Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 20 - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Hiền

I. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết :

 - Biết làm tính cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 20, biết cộng nhẩm dạng 14 + 3

 - Làm được các bài tập theo yêu cầu.

 - Yêu thích học toán. Áp dụng vào thực tế.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ, que tính, bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 20 - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 13 tháng 1 năm 2020
TIẾNG VIỆT: Tiết 191,192
NGUYÊN ÂM ĐÔI - MẪU IÊ: VẦN / IÊN/ IÊT /
------------------------------------------
Thứ ba ngày 14 tháng 1 năm 2020 
 TIẾNG VIỆT: Tiết 193,194
NGUYÊN ÂM ĐÔI : VẦN / IÊN/ IÊT / ( tiếp)
------------------------------------------
TOÁN: Tiết 77
PHÉP CỘNG DẠNG 13 + 4
I.Mục tiêu:
 - Giúp học sinh biết làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 20.
 -Tập cộng nhẩm dạng 14 + 3.
 - Rèn kỹ năng tính toán nhanh, chính xác.
 -Yêu thích môn học, vận dụng thực tế.
II.Chuẩn bị: GV:- Bảng gài, que tính. HS: Que tính, SGK.
 III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi.
3.Bài mới:a.Giới thiệu bài: Ghi bảng:
+Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14 + 3.
- Lấy 14 que tính (lấy bó 1 chục và 4 que rời).
-Lấy thêm 3 que nữa.
- Có tất cả bao nhiêu que?
+Hoạt động 2: Hình thành phép cộng 14 + 3.
- lấy bó 1 chục que tính để bên trái, 4 que rời để ở hàng bên phải.
- Có 1 chục que, viết 1 ở cột chục, 4 que rời viết 4 ở cột đơn vị.
-Thêm 3 que tính rời viết 3 dưới cột đơn vị.
- Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
- Gộp 4 que rời với 3 que rời được 7 que rời. Có bó 1 chục que tính và 7 que rời là 17 que tính.
- Có phép cộng: 14 + 3 = 17.
+Hoạt động 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
-Viết phép tính từ trên xuống dưới.
- Đầu tiên viết số 14 rồi viết số 3 cho thẳng với số 4.
-Viết dạng cộng bên trái ở giữa hai cột.
- Kẻ vạch ngang dưới 2 số đó.
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính.
-Viết phép tính vào bảng con.
+Hoạt động 4: Luyện tập.
Bài 1: Tính:
.HDHS làm bảng con- Gọi một số HS lên bảng làm – NX sửa sai.
Bài 2: Tính:
-Yêu cầu HS làm bài vào SGK – Gọi HS trả lời nối tiếp- GVNX ghi kết quả.
Bài 3: Điền số thích hợp.
?Muốn điền được số chính xác ta phải làm gì?
-Yêu cầu HS làm vào vở.
-Thu chấm NX.
4.Củng cố:
- Gọi HS nêu lại cách đặt tính.
5.Nhận xét - Dặn dò:
- HS trả lời câu hỏi.
- Hoạt động cả lớp.
- Học sinh lấy 1 chục và 4 que rời.
-17 que tính.
-Hoạt động cá nhân, lớp.
- Học sinh lấy và để bên trái, 4 que rời để bên phải.
-Học sinh nêu.
- Nghe theo dõi
-Học sinh viết vào bảng con.
-Học sinh làm bài.
- Nêu yêu cầu 
- Làm bài vào sgk
 12+3=15 13+6=19 12+1=13
 14+4=18 12+3=14 16+2=18
 13+0=13 10+5=15 15+0=15
-Lấy số ở đầu bảng cộng lần lượt với các số ở hàng trên rồi ghi kết quả vào ô trống.
 1
 2
 3
 4
 5
 15
 16
 17
 18
 19
 6
 5
 4
 3
 2
 1
19
18
17
16
15
14
ĐẠO ĐỨC: Tiết 20
LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY GIÁO CÔ GIÁO
I.Mục tiêu:
 - Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo
 - Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo ,cô giáo
 - Thực hiện lễ phép với thầy giáo ,cô giáo
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1Ổn định:
2.Bài mới: Giới thiệu bài - ghi bảng.
Hoạt động 1: Học sinh làm bài tập 3
a) GV gọi học sinh kể trước lớp nội dung bài tập 3.
- GV nhận xét.
b) Giáo viên kể 1, 2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường về việc lễ phép và vâng lời thầy (cô) giáo.
Gọi HS nhận xét: Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép vâng lời thầy giáo (cô) giáo?
Hoạt động 2: bài tập 4
Giáo viên chia nhóm và nêu yêu cầu:
?Em sẽ làm gì nếu bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo?
- Gọi đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
Kết luận: Khi các bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
Hoạt động 3: Học sinh vui múa hát về chủ đề: “Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo”.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh vui múa theo chủ đề
4..Củng cố-Dặn dò: Học bài, chuẩn bị bài 
-Vài HS nhắc lại.
- Học sinh kể trước lớp theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh trao đổi nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhận xét phát biểu ý kiến của mình trước lớp.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến.
- Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh sinh hoạt tập thể múa hát về chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo”.
 ------------------------------------------------ 
 ÔN TIẾNG VIỆT: Tiết 61
NGUYÊN ÂM ĐÔI : VẦN / IÊN/ IÊT / 
------------------------------------
ÔN TOÁN: Tiết 61 
 PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3
I. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết :
 - Biết làm tính cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 20, biết cộng nhẩm dạng 14 + 3
 - Làm được các bài tập theo yêu cầu. 
 - Yêu thích học toán. Áp dụng vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ, que tính, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Nhận xét bài cũ
3. Bài mới: a. Giới thiệu
b. Giảng bài mới:
Dạy phép cộng 14 + 3 
- Giáo viên đính 14 que tính(gồm 1 bó chục và 4 que rời ) lên bảng. Có tất cả mấy que tính ? 
- Lấy thêm 3 que rời đính dưới 4 que tính 
- Giáo viên thể hiện trên bảng :
Có 1 bó chục, viết 1 ở cột chục 
4 que rời viết 4 ở cột đơn vị 
thêm 3 que rời, viết 3 dưới 4 ở cột đơn vị 
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta gộp 4 que rời với 3 que rời ta được 7 que rời. Có 1 bó chục và 7 que rời là 17 que tính 
- Hướng dẫn cách đặt tính ( từ trên xuống dưới )
-Viết 14 rồi viết 3 sao cho 3 thẳng cột với 4 ( ở cột đơn vị ) 
-Viết + ( dấu cộng )
- Kẻ vạch ngang dưới 2 số đó 
-Tính : ( từ phải sang trái ) 
= > 4 cộng 3 bằng 7 viết 7 
+ Hạ 1, viết 1 
+14 cộng 3 bằng 17 ( 14 + 3 = 17 ) b.Thực hành 
 Bài 1:Tính (bỏ cột 4,5 )
 Cho HS làm trên bảng con, 1 số em lên bảng làm.
- Sửa bài trên bảng lớp 
Bài 2: (bỏ cột 1) tính
 Học sinh làm bài vào SGK 
Lưu ý : 1 số cộng với 0 bằng chính số đó 
GV nhận xét chữa bài.
Bài 3 : b(bỏ phần 2)
- Cho 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào SGK 
- Hướng dẫn chữa bài 
GV nhận xét sửa sai
4. Củng cố 
5. Nhận xét-Dặn dò: Về xem bài sau
+ Số 19 đứng liền sau số nào ? Số 18 gồm mấy chục, mấy đơn vị ?
+19 có mấy chữ số? là những chữ số nào ?
- Học sinh làm theo giáo viên 
-14 que tính 
- Học sinh làm theo giáo viên 
-Học sinh lắng nghe, ghi nhớ 
14
 3
+
17
- Học sinh tự làm bài và chữa bài 
 14 15 13 15 
+ + + + 
 2 3 5 1 
 , , ,
 16 18 18 16 
- Học sinh nêu yêu cầu bài 
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
 -Học sinh tự làm bài – Chữa bài 
 13 + 6= 18 12 + 1 = 13
 12 + 2 = 14 16 + 2 = 18
 10 + 5 = 15 15 + 0 = 15
- Học sinh tính nhẩm 
 14 cộng1 bằng 15. Viết 15 
 14 cộng 2 bằng 16. Viết 16 
 Thứ sáu ngày 17 tháng 1 năm 2020
TIẾNG VIỆT: Tiết 199,200
 LUYỆN TẬP
 ------------------------------------
TOÁN: Tiết 80
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Thực hiện được phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.
 - Trừ nhẩm dạng 17 – 3 
 - Ý thức chăm học, sáng tạo.
II/ Đồ dùng dạy - học: - Bảng con, bảng phụ, đồ dùng cho trò chơi.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Bài tập 3 / SGK trang 110
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- GV cho HS nhắc lại cách đặt tính.
Bài 2 Tính nhẩm (cột 2, 3, 4)
- GV viết bảng : 15 – 4 =?
- Hướng dẫn HS tính nhẩm theo cách thuận tiện nhất:
+ Có thể nhẩm ngay: Lấy 15 trừ 4 bằng 11 . 
+ Có thể nhẩm theo hai bước: 
 Bước 1: 5 trừ 4 bằng 1
 Bước 2: 10 cộng 1 bằng 11
+ Có thể nhẩm theo cách bớt 1 liên tiếp: 15 bớt 1 còn 14, 14 bớt 1 còn 13, 13 bớt 1 còn 12, 12 bớt 1 còn 11.
Bài 3 Tính (dòng 1)
- GV nêu: 13 + 2 – 1 = ?
- GVtheo dõi uốn nắn hs
4. Củng cố: Trò chơi tiếp sức (bài tập 4)
5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Khen HS học tốt.
- Chuẩn bị bài: Phép trừ dạng 17 – 7.
- HS hát tập thể.
- 1 HS làm trên bảng lớp.
- 4 HS khác chữa bài, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài.
- 1 – 2 em nhắc lại, cả lớp làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
 - HS làm vào vở
 - Chữa bài, nhận xét.
- 1 em nêu cách tính: Lấy số thứ nhất cộng cho số thứ hai, lấy kết quả trừ cho số còn lại.
- HS làm vào bảng con.
- Khi chữa bài HS nêu cách tính.
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Đánh giá, nhận xét được ưu khuyết điểm trong tuần. Đề ra phương hướng, nhiệm vụ tuần sau.
 - Rèn kĩ năng hợp tác, mạnh dạn xậy dựng, đóng góp ý kiến trước tập thể. 
 - Giáo dục các em có ý thức xây dựng tập thể, tinh thần phê và tự phê tốt, phát huy được những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm còn mắc phải trong tuần.
II. Các HĐ dạy và học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần.
 *Tổng kết :
- GV : cho học sinh nêu :
+ Chuyên cần .Vệ sinh .Trang phục . Học tập. Nề nếp
- GV: nhắc nhở HS chuẩn bị ôn bài trước khi đến lớp
- GV đánh giá, nhận xét chung (ưu điểm, tồn tại về các mặt).
- Tổ chức bình chọn tổ, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc có tiến bộ. 
 3. Triển khai kế hoạch tuần 21:
 a. Về học tập:
 - Học chuyên cần
 - Kt bài đầu giờ 
 - Giúp các bạn còn chậm 
 - Học bài và làm bài tốt trước khi đến lớp. 
 - Bồi dưỡng hs có năng khiếu, giúp đỡ hs có nguy cơ chưa hoàn thành chương lớp học. 
 - Nhắc học sinh ăn mặc phù hợp theo mùa, đúng đồng phục của trường.
- Tham gia thi giải toán trên mạng...
 - Thực hiện tốt luật giao thông, .....
b. Nề nếp:
- Xây dựng nền nếp lớp, thể dục, vệ sinh,
 - Phân công nhiệm vụ cho các tổ.
c. Thực hiện các phong trào của liên đội 
- Tiếp tục thực hiện phong trào nuôi heo đất.
- Tham gia chương trình : Góp một quyển truyện đọc nghìn quyển truyện."
- Lớp trưởng nhận xét chung. 
- Các tổ trưởng: 
+ Báo cáo tình hình chung của tổ trong tuần qua (về học tập, nề nếp thể dục, vệ sinh, thực hiện các phong trào). 
+ Xếp loại từng tổ viên.
- Các tổ khác tham gia ý kiến. 
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến. 
- HS lắng nghe để thực hiện.
ÔN TIẾNG VIỆT: Tiết 62
 LUYỆN TẬP
 --------------------------------
 ÔN TOÁN: Tiết 62
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.
- Thực hiện trừ nhẩm dạng 17 – 3
- Ý thức ôn tập chu đáo. 
II/ Đồ dùng dạy - học: - Bảng con, bảng phụ, đồ dùng cho trò chơi.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- GV cho HS nhắc lại cách đặt tính.
Bài 2 Tính nhẩm 
- GV viết bảng : 17 – 3 =?
- Hướng dẫn HS tính nhẩm theo cách thuận tiện nhất:
+ Có thể nhẩm ngay: Lấy 17 trừ 3 bằng 14 . 
 Có thể nhẩm theo cách bớt 1 liên tiếp: 17 bớt 1 còn 16, 16 bớt 1 còn 15, 15 bớt 1 còn 14, 
Bài 3 Tính (dòng 1)
- GV nêu: 14 + 2 – 1 = ?
- GVtheo dõi uốn nắn hs
4. Củng cố: Trò chơi tiếp sức (bài tập 4)
5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Khen HS học tốt.
- Chuẩn bị bài: Phép trừ dạng 17 – 7.
- HS hát tập thể.
17 - 3 16 - 2
17 - 4 17 - 2
- 1 HS làm trên bảng lớp.
- 4 HS khác chữa bài, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài.
- 1 – 2 em nhắc lại, cả lớp làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
 - HS làm vào vở
 - Chữa bài, nhận xét.
- 1 em nêu cách tính: Lấy số thứ nhất cộng cho số thứ hai, lấy kết quả trừ cho số còn lại.
- HS làm vào bảng con.
- Khi chữa bài HS nêu cách tính.
 TỰ NHIÊN - XÃ HỘI: Tiết 20
AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
I/ Mục tiêu: 
 - Xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.
 - Biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải hoặc đi trên vỉa hè.
 *Kĩ năng tư duy phê phán...Kĩ năng ra quyết định...Kĩ năng tự bảo vệ...PTKN giao tiếp
II. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp trước lớp, đóng vai xử lí tình huống, trò chơi.
III. Đồ dùng dạy - học: - Các hình trong bài 20 SGK trang 42 & 43
IV. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Hãy nói về cảnh vật nơi em sống? 
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: Thảo luận tình huống
* GV chia 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống trong SGK trang 42
- Điều gì có thể xảy ra?
- Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
- Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?
àĐể tránh xảy ra các tai nạn trên đường, mọi người cần chấp hành những quy định về trật tự ATGT: không được chạy lao ra đường, bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đang đi trên các phương tiện giao thông 
Hoạt động 2: Quan sát tranh
+ Đường ở tranh 1khác gì với đường ở tranh 2?
+ Người đi bộ ở tranh 1 đi ở vị trí nào trên đường
+ Người đi bộ ở tranh 2 đi ở vị trí nào trên đường
àKhi đi bộ trên đường không có vỉa hè, cần phải đi sát mép đường về bên tay phải của mình hoặc đi trên vỉa hè.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”
 (Xem SGV trang 68)
 4. Củng cố: 
 - Người đi bộ phải đi ở vị trí nào trên đường?
5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Dặn HS chuẩn bị bài: Ôn tập Xã hội.
- HS hát.
- 2 – 3 em trả lời, em khác nhận xét.
- HS đọc đầu bài
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe. 
- HS quan sát tranh theo hướng dẫn của GV
- Một số em trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS tham gia trò chơi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_tuan_20_nam_hoc_2019_2020_bui_thi_hie.doc