Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021
Toán
Bài 18: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép cộng trong phạm vi 6 và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
h sẽ, gọn gàng? - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV mời một số nhóm lên chia sẻ trước lớp. - GV khen những nhóm đã làm được nhiều việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. VẬN DỤNG Vận dụng trong giờ học: Tổ chức “Ngày hội sạch sẽ, gọn gàng”. * Mục tiêu: - HS thực hiện được những việc làm để sạch sẽ, gọn gàng. - HS được phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Hình thức và nội dung - Hình thức: + Các nội dung được diễn ra qua các cuộc thi. + Các cuộc thi được tiến hành theo đội, mỗi đội 5 HS, tên đội do nhóm tự đặt. Các đội tự lựa chọn các thành viên tham gia từng nội dung thi. - Nội dung: + Thi các kĩ năng (30 điểm): chải tóc, rửa tay theo quy trình, thắt dây giày. + Mỗi đội cử 1 thành viên tham gia. + Các đội thi cùng thực hiện qua 3 chặng: rửa tay theo quy trình, chải tóc, thắt dây giày. + Thời gian tối đa cho 3 chặng thi: 10 phút. - Môi kĩ năng thực hiện đúng, nhanh, sáng tạo được 10 điểm. - Thi “Ai sạch sẽ, gọn gàng?” (60 điểm). Thời gian cho mỗi phần thi là 7 phút. + Thi trình diễn trang phục đến trường (20 điểm): HS lựa chọn trang phục đến trường phù hợp, gọn gàng, có tính thẩm mĩ và trình diễn tự nhiên, sáng tạo. + Thi năng khiếu (20 điểm): HS thể hiện năng khiếu qua các tiết mục hát, múa, vẽ tranh theo chủ đề; chải, tết các kiểu tóc,... + Thi ứng xử (20 điểm): Mỗi đội sẽ giải quyết một tình huống liên quan đến việc sạch sẽ, gọn gàng. - Thời gian: 1 tiết. - Địa điểm: tại lớp học. - Cơ sở vật chất phục vụ: + GV chuẩn bị: câu hỏi cho phần thi ứng xử; một số đạo cụ dự phòng như giày, lược; máy tính, âm thanh, các bản nhạc để lồng vào các phần thi và phần thưởng (nếu có) để tăng độ vui tươi và hấp dẫn cho ngày hội. + HS chuẩn bị: giày, lược, trang phục đến trường, các đạo cụ cho phần thể hiện năng khiếu. * Tiến trình - GV ổn định lớp học, sắp xếp các khu vực cho các đội tham gia thi. - GV giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của ngày hội. - GV tổ chức cho HS thực hiện/nghe/xem clip bài dân vũ “Rửa tay”. HS lần lượt thực hiện các nội dung thi theo kế hoạch đã được chuẩn bị. - GV tuyên dương, trao phần thưởng (nếu có) cho các đội thắng cuộc. Vận dụng sau giờ học: - GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. - HS thực hiện nhiệm vụ: +Kiểm tra vệ sinh cá nhân: mặt, tay, chân, quần áo, đầu tóc,... trước khi vào lớp. + Đánh răng, rửa mặt; tắm, gội; chải tóc; chỉnh trang quần áo, giày, dép trước khi đi học, đi chơi,... - GV hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách thả chiếc lá hoặc cánh hoa vào “Giỏ việc tốt”.. . - GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại các nhiệm vụ. Tổng kết bài học GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? - GV hướng dẫn HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 23. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực. _________________________________________ Toán Bài 18: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 (tiếp theo) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Tìm được kết quả các phép cộng trong phạm vi 6 và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 6. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, máy chiếu. - Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính. - Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng trong phạm vi 6 đã học. B. Hoạt động hình thành kiến thức HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau: - Tìm kết quả từng phép cộng trong phạm vi 6 (thể hiện trên các thẻ phép tính). Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo cặp/nhóm: Bạn A rút một thẻ rồi đọc phép tính; bạn B nêu kết quả phép tính đó (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau). - Sắp xếp các thẻ phép cộng theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng cộng như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một bảng cộng trước mặt. - GV giới thiệu Bảng cộng trong phạm vi 6 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng. - HS nhận xét về đặc điểm của các phép cộng trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng cộng trong phạm vi 6. - HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn). - GV tổng kết: Có thể nói: Dòng thứ nhất được coi là Bảng cộng: Một số cộng 1. Dòng thứ hai được coi là Bảng cộng: Một số cộng 2. Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: Một số cộng 3. Dòng thứ tư được coi là Bảng cộng: Một số cộng 4. Dòng thứ năm được coi là Bảng cộng: Một số cộng 5. C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1 - Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài, rồi viết kết quả vào vở. - Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính. Lưu ý: Bài này trọng tâm là tính nhâm rồi nêu kết quả. Nếu HS chưa nhẩm được ngay thì vẫn có thế dùng ngón tay, que tính, ... đế tìm kết quả. GV nên hướng dẫn HS vận dụng Bảng cộng trong phạm vi 6 để tính nhẩm. - GV có thể nêu ra một vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhấm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 4 + 1; 1 + 4; 5 + 1; 1 + 5; ... - Ở câu b), GV nên đặt câu hỏi đế HS quan sát và nêu nhận xét các phép tính trong từng cột, chẳng hạn: Khi đổi chồ hai số trong phép cộng thì kết quả phép cộng không thay đôi. HS lấy thêm ví dụ tương tự: 2 + 3 = 5; 3 + 2 = 5; ... Bài 2. HS tự làm bài 2, nêu phép tính thích họp cho từng ô còn thiếu. HS trao đổi với bạn và giải thích lí do lựa chọn phép tính thích hợp. Chia sẻ trước lớp. Bài 3. HS quan sát phân tích mầu rồi vận dụng đế tìm kết quả các phép tínhcho trong bài. Lưu ý: GV hướng dẫn HS cách làm các bài có số 0 trong phép cộng ( một số cộng với 0 có kết quả bằng chính số đó). GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. GV khuyến khích HS trong lớp lấy thêm ví dụ phép cộng với số 0. Bài 4. Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp. a) Bên trái có 3 con ong. Bên phải có 3 con ong. Có tất cả bao nhiêu con ong? Ta có phép cộng 3 + 3 = 6. Vậy có tất cả 6 con ong. b) Có 3 bạn đang ngồi đọc sách. Có thêm 2 bạn đi đến. Có tất cả bao nhiêu bạn? Ta có phép cộng 3 + 2 = 5. Vậy có tất cả 5 bạn. D. Hoạt động vận dụng - HS nghĩ ra một số tinh huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6. E. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 đế hôm sau chia sẻ với các bạn. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh - Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách tìm kết quả phép cộng có kết quả đến 6 và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 6,HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học. - Thông qua việc quan sát tranh, nêu tình huống thích họp với tranh vẻ, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề và NL mô hình hoá toán học. ___________________________________________ Luyện Tiếng Việt Tiết 10: LUYỆN ĐỌC I. MỤC TIÊU - HS đọc được các âm đã học nhất là những âm ghép - Đọc được các tiếng có âm các âm đã học theo yêu cầu của Gv trong các bài đọc SGK - Đọc được bài tập đọc đã học theo yêu cầu II. CHUẨN BỊ SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: + GV ghi bảng, gọi hs đọc: ngõ nhỏ, phố xa, nhà thỏ, tre ngà, nghề, gồ ghề.... + GV nhận xét, khen ngợi. 2. Ôn luyện: a. Giới thiệu bài:’ b. Luyện đọc * HS luyện đọc bài ôn tập SGK theo N2 - GV gọi HS đọc bài cá nhân - Gv nhận xét. * Hs ghép và luyện đọc bài trên bảng : ( chú ý luật chính tả gh,k) a o ô ơ e ê i ia th tr ng ngh gh qu kh Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đôi, tổ, đồng thanh + GV , HS theo dõi, nhận xét 3. Củng cố: - HS đọc ĐT bài ôn tập một lượt. 4. Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. ___________________________________________________ Thứ Tư, ngày 29 tháng 10 năm 2020 TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 34, 35) I. MỤC TIÊU - Tô, viết đúng các chữ v, y, các tiếng ve, y tá, chia quà - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu - Các chữ mẫu v, y đặt trong khung chữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 2. Luyện tập a) HS đọc trên bảng các chữ, tiếng cần luyện viết. b) Tập tô, tập viết: V, ve, y, y tá. - 1 HS nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng, nói cách viết, độ cao các con chữ. - GV vừa viết mẫu từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn: + Chữ v: cao 2 li; viết 1 nét móc hai đầu, phần cuối nối với nét thắt, tạo thành vòng xoắn nhỏ. + Tiếng ve: viết chữ v trước, chữ e sau. + Chữ y: cao 5 li; viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược phải, 1 nét khuyết ngược. + Từ y tá: viết tiếng y trước, tiếng tá sau, dấu sắc đặt trên a. - HS tập tô, viết: , ve, y, y tá trong vở Luyện viết 1, tập một. c) Tập tô, tập viết: ch, qu, chia quà (như mục b): - GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn: + Chữ ch ghép từ hai chữ c và h.. + Chữ qu: ghép từ hai chữ q và u. + Tiếng chia: viết ch trước, ia sau. / Tiếng quà: viết qu trước, a sau, dấu huyền đặt trên a. - HS tập tô, viết: ch, qu, chia quà. 3. Củng cố, dặn dò - Chúng ta vừa viết chữ gì? - HS đọc lại các tiếng vừa viết. _____________________________________________ PHẦN HỌC VẦN Tiếng Việt Bài 36: AM AP (2 tiết) I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần am, ap; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần am, ap với mô hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”. - Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ve và gà. - Viết đúng trên bảng con các vần: am, ap, các tiếng (quả) cam, (xe) đạp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy tính, máy chiếu - Bảng con, phấn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Chia quà (bài 35); 1 HS nói những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, những chữ hoa ghi tên riêng. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Các em đã học hết các chữ ghi âm tiếng Việt. Từ bài hôm nay, các em sẽ học các vần tiếng Việt. Hai vần đầu tiên các em sẽ học là vần am, vần ap. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1, 2) (dạy kĩ, chắc chắn) 2.1. Dạy vần am a) Chia sẻ: GV chỉ từng chữ a, m (đã học). 1 HS đọc: a - mờ - am. Cả lớp: am. b) Khám phá: GV giới thiệu hình ảnh quả cam, hỏi: Đây là quả gì? (Quả cam). Trong từ quả cam, tiếng nào có vần am? (Tiếng cam). - Phân tích: tiếng cam có âm c đứng trước, vần am đứng sau. - Đánh vần và đọc trơn: + GV giới thiệu mô hình vần am. HS (cá nhân, tổ, cả lớp): a - mờ - am/ am. + GV giới thiệu mô hình tiếng cam. HS (cá nhân, tổ, cả lớp): cờ - am - cam/ cam. 2.2. Dạy vần ap (tương tự cách dạy vần am) - HS nhận biết a, p, đọc: a - pờ - ap. - GV giới thiệu hình ảnh xe đạp, hỏi: Đây là cái gì? (Cái xe đạp). Trong từ xe đạp, tiếng nào có vần ap? (Tiếng đạp). - Phân tích: vần ap gồm có 2 âm: âm a đứng trước, âm p đứng sau. - Đánh vần và đọc trơn: a - pờ - ap / ap; đờ - ap - đạp - nặng - đạp / đạp. - So sánh: vần am giống vần ap: đều bắt đầu bằng âm a. Vần am khác vần ap: vẫn am có âm cuối là m, vần ap có âm cuối là p. * Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (Vần am, vần ap). Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (Tiếng cam, tiếng đạp). GV chỉ mô hình từng vân, tiếng, cả lớp đánh vần, đọc trơn. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 3: Tiếng nào có vần am? Tiếng nào có vần ap?) a) Xác định yêu cầu: GV đưa lên bảng 6 hình minh hoạ, nêu yêu cầu của bài tập. b) Đọc tên sự vật: GV chỉ từng từ theo số TT, cả lớp đọc tên từng sự vật, hành động: khám, Tháp Rùa, quả trám,... (HS nào đọc ngắc ngứ thì có thể đánh vần). Giải nghĩa từ: Tháp Rùa (tháp nằm giữa Hồ Gươm); quả trám (loại quả dùng làm thức ăn, rất bùi và ngon); sáp nẻ (sáp dùng để bôi lên da mặt, lên môi nhằm chống nứt nẻ). c) Tìm tiếng có vần am, vần ap: Từng cặp HS làm bài trong VBT, tìm nhanh tiếng có vần am, vần ap. GV nhắc: 2 HS cùng làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả. d) Báo cáo kết quả - Một cặp HS nói kết quả: HS 1 chỉ bảng, nói tiếng có vần am. HS 2 nói tiếng có vần ap. - GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng khám có vần am. Tiếng tháp (Rùa) có vần ap... 3.2. Tập viết (bảng con - BT 5). a) HS nhìn bảng lớp, đọc lại các vần, tiếng vừa học. b) GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn - Vần am: viết a trước, m sau; chú ý nối nét giữa a và m. - Vần ap: viết a trước, p sau; chú ý nối nét giữa a và p. - quả cam: viết tiếng quả trước, tiếng cam sau. Trong tiếng cam: viết c trước, am sau. (Có thể chỉ yêu cầu HS viết tiếng cam). - xe đạp: viết xe trước (x nối sang e), đạp sau (viết đ gần vần ap, dấu nặng đặt dưới a). c) HS viết trên bảng con: am, ap (2 lần). Viết: (quả) cam, (xe) đạp. * Thời gian HS tập viết bảng con khoảng 15 phút. TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 4). a) GV gắn / chiếu lên bảng hình minh hoạ bài Ve và gà ; giới thiệu: Đây là phần 1 của truyện Ve và gà. Khi đọc tên bài Ve và gà, các em không cần đọc số (1). Truyện có hai nhân vật là ve sầu và gà mái. Ve sầu là loài côn trùng đầu to, hai cánh trong, có khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi suốt mùa hè. Các em hãy lắng nghe để biết chuyện gì đã xảy ra giữa ve và gà. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): mùa hè, ham múa ca, đạp đạp, giũ giũ lúa, thỏ thẻ, làm, thú vị, đáp, lũ nhỏ. (Có thể đánh vần nhẩm trước khi đọc trơn). d) Luyện đọc câu - GV: Bài có mấy câu? (GV chỉ từng câu, HS đếm: 5 câu). - Đọc vỡ: GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV phát hiện và sửa lỗi phát âm - cho HS; nhắc HS thi đua để lượt sau đọc tốt hơn lượt trước. Từ nào HS không đọc được thì có thể đánh vần hoặc cả lớp đánh vần giúp bạn. e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu/ 3 câu) (theo cặp / tô). g) Thi đọc theo vai -(Làm mẫu) GV (vai người dẫn chuyện) cùng 2 HS (vai ve, gà) đọc mẫu. - Từng tốp (3 HS) cùng luyện đọc theo với trước khi thi. - Vài tốp thi đọc. GV khen HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng lượt lời, biểu cảm. - 1 HS đọc cả bài. - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài đọc nhỏ). h) Tìm hiểu bài đọc (Thay hình ảnh bằng từ ngữ thích hợp...) - GV nêu yêu cầu; hỏi: Hình ảnh trong câu a là gì? (Con ve). Hình ảnh trong câu b là gì? (Lũ gà nhỏ / Lũ gà bé / Lũ gà con lông vàng). - GV chỉ hình và chữ trong ý a, 1 HS đọc. Làm tương tự với ý b. - 1 HS nói hoàn chỉnh 2 câu văn. - Cả lớp nhắc lại: a) Ve chỉ ham múa ca. b) Chị gà làm để có lúa cho lũ nhỏ lũ trẻ / lũ gà bé /lũ gà con lông vàng.. - GV: Qua cuộc nói chuyện giữa ve và gà mẹ, em nghĩ gì về ve? (Ve chê bai, coi thường gà mẹ, cho là làm thì chả có gì thú vị, phải múa ca như ve mới là hay). * Cả lớp đọc lại 2 trang nội dung bài 36. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc lại cho người thân nghe phần 1 của bài đọc kể về ve và gà; xem trước bài 37 (ăm, ăp). _____________________________________________ Toán Bài 19: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 6. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, máy chiếu. - Các thẻ phép tính như ở bài 1. - Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động HS thực hiện các hoạt động sau: - Chơi trò chơi “Truyền điện” để ôn tập cộng nhẩm trong phạm vi 6 như sau: Bạn A đọc phép cộng rồi chỉ bạn B đọc kết quả. Nếu bạn B đọc kết quả đúng thì bạn B đọc tiếp phép cộng khác rồi chỉ bạn c đọc kết quả. Quá trình cứ tiếp tục như vậy, cuộc chơi dừng lại khi đến bạn đọc kết quả sai. Bạn đó thua cuộc. - Chia sẻ: Cách cộng nhấm của mình; Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì? B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. GV tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm như sau: Một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác nêu kết quả phép tính và ngược lại. Hoặc cũng có thể chuẩn bị các thẻ trắng để HS tự viết phép tính rồi đố bạn viết kết quả thích hợp. Bài 2 - Cá nhân HS tự tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng cộng trong phạm vi 6 để tìm kết quả). - HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp. - GV chốt lại cách làm bài. Chú ý, trong phép cộng hai số mà có một sổ bằng 0 thì kết quả bằng số còn lại. Bài 3 - Cá nhân HS quan sát các ngôi nhà và số ghi trên mỗi mái nhà để nhận ra các phép tính trong ngôi nhà có kết quả là số ghi trên mái nhà. HS lựa chọn số thích hợp trong mỗi ô có dấu ? của từng phép tính sao cho kết quả mỗi phép tính đó là số ghi trên mái nhà, ví dụ ngôi nhà số 5 có các phép tính: 3 + 2; 2 + 3; 4 + 1 - HS chia sẻ với bạn, đặt câu hỏi cho nhau, cùng tìm thêm các phép tính có thể đặt vào mỗi ngôi nhà. Chẳng hạn: Ngôi nhà số 5 còn có thể đặt thêm các phép tính: 1 +4; 5 + 0; 0 + 5. - GV chốt lại cách làm bài. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. Lưu ý: GV có thế tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm với các ngôi nhà số bằng giấy bìa, HS tự hoàn thiện các phép tính có kết quả tương ứng với kết quả ghi trên mỗi mái nhà, chẳng hạn như hình vẽ bên. Bài 4 - Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp. Ví dụ câu a): Trên cây có 2 con chim. Có thêm 3 con bay đến. Có tất cả bao nhiêu con chim? Ta có phép cộng 2 + 3 = 5. Vậy có tất cả 5 con chim. - HS làm tương tự với các trường hợp còn lại. C. Hoạt động vận dụng - HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6. D. Củng cố, dặn dò - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh - Thông qua luyện tập thực hành tính cộng trong phạm vi 6, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học. - Thông qua việc nhận biết các bài toán bởi các tranh ảnh minh hoạ hoặc tình huống thực tế và việc sử dụng các kí hiệu toán học đế diễn tả bài toán, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL mô hình hoá toán học. ___________________________________________________ Thứ Năm, ngày 30 tháng 10 năm 2020 Tiếng Việt Bài 37: ĂM ĂP (2 tiết) I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần ăm, ăp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ăm, ăp. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ăm, vần ăp. - Đọc đúng, hiểu bài Ve và gà (2). - Viết đúng các vần ăm, ăp và các tiếng chăm chỉ, cặp (da) (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy tính, máy chiếu - 3 thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu trước lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1 HS đọc bài Ve và gà (1) (bài 36). 1 HS trả lời câu hỏi: Qua cuộc nói chuyện giữa ve và gà mẹ, em nghĩ gì về ve? B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần ăm, vần ăp. - Khi bắt đầu học phần Học vần, HS đã biết gần như toàn bộ chữ cái (trừ 2 âm / chữ ă, â vì 2 âm / chữ này chỉ xuất hiện ở những tiếng có âm cuối). SGK dạy các vần có mô hình “âm chính + phụ âm cuối”, sắp xếp theo từng cặp phụ âm cuối đối ứng (m - p, n - t, ng - c, nh - ch). Trong mỗi cặp đối ứng nói trên, các vần mở đầu bằng chữ a được lấy làm mẫu, các vần còn lại được sắp xếp theo TT trong bảng chữ cái của chữ mở đầu vần, VD: am - ap (được lấy làm mẫu), ăm - ăp, âm - âp, em - ep, êm - êp, im - ip, iêm - iêp, om - op, ôm - ôp, ơm - ơp. Từ cách đọc am - ap, HS có thể tự đọc ăm - ăp, âm - âp, em - ep, êm – êp 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần ăm - GV chỉ vần ăm (từng chữ ă, m). 1 HS đọc: ă
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_1_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.docx