Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột)

I. Mục tiêu:

+ Kiến thức: Kể tên và nêu được một số lợi ích của cây rau, cây hoa.

 Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây rau, cây hoa

- Nêu tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa,.

- Nêu được ích lợi của của cây rau, cây hoa.

 * Q.sát, so sánh để tìm ra các bộ phận của cây rau cải, sự khác nhau về thân, rễ, lá, màu sắc của một số loài rau, loài hoa.

+ Kỹ năng: Rèn kĩ năng chia sẻ, hợp tác nhóm, phản hồi

* GDKNS: Nhận thức hậu qủa không ăn rau và ăn rau không sạch

- Kỹ năng ra quyết định: Thường xuyên ăn rau và ăn rau sạch

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cây rau, cây hoa.

- Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập

+ NL- PC: Rèn các NL, PC cho HS

II. Đồ dung/ Phương tiện dạy học:

 

doc18 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa,... 
- Nêu được ích lợi của của cây rau, cây hoa. 
 * Q.sát, so sánh để tìm ra các bộ phận của cây rau cải, sự khác nhau về thân, rễ, lá, màu sắc của một số loài rau, loài hoa.
+ Kỹ năng: Rèn kĩ năng chia sẻ, hợp tác nhóm, phản hồi
* GDKNS: Nhận thức hậu qủa không ăn rau và ăn rau không sạch 
- Kỹ năng ra quyết định: Thường xuyên ăn rau và ăn rau sạch
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cây rau, cây hoa.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập
+ NL- PC: Rèn các NL, PC cho HS
II. Đồ dung/ Phương tiện dạy học: 
* GV: - Giấy A3 (2 tờ/nhóm = 10 tờ) 
- Nam châm; que chỉ + rổ nhựa 5 cái; một số cây rau cải thật (cải bẹ, cải ngot, cải cay,) NHÓM 1, NHÓM 2, NHÓM 3, NHÓM 4, NHÓM 5
* HS: Bút chì, bút màu; tẩy, một số cây rau cải thật.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của thầy
1. Hoạt động 1: Phương pháp bàn tay nặn bột
- HS kể 
- Nghe
- HS trả lời
- HS thực hiện
- HS quan sát 
- HS quan sát và trao đổi trong nhóm.
- HS quan sát rồi cử đại diện lên trả lời.
- Nghe yêu cầu.
- Nêu câu hỏi đề xuất
+ Cây rau, cây hoa có nhiều lá hay ít lá? 
+ Câu rau, cây hoa có rễ không? 
+ Cây rau, cây hoa có những bộ phận nào?...
- HS thảo luận nhóm để đưa ra dự đoán và ghi lại dự đoán vào bảng nhóm.
- HS trong nhóm trình bày phần dự đoán của nhóm mình trước lớp.
- HS nêu phương án (cách tiến hành: 
+ Em quan sát cây rau, cây hoa
+ Em quan sát tranh ảnh, hỏi thêm bố mẹ.
+ Em về tìm hiểu trên mạng...)
- HS quan sát cây rau, cây hoa đã chuẩn bị và ghi lại kết quả quan sát vào bảng nhóm
- Trình bày kết luận sau khi quan sát. 
- Nghe.
- HS chỉ trên cây rau, cây hoa và nhắc lại. 
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
+ Cây rau:
- Thảo luận nhóm đôi.
- Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
+ Cây hoa: 
- HS làm việc nhóm 4: quan sát tranh ở trang 48, 49 thảo luận các câu hỏi:
- Các hình ở trang 48, 49 vẽ các loại hoa nào?
- Các em còn biết loại hoa nào nữa?
- Hoa được dùng để làm gì?
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS trả lời
1. Hoạt động 1: Phương pháp bàn tay nặn bột
Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề (giới thiệu bài)
- Kể tên các loại rau mà em đã được ăn ở nhà?
- Em biết gì về cây rau, cây hoa? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài 22: Cây rau 
Bước 2: Hình thành biểu tượng của HS
- GV đưa cây rau, cây hoa và hỏi HS đó là cây rau, cây hoa gì?
- Em hãy mô tả bằng lời những hiểu biết của mình về cây rau, cây hoa 
- Chia nhóm cho HS thảo luận và ghi lại những điều em biết về cây rau, cây hoa 
 vào bảng nhóm.
- HS các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- GV ghi nhận kết quả của HS 
Bước 3: Đề xuất câu hỏi (giả thuyết, dự đoán) và phương án tìm tòi.
- GV yêu cầu HS nêu câu hỏi đề xuất. 
- HD HS tìm hiểu câu hỏi “Cây rau, cây hoa có những bộ phận nào?”
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra dự đoán và ghi lại dự đoán vào bảng nhóm.
- Gọi HS trình bày phần dự đoán của nhóm mình trước lớp.
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
+ Để tìm hiểu cây rau, cây hoa có những bộ phận nào ta phải sử dụng phương án gì?
- Yêu cầu HS tiến hành quan sát và ghi lại kết luận trong bảng nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết luận sau khi quan sát. 
- GV nhận xét so sánh phần dự đoán với kết quả quan sát
Ghi nhận kết quả.
Bước 5: Kết luận kiến thức. 
- GV đưa ra cây rau cải chỉ vào các bộ phận của cây và giới thiệu: Cây rau, cây hoa có các bộ phận: Rễ, thân, lá. 
- GV nêu các bộ phận của cây rau, cây hoa nói chung.
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
+ Bước 1: Quan sát
+ Bước 2: Trả lời (đại diện cặp)
+ Bước 3: Cả lớp;
- Các em thường ăn loại rau nào?
- Tại sao ăn rau lại tốt?
- Trước khi dùng rau ta phải chú ý điêù gì?
=> GV kết luận:
- Ăn rau có lợi cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo bón, tránh chảy máu chân răng.
- Rau được trồng ở vườn, ruộng, khi ăn cần rửa thật kỹ.
* PA2: Cho hs q.s tranh sgk, thảo luận cả lớp Làm việc với SGK tìm hiểu về lợi ích của việc trồng hoa.
+ Cho HS làm việc nhóm 4: quan sát tranh: 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, các em khác bổ sung.
+ GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
* Kết luận
- Cây rau, cây hoa gồm các bộ phận nào? Ăn rau thường xuyên có lợi gì? Trước khi ăn rau ta phải làm gì?
- Cây hoa mang lại lơi ích gì cho c/s con người?
- Nhắc HS ăn rau thường xuyên. Rửa sạch rau trước khi ăn. Chăm sóc rau, hoa
- Nhận xét giờ học.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------------------------------
Tiết 5: Ôn tập
 Toán
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết đoc, viết các số từ 0 đến 20. Biết trừ dạng 17 - 3.
- Củng cố cho HS biết làm các phép trừ, biết trừ nhẩm dạng 17 - 7. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
I. Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Biết làm các phép trừ, biết trừ nhẩm dạng 17 - 7. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
+ Kỹ năng: quan sát, tư duy, tính toán.
+ NL: Tạo cho HS phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
+ PC: chăm học, tự tin, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy học Toán. VBT.
- Học sinh: Bộ đồ dùng học Toán. VBT. B/C
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
Bài 1: Tính. 
- HS thực hiện vào bảng con
 15 17 11 13 12
 5 7 1 3 2 
 10 10 10 10 10
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống theo mẫu. 
17
 5
 4
 3
 2
 1
12
13
14
15
16
Bài 3: HS thực hiện vào vở:
 19 14 16 18 11
 9 4 6 8 1
 10 10 10 10 10
 2 HS lên bảng.
 Nhận xét bài làm của bạn.
2. Hoạt động 2: Hoạt động chung
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- HD quan sát hình vẽ đếm số hình tròn và ghi số vào ô trống. 
- Có 12 con. 
- Bay đi 2 con. 
- Còn lại 10 con.
- Em làm tính trừ.
- HS viết phép tính: 12 – 2 = 10. 
1 HS nêu.
Bài 1: Tính. 
 15 17 11 13 12
 5 7 1 3 2 
- GV nhận xét. 
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống theo mẫu. 
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Nhận xét. 
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống.
- GV HDHS cách làm bài. 
Gọi HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
GV đưa ra phần tóm tắt của bài toán, yêu cầu HS đọc tóm tắt: 
 Có : 12 con chim. 
 Bay đi: 2 con chim
 Còn lại.con chim? 
- Có mấy con chim? 
- Bay đi mấy con chim? 
- Còn lại mấy con chim? 
- Muốn biết còn lại mấy con chim, em làm phép tính gì? 
- Yêu cầu HS viết phép tính. 
- GV nhận xét. 
 PA2: Cho HS làm vào bảng cài.
Kết luận: 
- Nêu cách tính phép tính 17 - 7 
- Nhận xét giờ học.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 04/05/2020
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 06 tháng 05 năm 2020
Tiết 1 + 2: Tiếng Việt 
 Tiết 5, 6 : VẦN /on/, /ot/, /ôn/, /ôt/, /ơn/, /ơt/.
 (Sách thiết kế TV1 trang 189-192)
 --------------------------------------------------------
Tiết 3 + 4: Tiếng Việt
 Tiết 7, 8 : VẦN /un/, /ut/, /ưn/, /ưt/.
 (Sách thiết kế TV1 trang 193-195)
------------------------------------------------------------
TiÕt 5: §¹o ®øc
Tiết 21: EM VÀ CÁC BẠN 
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Học sinh đã biết khi chơi với bạn cần phải đoàn kết, có bạn cùng chơi sẽ vui hơn
- Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và kết giao bạn bè.
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
I. Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và kết giao bạn bè. Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi. Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi. 
+ Kỹ năng: Giao tiếp, ứng xử với bạn bè xung quanh
+ NL, PC: Phát triển năng lực tự phục vụ, tự quản, hợp tác, biết làm việc trong nhóm; các phẩm chất: chăm học, chăm làm, đoàn kết. 
* GDKNS: Kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè
	- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè
	- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè
	- Kỹ năng phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè
II. Đồ dùng: Vở bài tập đạo đức.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Hoạt động 1: (Bài tập 1)
- HS chuẩn bị hoa tặng bạn
- HS nghe hướng dẫn
- HS tặng hoa cho bạn
- Nhận xét
- HS nêu ý kiến của mình
- HS nghe
2. Hoạt động 2: (Bài tập 2)
 - HS thảo luận nhóm theo nội dung
- Các nhóm đưa ra các phương án trả lời hay nhất cho nhóm mình
- Các cặp lên trình bày
- HS nghe
- HS trả lời
- HS nêu
- Khen bạn thực hiện tốt
3. Hoạt động 3: (Bài tập 3)
- HS quan sát tranh
- HS làm việc cá nhân
- HS nêu: Đồng ý với tranh 2, 3, 5 vì các bạn cùng học cùng chơi rất vui
Không đồng ý với tranh 1, 4 vì các bạn chưa biết nhường nhau khi chơi
- Cần nhường nhịn khi chơi, giúp đỡ khi gặp khó khăn
- Có bạn cùng học, cùng chơi
- Cần cư xử tốt với bạn
1. Hoạt động 1: (Bài tập 1)
- Trò chơi: Tặng hoa
- GV hướng dẫn cách chơi: Chơi thân với ai, mến ai thì tặng hoa cho người ấy.
- Tổ chức cho HS tặng hoa bạn
- GV quan sát HS chơi
- Vì sao em tặng hoa cho bạn?
* Kết luận: Vừa qua các em đã tặng hoa cho bạn của mình, mỗi em đều có những lý do riêng khi tặng hoa cho bạn... Bạn được tặng hoa nhiều hoa nhất vì đã biết cư xử đúng với bạn khi học khi chơi.
2. Hoạt động 2: (Bài tập 2)
- Thảo luận nhóm mỗi nhóm 1 tranh 
* PA 2: HS thảo luận cặp đôi
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Nét mặt các bạn như thế nào?
- Chơi một mình vui hơn hay chơi với bạn vui hơn?
- Muốn có bạn chơi cùng em phải đối xử với bạn như thế nào?
+ Quan sát HS thảo luận
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
* Kết luận: Tranh vẽ các bạn đang chơi với nhau rất vui, nét mặt ai cũng vi tươi, phấn khởi. Để chơi vui như các bạn khi chơi các em cần phải biết nhường nhịn, giúp đỡ nhau..
* Liên hệ: Lớp mình bạn nào đã biết nhường nhịn bạn khi chơi?
- Em có làm được như các bạn không?
- Tuyên dương những HS thực hiện tốt
3. Hoạt động 3: (Bài tập 3)
- Thảo luận theo tranh
- Em đồng ý với tranh nào, vì sao?
- Em không đồng ý với tranh nào, vì sao?
- GV quan sát HS làm bài
- Gọi HS nêu ý kiến của mình
Kết luận: GV kết luận theo từng tranh
Liên hệ:
- Để cư xử tốt với bạn em cần làm gì?
- Cư xử tốt với bạn có lợi gì?
- GV nhận xét
* Kết luận chung: Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, được tự do giao kết bạn bè
- Muốn có nhiều bạn cùng học cùng chơi chúng ta phải biết cư xử tốt với bạn
* Kết luận
- Muốn có bạn cùng học cùng chơi em cần cư xử với bạn như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 5/05/2020
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 7 tháng 05 năm 2020
Tiết 1: Toán 
 Tiết 83: BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- HS đã biết nhìn tóm tắt ghi phép tính
- Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm). Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
I. Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm). Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ. 
+ Kỹ năng: Nhận biết thế nào là bài toán có lời văn, giải toán
+ NL: Phát triển năng lực tự phục vụ, tự quản, hợp tác, biết làm việc trong nhóm; 
- Phẩm chất: chăm học, chăm làm, đoàn kết. 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1. SGK Toán, que tính
- Học sinh: SGK. Bộ đồ dùng, bảng con, que tính
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
 1. Hoạt động 1: Nhận biết bài toán có lời văn 
* Bài toán: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán
- HS nêu yêu cầu bài
- HS quan sát tranh trả lời
- Lúc đầu có 1 bạn
- Thêm 3 bạn nữa
- HS đọc bài toán chưa đầy đủ
- Viết số 1 và số 3
- HS đọc lại bài toán
- Phân tích đề
- Bài toán cho biết có 1 bạn có thêm 3 bạn
- BT hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
- Phải làm tính cộng
- HS nghe và nhắc lại
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 2 (115): Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán
- HS nêu yêu cầu bài
- Quan sát tranh, nhận xét
- HS đọc bài toán chưa đầy đủ
- Bài toán còn thiếu các số
- HS viết số thích hợp và đọc bài
Có 5 con thỏ, thêm 4 con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?
Bài 3 (116): Viết tiếp câu hỏi để có bài toán
- Quan sát tranh và đọc bài
- Bài toán còn thiếu câu hỏi
- HS viết: Có 1 gà mẹ và 7 gà con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà?
- Nhận xét, đọc lại
Bài 4 (116): Nhìn tranh vẽ viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán
- Quan sát tranh, nhận xét
- HS làm bài và đọc lại: Có 4 con chim đậu trên cành, có thêm 2 con chim bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim?
- Nhận xét
- Bài toán có lời văn có 2 phần
a. Giới thiệu bài toán có lời văn
* Bài toán: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán
- GV treo tranh đặt câu hỏi
+ Lúc đầu có mấy bạn?
+ Sau đó thêm mấy bạn nữa?
- Gọi HS đọc bài toán chưa đầy đủ
- Viết số mấy vào chỗ chấm?
* Bài toán: Có 1 bạn, có thêm 3 bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
- Gọi HS đọc lại bài toán và giới thiệu: Đây là bài toán có lời văn
* Hướng dẫn phân tích đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Theo câu hỏi này thì phải làm tính gì?
* Kết luận: Bài toán có lời văn bao giờ cũng có các số gắn với các thông tin cho biết và câu hỏi chỉ thông tin cần tìm.
Bài 2 (115): 
- GV treo tranh
- Gọi HS nhận xét tranh và đọc bài toán chưa đủ
- Bài toán còn thiếu gì?
- Vậy hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán đầy đủ
Bài 3 (116): 
- GV treo tranh và bài toán chưa đầy đủ
- Bài toán còn thiếu gì?
- Hãy viết tiếp câu hỏi để có bài toán
* PA2: HS làm miệng
 Bài 4 (116): 
- GV treo tranh
- Quan sát HS làm bài
- Gọi HS đọc lại bài toán
 Kết luận
- Bài toán có lời văn có mấy phần?
- Nhận xét tiết học
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
-------------------------------------------------
Tiết 2 + 3: Tiếng việt
Tiết 9,10: VẦN /EM/, /EP/, /ÊM/, /ÊP/.
 (Sách Thiết kế TV trang 197 đến trang 199).
 ----------------------------------------------------
Tiết 4: Thủ công 
 Tiết 21: Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
 Kẻ các đoạn thẳng cách đều
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần 
được hình thành
- HS bước đầu biết sử dụng bút chì
- Biết cách cách sử dụng thước kẻ, bút chì, kéo.
- Sử dụng các loại dụng cụ trên.
 I. Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Biết cách cách sử dụng thước kẻ, bút chì, kéo. 
- HS kẻ được đoạn thẳng cách đều.
+ Kĩ năng: Rèn kĩ năng cầm thước, bút, kẻ được các đoạn thẳng cách đều.
- Sử dụng các loại dụng cụ trên.
+ NL, PC: Phát triển năng lực tự quản, hợp tác, biết làm việc trong nhóm, biết tìm kiếm sự hỗ trợ của thầy cô; các phẩm chất: tự tin, chăm học, đoàn kết, yêu thương.
II. Chuẩn bị: Bút chì, thước kẻ, kéo . 1 tờ giấy vở HS
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Hoạt động 1: Nhận biết dụng cụ thủ công
- HS quan sát, lắng nghe. 
2. Hoạt động 2:
- Quan sát, nhận xét mẫu
- HS quan sát
.....2 ô.
* Nhận biết cách vẽ đoạn thẳng cách đều.
Quan sát, theo dõi.
3. Hoạt động 3: HS thực hành. 
+ Hs làm theo y.c
+ Kẻ đường thẳng.
+ Cắt theo đường thẳng. 
- HS lắng nghe. 
* GV giới thiệu dụng cụ thủ công 
- Cho HS quan sát bút chì, thước kẻ, kéo.
* GV HDHS thực hành: 
+ Hướng dẫn cách sử dụng bút chì 
- Mô tả: Bút chì gồm 2 bộ phận (thân và ruột)
để sử dụng người ta dùng dao và cái gọt bút để gọt nhọn 1 đầu.
+ Khi sử dụng: Cầm bút ở tay phải, các ngón tay cái, trỏ, giữa giữ thân bút cho thẳng, các ngón còn lại làm điểm tựa.
- Khoảng cách từ tay cầm và đầu nhọn của bút là (3cm)
- Khi sử dụng ta đưa đầu nhọn của bút di chuyển trên tờ giấy theo ý muốn.
+ Hướng dẫn sử dụng thước kẻ:
- Thước kẻ có những loại làm bằng gỗ và bằng nhựa
- Khi sử dụng tay trái cầm thước, tay phải cầm bút, muốn kẻ đường thẳng ta phải đặt bút trên giấy, đưa bút chì theo cách của thước, di chuyển từ trái sang phải
+ Hướng dẫn cách sử dụng kéo:
- Mô tả: Kéo gồm 2 bộ phận lưỡi và cán. Lưỡi kéo sắc được làm = sắt, cán cầm có 2 vòng.
- Khi cắt: Tay trái cầm tờ giấy, tay phải cầm kéo, ngón trái và gón trỏ của tay trái đặt trên mặt giấy đưa lưỡi kéo cắt vào đường muốn cắt, bấm từ từ theo đường muốn cắt.
HĐ2: HD Kẻ các đoạn thẳng cách đều.
- GV đính hình vẽ mẫu lên bảng.
- Định hướng cho học sinh quan sát đoạn thẳng AB, rút ra nhận xét 2 đầu của đoạn thẳng có 2 điểm.
- Hướng dẫn học sinh quan sát và trả lời 2 đoạn thẳng AB và CD cách đều nhau mấy ô?
* Hướng dẫn mẫu.
- Hướng dẫn cách kẻ đoạn thẳng.
+ Lấy 2 điểm A, B bất kì trên 1 dòng kẻ ngang.
+ Đặt thước, kẻ qua 2 điểm A, B: Giữ thước cố định bằng tay trái, tay phải cầm bút dựa vào cạnh thước, đầu bút tì trên giấy vạch nối từ điểm A sang B ta được đoạn thẳng AB
- Hướng dẫn kẻ 2 đoạn thẳng cách đều.
+ Trên mặt giấy có kẻ ô, ta kẻ đoạn thẳng AB
+ Từ điểm A và điểm B cùng đếm xuống dưới 2 hay 3 ô tùy ý. Đánh dấu điểm C và D. Sau đó nối C với D ta được đoạn thẳng CD cách đều với AB
*. Học sinh thực hành:
- Cách sử dụng dụng cụ thủ công
- Kẻ đường thẳng
- Cắt theo đường thẳng 
- Nhắc nhở HS giữ an toàn khi sử dụng kéo.
* Kết luận: 
- GV nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị cho tiết học và kĩ năng kẻ, cắt của HS.
- Nhận xét giờ học. 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................---------------------------------------------------
Tiết 5: Ôn tập
 Tiếng Việt:
1. Luyện đọc:
- T cho H luyện đọc trong SGK TV T2 trang 102 - 103.
- H đọc theo bàn, cả lớp, cá nhân.
- H luyện đọc theo y/c của T.
- T nhận xét, hỗ trợ.
2. Luyện viết: 
- T đọc cho H viết bảng con, vở chính tả: tem thư, nệm mút, cá chép, bếp ga; Nếm mật nằm gai.
- T nhận xét, hỗ trợ.
- T nhận xét một số bài.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn:6/05/2020
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 8 tháng 05 năm 2020
Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
Tiết 11, 12: VẦN /IM/, /IP/,/OM/, /OP/.
 (Sách thiết kế TV1 trang 200-201)
 ----------------------------------------------------------
Tiết 3 + 4: Tiếng Việt
Tiết 13, 14: VẦN /ÔM/, /ÔP/,/ƠM/, /ƠP/.
 (Sách thiết kế TV1 trang 202-204)
-------------------------------------------------------------
Tiết 5: Âm nhạc
Tiết 21: HỌC HÁT “ TẬP TẦM VÔNG”
 Nhạc: Lê Hữu Lộc
 Lời: Theo HV lớp 1
Những KT HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những KT mới trcng bài học cần được hình thành.
- HS biết nghe giai điệu bài hát.
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu. Ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ.
- B

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_tuan_21_nam_hoc_2019_2020_ban_2_cot.doc
Giáo án liên quan