Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021
Thứ 5, ngày 04 tháng 02 năm 2021
Tư nhiên xã hội
BÀI 13: THỰC HÀNH:
QUAN SÁT CÂY XANH VÀ CÁC CON VẬT
( tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức:
- Kết nối được các kiến thức đã học về thực vật, động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên.
- Biết sử dụng những đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Quan sát, đặt được câu hỏi và trả lời câu hỏi về những cây và con vật nơi tham quan.
- Bước đầu làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả khi đi tham quan.
- Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.
- Cân nhắc không sử dụng các đồ dùng bằng nhựa dùng 1 lần để bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu quan sát
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
III. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
đến số đó. - GV có thể che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã bị che, chẳng hạn: che các số 50, 60, 70 hoặc 41, 51, 61 hoặc 45, 50, 55, 60, 65, 70 hoặc 44, 54, 64. Từ đó, nhắc HS chú ý cách đọc “mười” hay “mươi”; “một” hay “mốt”, “năm” hay “lăm”; “bốn” hay “tư”. Che các số 39, 40; 49, 50; 59, 60; 69, 70 yêu cầu HS đọc. D. Hoạt động vận dụng Bài 3 a) Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe: Có bao nhiêu quả dâu tây? b) Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe các công chúa có bao nhiêu viên ngọc trai. Chia sẻ trước lớp. HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn. E. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hàng ngày? - Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì? - Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào. _________________________________________ TIẾNG VIỆT BÀI 109: iêu yêu (2 tiết) I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần iêu, yêu; đánh vần, đọc đúng tiếng các vần iêu, yêu. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần iêu, vần yêu. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ba lưỡi rìu (2). - Viết đúng các vần iêu, yêu, các tiếng (vải) thiều, đáng yêu cỡ nhỡ (trên bảng con). + Phần Tập đọc: - Đối với HS năng khiếu yêu cầu đọc lưu loát được toàn bộ câu chuyện. - Đối với HS tiếp thu chậm chỉ yêu cầu đánh vần đọc được 3 câu đầu II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy tính, ti vi. - Bộ đồ dùng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ - 1 HS đọc bài Tập đọc Ba lưỡi rìu (1) (bài 108). - 1 HS nói tiếng ngoài bài đọc em tìm được có vần êu, vần iu. - Gv nhận xét B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: 2’ vần iêu, vần yêu. 2. Chia sẻ và khám phá 10’(BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần iêu - GV viết: iê, u. - HS: iê - u - iêu. / Phân tích: Vần iêu gồm âm đôi iê và u. Âm iê đứng trước, u đứng sau. - HS nói: vải thiều. Tiếng thiều có vần iêu. - Phân tích vần iêu, tiếng nhiều. / Đánh vần: thờ - iêu - thiêu - huyền - thiều / thiều. - Đánh vần, đọc trơn: iê - u - iêu / thờ - iêu - thiêu - huyền - thiều / vải thiều. 2.2. Dạy vần yêu (như vần iêu) - Đánh vần, đọc trơn: yê - u - yêu / đáng yêu. - HS nhắc lại quy tắc chính tả: vần iêu viết là iêu khi có âm đầu đứng trước, viết là yêu khi trước nó không có âm đầu. * Củng cố: Cả lớp đánh vần, đọc trơn các vần mới, từ khoá vừa học. 3. Luyện tập 18’ 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần iêu? Tiếng nào có vần yêu?) - (Như các bài trước) Xác định yêu cầu. / Đọc tên sự vật (HS nào đọc ngắc ngứ thì đánh vần). / Tìm tiếng có vần iêu, yêu, nói kết quả. - GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng niêu có vần iêu. Tiếng yêu có vần yêu,... 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học: iêu, yêu, vải thiều, đáng yêu. b) Viết vần: iêu, yêu - 1 HS đọc vần iêu, nói cách viết. - GV vừa viết mẫu vần iêu, vừa hướng dẫn. Chú ý cách viết nét mũ trên ê, nét nối giữa iê và u. / Làm tương tự với vần yêu. - HS viết bảng con: iêu, yêu (2 lần). c) Viết tiếng: (vải) thiều, (đáng) yêu - GV vừa viết tiếng thiều, vừa hướng dẫn. Chú ý chữ t cao 1,5 li, chữ h cao 2m5 li; dấu huyền đặt trên ê. / Làm tương tự với tiếng yêu. - HS viết: (vải) thiều, (đáng) yêu (2 lần). TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 3) 32’ a) GV giới thiệu: Trong giờ học hôm nay các em sẽ đọc tiếp phần 2 của câu chuyện Ba lưỡi rìu để biết câu chuyện có kết thúc như thế nào. b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: tiều phu (người đàn ông làm nghề đốn củi trong rừng). Luyện đọc từ ngữ: tiều phu, lưỡi rìu bạc, lặn xuống, lắc đầu, reo lên, yêu quý, túng thiếu, không tham, thưởng. d) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có mấy câu? (HS đếm: 9 câu). - GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Có thể đọc liền 4 câu cuối. - Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 4 câu cuối) (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (5 câu / 4 câu); thi đọc cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc - GV giải thích: BT đã đánh số thứ tự cho tranh 1, 2, 5. Các em cần đánh số thứ tự cho 2 tranh còn lại. Chú ý quan sát màu sắc các lưỡi rìu để đánh số cho đúng - HS làm bài vào VBT, viết số thứ tự cho tranh 3 và 4. - HS báo cáo: thứ tự đúng là :1- 2 - 4 - 3 - 5. - GV chỉ từng tranh theo thứ tự đúng, 1 HS giỏi nói nội dung câu chuyện: (1) Chàng tiều phu làm văng lưỡi rìu xuống sông. (2) Ông lão lấy từ dưới sông lên lưỡi rìu bạc, chàng tiều phu xua tay (tỏ ý đó không phải lưỡi rìu của mình). (3) Ông lão lấy từ dưới sông lên lưỡi rìu vàng, chàng tiều phu vẫn lắc đầu. (4) Ông lão lấy lên lưỡi rìu sắt, chàng vui mừng nhận chiếc rìu. (5) Ông lão nói mình là Bụt và thưởng cho chàng cả lưỡi rìu vàng và bạc. * HS đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 30). 4. Củng cố, dặn dò 3’ - Em vừa tìm hiểu câu chuyện gì? Em học được gì từ câu chuyện trên? - Kể lại cho người thân nghe câu chuyện đã học. Chiều TẬP VIẾT BUỔI CHIỀU : (1 tiết – sau bài 108,109). I. MỤC TIÊU - Viết đúng các vần êu, iu, iêu, yêu, các tiếng con sếu, cái rìu, vải thiều, đáng yêu - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’ - Gv đọc cho hs viết vào bảng con: Diều sáo, yêu quý, cái phễu. - Gv nhận xét B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài:2’ GV nêu mục tiêu của bài học. Tiếp tục luyện viết chữ cỡ nhỏ. 2. Luyện tập 25’ 2.1. Viết chữ cỡ nhỡ - HS đọc các vần, từ ngữ (cỡ nhỡ): êu, con sếu; iu, cái rìu, iêu, vải thiều; yêu, đáng yêu. /HS nói cách viết từng cặp vần. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, vị trí đặt dấu thanh (sếu, cái rìu, vải thiều, đáng yêu). - HS viết vào vở Luyện viết. 2.2. Viết chữ cỡ nhỏ - Cả lớp đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỏ). - GV viết mẫu, hướng dẫn. Chú ý chiều cao các con chữ: s, r cao hơn 1 li; đ cao 2 li; h, g, y cao 2,5 li. Khi HS viết, không YC khắt khe về độ cao các con chữ. - HS viết vào vở Luyện viết, hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò 3’ - HS nêu lại độ cao của các con chữ mà GV đưa ra. - Chỉ một số từ cho HS đọc lại. - Tuyên dương những HS tích cực. ĐẠO ĐỨC BÀI 10: LỜI NÓI THẬT I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: - Nêu được một số biểu hiện của lời nói thật. - Giải thích được vì sao phải nói thật. - Thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác. - Đồng tình với những lời nói thật; không đồng tình với những lời nói dối. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách giáo khoa Đạo đức 1. - Câu chuyện của giáo viên về việc đã dũng cảm nói thật (nếu có). - Clip câu chuyện “Cậu bé chăn cừu”. Lưu ý: - GV có thể sử dụng câu chuyện hoặc clip khác thay thế câu chuyện “Cậu bé chăn cừu” cho hoạt động Kể chuyện theo tranh. - Một số tình huống nói thật phù hợp với trường, lớp, địa phương (để thay thế những tình huống đưa ra trong SGK). III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ * Mục tiêu: - HS thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với những ý kiến về việc nói thật và nói dối. - HS được phát triển về năng lực tư duy phê phán. * Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của hoạt động. - GV (hoặc một HS có khả năng đọc tốt) đọc to các ý kiến được đưa ra trong sách. - HS suy nghĩ cá nhân và bày tỏ thái độ về từng ý kiến. - HS đưa ra lời giải thích cho thái độ mình lựa chọn đối với ý kiến đưa ra. - GV kết luận (ứng với từng ý kiến được trao đổi): + Với ý kiến 1 “Người nói thật là người đáng tin cậy. Đồng tình, vì người nói | thật sẽ không trêu đùa, làm hại người khác bởi những lời nói không đúng. + Với ý kiến 2 “Nên nói dối để tránh bị phạt”: Không đồng tình, vì nói dối có thể sẽ tránh bị phạt nhưng khi đã bị phát hiện thì người nói dối sẽ bị mất niềm tin ở người khác, khiến người khác ngần ngại giúp đỡ, sẻ chia. + Với ý kiến 3 “Không nên nói dối, đổ lỗi cho người khác”. Đồng tình, vì nói dối đổ lỗi cho người khác là việc làm không tốt, thể hiện sự thiếu dũng cảm, hay hèn nhát. + Nếu em thấy bạn nào có ý kiến chưa phù hợp với việc nói thật/nói dối, em nên giải thích cho bạn hiểu. Lưu ý: - HS có thể bày tỏ ý kiến bằng những cách khác nhau, ví dụ: giơ mặt cười - mặt mếu, giơ thẻ xanh - thẻ đỏ, giơ tay,... - GV nên tôn trọng tất cả các ý kiến HS đưa ra, chú trọng vào lời giải thích của HS, không nên phán xét đúng - sai với các ý kiến của HS. Hoạt động 2: Đóng vai * Mục tiêu: HS biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể liên quan đến việc nói thật. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nêu các tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 25. - GV phân công các nhóm HS thảo luận đưa ra cách xử lý tình huống. - HS làm việc theo nhóm. - Với mỗi tình huống, GV mời 1-2 nhóm lên đóng vai; các nhóm khác quan sát để đưa ra lời nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Nhóm khác có thể đưa ra cách ứng xử của nhóm mình. - Gợi ý cách nhận xét: 1) Cách ứng xử trong tình huống đã phù hợp hay chưa? 2) Có cách ứng xử nào khác không? - GV kết luận: + Tình huống 1: Cách xử lí phù hợp là Chi nên nói thật với bạn về lỗi của mình, xin lỗi và đề nghị cách sửa lỗi (Ví dụ: dán lại vở cho bạn, hoặc nhờ mẹ mua vở mới cho bạn). + Tình huống 2: Cách xử lí phù hợp là Mai nên nói thật với mẹ, xin lỗi mẹ với thái độ chân thành và đề nghị cách sửa lỗi. (Ví dụ: Con xin lỗi mẹ ạ! Con sơ ý đã làm quên lời mẹ dặn. Bây giờ con mang đồ sang cho bà ngay nhé.) Lưu ý: - GV có thể cho cả lớp lần lượt xử lí từng tình huống hoặc phân công mỗi nhóm xử lí một tình huống. - GV có thể thay đổi tình huống khác cho phù hợp với lớp, trường, địa phương của mình. - Lời nói thật và cách khắc phục của HS đưa ra cho mỗi tình huống có thể đa dạng, khác nhau. GV không nên áp đặt theo một cách nói và cách khắc phục duy nhất. Hoạt động 3: Tự liên hệ * Mục tiêu: - HS biết đánh giá việc nói thật, nói dối của mình và có ý thức điều chỉnh hành vi nói thật của mình. * Cách tiến hành: - HS chia sẻ theo nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: 1) Bạn đã bao giờ dũng cảm nói thật khi mắc lỗi chưa? 2) Khi đó bạn cảm thấy như thế nào? 3) Sau khi bạn nói thật, người đó có thái độ như thế nào? - Một vài HS chia sẻ lại trước lớp. - GV có thể chia sẻ với HS kinh nghiệm của mình. - GV khen HS đã biết dũng cảm nói thật và khuyến khích HS luôn nói thật. Vận dụng - HS tìm hiểu những câu chuyện về dũng cảm nói thật (qua ti vi, qua bố mẹ, người thân...). - HS chia sẻ với bạn một câu chuyện về dũng cảm nói thật mà mình đã biết (ví dụ: Câu chuyện Lê - nin đánh vỡ cốc khi đến thăm nhà dì). - GV nhắc HS luôn nói thật ở trường, ở nhà, ở ngoài, không chỉ nói thật với thầy cô, ông bà, cha mẹ, mà nói thật với bạn bè, em nhỏ; khi thấy bạn nói dối, em nên nhắc nhở bạn. - GV hướng dẫn HS thả hình ngôi sao vào “Giỏ việc tốt” mỗi ngày HS dũng cảm nói thật. Lưu ý: Sau mỗi tuần, GV có thể hỏi HS tổng kết có được bao nhiêu ngôi sao việc tốt về việc dũng cảm nói thật. Tổng kết bài học - HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? - GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 54. - GV chia sẻ: Dũng cảm nói thật trong một số tình huống không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên nếu em làm được điều đó, em sẽ cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản và được mọi người tin cậy. - GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả. TOÁN Bài 42: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 71 đến 99) MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Đếm, đọc, viết các số từ 71 đến 99. - Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế. - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, ti vi. - Các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm. - Các thẻ số từ 71 đến 99. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ - GV cho hs viết vào bảng con các số: từ 71 đến 99. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2’Gv giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng 2. Hoạt động khởi động 5’ 1. HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” như sau: - Chia lớp thành nhiều nhóm 4-6 HS, chỉ rõ: “Nhóm dùng các khối lập phương”, “Nhóm dùng hình vẽ”, “Nhóm viết số”. - GV hoặc chủ trò đọc một số từ 41 đến 70. Nhóm dùng các khối lập phương giơ số khối lập phương tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm dùng hình vẽ, vẽ đủ số hình tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm viết số dùng các chữ số để viết số GV đã đọc. Sau mỗi lần chơi các nhiệm vụ lại đổi luân phiên giữa các nhóm. 3. Hoạt động hình thành kiến thức 10’ 1. Hình thành các số từ 71 đến 99 a) HS thực hiện theo nhóm 4 hoặc theo nhóm bàn. Tương tự như những bài trước, HS đếm số khối lập phương, đọc số, viết số. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm sao cho mỗi nhóm thực hiện với 5 số. Cả lớp thực hiện đủ các số từ 71 đến 99. b) HS báo cáo kết quả theo nhóm. - Cả lớp đọc các số từ 71 đến 99. - GV nhắc HS cách đọc số chú ý biến âm “mốt”, “tư”, “lăm” Chẳng hạn: + GV gắn các thẻ số 11, 21, 31, 41, 51, 61, 71, 81,91. HS đọc. + GV gắn các thẻ số 14, 24, 34, 44, 54, 64, 74, 84, 94. HS đọc. + GV gắn các thẻ số 15, 25, 35, 45, 55, 65, 75, 85, 95. HS đọc. 2. Trò chơi: “Lấy đủ số lượng” - HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính, ... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. - Chẳng hạn: Lấy ra đủ 75 que tính, lấy thẻ số 75 đặt cạnh những que tính vừa lấy. 2. Trò chơi “Lấy đủ số lượng” - HS lấy ra đủ số khối lập phương (hoặc số que tính) theo yêu cầu cua GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 70 khối lập phương (7 thanh), lấy thẻ số 70 đặt cạnh những khối lập phương vừa lấy. 4. Hoạt động thực hành, luyện tập 5’ Bài 1 HS thực hiện các thao tác: - Viết các số vào vở. - Đối vở kiểm tra, tìm lỗi sai và cùng nhau sửa lại. Bài 2. HS thực hiện các thao tác: - Đem, tìm số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả. - Đọc các số từ 71 đến 99. GV có thể đánh dấu một số bất kì trong các số từ 71 đến 99, yêu cầu HS đếm từ một số bất kì đến số đó, đếm tiếp, đếm lùi, đếm thêm từ số đó. - GV có thể che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã bị che, chẳng hạn: che các số 71,81, 91 hoặc 74, 84, 94 hoặc 69, 70; 79, 80; 89, 90; ... 5. Hoạt động vận dụng 5’ Bài 3 - Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe số quả chanh, số chiếc ấm. Chia sẻ trước lớp. HS lắng nghe và nhận xét cách đem của bạn. - GV đặt câu hỏi để HS nhận ra khi đếm số lượng có thể đếm bằng nhiều cách khác nhau nhưng trong mỗi tình huống nên lựa chọn cách đếm nào nhanh, ít sai sót dễ dàng kiểm tra lại. 5. Củng cố, dặn dò 3’ - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày? - Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì? - Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào. Thứ 4, ngày 03 tháng 02 năm 2021 TOÁN ĐẾM CÁC SỐ ĐẾN 100 I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Nhận biết số 100 dựa trên việc đếm tiếp hoặc đếm theo nhóm mười. - Đếm, đọc, viết số đến 100; Nhận biết được bảng các số từ 1 đến 100. - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, máy chiếu. - Bảng các số từ 1 đến 100. - Các phiếu in bảng các số từ 1 đến 100 như bài 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động - HS quan sát tranh khởi động, đếm tiếp đến 100 từ một số bất kì, chẳng hạn: 81; 82; ,...;99; 100; 90; 91; ,...;99; 100; 87; 88; ....; 99; 100; - GV có thể tổ chức thành trò chơi “Đếm tiếp”. GV nêu một số bất kì, nhóm HS đếm tiếp đến 100 thì GV có hiệu lệnh để HS dừng lại. Tiếp tục thực hiện với nhóm HS khác. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. GV gắn băng giấy lên bảng (đã che số 100), HS đếm theo các số trong băng giấy: 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2. HS nhận biết số 100 bằng cách đếm tiếp. GV cầm thẻ số 100 gắn vào ô trống rồi chỉ vào số 100, giới thiệu số 100, cách đọc và cách viết. 3. HS viết “100”, đọc “một trăm” (hoặc gài thẻ số 100). C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. Mục tiêu là nhận biết Bảng các số từ 1 đến 10 - HS đọc các số còn thiếu ở mỗi ô ? (HS nên điền vào phiếu, tự tạo lập bảng các số từ 1 đến 100 của mình để sử dụng về sau). - GV chữa bài và giới thiệu: “Đây là Bảng các sổ từ 1 đến 100''. - GV đặt câu hỏi để HS nhận ra một số đặc điểm của Bảng các sò từ 1 đến 100, chẳng hạn: + Bảng này có bao nhiêu số? + Nhận xét các số ở hàng ngang. Nhận xét các số ở hàng dọc + Nếu che đi một hàng (hoặc một cột), hãy đọc các số ở hàng (cột) đó. - GV chỉ vào Bảng các số từ 1 đến 100 giới thiệu các số từ 0 đến 9 là các số có một chữ số; các số từ 10 đến 99 là các số có hai chữ số. - GV hướng dẫn HS nhận xét một cách trực quan về vị trí “đứng trước”, “đứng sau” của mỗi số trong Bảng các số từ 1 đến 100. - HS tự đặt câu hỏi cho nhau về Bảng các số từ 1 đến 100. Bài 2. HS thực hiện các thao tác: - Đọc số hoặc đặt thẻ sổ thích hợp vào mỗi ô ghi dấu “?”. - Đọc cho bạn nghe kết quả và chia sẻ cách làm. Bài 3. HS thực hiện các thao tác: - Quan sát mẫu: Bạn voi muốn đem xem có tất cả bao nhiêu chiếc chìa khoá, bạn voi có cách đếm thông minh: 10, 20, ..., 90, 100. - HS cùng đếm 10, 20, ..., 100 rồi trả lời: “Có 100 chiếc chìa khoá”. - HS thực hiện tương tự với tranh cà rốt và tranh quả trứng rồi chia sẻ với bạn cùng bàn. D. Hoạt động vận dụng - HS có cảm nhận về số lượng 100 thông qua hoạt động lấy ra 100 que tính (10 bó que tính 1 chục). -vTrong cuộc sống, em thấy người ta dùng số 100 trong những lình huống nào? - GV khuyến khích HS biết ước lượng số lượng trong cuộc sống. E. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em đã biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Các em đã nhìn thấy số 100 ở những đâu? (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh - Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc, viết số, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học. Thứ 5, ngày 04 tháng 02 năm 2021 Tư nhiên xã hội BÀI 13: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÂY XANH VÀ CÁC CON VẬT ( tiết 1) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Kết nối được các kiến thức đã học về thực vật, động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên. - Biết sử dụng những đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Quan sát, đặt được câu hỏi và trả lời câu hỏi về những cây và con vật nơi tham quan. - Bước đầu làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả khi đi tham quan. - Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật. - Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. - Cân nhắc không sử dụng các đồ dùng bằng nhựa dùng 1 lần để bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Phiếu quan sát 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội III. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 1. Hoạt động 1: Chuẩn bị khi đi tham quan thiên nhiên * Mục tiêu - Nêu được 1 số đồ dùng cần mang khi đi tham gian - Thực hiện 1 số nội quy khi đi tham quan. * Cách tiến hành Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình - Hướng dẫn HS cách quan sát các hình trang 86, 87 SGK. - Hỏi: Các bạn trong hình đang làm gì? Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm - Từng HS trong nhóm trình bày, thảo luận: + Những đồ dùng nào cần mang khi đi tham quan thiên nhiên? + Vai trò của những đồ dùng đó là gì? + Khi đi tham quan cần lưu ý những điều gì? Gợi ý: GV hướng dẫn HS đọc bảng “ Hãy cẩn thận!” trong SGK trang 86, 87, giúp HS khắc sâu hơn: Không tự ý hái hoa, quả và ăn chúng; không đứng gần và thò tay vào chuồng thú, Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp - Đại diện nhóm trình bày những đồ dùng cần thiết mang theo khi đi tham quan thiên nhiên và tác dụng của chúng. - Trình bày những lưu ý khi đi tham quan. - GV hỏi: Để bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa, chúng ta nên đựng nước, đồ ăn bằng vật dụng gì? Gợi ý: Ở VN nhiều người có thói quen dùng đồ ăn nhanh, nước uống, đựng bằng đồ nhựa. Đồ nhựa gây nhiều tác hại cho môi trường sống của con người và động vật vì vậy chúng ta cần giảm thiểu bằng cách: không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần. Bước 4: Củng cố - GV hướng
File đính kèm:
giao_an_tong_hop_lop_1_tuan_21_nam_hoc_2020_2021.doc