Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

- HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của học tập, sinh hoạt đúng giờ

- HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.

+Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

+Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập không đúng giờ và chưa đúng giờ.

- Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh phóng to trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx37 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh minh họa của SGK. Bảng phụ viết ý chính của từng đoạn 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
-Cho HS hát
- KTBC:Giới thiệu các tiết kể chuyện trong sách Tiếng Việt 2
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài:Có công mài sắt có ngày nên kim.
b. Hướng dẫn kể chuyện 
- Quan sát tranh 
- Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
- Gọi 1 HS kể mẫu đoạn 1
- Kể chuyện trong nhóm 
- Kể chuyện trước lớp
- GV nhận xét
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
( GV khuyến khích cho HS kể bằng lời của mình )
- Cho HS thi kể
- GV nhận xét 
+ Về nội dung: Kể đủ ý chưa, kể có đúng trình tự không 
+Về cách diễn đạt: kể có tự nhiên không, có biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa 
- Sau mỗi lần kể cả lớp nhận xét
- GV nhận xét 
3. Hoạt động luyện tập:
-GV treo tranh. Hướng dẫn kể theo vai.
-Nhận xét
4. Hoạt động mở rộng:
- Hỏi lại tựa bài.
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- GV chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Nhận xét tiết học. 
-Giao việc: Về nhà kể lại cho gia đình nghe. Chuẩn bị: Phần thưởng
- Hát
 - HS nghe
- HS nhắc lại tựa bài
- HS quan sát tranh
- HS kể
- HS tiếp nối nhau dựa vào tranh kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm, hết lượt lại quay lại từ đầu nhưng thay đổi người kể 
- HS đại diện nhóm thi kể trước lớp.
- Nhận xét
- Một HS đại diện của từng nhóm kể trước lớp 
- HS thi kể.
- Nhận xét 
- HS tập kể theo vai
- Bài Có công mài sắt, có ngày nên kim
- HS trả lời
- HS nghe
- HS nghe
TOÁN - TIẾT 3
SỐ HẠNG - TỔNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết số hạng; tổng
- Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng. Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
- Tích cực suy nghĩ làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Kẻ bảng của bài tập 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động 
- Cho HS hát
- KTBC: Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con: viết các số : 57, 98, 61,88 theo mẫu: 
 57 = 50 + 7
- Nhận xét 
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Giới thiệu Số hạng - Tổng
- GV ghi lên bảng phép cộng:
 35 + 24 = 59
 Số hạng Số hạng Tổng
- GV chỉ từng số trong phép cộng và nêu:
35gọi là Số hạng
24 gọi là Số hạng
59 gọi là Tổng
Số hạng 
Số hạng
Tổng
- GV viết phép cộng theo cột dọc
3. Hoạt động luyện tập:
Bài tập 1:( bảng phụ) 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- GV hướng dẫn HS nêu cách làm: Muốn tính tổng thì lấy số hạng cộng với số hạng.
- Cho HS làm cá nhân
- Gọi HS làm trên bảng phụ
- Nhận xét 
Bài tập 2: Làm bảng lớp
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- Gọi HS nêu cách tính rồi tính
-Gọi3 HS lên bảng. Chấm một số vở
- GV nhận xét 
Bài tập 3: Làm vào VBT
- Gọi HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp em làm tính gì?
- Gọi 1HS lên bảng giải
- GV nhận xét
4. Hoạt động mở rộng:
- Hỏi lại tựa bài
- Cho HS thi đua đặt tính rồi tính: 52 + 23 =?; rồi nêu tên gọi thành phần của phép cộng.
- Nhận xét tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh 
- GV chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
- Nhận xét tiết học.
-Giao việc:Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị:Luyện tập
- Hát
- 2 HS làm bài trên bảng lớp; cả lớp làm vào bảng con.
- HS lặp lại
- HS theo dõi
- HS lặp lại: 35 gọi là Số hạng
 24 gọi là Số hạng
 59 gọi là Tổng.
- HS theo dõi
- HS nêu yêu cầu 
- HS nêu cách làm: Muốn tính tổng thì lấy số hạng cộng với số hạng.
Số hạng
12
43
 5
65
Số hạng
 5
26
 22
 0
Tổng
17
69
 27
65
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu 
- Viết một số hạng rồi viết tiếp số hạng kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, viết dấu cộng, kẻ vạch ngang rồi tính và viết từng chữ số của tổng thẳng cột với các chữ số cùng một hàng của các số hạng.
-3 HS lên bảng, lớp tự sửa bài
- HS đọc đề bài tập 3
- Buổi sáng bán được 12 xe đạp; buổi chiều bán được 20 xe đạp.
- Cả hai buổi bán được bao nhiêu xe đạp
- Phép tính cộng
- 1HS giải trên bảng lớp; cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
 Số xe đạp cả hai buổi bán là:
 12 + 20 = 32(xe đạp)
 Đáp số: 32 xe đạp
- Nhận xét
- Số hạng - Tổng
- HS đại diện tổ chơi thi đua
- Nhận xét
- HS nghe
TỰ NHIÊN XÃ HỘI - Tiết 1
CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể. Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương .
- Biết giữ gìn sức khỏe, rèn luyện thân thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh vẽ cơ quan vận động, VBT Tự nhiên xã hội
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
-Cho HS hát
- KTBC: Hướng dẫn cách học môn Tự nhiên xã hội.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. HD làm một số cử động.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh 1, 2, 3, 4 (trang 4) và làm các động tác như bạn nhỏ trong sách đã làm. 
- Yêu cầu một số HS lên thực hiện mẫu các thao tác : giơ tay, quay cổ, cúi gập người, nghiêng người.
- Cho lớp trưởng lên điều khiển cho cả lớp cùng thực hiện.
- Hỏi: Trong những động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động.
Kết luận : Để thực hiện được những động tác trên thì các bộ phận trong cơ thể như đầu, mình, tay, chân phải cử động.
c. Quan sát để nhận biết cơ quan vận động.
- Yêu cầu HS sờ nắn bàn tay, cổ tay cánh tay.
+ Các em thấy dưới lớp da của cơ thể có gì ? 
- Yêu cầu Thực hiện cử động: uốn dẻo bàn tay, vẫy tay, co và duỗi cánh tay, quay cổ
+ Nhờ đâu mà các bộ phận đó của cơ thể cử động được ?
- GV đưa ra tranh vẽ cơ quan vận động (như SGK) và yêu cầu HS chỉ, nói tên các cơ quan vận động của cơ thể.
Kết luận :
+ Xương và cơ được gọi là cơ quan vận động.
+ Hai hình 5 và 6 mô phỏng cơ thể ở cùng một tư thế (đang chạy). Lúc này cả cơ và xương cùng hoạt động.
3. Hoạt động luyện tập:
- Yêu cầu HS làm bài tập ở vở bài tập tự nhiên và xã hội.
- Nhận xét một số bài
HD Trò chơi vật tay.
- Nêu cách chơi : Trò chơi này cần có hai bạn ngồi đối diện, cùng tì khuỷu tay trái (phải) lên bàn và đan chéo vào nhau. Hô : “chuẩn bị”, hai cánh tay cùng để trên bàn – Hô : “bắt đầu”, cả hai cùng dùng sức kéo thẳng cánh tay của đối phương. HS nào kéo được bạn về phía mình sẽ thắng.
- Yêu cầu Thực hiện mẫu.
- Cho Thực hiện theo nhóm 2. 
- Nhận xét chung.
Kết luận : Trò chơi cho ta thấy tay ai khỏe là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khỏe. Muốn cơ quan vận động khỏe, chúng ta cần chăm chỉ tập thể dục và ham thích vận động.
4. Hoạt động mở rộng:
- Hỏi lại tựa bài.
- Nhờ đâu mà cơ thể cử động được? 
- GD: Cần chăm chỉ tập thể dục, năng vận động để có được sức khỏe tốt.
- Nhận xét tiết học.
- Giao việc:Về xem lại bài và chuẩn bị trước bài “ Bộ xương”.
- Hát.
- Lắng nghe 
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nghe GV giới thiệu.
- Một số HS lên thực hiện trước lớp.
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
- Trả lời:
+ Động tác 2 : đầu, tay, cổ cử động.
+ Động tác 3 : cổ, tay, hông. 
+ Động tác 4 : đầu, cổ, chân, tay.
- Thực hiện theo yêu cầu.
+ Dưới lớp da của cơ thể có bắp thịt (cơ) và xương.
- Thực hiện theo yêu cầu.
+ Nhờ có sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
- HS chỉ vào tranh vẽ và trả lời:
 + Tranh 5 : Xương.
 + Tranh 6 : Cơ (bắp thịt).
- HS có năng lực nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình 
- Làm bài theo yêu cầu.
- Đọc chữa bài.
- HS nghe GV nêu cách chơi.
- Thực hiện mẫu.
- HS cả lớp cùng thực hiện.
- Kết thúc cuộc chơi, các trọng tài nêu tên những HS thắng cuộc.
- HS nghe và nêu lại 
- 2 HS nêu : nhờ cơ và xương 
	 TOÁN - TIẾT 2
	LUYỆN TẬP VỀ SỐ HẠNG - TỔNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhận dạng được số hạng, tổng trong phép tính cộng 
- Biết thực hiện phép cộng khi có số hạng. Vận dụng được giải toán có lời văn
-Yêu thích học toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
-Cho HS hát
- KTBC: cho bài toán
35+24=?
Yc HS nêu tên các thành phần của phép tính và tính
-Nhận xét
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giới thiệu bài: giới thiệu nội dung rèn luyện
b. Hướng dẫn làm BT
-GV chia nhóm, nêu nhiệm vụ
+Nhóm 1: BT1
+Nhóm 2: BT2
+Nhóm 3: BT3
-GV theo dõi, giúp đỡ HS
c. HD chữa bài tập
1. Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) (bảng phụ)
-Nhận xét
2. Viết phép cộng rồi tính tổng(theo mẫu), biết:
-Gọi 3 HS lên bảng làm
-Gọi một số HS nêu cách đặt tính
-Nhận xét
3. Giải toán
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
-Gọi HS lên bảng giải
-Nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động mở rộng:
-Yc HS nêu bài toán có nội dung tương tự
-Nhận xét tiết học
-Giao việc: Xem lại bài.
-HS hát
-Thực hiện
-Lắng nghe
-HS nhận nhiệm vụ và hoạt động theo nhóm làm vào VBT
-HS đọc YC 
-HS lần lượt lên bảng điền vào ô trống
Số hạng
14
31
44
3
68
Số hạng
2
7
25
52
0
Tổng
16
38
69
55
68
-Nhận xét
-HS đọc YC
-3HS lên bảng làm
-HS nêu
-Nhận xét
-Một khu vườn có 20 cây cam và 35 cây quýt
-Trong khu vườn đó có bao nhiêu cây cam và cây quýt
Bài giải
Số cây cam và cây quýt trong khu vườn đó có là:
20 + 35 = 55 (cây)
Đáp số: 55 cây.
-Nhận xét
- 2 HS phát biểu
	 TIẾNG VIỆT - TIẾT 2
LUYỆN VIẾT BÀI CA DAO
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho HS về phân biệt c / k / q.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
- Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
-Cho HS hát
-Phát phiếu BT
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giới thiệu bài: giới thiệu nội dung rèn luyện
b. Hướng dẫn viết chính tả
- GV yêu cầu HS đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.
“Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bát cơm rau muống quả cà giòn tan....”
- GV cho HS viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.
- GV đọc cho HS viết lại bài chính tả.
c. Hướng dẫn làm BT chính tả
Bài 1. Điền c hoặc k vào từng chỗ trống để có từ ngữ viết đúng: 
	cần âu	
	ủ khoai	
	tìm iếm	
	ính trọng
Bài 2. Nối tiếng ở bên trái với tiếng ở bên phải để tạo thành từ ngữ viết đúng:
lắng
ngại
nắng
nề
nặng
nghe
lặng
cơm
lo
gay gắt
no
im
Bài 3. Gạch dưới từ ngữ viết sai chính tả rồi viết lại cho đúng ở dưới :
 bông lan khoai lang giàu sang sang sẻ.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài ca dao
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.
- Hát
- Nhận phiếu
-Lắng nghe
- 2 em đọc luân phiên, mỗi em 1 lần, lớp đọc thầm.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS lần lượt lên bảng ghi kết quả . 
cần câu	
củ khoai	
tìm kiếm	
kính trọng
lắng
ngại
nắng
nề
nặng
nghe
lặng
cơm
lo
gay gắt
no
im
sang sẻ -san sẻ
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét, sửa bài.
- 2 HS phát biểu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy: thứ 5, 30/8 /2018
ÂM NHẠC - TIẾT 1
ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP MỘT- NGHE QUỐC CA
I. MỤC TIÊU:
-Kể được tên một bài hát đã học ở lớp 1
-Biết hát theo giai điệu và lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 1. Biết khi chào cờ có hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.
-Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Nhạc cụ đệm, băng nghe mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
-Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 đến 3 em lên bảng
hát lại bài hát đã học.
-Nhận xét
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Ôn tập các bài hát đã học ở lớp 1.
-Hướng dẫn học sinh nhớ lại các bìa hát đã học ở lớp 1.
- Giáo viên gợi ý lần lượt để học sinh nhớ tên các bài hát đã học.
-Giáo viên cho học sinh hát lại ba bài hát trên dưới nhiều hình thức để nhớ lại lời ca và giai điệu của các bài hát.
- Giáo viên có thể nhắc cho học sinh tên tác giả nếu các em không nhớ.
- Hướng dẫn học sinh ôn lại từng bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và tiết tấu của bài hát.
- Giáo viên mời một số học sinh lên biểu diễn trước lớp.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của các bài hát.
c. Nghe Quốc Ca.
- Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về bài Quốc Ca Việt Nam.
- Giáo viên cho học sinh nghe bài Quốc Ca .
- Đặt câu hỏi cho học sinh : Bài Quốc Ca được hát khi nào ? Tư thế của người học sinh khi chào cờ phải như thế nào?
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Cho học sinh hát lại bài hát: Hoà Bình Cho Bé một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
-Giao việc: Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
- HS chú ý.
-Thực hiện
- HS đoán tên các bài hát đã học.
+ Quê Hương Tươi Đẹp.
+ Lý Cây Xanh.
+ Tập Tầm Vông.
+ Hoà Bình Cho Bé
+ Năm Ngón Tay Ngoan 
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS Lắng nghe.
+Khi chào cờ.
+Nghiêm trang, không cười đùa.
- HS nhận xét.
- HS chú ý
- HS thực hiện.
- HS chú ý.
- HS ghi nhớ.
 CHÍNH TẢ(TIẾT 2)
NGHE VIẾT: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? 
I. MỤC TIÊU:
- Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài ”Ngày hôm qua đâu rồi?”; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Làm được BT3, BT4; BT(2)a; GV nhắc HS đọc bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?(SGK) trước khi viết bài chính tả.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Viết bài chính tả “Ngày hôm qua đâu rồi?” lên bảng. Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a, 3 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
-Cho HS hát
- KTBC:Gọi 3 HS lên bảng viết : Cháu, kim, bà cụ.
- GV nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b.Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc bài chính tả trên bảng, cho HS nắm nội dung bài.
+ Bố nói với con điều gì? 
- Hướng dẫn HS nhận xét: Trong bài chính tả có những dấu câu nào? 
- Hướng dẫn HS viết chữ khó vào bảng con. 
- GV đọc cho HS viết 
- GV nhắc HS về tư thế ngồi viết , cầm viết đúng qui định 
- Đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng. 
- Chấm, chữa bài: 
+Chữa bài 
+ Chấm bài: GV chấm 5-7 bài 
- Nhận xét về các mặt 
3. Hoạt động luyện tập:
Bài tập 2a (Lựa chọn) (bảng phụ)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS chọn từ điền vào chỗ chấm
- Ghi những chữ các em tìm được lên bảng. 
- Cho HS đọc lại
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng 
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- HS viết vào VBT những chữ còn thiếu .
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
3. Hoạt động mở rộng:
- Hỏi lại tựa bài
- Thi đua đọc thuộc bảng chữ cái vừa viết. 
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- GV chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Nhận xét tiết học. 
-Giao việc: Về nhà xem lại bài chú ý những chữ viết còn sai sửa lại cho đúng và làm bài ở vở bài tập.
- Hát
- 3 HS viết bảng lớp; cả lớp viết bảng con
- HS lặp lại
- HS lắng nghe
+Con học hành chăm chỉ thì thời gian không mất đi.
+Có các dấu câu như: dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch đầu dòng.
- HS viết vào bảng con các từ: Trong, vở hồng, chăm chỉ.
- HS viết vào vở
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì .
- HS đọc yêu cầu
- HS nối tiếp tìm các từ theo yêu cầu bài điền vào chỗ chấm.
-CN-CL
- HS làm vào VBT ( quyển lịch, chắc nịch, nàng tiên, làng xóm; cây bàng, cái bàn, hòn than, cái thang).
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm bài ( Các chữ cái còn thiếu là: h, I, k, m, n, o, ô, ơ).
- Ngày hôm qua đâu rồi
- HS thi đua đọc cá nhân
- HS trả lời
- HS nghe
- HS nghe
TOÁN(TIẾT4)
	LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
- Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.
- Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng
- Bài tập càn làm: Bài 1, bài 2(cột 1), bài 3(a, b), bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ghi phép tính của bài tập 1
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động
-Cho HS hát
- KTBC: Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính với các số hạng là: 40 và 37 ; các số hạng là 5 và 71 
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Hoạt động luyện tập:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Củng cố về phép cộng, tính nhẩm, đặt tính rồi tính.. 
Bài tập 1: Làm việc cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- Gọi 3 HS lên bảng tính kết quả
- Nhận xét
Bài tập 2: Làm việc với SGK
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- GV ghi kết quả
- Nhận xét
Bài tập 3 : Làm cá nhân vào VBT
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- Cho HS tự giải 
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Chấm một số vở
- Nhận xét 
Bài tập 4: Giải toán
- Gọi HS đọc đề bài 
- Gọi HS nêu tóm tắt đề
- Cho HS làm cá nhân vào vở
- Gọi HS đọc bài làm của mình, GV treo bảng phụ ghi đáp án đúng
- GV nhận xét 
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
Bài tập 5: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa
- Nhận xét
- Hỏi lại tựa bài
- GV chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
- Nhận xét tiết học: Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị: Đề -xi –mét.
- Hát
- 2 Thực hiện trên bảng lớp; cả lớp làm bảng con
- HS nhắc lại tựa bài
- HS nêu yêu cầu bài tập 1. 
- Cả lớp làm bảng con.
 34 53 29 62
+ 42 + 26 + 40 + 5 
 76 79 69 67
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập 2
- HS tự tính nhẩm và nêu kết quả
- HS nêu cách tính của mình
 50 + 10 + 20 = 80
 50 + 30 = 80 
- HS nêu yêu cầu bài tập 3
- HS làm bài vào vở
 43 20 5
 +25 +68 +21
 68 88 26
- HS đọc bài làm của mình
 - Nhận xét
- HS đọc đề bài.
-1HS nêu, 1 HS lên bảng giải
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
Số HS trong thư viện có tất cả là:
25 + 32 = 57(HS)
Đáp số: 57 HS
- HS đọc bài làm của mình
- Nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài tập 5
- Cả lớp làm bảng con. 
- HS nhận xét.
- Luyện tập
- HS nghe
- HS nghe
	MĨ THUẬT (tiết 1)
VẼ TRANG TRÍ: VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa và nhạt.
- Biết tại ra những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí hoặc vẽ tranh.
- Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số tranh có đậm nhạt của màu sắc, dụng cụ vẽ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
-Cho HS hát
- KTBC:Kiểm tra dụng cụ của HS
-Nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. HS quan sát, tìm hiểu về các độ đậm nhạt của màu sắc
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu để HS nhận biết được:
+ Trong tranh có các độ đậm nhạt khác nhau trong đó có 3 độ đậm nhạt chính là: -Đậm nhất, đậm vừa và nhạt.
+ Ba độ đậm nhạt làm cho tranh thêm sinh động hơn.
- GV giới thiệu cho HS biết thêm về các độ đậm nhạt của màu sắc.
c. HS tìm hiểu cách vẽ đậm nhạt 
- GV cho HS quan sát hướng dẫn cách vẽ và minh họa cho HS cách vẽ đậm nhạt:
+ Vẽ đậm: Đưa nét mạnh, đều, đan dày nét
+ Vẽ nhạt: Đưa nhẹ tay, nét đan thưa hơn
- GV thao tác mẫu trên bảng cho HS quan sát.
3. Hoạt động luyện tập:
Thực hành
- GV cho HS thực hành vẽ đậm nhạt
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng
-Nhận xét, đánh giá 
- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm và 
nhận xét 
+ Cách vẽ đậm nhạt của mỗi bài...
- GV nhận xét, đánh giá bài vẽ, chọn bài vẽ đẹp cho cả lớp nhận xét
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Trưng bày sản phẩm tại góc học tập
-Nhận xét tiết học
-Giao việc: Hoàn thành bài.Chuẩn bị một số tranh thiếu nhi. Chuẩn bị: Xem tranh thiếu nhi
-HS hát
-Thực hiện
-HS nêu t

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2018_2019.docx
Giáo án liên quan