Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Vũ Hùng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.

- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.

2. Kĩ năng:

 - Biết nhận biết, so sánh các số trong phạm vi 100

- Bài tập cần làm: 1, 2, 3.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II.CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng dạy học:

 

doc32 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Vũ Hùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó khái niệm về một bản tự thuật.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân à Nhóm à Chia sẻ trước lớp .
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.
- Chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, trợ giúp HS nếu nhận được tín hiệu( giơ thẻ mặt cười).
+TBHT điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Dự kiến câu hỏi để TBHT chia sẻ trước lớp theo nội dung câu hỏi như sau:
 Câu 1: Em hiểu những gì về bạn Thanh Hà?
 Câu 2: Nhờ đâu em biết rõ về ban Thanh hà như vậy?
 Câu 3: Em hiểu tự thuật có nghĩa là gì?
 Câu 4: Nội dung chính của bài là gì? 
=> Chốt ý đúng sau mỗi câu trả lời.
4. Hoạt động luyện đọc lại - Đọc diễn cảm:
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm đoạn trong bài.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân à Hoạt động cả lớp.
+ Luyện đọc diễn cảm: 
 - GV gọi HS M4 đọc toàn bài.
 - HS tương tác tìm cách đọc đúng bài, luyện đọc ( Chú ý nghỉ hơi và nhấn giọng cho đúng)
 -TBHT điều hành đọc diễn cảm trước lớp.
 - Nhận xét.
 - GV nhận xét chung và cùng cả lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
 5. Hoạt động ứng dụng: Em tự viết bản tự thuật về mình. 
 + Họ và tên em:
 + Nam hay nữ:
 +Ngày sinh của em:
 +Nơi sinh của em:
- Hãy cho biết tên địa phương em ở: Xã..HuyệnTỉnh......
 6. Hoạt động sáng tạo:
 - Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính: Tỉnh; Huyện; Xã nơi em ở.
 - Về nhà: Viết câu trả lời vào phiếu học tập. 
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM:
Các em có tiến bộ hơn. Tiếp thu bài bài
******************************************************
TOÁN:
TIẾT 3: SỐ HẠNG - TỔNG
MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
 - Biết số hạng; tổng
 - Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
 2.Kiến thức:
 - Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.
 - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
 3.Thái độ: Rèn tính cận thận, tự tin
 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
 - GV: Thẻ ghi từ, các số, dấu cộng có gắn nam châm, bảng phụ ghi bài 1. 
 - HS: Phiếu học tập ( bài 1); Bảng con, vở ghi.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp; PP động não; PP quan sát; PP trò chơi; PP rèn luyện tư duy sáng tạo; PP thảo luận nhóm; PP thực hành- luyện tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Trò chơi : Nối nhanh – Nối đúng
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 em.
+ Yêu cầu mỗi em lên nối một phép tính với kết quả đúng. Đội nào nối nhanh và đúng là đội đó chiến thắng.
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- Kết nối bài học, giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- Giới thiệu bài: 
- Tựa bài: Số hạng - Tổng 
- HS chơi trò chơi (TBHT điều hành)
 12 + 20 59
 35 + 24 84
 23 + 61 32
- HS mở SGK, ghi bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: Biết số hạng; tổng
*Cách tiến hành: việc cá nhân à Làm việc cả lớp.
Giới thiệu Số hạng - Tổng:
- GV ghi lên bảng phép cộng:
 35 + 24 = 59
 Số hạng Số hạng Tổng
- GV chỉ từng số trong phép cộng, KL:
35gọi là Số hạng
24 gọi là Số hạng
59 gọi là Tổng
- GV viết phép cộng theo cột dọc
Số hạng 
Số hạng
Tổng
- HS theo dõi
- Suy nghĩ và nêu các thành phần trong phép tính
- HS chia sẻ: 35 gọi là Số hạng
 24 gọi là Số hạng
 59 gọi là Tổng.
- HS theo dõi
- Đọc lại
3. HĐ thực hành: (10 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.
*Cách tiến hành:
Bài tập 1: Hoạt động cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- GV hướng dẫn HS nêu cách làm: Muốn tính tổng thì lấy số hạng cộng với số hạng.
- Cho HS tự giải 
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV kết luận chung. 
Bài tập 2: Hoạt động cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- Lưu ý HS cách đặt tính: Viết một số hạng rồi viết tiếp số hạng kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục viết dấu cộng, kẻ vạch ngang rồi tính và viết từng chữ số của tổng thẳng cột với các chữ số cùng một hàng của các số hạng.
- Gọi HS nêu cách tính rồi tính
- Chấm một số vở
- GV nhận xét chung về cách trình bày, kết quả
Bài tập 3: Hoạt động nhóm
- Gọi HS đọc đề bài
-GV đề nghi TBHT điều hành HĐ chia sẻ
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp em làm tính gì?
- GV kết luận, lưu ý các trình bày
- HS nêu yêu cầu bài tập 1
- HS nêu cách làm: Muốn tính tổng thì lấy số hạng cộng với số hạng.
Số hạng
12
43
 5
65
Số hạng
 5
26
 22
 0
Tổng
17
69
 27
65
- Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập 2
- HS suy nghĩ tìm cách đặt tính, thực hiện tính đúng
- HS thực hiện trên vở ô ly
 53 30 
 + 22 + 28 
 75	 58 
- HS đọc đề bài tập 3
- Trao đổi trong nhóm
-Đại diện nhóm trình bày
-Tương tác, chia sẻ:
+ Buổi sáng bán được 12 xe đạp; buổi chiều bán được 20 xe đạp.
+ Cả hai buổi bán được bao nhiêu xe đạp
- Phép tính cộng
- Trình bày bài giải 
 Số xe đạp cả hai buổi bán là:
 12 + 20 = 32(xe)
 Đáp số: 32 xe đạp
 4. Hoạt động ứng dụng: (3 phút)
 - Viết phép cộng có tổng bằng 10, biết số hạng thứ nhất có một chữ số, số hạng thứ hai là 15.
5. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
 - Yêu cầu học sinh đặt đề toán và giải bài theo tóm tắt sau:
 Lớp 2B: 35 học sinh
 Lớp 2C: 33 học sinh
 Cả hai lớp: ...... học sinh?
 - Về nhà: Thực hiện các bài tập trong SGK.
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM:
Nhiều em đặt tính chưa thẳng hàng
Tính toàn còn sai sót
*****************************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TIẾT 1: TỪ VÀ CÂU
I.MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức
Bước đầu làm quen với các khái niệm về từ và câu thông qua các bài tập thực hành. 
Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập (BT1, BT2);
Viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3).
2.Kĩ năng: Tìm đúng từ, viết được câu theo chủ điểm
3.Thái độ: Yêu thích Tiếng Việt
4. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: 
+ Tranh minh họa bài tập 1, dưới mỗi tranh viết các từ trong ngoặc đơn; tranh bài tập 3.
+ Phiếu học tập theo mẫu của bài tập 3 phát cho từng học sinh.
 - Học sinh: Phiếu HT
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, thảo luận nhóm.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Hướng dẫn HS cách học phân môn Luyện từ và câu. 
- Gv nhận xét 
- Giới thiệu bài mới. Ghi đầu bài lên bảng
- TBVN cho các bạn hát bài: Em yêu trường em
 + Nêu tên các đồ dùng có trong bài?
- Lắng nghe
2. HĐ thực hành - hình thành kiến thức mới: (22 phút)
*Mục tiêu: Giúp Hs làm quen với các khái niệm về từ và câu thông qua các bài tập thực hành. Biết tìm từ, biết nói và viết câu. 
*Cách tiến hành:
Việc 1: Giới thiệu từ và câu.
Bài tập 1: HĐ nhóm 4
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV treo tranh
- GV nêu lại yêu cầu
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày ra phiếu.
- GV ghi nhanh kết quả chung lên bảng lớp.
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Chia nhóm đôi
- GV kết luận chung.
Việc 2: Nhìn tranh nói về cảnh vật ở mỗi tranh bằng 1 câu. 
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi HS tiếp nối nhau đặt câu thể hiện nội dung từng tranh. 
- GV nhận xét 
- Chấm nhận xét một số vở
=> Kết luận: Tên gọi của các vật, việc được gọi là từ. Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc. 
- HS đọc yêu cầu bài
- HS nhìn tranh, tìm tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ trong tranh (Trường, học sinh, chạy, cô giáo, hoa hồng, nhà, xe đạp, múa).
- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả ra phiếu học tập, cứ đại diện trình bày kết quả
- Đại diện từng nhóm trình bày
- Nhận xét kết quả của các nhóm
- Cả lớp đồng thanh đọc các từ vừa tìm được. 
- Nêu yêu cầu bài
- Một em hỏi, một em trả lời và ngược lại. 1 cặp làm ra phiếu rồi trình bày trước lớp. 
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS đặt câu: (Tranh 1: Lan và các bạn đang đi trong công viên; Tranh 2: Lan định hái hoa thì Minh ngăn lại).
- Lớp nhận xét.
- Viết vào vở 2 câu thể hiện nội dung 2 tranh.
- Lắng nghe
3. HĐ mở rộng (5 phút)
*Mục tiêu: Học sinh biết tìm từ và câu theo nội dung cho trước.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ về các đồ dùng trong gia đình mình (chú ý Dương, Sơn Lâm)
- Nói 1 câu chỉ một hoạt động mình đã làm tại nhà (Lưu ý Hoàng, Yến Nhi)
- HS thực hiện nối tiếp
- Nối tiếp nhau nói
4. Hoạt động ứng dụng: (3 phút)
 - Tìm thêm những từ chỉ người, đồ vật, cây cối mà em biết.
5. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
 - Đặt câu văn về ngôi trường của em.
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM:
Các em đa số hiều bài.
Vẫn còn có em chưa viết hoa đầu câu. 
*********************************************************
ĐẠO ĐỨC
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (TIẾT 1)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức 
- Học sinh hiểu và nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ
 2.Kĩ năng
 	 - Học sinh nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ
 3.Thái độ
- Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 4.Năng lực: 
- Giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề; Tư duy phản biện; Tự điều chỉnh hành vi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
 - Giáo viên: 
 + Phiếu thảo luận. 
 + Đồ dùng cho HS sắm vai. 
 - Học sinh: Vở bài tập Đạo đức 
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp; PP thảo luận nhóm/ lớp; PPđộng não; PP đóng vai; PP liên hệ thực tiễn.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
-TBVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi Làm theo hiệu lệnh
- Giới thiệu bài: Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (20 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu và nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ. có ý kiến và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.
- HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từ tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành: HĐ nhóm 
Việc 1: Bài tỏ ý kiến
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong tình huống: Việc làm nào đúng, việc làm nào sai?
+ Tình huống 1: xem tranh 1
+ Tình huống 2: xem tranh 2
- Cho HS thảo luận
Kết luận: 
- Giờ học toán mà Lan và Tùng làm việc khác, không chú ý nghe giảng sẽ không hiểu bài ảnh hưởng đến kết quả học tập
- Vừa ăn vừa xem truyện sẽ có hại cho sức khoẻ
Việc 2: Xử lý tình huống
- Cho HS quan sát tranh 
+ GV gọi HS nêu tình huống ở bài tập 2.
- Phát phiếu, chia nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống của bài tập.
Tình huống 1: Xem bài tập 2
/?/Theo em, bạn ấy có thể ứng xử như thế nào? Em lựa chọn giúp bạn cách ứng xử cho phù hợp?
Tình huống 2: Đầu giờ xếp hàng vào lớp, Tịnh và Lam đi học muộn, khoát cặp đứng ở cổng trường, Tịnh rủ bạn: “Đằng nào cũng bị muộn rồi. Chúng mình đi mua bi đi” 
- Cho HS thảo luận
- Cho HS từng nhóm sắm vai
- GV đề nghị TBHT điều hành cho lớp chia sẻ
+ Tổ chức cho HS trao đổi tranh luận giữa các nhóm
Kết luận: Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
- HS thảo luận 4
- Trao đổi tranh luận
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp
-Các nhóm khác nghe và tranh luận, trao đổi, thống nhất nội dung
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh
- Thảo luận nhóm và sắm vai (Nhóm 6) 
- HS thảo luận nhóm
- Nhóm 1 và 2: Thảo luận, sắm vai và xử lý .
- Nhóm 3 và 4: Thảo luận, sắm vai và xử lý 
- HS trao đổi, tranh luận, đưa ra thống nhất chung:
+TH1: Tắt tivi và đi ngủ
+TH2: Không nên bỏ học
3. HĐ thực hành: Giờ nào việc nấy (8 phút)
*Mục tiêu: 
- HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm
- Cho HS thảo luận nhóm
Nhóm 1: Sáng thức dậy em làm gì?
Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì?
Nhóm 3: Buổi chiều em làm những việc gì?
Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì?
/?/ Việc học tập và sinh hoạt đúng giờ mang lại lợi ích gì?
Kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi. 
- Nhận nhiệm vụ cho nhóm để thảo luận và cử đại diện chia sẻ:
+ Súc miệng, đánh răng, ăn sáng, đi học
+ Ăn trưa, ngủ trưa
+ Học bài, ăn cơm chiều
+ Xem hoạt hình, ôn bài, đi ngủ
- HS trả lời.
- Lắng nghe
4.Hoạt động vận dụng, ứng dụng(3 phút)
- Tổ chức cho HS thi kể những mẩu chuyện,tấm gương về học tập, sinh hoạt đúng giờ.
5. Hoạt động sáng tạo(1phút)
-HS lập kế hoạch để thực hiện cho hợp lý về cách sử dụng quỹ thời gian cho học tập, lao động,... hiệu quả. 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:
Đa số các em tiếp thu bài tốt
Các em còn chậm chưa tích cực phát biểu. 
******************************************************************************************
Thứ năm ngày 29 tháng 8 năm 2019
CHÍNH TẢ: (NGHE - VIẾT)
 TIẾT 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? 
MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 - Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài "Ngày hôm qua đâu rồi?”; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
 2.Kĩ năng: 
-Làm được BT(2a), BT3, BT4; đọc bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? (SGK) trước khi viết bài chính tả.
3.Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn VSCĐ và yêu thích môn học. 
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng:
 - GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3
 - HS: Vở chính tả, bảng con.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp; PP động não; PPquan sát; PP thảo luận nhóm; PPthực hành; PP trò chơi.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
*TBHT điều hành lớp chơi trò chơi
Viết đúng –viết nhanh- Viết đẹp
- Gọi 3 học sinh lên bảng viết: Cháu, kim, bà cụ.
- Giáo viên cùng HS đánh giá bài viết của HS.
? Nêu các ngày trong một tuần? Ngày hôm qua là thứ mấy?
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- 3 HS viết bảng lớp; cả lớp viết bảng con
- HS trả lời
2. HĐ chuẩn bị: (5 phút)
*Mục tiêu: 
- HS có tâm thế tốt, ngồi đúng tư thế.
- Nắm được nội dung bài viết để viết cho đúng chính tả
*Cách tiến hành:
- GV đọc bài chính tả trên bảng, cho HS nắm nội dung bài.
+ Bố nói với con điều gì? 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu cách trình bày
+ Đoạn chép có mấy câu?có những dấu câu gì?
+ Những chữ nào được viết hoa?...
- Hướng dẫn HS viết chữ khó vào bảng con.
Lưu ý: Viết đúng tốc độ 
- HS lắng nghe, suy nghĩ và chia sẻ câu TL:
- Con học hành chăm chỉ thì thời gian không mất đi.
- Có các dấu câu như: dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch đầu dòng.
- HS trả lời
- HS viết vào bảng con các từ: Trong, vở hồng, chăm chỉ.
3. HĐ viết bài: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài "Ngày hôm qua đâu rồi?” 
- Trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành:
- GV đọc cho HS viết 
- GV nhắc HS về tư thế ngồi viết , cầm viết đúng qui định 
- Đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng. 
- HS viết vào vở
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (4 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- Soát bài: GV đọc chậm lại 1 lượt cho HS soát bài.
- Chấm nhanh 5-7 bài 
- Nhận xét về các mặt
- HS dùng bút chì soát bài
- Lắng nghe
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em điền đúng vào chỗ trống tiếng có âm l/n
- Nắm được thứ tự 9 chữ cái đầu tiên và cách đọc
*Cách tiến hành:
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài vào vở
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS thảo luận nhóm 
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả 
- Chốt lại lời giải đúng
Bài tập 4:
 - Tổ chức cho HS học thuộc bảng chữ cái ở bài tập 3 (g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ)
- Lưu ý HS cách ghi và cách đọc chữ cái
- HS đọc thầm nội dung bài
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- 1 số HS đọc lại theo kết quả đúng.
- Viết vào vở những chứ cái còn thiếu trong bảng.
- Thảo luận cặp đôi.
- Nối tiếp nhau báo cáo kết quả.
- Ghi vở.
- Học sinh tự nhẩm.
- Vài em đọc trước lớp
- Lớp đọc đồng thanh lại một lượt tên chữ cái.
6. Hoạt động ứng dụng: (3 phút)
 Đọc đúng thứ tự các chữ cái trong bài. 
7. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
 - Ghi nhớ quy tắc chính tả l/n, có thói quen luyện tập nói- viết đúng chính tả.
 - GV nhận xét tiết học. Về nhà xem trước bài: Phần thưởng
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM:
Các em viết còn chậm, sai lỗi chính tả nhiều. 
Có 1 số em chưa tập trung nghe đọc
******************************************************
TOÁN:
TIẾT 4: LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
1.Kiến thực: Biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
 - Biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính cộng.
 - Biết thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
 - Làm các bài tập: Bài 1, bài 2( cột 2), bài 3( a,c), bài 4.
 2.Kĩ năng: Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.
 - Nêu đúng tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính cộng.
 - Làm đúng các bài tập.
3.Thái độ: Có ý thức tự giác làm bài.
4.Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
 - GV: Viết sẵn trò chơi Đoán số nhanh.
 - HS: Bảng con.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp; PP động não; PP quan sát; PP trò chơi; PP rèn luyện tư duy sáng tạo; PP thảo luận nhóm; PP thực hành- luyện tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBHT điều khiển lớp chơi trò chơi: Đoán số nhanh
 + Cán sự ra các phép tính cộng, trừ các số tròn chục bất kì. Các bạn được gọi nêu đúng kết quả.
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- Kết nối bài học, giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
 * Cán sự điều hành các bạn chơi	
 - Các bạn đoán số nhé? 
 + Số nào? Số nào?
 20 – 10 = ?	 
 + Tên nào ? tên nào?
 + Tên Chi , tên Chi 10
 + Số nào? Số nào?
 30 + 10 = ?	 
 + Tên nào ? tên nào?
 +Tên Hà, tên Hà 40
 ................... 
- HS mở SGK, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: HS biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số; biết gọi tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng; thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100 và giải bài toán bằng một phép cộng.
*Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- Gọi 3 HS lên bảng tính kết quả
- GV nhận xét bảng con
- GV kết luận chung
Bài tập 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa
- GV nhận xét chung.
Bài tập 3 :
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- Cho HS tự giải 
- Gọi HS đọc bài làm của mình. GV kết luận
Bài tập 4:
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV tóm tắt đề
- Cho HS tự làm bài 
- Trợ giúp HS còn lúng túng.
- GV nhận xét chung
- HS nêu yêu cầu bài tập 1. 
- Cả lớp làm bảng con.
 34 53 29 62
+ 42 + 26 + 40 + 5 
 76 79 69 67
- HS nhận xét bảng lớp.
- HS nêu yêu cầu bài tập 2
- HS tự tính nhẩm 
- HS nêu cách tính của mình
 50 + 10 + 20 = 80
 50 + 30 = 80 
- HS nêu yêu cầu bài tập 3
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng ý a) và c)
 43 20 5
 +25 +68 +21
 68 88 26
- Nhận xét.
- 1 HS đọc bài làm của mình, lớp đọc đồng thanh ý c)
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.
Giải
Số HS trong thư viện có tất cả là:
25 + 32 = 57(học sinh)
 Đáp số: 57 học sinh
- HS đối chiếu bài của mình với kết quả đúng trên bảng.
- Báo cáo kết quả
4. Hoạt động ứng dụng: (3 phút)
 - Yêu câu HS đặt đề toán theo tóm tắt sau:
 23 quả 10 quả 
 ? quả 
5. Hoạt động sáng tạ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2019_2020_nguyen_vu.doc
Giáo án liên quan