Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Loan

b. Nội dung:

* Hoạt động 1: Quan sát con muỗi, nhận xét.

- Mục đích: HS biết được: các bộ phận bên ngoài của con muỗi. ( Phương pháp bàn tay nặn bột)

Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề

? Em biết gì về con muỗi. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài 28: Con muỗi

Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS

- Em hãy mô tả bằng lời những hiểu biết của mình về con muỗi (HS làm việc cá nhân - Ghi vào vở ghi chép khoa học.)

- Chia nhóm cho HS thảo luận và ghi lại những điều em biết về con muỗi vào bảng nhóm.

- HS các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Gọi đại diện lên trao đổi trước lớp.

- GV ghi nhận kết quả.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi

- GV yêu cầu HS nêu câu hỏi đề xuất.

(+ Con muỗi có cánh không?

+ Con muỗi có chân không?

+ Các bộ phận bên ngoài của con muỗi là gì ?.)

- HD HS tìm hiểu câu hỏi “Các bộ phận bên ngoài của con muỗi là gì?”

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra dự đoán và ghi lại dự đoán vào bảng nhóm.

- Gọi HS trình bày phần dự đoán của nhóm mình trước lớp.

Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi

? Để tìm hiểu “Các bộ phận bên ngoài của con muỗi là gì?” ta phải sử dụng phương án nào?

- Yêu cầu HS tiến hành quan sát và ghi lại kết luận trong bảng nhóm

 

doc22 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Loan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m...
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lỗi khó trên bảng.
- Thu, nhận xét một số bài viết của HS trước lớp.
* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
+ Bài 2: Điền vần “iêu” hoặc “yêu”
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
- Cho HS làm bài cá nhân, chữa bài trên bảng.
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
Hiếu chăm ngoan, học giỏi, có năng khiếu vẽ. Bố mẹ rất yêu quý Hiếu.
- Gọi HS đọc lại câu văn.
+ Bài 3: Điền chữ “c” hoặc “k”
- Cho HS làm bài cá nhân, chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
Ông trồng cây cảnh; Bà kể chuyện; Chị xâu kim
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ chính tả.
4. Củng cố: 
- Đọc lại bài chính tả vừa viết. 
- Nhận xét giờ học. 
5. dặn dò:
 - Nhắc HS viết lại bài vào vở ô ly.
- HS hát.
- HS viết trên bảng lớp, bảng con.
- Nghe.
- Nghe.
- HS nhìn bảng đọc lại đoạn chép, cá nhân, tập thể
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- Nghe.
- HS nghe HD.
- HS chép bài. 
- HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi 
- Nghe, quan sát.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Nghe HD.
- HS làm vào vở và chữa bài.
- HS đọc lại câu văn. 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài cá nhân, chữa bài trên bảng.
- HS nhắc lại ghi nhớ chính tả.
- Nghe.
- Nghe.
- Nghe và thực hiện.
 *******************************************
Toán
 	 Giải toán có lời văn 
I. Mục tiêu:
	- Hiểu bài toán có một phép trừ: bài toán cho biết gì ? hỏi gì ? biết trình bày bài giải gồm: câu hỏi gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
 - HS biết vận dụng giải toán vào thực tế.
II. đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ. 
- HS: Bảng con
III. Hoạt động dạy- học: 
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ.
- Tính: 9 - 5 = 8 - 3 = 16 - 4 =
- Nhận xét.
3. Bài mới. 
- HS hát.
- HS thực hiện trên bảng lớp, bảng con.
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu giờ học.
b. Nội dung.
*Tìm hiểu cách giải và trình bày bài giải. 
- Nghe.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh nêu bài toán. 
? Bài toán cho biết gì? ( có 9 con gà, bán đi 3 con )
Ta cần phải tìm gì? ( tìm xem còn mấy con.)
- GV tóm tắt nên bảng.
- Yêu cầu HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán.
- Nêu bài toán đố.
- Trả lời câu hỏi
- Nhìn tóm tắt nêu lại đề bài.
- Yêu cầu HS tự giải, GV quan sát thấy em nào chưa biết làm thì hướng dẫn em đó cách làm.
- Đưa ra bài giải mẫu để HS đối chiếu bài giải của mình.
KL: Bài giải gồm: câu lời giải, phép tính và đáp số.
- giải và chữa bài, em khác nhận xét bài của bạn.
- Nghe.
* Luyện tập. 
+Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS nêu.
- Cho HS làm bài cá nhân. 
- Gọi HS chữa bài giải trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
 Tóm tắt. Bài giải
có : 8 con chim Số chim còn lại là:
Bay đi : 2 con chim 8 - 2 = 6 ( con )
Còn lại :con chim ? Đáp số: 6 con chim.
- HS tự đọc đề bài. 
- nêu tóm tắt 
- HS làm bài cá nhân. 
- HS chữa bài giải trên bảng lớp.
+ Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài cá nhân, chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
 Tóm tắt Bài giải
Có : 8 quả bóng Số bóng còn lại là
Đã thả: 3 quả bóng 8 - 3 = 5 ( quả )
Còn lại:... quả bóng? Đáp số: 5 quả.
+ Bài 3: Giảm tải.
4. Củng cố.
- Bài giải gồm những bước gì? Khi nào thì ta sử dụng tính trừ?
- Nhận xét giờ học.
5. dặn dò:
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài: Luyện tập
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
- Nghe.
- Nghe và thực hiện.
******************************************
Tự nhiên xã hội
 con muỗi
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Nêu một số tác hại của muỗi.
 - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
 - Biết cách phòng trừ muỗi.
 + GDKN: Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về con muỗi. Kĩ năng bảo vệ tìm kiếm các lựa chọn và xác định cách phòng tránh muỗi thích hợp. Kĩ năng làm chủ bản thân đảm nhận trách nhiệm bảo vệ bản thân và tuyên truyền với gia đình cách phòng tránh muỗi. Kĩ năng hợp tác hợp tác với mọi người cùng phòng tránh muỗi.
II. đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh ảnh trong SGK.
 - HS: Vở bài tập TNXH.
III. các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
- ổn định trật tự lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu lợi ích của việc nuôi mèo.
- GV nhận xét.
- Học sinh hát.
- 2, 3 HS trả lời.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu giờ học.
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Quan sát con muỗi, nhận xét.
- Mục đích: HS biết được: các bộ phận bên ngoài của con muỗi. ( Phương pháp bàn tay nặn bột)
Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề 
? Em biết gì về con muỗi. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài 28: Con muỗi
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
- Em hãy mô tả bằng lời những hiểu biết của mình về con muỗi (HS làm việc cá nhân - Ghi vào vở ghi chép khoa học.)
- Chia nhóm cho HS thảo luận và ghi lại những điều em biết về con muỗi vào bảng nhóm.
- HS các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- Gọi đại diện lên trao đổi trước lớp.
- GV ghi nhận kết quả.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi 
- GV yêu cầu HS nêu câu hỏi đề xuất. 
(+ Con muỗi có cánh không? 
+ Con muỗi có chân không? 
+ Các bộ phận bên ngoài của con muỗi là gì ?...)
- HD HS tìm hiểu câu hỏi “Các bộ phận bên ngoài của con muỗi là gì?”
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra dự đoán và ghi lại dự đoán vào bảng nhóm.
- Gọi HS trình bày phần dự đoán của nhóm mình trước lớp.
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
? Để tìm hiểu “Các bộ phận bên ngoài của con muỗi là gì?” ta phải sử dụng phương án nào?
- Yêu cầu HS tiến hành quan sát và ghi lại kết luận trong bảng nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết luận sau khi quan sát. 
- GV nhận xét so sánh phần dự đoán với kết quả quan sát
Bước 5: Kết luận hợp thức hóa kiến. 
- GV hình ảnh con muỗi và chỉ vào các bộ phận bên ngoài giới thiệu: 
KL: Muỗi là loại sâu bệnh nhỏ bé hơn ruồi. Nó có đầu, mình, chân và cánh. Nó bay bằng cánh, đậu bằng chân...
- Gọi HS chỉ và nêu tên các bộ phận bên 
ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
b. Hoạt động 2: Đi tìm kết luận
+ Mục đích: Biết được nơi sống, tác hại do bị muỗi đốt và 1 số cách diệt muỗi.
+ GV phát phiếu bài tập và đặt tên cho từng nhóm: Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trên phiếu.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- GV nhận xét kết quả
+ GV kết luận: Muỗi sống ở các bụi rậm, cống rãnh, nơi tối tăm ẩm thấp...
? Người ta diệt muỗi bằng cách nào?
- Nghe.
- HS quan sát tranh
- Nghe
- HS ghi chép những hiểu biết của mình về con muỗi vào vở ghi chép khoa học.
- HS trao đổi trong nhóm.
- Đại diện lên trả lời.
- Nghe.
- Nêu câu hỏi đề xuất
- HS thảo luận nhóm để đưa ra dự đoán và ghi lại dự đoán vào bảng nhóm.
- HS trong nhóm trình bày phần dự đoán của nhóm mình trước lớp.
- HS nêu phương án (cách tiến hành)
- HS quan sát hình ảnh về con muỗi đã chuẩn bị và ghi lại kết quả quan sát vào bảng nhóm
- Trình bày kết luận sau khi quan sát. 
- Nghe.
- HS chỉ trên hình ảnh và nhắc lại tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. 
- HS chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
- Nghe yêu cầu.
- Thảo luận tìm câu trả lời cho câu hỏi trên phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- Nghe.
- Trả lời câu hỏi.
+ GVKL: Để diệt muỗi cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, phun thuốc diệt muỗi...
* Liên hệ: Gia đình em đã diệt muỗi bằng cách nào?
4. Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Nhắc các em ôn lại bài, nhắc mọi người trong gi đình giữ vệ sinh để phòng tránh muỗi.
- Nghe.
- Trả lời câu hỏi.
- Nêu tên bài vừa học.
- Nghe.
- Nghe và thực hiện .
 ***************************************************************** 
Thứ tư, ngày 23 tháng 3 năm 2016
 Tập đọc
 Quà của bố
I. Mục tiêu: Giúp HS 
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lần nào, luôn luôn, về phép, vững vàng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ.
 - Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội ngoài đảo xa, bố rất nhớ và yêu em.Trả lời 1, 2 câu hỏi (SGK).
- Học thuộc lòng một khổ thơ của bài thơ.
 - HS yêu quý những người thân trong gia đình của mình.
II. đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- HS: Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1.
III. các Hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS hát.
- Đọc bài: Ngôi nhà.
- đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- Nhận xét.
- Trả lời câu hỏi.
- Nghe.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài :
- GV nêu yêu cầu giờ học.
- Nghe.
b. Nội dung:
* Luyện đọc.
- Đọc mẫu toàn bài.
- Theo dõi.
- Luyện đọc tiếng, từ: “lần nào, về phép, vững vàng”, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: “về phép, vững vàng”.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng dòng thơ, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng 
- Gọi HS đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Luyên đọc cá nhân, nhóm.
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- Đọc đồng thanh.
* Ôn tập các vần cần ôn trong bài 
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.
- Tìm tiếng có vần “oan” trong bài?
- HS tìm và nêu.
- Gạch chân, đọc tiếng đó?
 - HS đọc cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “oan, oat” ngoài bài?
- HS tìm và nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng vừa tìm.
Tiết 2
* Kiểm tra bài cũ.
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- bài: Quà của bố.
* Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài 
- GV gọi HS đọc khổ thơ một.
- Nêu câu hỏi 1: Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu? gọi HS trả lời ( ở đảo xa.)
- Gọi HS đọc khổ thơ 2.
- Nêu câu hỏi 2: Bố gửi cho bạn nhỏ những quà gì? ( cái nhớ, cái thương, nghìn lời chúc...
- Đọc khổ thơ 1.
- HS trả lời, nhận xét bổ sung.
- Đọc khổ thơ 2.
- Cá nhân trả lời, nhận xét.
- GV: bài thơ cho ta thấy bố bạn là bộ đội ở xa nhưng luôn viết thư về cho bạn vì bạn ngoan...
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS .
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ: GV tổ chức cho học sinh học thuộc lòng bài thơ theo cách xoá dần.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nghe.
- Nghe.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
- HS đọc đồng thanh theo yêu cầu của giáo viên.
- HS thi đua học thuộc lòng bài thơ theo nhóm, tổ.
* Luyện nói.
- Cho HS quan sát tranh vẽ.
- Gọi HS nêu chủ đề luyện nói. (Nói về nghề nghiệp của bố.)
- HS quan sát tranh vẽ và nêu chủ đề luyện nói: 
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- Yêu cầu HS luyện nói theo gợi ý.
- Nhận xét, tuyên dương.
 4. Củng cố: 
- Hôm nay ta học bài gì? 
- Qua bài thơ hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
 5. dặn dò: 
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài: Vì bây giờ mẹ mới về.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
- Nghe.
- Trả lời câu hỏi.
- Nghe.
- Nghe và thực hiện.
****************************************
Hát
( Giáo viên chuyên )
****************************************
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Biết giải bài toán có phép trừ.
 - Thực hiện được cộng hoặc trừ( không nhớ) các số trong phạm vi 20.
 - Bài tập phát triển: Bài 4
 - HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. các Hoạt động dạy- học: 
 hoạt động của thầy
 hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Tính: 13 + 4 - 7 = 18 - 5 + 2 =
- Nhận xét, chốt lại đáp số đúng.
- HS thực hiện trên bảng lớp, bảng con.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
b. Nội dung:
* HD HS làm các bài tập. 
+ Bài1: Gọi HS đọc đề. 
- HD HS tìm hiểu yêu cầu, nêu tóm tắt.
 - Cho HS làm bài cá nhân, chữa bài giải trên bảng lớp.
- HS tự tìm hiểu bài toán và tóm tắt.
- HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại bài giải đúng. 
 Tóm tắt Bài giải
Có : 15 búp bê Còn lại số búp bê là
Đã bán: 2 búp bê 15 - 2 = 13 (búp bê)
Còn lại: ...búp bê? Đáp số: 13 búp bê
 + Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. Nêu tóm tắt.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
 Tóm tắt Bài giải
Có : 12 máy bay Trên sân còn lại số máy bay là
Bay đi: 2 máy bay 12 - 2 = 10 (máy bay)
Còn lại: ...máy bay? Đáp số: 10 máy bay
- Đọc yêu cầu.
- HD thực hành theo HD.
+Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài theo nhóm, chữa bài trên bảng.
- Nhận xét, chữ bài làm đúng.
- Làm bài theo nhóm, chữa bài.
* Bài tập phát triển:
+ Bài 4: Treo bảng phụ, gọi HS nêu tóm tắt.
- Nhìn hình vẽ nêu tóm tắt, từ đó nêu thành bài toán đố dựa vào tóm tắt đó.
- Yêu cầu HS giải vào vở và chữa bài.
- HS khác đưa ra câu lời giải khác.
- Từ hình vẽ trên em nào có đề toán khác mà sử dụng phép tính khác khi giải.
 4. Củng cố:
- Trình bày các bước giải bài toán có lời văn ?
- Nhận xét giờ học.
5. dặn dò: 
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài: Luyện tập.
- HS khá, giỏi có thể nêu đề thành bài toán cộng.
- HS nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn.
- Nghe.
- Nghe và thực hiện.
****************************************************************
 Thứ năm, ngày 24 tháng 3 năm 2016
 Chính tả
 Quà của bố 
I. Mục tiêu
	 - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ 2 bài: Quà của bố khoảng
 10 - 12 phút.
 - Điền đúng s hay x; vần im hay iêm vào chỗ trống. Bài tập 2a và 2b.
 - HS rèn tính cẩn thận.
II. đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Vở chính tả.
III. các Hoạt động dạy- học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết bảng: xâu kim, câu chuyện.
- GV nhận xét.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học.
b. Nội dung: 
* Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng đoạn văn cần chép.
- Gọi HS đọc đoạn chép chính tả.
- GV đọc các tiếng: “nghìn, thương, gửi, lời chúc”. Cho HS viết vào bảng con.
- GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn. 
- Cho HS tập chép vào vở, GV HD các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm...
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lỗi khó trên bảng. 
- Thu, nhận xét một số bài của HS trước lớp.
* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
+ Điền chữ “x” hoặc “s”
- Cho HS quan sát tranh, làm bài cá nhân, chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lại từ điền đúng.( xe lu;dòng sông)
- Cho HS đọc lại từ.
+ Điền vần “im” hoặc “iêm”
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát tranh làm bài cá nhân, chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lại từ điền đúng.
 trái tim kim tiêm
- Cho HS đọc lại từ.
4. Củng cố: 
- Gọi HS lại bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét giờ học.
5. dặn dò: Nhắc HS viết lại bài chính tả. 
- HS hát.
- HS viết trên bảng con.
- Nghe yêu cầu.
- HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn đó, cá nhân, tập thể.
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- Học sinh chép bài vào vở.
- HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở..
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Quan sát tranh, làm bài cá nhân, chữa bài trên bảng lớp.
- Đọc lại các từ.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Quan sát tranh, làm bài cá nhân, chữa bài trên bảng lớp.
- Đọc lại từ.
- Đọc lại bài chính tả.
- Nghe.
- Nghe và thực hiện.
***********************************************
Kể chuyện
 Bông hoa cúc trắng 
I.Mục tiêu:
	 - Kể lại đợc một đọan câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đất trời cũng cảm động, giúp cho cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
 - HS yêu thích môn học.
II. đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
- HS: SGK
III. các Hoạt động dạy - học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu chuyện hôm trước em học là chuyện gì?
- HS hát.
- Trả lời câu hỏi.
- Câu chuyện trí khôn cho em biết điều gì?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
- Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
- nhắc lại tên bài.
b. Nội dung:
* GV kể chuyện.
- GV kể chuyện lần 1.
- Nghe.
- GV kể chuyện lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ.
- Nghe, quan sát tranh.
* Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Tranh 1 vẽ cảnh gì? mẹ đang ốm, nằm trên giường, gọi con gái đến bảo...
- Trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi dưới tranh là gì? ( - Người mẹ ốm nói gì với con?
GV giới thiệu giọng kể của người mẹ: yếu ớt, mệt mỏi.
- Trả lời câu hỏi.
- Nghe.
- Gọi HS kể đoạn 1.
- Kể lại đoạn 1.
- Các đoạn còn lại hướng dẫn tương tự 
+ Tổ chức cho HS kể lại từng đoạn trong nhóm.
+ Cho HS thi kể từng đoạn trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt.
- Gọi HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Thực hiện theo HD.
- HS kể lại từng đoạn trong nhóm.
- HS thi kể từng đoạn 
trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung cho bạn.
* Hiểu nội dung truyện.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? (Cần biết chăm sóc, yêu thương mẹ
- Trả lời câu hỏi.
- Em thích nhân vật nào trong chuyện, vì sao? 
4. Dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
 - Nhắc HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau: Niềm vui bất ngờ.
- Trả lời câu hỏi.
- Nghe.
- Nghe và thực hiện.
 *************************************************
 Toán
 	 Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn bằng một phép trừ.
- HS biết vận dụng giải toán vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 4.
- HS: Bảng con, vở bài tập.
III. các Hoạt động dạy- học: 
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS thực hiện trên bảng lớp, bảng con: 
14 - 4 = 9 - 5 = 15 - 4 =
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- HS hát.
- HS làm bài trên bảng lớp, bảng con. 
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
b. Nội dung:
* HD HS làm các bài tập.
+ Bài1: Gọi HS đọc đề.
- HS đọc đề bài và hoàn thành phần tóm tắt. 
- Muốn biết Lan còn bao nhiêu cái thuyền ta làm tính gì? Lấy số nào trừ đi số nào?
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- NHận xét, chốt lại bài giải đúng. 
 Bài giải
 Làn còn lại số thuyền là
 14 - 4 = 10 ( cái thuyền )
 Đáp số: 10 cái thuyền
- trả lời sau đó giải bài toán vào vở, một em lên bảng chữa bài giải.
+ Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm bài cá nhân, chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lại bài giải đúng. 
 Tóm tắt Bài giải
Có : 9 bạn Tổ em có số bạn nam là
Nữ : 5 bạn 9 - 5 = 4 ( bạn )
Nam :... bạn ? Đáp số: 4 bạn
- Đọc yêu cầu.
- HS tự tóm tắt bài toán sau đó giải vào vở rồi chữa bài
+ Bài 3: Gọi HS sđọc bài toán.
- HD HS tìm hiểu bài toán.
Tiến hành tương tự bài tập số 2. 
+ Lưu ý: HS ghi danh số là đơn vị đo độ dài “cm”.
- tóm tắt và giải bài toán, sau đó chữa bài.
+ Bài 4: Treo hình vẽ và phần tóm tắt bài toán lên bảng. Gọi HS nêu đề bài.
- Dựa vào tóm tắt nêu thành đề bài.
- Muốn tìm số hình tròn không tô màu em làm thế nào?
- Trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS tự giải và chữa bài.
 Bài giải
 Số hình tròn không tô màu là
 15 - 4 = 11 ( hình tròn )
 Đáp số: 11 hình tròn
- Gọi HS giỏi dựa vào hình vẽ nêu đề toán khác mà phải sử dụng phép tính cộng khi giải.
- Về nhà tự hoàn thành giải bài toán của bạn nêu. 
4. Củng cố: 
- Nêu lại các phần khi trình bày bài giải toán có văn.
- Nhận xét giờ học.
5. dặn dò: 
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài: Luyện tập chung.
Chữa bài giải trên bảng
- Dựa vào tóm tắt, hình vẽ nêu đề toán khác mà phải sử dụng phép tính cộng khi giải.
- Nghe.
- Nêu các bước giải bài toán có lời văn.
- Nghe.
- Nghe và thực hiện.
Đạo đức
Chào hỏi tạm biệt ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
 - Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
 - Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể

File đính kèm:

  • docLuyen_tap_Trang_160.doc