý, kính trọng ông bà. Luôn chăm ngoan, học tốt để ông bà, cha mẹ vui lòng .

II. Chuẩn bị

 

doc34 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ yếu:
1. Kiểm tra: Kết hợp BM
2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn kể chuyện: 
+Bài 1: Đọc đề, xác định yêu cầu.
- GV lưu ý HS: Dựa vào các ý cho trước để kể từng đoạn câu chuyện: Chọn ngày lễ
 Bí mật của hai bố con.
 Niềm vui của ông bà.
- GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm đôi.
- Gv giúp đỡ HS còn lúng túng.
? Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào?
? Bé giải thích vì sao phải có ngày ông bà?
? Hai bố con chọn ngày nào là ngày lễ của ông bà? Vì sao?
- Gọi HS kể. Nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện.
- Tổ chức cho HS kể trong nhóm đôi, kể trước lớp.
+Bài 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV gọi HS kể cả câu chuyện.
- GV tổ chức cho HS kể phân vai ( HSNK).
3. Củng cố dặn dò:
? Nêu ý nghĩa của câu chuyện. Luyện kể chuyện nhiều lần.
1 HS đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm.
1- 2 HS kể mẫu từng đoạn trước lớp.
- HS kể trong nhóm.
- Các nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- HS nhận xét bạn kể.
- HS thi kể phân vai.
3 HS kể.
- HS NK.
- HS nêu
 _______________________________________________________
Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2019
Sáng Tập đọc
BƯU THIẾP
I. Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Hiểu tác dụng của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, phong bì thư, (trả lời được các CH trong SGK)
- Học sinh viết được bưu thiếp và ghi phong bì.
II. Chuẩn bị: - Một bưu thiếp, một phong bì. 
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc 3 đoạn truyện "Sáng kiến của bé Hà" và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Nội dung.
Luyện đọc
- GV đọc mẫu và nêu giọng đọc toàn bài: 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
- GV kết hợp cho HS luyện đọc từ khó : Bưu thiếp, năm mới, nhiều niềm vui, Phan Thiết, Bình Thuận.
- GV hướng dẫn luyện đọc câu dài (bảng phụ) 
 Nhân dịp năm mới,/ cháu kính chúc ông bà mạnh khỏe/ và nhiều niềm vui.//
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng bưu thiếp và phong bì
- GV kết hợp giải nghĩa từ (chú giải SGK )
- Tổ chức HS đọc doạn theo nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Câu 1: Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai?
- Gửi để làm gì?
Câu 2: Bưu thiếp thứ 2 là của ai gửi cho ai?
- Gửi để làm gì?
Câu 3: Bưu thiếp dùng để làm gì?
Câu 4: Giải nghĩa: Chúc thọ ông bà cùng nghĩa với mừng sinh nhật ông bà, nhưng chỉ nói chúc thọ nếu ông bà già trên 70 tuổi.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời.
 Luyện đọc lại
- Gọi HS đọc nối tiếp từng bưu thiếp.
- GV tổ chức HS luyện đọc theo nhóm.
- Yêu cầu địa diện nhóm thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Củng cố dặn dò:
- Bưu thiếp dùng để làm gì?
- Chuẩn bị bài sau
- 3 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS đọc từ khó.
- HS nối tiếp đọc.
- HS đọc chú giải.
- HS thi đọc.
- 1HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Của cháu gửi cho ông bà.
- Chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới.
- Của ông bà gửi cho cháu.
- Để báo tin ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc Tết cháu.
- Để chúc mừng, thăm hỏi, thông báo vắn tắt tin.
- Nhiều HS nối tiếp đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 2 -3nhoms thi đọc.
- Các nhóm còn lại nhận xét.
- 2 -3 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS nêu
______________________________________________________
 Toán
11 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 11 - 5
I - Mục tiêu:
1- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11- 5 , lập được bảng 11 trừ đi một số .
2- Biết giải bài toán bằng một phép tính trừ dạng 11-5 .
3- H/s say mê học toán .
II. Chuẩn bị: 1 bó một chục que tính và 1 que tính rời.
III. Cỏc hoạt động dạy - học chủ yếu:
1- KTBC: Chữa bài tập 2
2- Bài mới:
 Giới thiệu bài
 Nội dung
a- Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dạng 11 - 5 và lập bảng trừ.
GV hướng dẫn HS thao tác trên que tính.
GV hướng dẫn HS đặt phép tính theo cột.
 11 Nêu lại: 11 trừ 5 bằng 6, viết 6 thẳng 
- 5 cột với 1 và 5
 6
b- Thực hành
Bài tập 1: - HS nêu yc
- Yc HS tự làm rồi chữa bài.
9 + 2 = 11 2 + 9 = 11
GV gọi HS nêu kết quả: 11 - 9 = 2
 11 - 2 = 9
- HD HS nhận xét về các phép cộng và phép trừ: Chúng đều có các số 9, 2, 11. Lấy tổng trừ đi một số hạng, được số hạng kia.
Bài tập 2:
GV hướng dẫn làm và chữa bài theo từng cột tính.
Bài tập 4: GV hướng dẫn HS phân tích đề.
GV nhận xét, đánh giá
- Chữa bài, chốt kiến thức
- Bài 1(a) cột 2,3,4,phần (b) .bài 3 dành cho HS làm (nếu còn thời gian ) .
3- Củng cố- dặn dò: 
Cho hs đọc lại bảng trừ 11 cho một số.
- 2 h/s làm bảng
- HS thao tác trên que tính.
- HS nêu lại bài toán rồi trả lời: còn 6 que tính.
- Cho HS sử dụng 1 bó que tính một chục và 1 que tính để tự lập bảng trừ và tự viết hiệu.
- HS nêu lại công thức và học thuộc.
- HS nêu yc
- HS tự làm rồi chữa bài.
- HS nêu: "Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi"
- HS nhận xét về các phép cộng và phép trừ: Chúng đều có các số 9, 2, 11. Lấy tổng trừ đi một số hạng, được số hạng kia.
- HS vận dụng bảng trừ vừa học tính và ghi kết quả.
HS đọc đbài. Phân tích đề.
HS bài vào vở.
- 1Hs chữa bài
 Bài giải
Bình còn lại số quả bóng bay là:
 11 - 4 = 7 (quả)
 Đáp số: 7 quả bóng bay. 
 Luyện từ và câu
 TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI
I. Mục tiêu: 
- Tìm được một số từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng , xếp đúng từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết vào 2 nhóm họ nội, họ ngoại.
+ Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có chỗ trống.
+ Mở rộng và hệ thống hoá cho HS vốn từ chỉ người trong gia đình , họ hàng.
- Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm và dấu hỏi.
- Giáo dục HS có tình yêu thương với mọi người trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài ghi bảng.
- HS nghe.
2. Bài mới:
Bài 1:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài .
- Cho HS đọc bài tập đọc : Sáng kiến của Bé Hà và nêu những từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng có trong câu chuyện.
- Gọi HS nêu GV ghi bảng, cho HS đọc lại.
*GV chốt bài: Những từ chỉ người trong gia đình và có quan hệ ruột thịt với nhau gọi là họ hàng.
Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS nối tiếp nhau kể , mỗi HS nêu một từ.
- GV nhận xét, chốt lại. Cho HS làm vở bài tập .
- Giúp HS hiểu rõ: Thím: vợ của chú; mợ : vợ của cậu.
- Yêu cầu HS đặt câu theo mẫu Ai là gì? có từ chỉ người trong bài tập 2.
Bài 3: 
- GV cho HS tìm hiểu bài.
+ Họ nội là những người như thế nào?
- Tương tự họ ngoại là những ai?
- Tổ chức cho HS làm bài. GV kiểm tra một số VBT, nhận xét.
- Tổ chức chữa bài trên bảng phụ. GV nhận xét, bổ sung.
*GV chốt lại : Họ nội là những người thân bên bố, còn họ ngoại là những người thân bên mẹ,
Bài 4: Treo bảng phụ
- Cho HS đọc bài.
+ Dấu chấm hỏi thường đặt ở đâu?
+ Dấu chấm được đặt khi nào ?
- Cho HS làm bài, chữa bài.
- GV nhận xét khen ngợi HS làm bài tốt.
- Tổ chức chữa bài.
* Chốt lại: Dùng dấu chấm để kết thúc câu dùng để kể, tả,....về sự vật. Dùng dấu chấm hỏi để kết thúc câu hỏi.
3. Củng cố dặn dò:
+ Họ nội là những người có quan hệ như thế nào với mình ? 
+ Họ ngoại gồm có những ai?
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn dò HS về nhà xem bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS nêu những từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng.VD: bố, con, ông, bà, mẹ, cô, chú, con cháu, ông bà.
- HS theo dõi.
- HS nghe.
 - HS nêu theo yêu cầu của bài
+VD: thím ,cậu , mợ, dì, con dâu,..
- HS làm vở bài tập .
- HS theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đặt câu. VD:
Mợ Hoa là giáo viên.
Thím Mai là nàng dâu hiếu thảo.
- HS đọc đề bài.
- Là những người có quan hệ ruột thịt với bố.
- Là những người có quan hệ ruột thịt với mẹ.
- HS làm bài vào vở. 2 HS làm vào bảng phụ.
Họ ngoại 
Họ nội
ông ngoại, bà ngoại, dì, chú, cậu, mợ, bác, bá.
ông nội, bà nội, cô, chú, thím, bác,...
- Lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu. Đọc bài.
+Thường đặt ở cuối câu hỏi.
+ Khi đã diễn đạt 1 ý trọn vẹn .
- HS làm vở bài tập, 1 HS làm vào bảng phụ. 
- HS chữa bài, nhận xét ,bổ sung.
- HS theo dõi.
- Họ nội: là những người thân, họ hàng có quan hệ họ hàng với bố.
- Họ ngoại: là những người thân, họ hàng có quan hệ họ hàng với mẹ.
- HS nghe dặn dò.
_____________________________________________________
Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. Mục tiêu:
- Khắc sâu 1 số kiến thức về các hoạt động của cơ quan vận động và tiêu hoá. 
- Biết sự cần thiết và hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch và ở sạch.
* HS có khả năng: Nêu tác dụng của ba sạch để cơ thể khỏe mạnh và chóng lớn.
- Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân.
II. Chuẩn bị: 
- Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy nêu các cách phòng tránh bệnh giun?
- Gv nhận xét.
2. Bài mới:
a. Khởi động: 
HS chơi trò chơi: Ai nói nhanh, nói đúng tên các bài đã học về chủ đề: Con người và sức khoẻ.
b. Các hoạt động: 
 Hoạt động1: Nói tên các cơ, xương và khớp xương.
*Bước 1: Hoạt động nhóm
- Khi tập thì vùng cơ nào, xương nào, khớp nào phải cử động.
- Nhóm nào viết nhanh, đúng thì thắng cuộc.
*Bước 2. Làm việc cả lớp
Hoạt động 2: Thi hùng biện.
- Bước 1: GV chuẩn bị câu hỏi.
- Bước 2: Đại diện các nhóm bốc thăm, trình bày.
- Câu hỏi:
1. Chúng ta cần ăn uống và vận động như thế nào để có sức khoẻ và chóng lớn?
2. Tại sao phải ăn uống sạch sẽ?
3. Làm thế nào để đề phòng bệnh giun?
- GV làm trọng tài, đưa ra nhận xét cuối cùng.
- Hoạt động 3: GV YC HS làm phiếu bài tập (sách hướng dẫn - Tr 45).
- GV Phát phiếu bài tập.
- GV thu phiếu bài tập , nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tinh thần học tập của HS.
- Ôn kĩ bài.
- Lần lượt từng nhóm tập một số động tác thể dục.
- HS trả lời: 
- Các nhóm cử HS lên bốc thăm.
- HS trình bày trả lời câu hỏi.
- HS trả lời - Nhận xét.
- HS làm bài.
_____________________________________________________
Chiều Toán (tăng)
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ)
. Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố về tính cộng có tổng bằng 100(có nhớ ), giải toán về nhiều hơn, ít hơn, 
- Vận dụng vào làm tính, giải toán
- Giáo dục ý thức tự giác học, 
II - Chuẩn bị : Bảng phụ, vở luyện Toán tiết 2 tuần 9
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 
1. KTBC: 7l + 5l = 13l - 7l =
2. Nội dung: Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1- Nêu tên các bảng cộng, các dạng toán đã học ở lớp 2?
 Hoạt động 2- Luyện tập 
Bài tập 1: Tính
Chữa bài, Nhân xét
Chốt cách làm 
Bài tập 2: Tính
 - Chữa bài, Nhân xét. 
 - Chốt ND : Kq tính kèm theo đơn vị đo.
Cách thực hiện tính từ trái sang phải.
Bài tập 4:
- Viết số thích hợp vào ô trống
 - Chữa bài, Nhân xét. 
 - Chốt ND : KQ tính là phép cộng
 Bài tập 4:
- HS nêu bài toán, cách trình bày. “Nhẹ hơn” là ít hơn
 -Chữa bài, Nhân xét. 
 -Chốt dạng toán : bài toán về ít hơn
 Bài tập 5: Đố vui
- Chữa bài , nhận xét.Chốt ND 
3. Củng cố- dặn dò:
Hệ thống bài. Đọc thuộc các bảng cộng đã học.
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu . HS tự làm 
- 3 HS lên bảng làm 
- chữa bài. 
- Hs nêu yêu cầu
- HS đọc yêu cầu. HS tự làm 
- 3 chữa bài
- HS nêu yêu cầu- HS tự làm 
5 HS lên bảng làm
- HS tự đọc bài toán.
HS nêu tóm tắt, nhận dạng bài toán rồi giải- . Lớp làm vở
Lớp nx, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu . 
- HS TL nhóm đôi . Đại diện làm bài 
- HS chữa bài giải thích.
chai TL: Lần 1: Múc 5l nước vào can 5l ,rót can nước đó vào can 9l . Lần 2: Múc tiếp : 5l nước , rót 5l nước vào can 9l , thì thừa 1l
______________________________________________________
Tiếng Việt (tăng)
LUYỆN VIẾT: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I. Mục tiêu : 
- HS nghe - viết chính xác, trình bày sạch, viết chữ đẹp đoạn 3 bài Sáng kiến của bé Hà.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
- Củng cố quy tắc chính tả : c/k
II. Chuẩn bị :
 - Bảng phụ ghi BT chính tả và quy tắc chính tả khi viết c/k.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1- Giới thiệu bài :
2- Hướng dẫn nghe - viết :
a) GV đọc đoạn chính tả
- Hà tặng ông bà món quà gì?
b) Luyện viết tiếng khó :
- Yêu cầu HS nêu và phân tích tiếng khó ?
- Yêu cầu HS viết bảng con tiếng, từ khó.
c) Đọc cho HS viết bài
- Yêu cầu HS luyện viết chữ đẹp, ngay ngắn, đều nét.
d) Soát lỗi
e) Thu vở, nhận xét, chữa lỗi.
3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- GV treo bảng phụ ghi BT.
* Điền vào chỗ chấm c hay k ?
...àng ...ua ; ...on ...iến ; ...ái ...èn ; ...ái ...ào; ...on ...ò.
- Nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc chính ta khi viết c/k ?
4- Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- 1- 2 HS đọc lại.
- ... chùm điểm 10 trong học tập...
+ HS nêu sau đó viết bảng con: lập đông, chúc thọ, cảm động, hiếu thảo, trăm tuổi, chùm điểm mười, ...
+ Thực hành viết vào vở.
- Đọc lại bài, soát lỗi
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào bảng con. 2 HS lên bảng làm.
Đáp án : càng cua, con kiến, cái kèn, cái cào, con cò.
- Viết "k" trước các nguyên âm: i, e, ê, iê; viết "c" trước các nguyên âm khác : o, ô, ơ, u, ư, a, ă, â, uô, ươ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
_______________________________________________________
Tiếng Việt(t)
TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG . DẤU CHẤM , DẤU CHẤM HỎI 
I- Mục tiêu
- Luyện tập: từ ngữ về họ hàng, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- Luyện tập: Kể về người thân.
- Có ý thức học tốt Tiếng Việt.
 II- Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi BT 3.
III - Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1- KTBC: Nêu tên bài Tập làm văn và LTVC trong tuần?
2- Bài mới:
a- Luyện từ và câu:
Từ ngữ về họ hàng - Dấu chấm, dấu chấm phẩy.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1:Viết những từ chỉ người trong gia đình họ hàng của em?
Bài tập 2: Điền dấu chấm hoặc chấm hỏi vào chỗ gạch chéo:
Bố dạy con gái cách xem giờ/ Bố chỉ vào đồng hồ và nói:
- Đây là kim giờ, đây là kim phút, còn đây là kim giây/ Con đã nhớ chưa/
Cô bé chớp mắt rồi hỏi:
- Nhưng cái nào là "một lát" hở bố?
b- Tập làm văn: Kể về người thân
Tổ chức cho học sinh làm bài tập: Kể về ông (bà) của em.
GV đưa câu hỏi gợi ý:
- Ông (bà) của em bao nhiêu tuổi?
- Ông (bà) của em làm nghề gì?
- Ông (bà) chăm sóc, yêu quý em như thế nào?
- Em yêu quý ông (bà) như thế nào?
GV nhận xét 
3.Củng cố- dặn dò: 
- 2 HS nêu
+ Họ nội: ông nội, bà nội, chú, bác, cô, thím.
+ Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, bác, cậu, mợ, dì.
- HS đọc bài. 
- 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- HS chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc câu hỏi gợi ý.
- HS làm bài vào vở.
- Nhiều HS đọc bài làm trước lớp.
- Cả lớp bình chọn bài viết hay.
Thực hành: Kính yêu ông bà.
___________________________________________________
Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2019
Sáng Toán
31 – 5 
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 31 - 5
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 -5.
+ Nhận biết hai đoạn thẳng cắt (giao) nhau.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
Que tính, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng công thức 11 trừ đi một số.
- Nhẩm nhanh kết quả của một vài phép tính dạng 11 - 5.
- GV khen ngợi HS nhớ bài tốt.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2.Giới thiệu phép trừ 31- 5.
- Nêu bài toán: có 31 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
+ Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
* GV viết lên bảng: 31 - 5.
- Yêu cầu HS thao tác trên que tính, báo cáo kết quả.
- Vậy 31 - 5 bằng bao nhiêu?
- GV hướng dẫn HS cách bớt:
* Lấy 1 que tính rời, sau đó tháo 1 bó que tính để có 10 que tính rời. Như vậy có tất cả 11 que tính rời.
* Bớt 5 que tính còn lại 6 que tính.
* 2 bó 1 chục với 6 que tính ròi còn lại gộp thành 26 que tính. Vậy 31 – 5 = 26
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và nêu cách tính.
- Yêu cầu HS nhắc lại hoàn chỉnh cách tính.
*GV chốt cách đặt tính và thực hiện phép tính dạng 31 - 5.
2.3. Thực hành.
Bài 1: 
+ Nêu yêu cầu?
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
*Củng cố: Cách thực hiện phép tính dạng 31 - 5.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài- nêu rõ cách đặt tính, thực hiện. Nhận xét, chữa bài. 
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Tổ chức cho HS làm bài. GV nhận xét một số bài.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao lại thực hiện phép tính 51- 5 để tìm số quả trứng còn lại.
* Chốt: Dạng toán tìm hiệu.
Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi.
- Yêu cầu HS trả lời- cho nhiều HS nhắc lại.
- Chốt: Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O. Vì vậy 2 đoạn thẳng AB và CD được gọi là hai đoạn thẳng cắt nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính dạng 31 - 5.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
- 2HS đọc.
- HS trả lời nhanh.
- HS nghe, nhắc lại bài toán và tự phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ 31 - 5.
- Thao tác trên que tính( HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau).
- HS nêu: 31 - 5 = 26.
- HS thao tác theo GV.
- HS lên bảng làm.
- Nhắc lại cách tính ( 5-7 HS).
- HS theo dõi.
- Tính.
- HS làm bài vào VBT Toán, 5 HS lên bảng làm.
- Nêu cách tính cụ thể của một vài phép tính.
- Đặt tính rồi tính.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
KQ: 
47
15
63 
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
 Bài giải
Số quả trứng còn lại là:
 51 – 6 = 45 ( quả)
 Đáp số: 45 quả trứng.
- Vì có 51 quả trứng, mẹ lấy đi 6 quả trứng để làm món ăn. 
- Đọc câu hỏi.
- Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O.
- HS theo dõi.
- HS nêu lại.
- HS nghe dặn dò.
__________________________________________________
Chiều Tập viết
CHỮ HOA H
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa H (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Hai (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng (3 lần).
- Viết chữ H đúng mẫu, nối chữ đúng quy định.
- Có ý thức giữ vở sạch,viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Chữ H hoa trong khung chữ.
- Bảng phụ viết câu ứng dụng; Bảng con.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết: Cam Đường. - HS viết bảng con
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. GT bài: Nêu MĐ YC.
 b. Nội dung:
* Hướng dẫn viết chữ hoa H
- Quan sát và nêu quy trình viết.
- Cho HS nêu cấu tạo chữ hoa H (bảng phụ). 
- GV nhận xét, miêu tả theo chữ mẫu và hướng dẫn viết.
H
- GV viết mẫu.
- Viết bảng ( GV sửa cho HS )
* Hướng dẫn câu ứng dụng:
 Hai sương mŎ nắng.
- Gọi HS đọc.
- GV giải thích: Nçi vÊt v¶ cña người n«ng d©n.
- Cho HS quan sát và nhận xét.
- GV viết mẫu.
- Viết bảng
* Hướng dẫn viết vở:
- GV hướng dẫn tư thế ngồi, cầm bút.....
* Thu bµi- NX:
- HS quan sát, trả lời cá nhân.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- 2HS lên bảng viết. Lớp luyện viết bảng con, NX.
- 2HS đọc.
- HS nghe.
- HS nhận xét độ cao, khoảng cách..... 
- HS theo dõi.
- HS luyện viết: Hai
- HS nghe và viết theo yêu cầu.
- HS nghe và rút kinh nghiệm.
3. Củng cố- dặn dò : 
- HS nêu cách viết chữ hoa H; nêu lại độ cao độ rộng và các nét của chữ H.
- Hướng dẫn HS về nhà luyện viết.
_________________________________________________
 Luyện viết
Chữ hoa: H
I. Mục tiêu:
- HS biết viết chữ cái viết hoa H theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng: " Hai sương mŎ nắng "theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định .
- Giáo dục HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị 
- Mẫu chữ hoa H
- Bảng phụ ghi câu ứng dụng: Hai sương mŎ nắng
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng
- Yêu cầu HS nêu lại quy trình viết chữ hoa H cỡ nhỏ.
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu Hs đọc câu ứng dụng: Hai sương mŎ nắng
- Tìm chữ viết hoa trong cụm từ ứng dụng.
- Cụm từ ứng dụng gồm mấy có mấy chữ?
3. Hướng dẫn viết vở:
- Yêu cầu HS mở vở viết lần lượt các chữ và từ, câu ứng dụng 
- GV theo dõi, nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút, cách viết các dấu phụ...
4. Thu vở, nhận xét:
- Thu một số vở nhận xét. Sửa lỗi chung.
- Sửa một số lỗi kĩ thuật chung nếu HS mắc.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại quy trình viết chữ hoa H ?
- Nhận xét giờ học.
- HS 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_10_nam_hoc_2019_2020_dang_thi_th.doc
Giáo án liên quan