Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

Thứ 5, ngày 07 tháng 01 năm 2021

TIẾNG VIỆT

Bài 91: ương ươc (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết các vần ương, ươc đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ương, ươc.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ương, vần ươc.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Lừa, thỏ và cọp (1).

- Biết nói lời chào, hỏi thăm, thể hiện sự quan tâm đến người khác.

- Viết đúng các vần ương, ươc, các tiếng gương, thước (trên bảng con).

+ Phần Tập đọc: - Đối với học sinh tiếp thu tốt, khá: Đọc cả bài

- Đối với học sinh đọc chậm: Đọc được 2 câu( không yêu cầu tìm hiểu bài)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, ti vi

- Bộ đồ dùng TV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ 2 HS đọc bài Tập đọc Con công lẩn thẩn (bài 90).

- Gv nhận xét

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài: 2’ vần ương, vần ươc.

2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 10’

2.1. Dạy vần ương

- HS đọc: ươ - ngờ - ương./ Phân tích vần ương: âm ươ + ng./ Đánh vần, đọc trơn: ươ - ngờ - ương / ương.

- HS nêu từ: gương. / Phân tích tiếng gương. / Đánh vần, đọc trơn: gờ - ương - gương / gương.

- Đánh vần, đọc trơn: ươ - ngờ - ương / gờ - ương - gương / gương.

2.2. Dạy vần ươc (như vần ương). Đánh vần, đọc trơn: ươ - cờ – ươc / thờ - ươc - thươc - sắc - thước / thước.

* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ương, ươc, 2 tiếng mới học: gương, thước.

3. Luyện tập

3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2 - Tiếng nào có vần ương? Tiếng nào có vần ươc?)

(Như các bài trước) HS đọc các từ ngữ dưới hình, tìm tiếng có vần ương, vần ươc; báo cáo. Cả lớp đồng thanh: Tiếng lược có vần ươc. Tiếng giường có vần ương,.

3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)

a) GV viết mẫu, hướng dẫn

- Vần ương: viết ươ rồi đến ng; chú ý viết ươ và ng gần nhau. / Làm tương tự với vần ươc.

- gương: viết g rồi đến vần ương. / thước: viết th, rồi đến vần ươc, dấu sắc đặt trên ơ.

b) HS viết: ương, ươc (2 lần). / Viết: gương, thước.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 4 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 viên hs luyện viết.
4. Cũng cố, dặn dò: 3’
- Gv nhận xét chung tiết học
Thứ 4, ngày 06 tháng 01 năm 2021
TIẾNG VIỆT
 BÀI 90: uông uôc (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần uông, uôc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uông, uôc. 
- Làm đúng BT xếp hoa vào hai nhóm: tiếng có vần uông, vần uôc. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Con công lẩn thẩn. 
- Viết đúng uông, uôc, chuông, đuốc (trên bảng con). 
+ Phần Tập đọc: - Đối với học sinh tiếp thu tốt, khá: Đọc cả bài
- Đối với học sinh đọc chậm: Đọc được 2 câu( không yêu cầu tìm hiểu bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính, ti vi. 
- Bộ đồ dùng 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ 2 HS tiếp nối đọc bài Hai con ngựa (2) (bài 89).
- Gv nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: 2’ vần uông, vần uôc.
2. Chia sẻ và khám phá 10’(BT 1: Làm quen)
2.1. Dạy vần uông.
- HS nhận biết uô - ngờ - uông. Phân tích vần uông (âm uô + âm ng). / Đánh vần, đọc: uô – ngờ - uông / uông.
- HS nói; chuông. / Phân tích tiếng chuông. / Đánh vần, đọc: chờ - uông - chuông / chuông.
- Đánh vần, đọc trơn: uô - ngờ - uông / chờ - uông - chuông / chuông. 
2.2. Dạy vần uôc (như vần uông) 
- Đánh vần, đọc trơn: uô - cờ - uôc / đờ - uôc - đuôc - sắc - đuốc / đuốc. 
* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: uông, uôc, 2 tiếng mới học: chuông, đuốc.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Xếp hoa vào hai nhóm) 
- GV chỉ chữ trên từng bông hoa, HS đọc: xuống, thuốc,... 
- HS xếp hoa trong VBT (dùng bút nối từng bông hoa với vần tương ứng). 
- HS nói kết quả. GV giúp nối hoa với vần / dùng kĩ thuật vi tính xếp hoa. 
- GV chỉ bông hoa, cả lớp: Tiếng xuồng có vần uông. Tiếng guốc có vần uôc,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) HS đọc: uông, chuông, uôc, đuốc.
b) Viết các vần uông, uôc 
- 1 HS đọc, nói cách viết các vần uông, uôc.
- GV viết mẫu, hướng dẫn: Vần uông: viết uô rồi đến ng; chú ý viết uô và ng gần nhau. / Làm tương tự với vần uôc.
- Cả lớp viết: uông, uôc (2 lần).
c) Viết: chuông, đuốc (như mục b). Chú ý độ cao các con chữ, dấu sắc đặt trên ô (đuốc).
- Cả lớp viết: chuông, đuốc.
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3) 32’
a) GV giới thiệu hình ảnh công đang sà xuống hồ nước. Phía xa, từ bờ bên kia có chú chim cuốc đang nhìn công. Vì sao công lại sà xuống hồ? Vì sao công bị gọi là “lẩn thẩn”?
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: lẩn thẩn, trần gian, ưỡn ngực, sà xuống, biến mất, ngụp lặn, ướt nhẹp, run cầm cập, chim cuốc, gật gù. Giải nghĩa: lẩn thẩn (ngớ ngẩn).
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 9 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu cuối) (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (3/4/ 2 câu); thi đọc cả bài. (Quy trình đã hướng dẫn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- HS đọc từng ý a, b. 
- HS làm bài; giơ thẻ báo cáo kết quả. GV chốt ý đúng: Ý b.
- Cả lớp đọc: Ý b đúng: Con công trong hồ là bóng của con công trên bờ.
- GV: Vì sao công bị gọi là “lẩn thẩn”? Vì sao chim cuốc chê công “đẹp mà chẳng khôn”? (Vì công ngu ngốc không nhận ra con chim trong hồ chính là cái bóng của nó, chứ không phải là một con công khác).
4. Củng cố, dặn dò 3’
- Hôm nay chúng mình học vần gì?
- Tìm các tiếng, từ chứa vần hôm nay học. ( Đặt câu chứa tiếng có vần).
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe.
Thứ 5, ngày 07 tháng 01 năm 2021
TIẾNG VIỆT
Bài 91: ương ươc (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ương, ươc đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ương, ươc. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ương, vần ươc. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Lừa, thỏ và cọp (1). 
- Biết nói lời chào, hỏi thăm, thể hiện sự quan tâm đến người khác. 
- Viết đúng các vần ương, ươc, các tiếng gương, thước (trên bảng con). 
+ Phần Tập đọc: - Đối với học sinh tiếp thu tốt, khá: Đọc cả bài
- Đối với học sinh đọc chậm: Đọc được 2 câu( không yêu cầu tìm hiểu bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, ti vi
- Bộ đồ dùng TV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ 2 HS đọc bài Tập đọc Con công lẩn thẩn (bài 90).
- Gv nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: 2’ vần ương, vần ươc.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 10’
2.1. Dạy vần ương
- HS đọc: ươ - ngờ - ương./ Phân tích vần ương: âm ươ + ng./ Đánh vần, đọc trơn: ươ - ngờ - ương / ương.
- HS nêu từ: gương. / Phân tích tiếng gương. / Đánh vần, đọc trơn: gờ - ương - gương / gương.
- Đánh vần, đọc trơn: ươ - ngờ - ương / gờ - ương - gương / gương. 
2.2. Dạy vần ươc (như vần ương). Đánh vần, đọc trơn: ươ - cờ – ươc / thờ - ươc - thươc - sắc - thước / thước. 
* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ương, ươc, 2 tiếng mới học: gương, thước. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2 - Tiếng nào có vần ương? Tiếng nào có vần ươc?)
(Như các bài trước) HS đọc các từ ngữ dưới hình, tìm tiếng có vần ương, vần ươc; báo cáo. Cả lớp đồng thanh: Tiếng lược có vần ươc. Tiếng giường có vần ương,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) GV viết mẫu, hướng dẫn
- Vần ương: viết ươ rồi đến ng; chú ý viết ươ và ng gần nhau. / Làm tương tự với vần ươc.
- gương: viết g rồi đến vần ương. / thước: viết th, rồi đến vần ươc, dấu sắc đặt trên ơ.
b) HS viết: ương, ươc (2 lần). / Viết: gương, thước.
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3) 32’
a) GV chỉ hình, giới thiệu chuyện Lừa, thỏ, và cọp (1): Lừa vẻ mặt buồn rầu đang kể lể gì đó với thỏ. Hãy xem chuyện gì đã xảy ra.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: được việc, muốn thử, trí khôn, trên đường, thương. Giải nghĩa từ: được việc (có khả năng làm nhanh, làm tốt những việc được giao).
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 6 câu. HS đọc vỡ từng câu. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (3 câu/ 3 câu); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc.
- BT a (Nói tiếp...): GV nêu YC. 
- 1 HS đọc 2 câu chưa hoàn thành. / HS thực hành nói tiếp để hoàn chỉnh câu. VD: Ý thứ nhất: Ông chủ nhờ lừa đi bắt về một con cọp. Ông chủ nhờ lừa đi bắt về một con cọp để thử trí khôn của lừa. Ý thứ hai: Thỏ thương lừa, hứa sẽ giúp lừa. “Cả lớp nói 2 cậu đã hoàn thành”.
- BTb (Nói lời thỏ chào và hỏi thăm khi gặp lừa): 
+ 1 HS đọc YC của BT./HS tiếp nối nhau nói lời chào và hỏi thăm thể hiện thái độ ân cần, lịch sự. VD: Lừa ơi, bạn đi đâu đấy? Sao trông bạn buồn vậy? Có cần mình giúp không? / Lừa ơi, bạn làm sao thế? Hãy nói với mình, mình sẽ giúp bạn. / Lừa à, bạn đừng lo. Mình sẽ giúp bạn. Mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi. /....
- GV nhận xét. 
4. Củng cố, dặn dò 3’
- Hôm nay chúng mình học vần gì?
- Tìm các tiếng, từ chứa vần hôm nay học. ( Đặt câu chứa tiếng có vần).
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe.
TOÁN
Bài 36
EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, nhận biết thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.
- Củng cố kĩ năng về tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’
- GV cho hs làm vào bảng con: 
3 + 2 + 2 = , 10 - 3 + 2 = , 4 + 4 + 2 =
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 2’Gv giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Hoạt động khởi động 5’
Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10 để tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 10 đã học.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập 15’
Bài 4
- Cá nhân HS quan sát mẫu, liên hệ với nhận biết về quan hệ cộng - trừ, suy nghĩ và lựa chọn phép tính thích họp, ví dụ: 6 + 2 = 8; 2 + 6 = 8; 8 - 6 = 2; 8 - 2 = 6;... Từ đó, HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài.
- GV chốt lại cách làm bài. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
Bài 5
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.
+ Câu a): Có 2 bạn đang chơi bập bênh, có 3 bạn đang chơi xích đu, có 4 bạn đang chơi cầu trượt. Có tất cả bao nhiêu bạn đang chơi?
Thành lập phép tính: 2 + 3 + 4 = 9.
+ Câu b): Tổ chim có 8 con chim, có 2 con chim bay đi, sau đó có tiếp 3 con chim bay đi. Hỏi còn lại mấy con chim?
Thành lập phép tính: 8 - 2 - 3 = 3.
- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, HS có thể nêu tình huống và thiết lập phép tính theo thứ tự khác. Khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
4. Hoạt động vận dụng 5’
- HS nghĩ ra một sổ tinh huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10 và làm quen với việc tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
5. Củng cố, dặn dò 3’
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Để có thể làm tốt các bài trên em nhắn bạn điều gì?
BÀI 10: CÂY XANH QUANH EM 
( 3 TIẾT) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được tên 1 số cây và bộ phận bên ngoài của cây.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài của cây xung quanh.
- Phân biệt được 1 số cây theo nhu cầu sử dụng của con người ( cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, )
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của cây xanh. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
- Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Sưu tầm 1 số cây xanh ( còn nhỏ còn trồng trong bầu) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
2. Một số bộ phận bên ngoài của cây
	KHÁ, PHÁ KIẾN THỨC MỚI
3. Hoạt động 3: Nhận biết 1 số bộ phận của cây
	* Mục tiêu
- Quan sát và nhận biết được một số bộ phận chính của cây: thân, rễ, lá, hoa và quả.
- Đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận bên ngoài của cây thông qua quan sát.
- Viết hoặc vẽ lại các bộ phận chính của cây và giới thiệu với các bạn trong nhóm/ lớp.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp, hướng dẫn HS quan sát và đặt câu hỏi
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 70 SGK và chỉ ra được các bộ phận của cây có trong hình.
- Cho HS quan sát 1 số cây có đủ thân, rễ, lá và có thể có cây có hoa, quả.
- Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời, gợi ý như sau:
+ Cây gồm những bộ phận gì? ( hầu hết các cây đều có đầy đủ: thân, rễ, lá, hoa, quả)
+ Tại sao có khi chúng ta nhìn thấy cái cây chỉ có quả hoặc chỉ có hoa? Tại sao lại có cây không thấy có hoa? Cây này có hoa và quả không? Hoa của chúng có màu gì? Quả của chúng có màu gì? ( Gợi ý: hầu hết cây xanh quanh em đều có thân, rễ, lá hoa và quả. Tuy nhiên, hoa, quả ở cây xanh không phải lúc nào cũng có. Một số loài cây chỉ có hoa hoặc quả vào một mùa nhất định. Ví dụ: Quả vải chỉ cso vào mùa hè; Hoa đào thường nở vào mùa xuân, ) 
- HS quan sát cây trong lớp, GV hỏi: Tại sao chúng ta thường không nhìn thấy rễ cây? ( Rễ cây thường ở dưới đất, chúng có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng để nuôi cây). 
- GV cho HS quan sát rễ thật của 1 số cây rau HS sưu tầm mang đến lớp.
- Tiếp theo yêu cầu HS vẽ 1 cây mà mình thích nhất và viết tên các bộ phận của cây.
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của mình vừa hoàn thành.
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp ( nếu có thời gian).
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp
- Một số HS giới thiệu về sản phẩm của nhóm về các bộ phận của cây. Cử 1 số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
4. Hoạt động 4: Trò chơi “Tìm hiểu về các bộ phận của cây”
	* Mục tiêu
- Khắc sâu kiến thức về các bộ phận của cây.
	* Cách tiến hành 
Bước 1: Chia nhóm 
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS. Chia các cây mà GV và HS đã chuẩn bị cho các nhóm.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên các bộ phận của cây dựa vào vật thật và GV và HS đã chuẩn bị sẵn. Các thành viên trong nhóm nhận xét, bổ sung. 
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- Gv chọn 2 nhóm một trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, đánh giá,  cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất.
- Nếu còn thời gian, GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ có nhắc đến tên các bộ phận của cây. 
Bước 4: Củng cố 
- HS nêu ngắn gọn : Sau phần học này, em rút ra được điều gì? ( Gợi ý: Hầu hết cây xanh đều có thân, rễ, lá, hoa, quả)
- GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về các bộ phận của cây có ở xung quanh nhà, trường và địa phương hoặc qua sách báo, mạng và chia sẻ với các bạn trong nhóm/ lớp, khuyến khích HS có thể nhờ sự trợ giúp của người thân. 
	ĐÁNH GIÁ
GV có thể sử dụng câu 2 của bài 10 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả của HS.
________________________________________
Thứ 6, ngày 08 tháng 01 năm 2021
TẬP VIẾT
BUỔI CHIỀU : (1 tiết – sau bài 90, 91).
I. MỤC TIÊU 
- Viết đúng uông, uôc, ương, ươc, chuông, đuốc, gương, thước - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’
- Gv đọc cho hs viết vào bảng con: thược dược, giọt sương, sân trường
- Gv nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài:2’GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 25’
a) HS đánh vần, đọc: uông, chuông, uôc, đuốc, ương, gương, ươc, thước. 
b) Tập viết: uông, chuông, uôc, đuốc. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết vần uông, uôc, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh trên ô (đuốc).
- HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một.
c) Tập viết: ương, gương, ươc, thước (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò 3’
- Đọc lại những tiếng vừa viết.
- GV tuyên dương những HS tích cực.
KỂ CHUYỆN
 BÀI 74: ÔNG LÃO VÀ SẾU NHỎ 
MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện,
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ông lão nhân hậu giúp sếu nhỏ đã nhận được sự đền ơn của gia đình sếu. Cần yêu thương, bảo vệ loài vật.
- Đối với học sinh năng khiếu yêu cầu kể được toàn bộ câu chuyện.
- Đối với HS tiếp thu chậm chỉ yêu cầu kể được toàn bộ câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, Ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’
GV chỉ tranh 1, 2, 3 minh hoạ truyện Cô bé và con gấu (bài 86), nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời. HS 2 trả lời câu hỏi theo tranh 4, 5, 6,
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện 5’ (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV chỉ tranh minh hoạ, mời HS xem tranh để biết chuyện có ai, có những con vật nào; và đoán chuyện gì đã xảy ra. (Truyện có ông lão, sếu bố, sếu mẹ và nếu con. Sếu con bị thương, nằm dưới đất không bay theo được bố mẹ. Ông lão chăm sóc sếu nhỏ).
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Ông lão và sếu nhỏ kể về tình cảm yêu thương, giúp đỡ loài vật của một ông lão.
2. Khám phá và luyện tập 22’
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Đoạn 1: kể với giọng chậm rãi. Đoạn 2: giọng nhanh hơn. Đoạn 3: trở lại chậm rãi. Đoạn 4 (ông lão nhân hậu thả cho sếu bay đi cùng bố mẹ): kể gây ấn tượng với các từ ngữ thả, tung cánh. Đoạn 5: giọng hồi hộp. Đoạn 6: giọng kể vui, chậm rãi - điều ước của ông lão đã thành sự thật.
Ông lão và sếu nhỏ
(1) Xưa, có một ông lão tốt bụng sống cạnh khu rừng nhỏ. Một sáng mùa hè, khi vào rừng, ông nghe tiếng sếu kêu “kíu cà, kíu cà” ầm ĩ.
(2) Thấy ông, hai con sếu lớn sợ hãi bay vụt lên để lại chú sếu con đang nằm bẹp ở đám cỏ. Thì ra, sếu nhỏ bị gãy cánh.
(3) Ông lão thương sếu nhỏ bèn ôm nó về nhà, băng bó, chăm sóc. Ngày ngày, sếu bố, sếu mẹ bay đến nhà ông, kêu “kíu cà, kíu cà”, lo lắng.
(4) Khi vết thương của sếu nhỏ đã lành, ông lão mang sếu nhỏ ra sân, thả cho nó tung cánh cùng bố mẹ bay về phương nam.
(5) Một sáng mùa xuân, ông lão nghe tiếng “kíu cà, kíu cà” từ trên trời. Thì ra, gia đình sếu bay về. Chúng thả xuống sân nhà ông một túi nhỏ đựng điều ước kì diệu để tỏ lòng biết ơn.
(6) Ông lão ước cho rừng cây, đồng ruộng xanh tươi, sông ngòi đầy tôm cá. Ông vừa dứt lời, điều ước đã biến thành sự thật. Từ đấy, ông và dân làng sống ấm no, hạnh phúc.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh 
a) Mỗi HS trả lời câu hỏi dưới mỗi 1 tranh
- GV chỉ tranh 1, hỏi: Điều gì xảy ra khi ông lão đi vào rừng? (Một sáng mùa hè, khi ông lão đi vào rừng thì nghe thấy tiếng sếu “kíu cà, kíu cà” ầm ĩ).
- GV chỉ tranh 2: Khi thấy ông lão, mấy con sếu như thế nào? (Khi thấy ông lão, hai con sếu lớn sợ hãi bay vụt lên để lại sếu con nằm bẹp ở đám cỏ. Thì ra sếu con bị gãy cánh).
- GV chỉ tranh 3: Ông lão làm gì để giúp sếu nhỏ? (Ông lão ôm sếu nhỏ về nhà, băng bó, chăm sóc). Sếu bố, sếu mẹ làm gì? (Ngày ngày, sếu bố, sếu mẹ bay đến nhà ông, kêu “kíu cà”, vẻ lo lắng).
- GV chỉ tranh 4: Khi vết thương của sếu nhỏ đã lành, ông lão làm gì? (Khi vết thương của sêu nhỏ đã lành, ông lão mang nó ra sân, thả cho sếu nhỏ tung cánh cùng bố mẹ bay về phương nam).
- GV chỉ tranh 5: Gia đình sếu đã làm gì để cảm ơn ông lão? (Để cảm ơn ông lão, một sáng mùa xuân, gia đình sếu bay về, thả xuống sân nhà ông lão một chiếc túi nhỏ đựng điều ước kì diệu).
- GV chỉ tranh 6: Ông lão ước điều gì? (Ông lão ước cho rừng cây, đồng ruộng xanh tươi, sông ngòi đầy tôm cá). Điều gì đã xảy ra? (Ông lão vừa dứt lời, điều ước đã biến thành sự thật. Từ đấy, ông và dân làng sống ấm no, hạnh phúc).
b) Mỗi HS trả lời các câu hỏi dưới tranh liền nhau. c) Một HS trả lời tất cả các câu hỏi dưới 6 tranh.
* GV nhắc HS cần hướng đến người nghe khi trả lời câu hỏi: nói to, rõ, nhìn vào người nghe. Với mỗi câu hỏi, có thể mời 2 HS tiếp nối nhau trả lời..
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện. b) HS kể chuyện theo tranh bất kì (Trò chơi Ô cửa sổ). c) Một HS chỉ 6 tranh, tự kể toàn bộ câu chuyện.
* Kể chuyện không có sự hỗ trợ của tranh: GV cất tranh trên bảng lớp, mời 1 HS xung phong kể lại câu chuyện, không nhìn tranh. (YC cao, không bắt buộc).
2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- GV: Em nhận xét gì về ông lão? (Ông lão nhân hậu, giúp sếu nhỏ chữa lành vết thương, thả sếu về với bố mẹ. Ông lão rất tốt bụng, biết bảo vệ loài vật).
- GV: Câu chuyện ca ngợi ông lão nhân hậu, tốt bụng, biết yêu thương, giúp đỡ loài vật, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
3. Củng cố, dặn dò 3’
- Chia sẻ câu chuyện trên cho người thân nghe.
___________________________________________
Tự nhiên – xã hội
BÀI 10: CÂY XANH QUANH EM 
( 3 TIẾT) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được tên 1 số cây và bộ phận bên ngoài của cây.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài của cây xung quanh.
- Phân biệt được 1 số cây theo nhu cầu sử dụng của con người ( cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, )
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của cây xanh. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
- Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Sưu tầm 1 số cây xanh ( còn nhỏ còn trồng trong bầu) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
3. Lợi ích của cây
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu lợi ích của cây đối với con người và động vật.
	* Mục tiêu
- Nêu được một số lợi ích của 1 số cây đối với con người và động vật.
- Có tình yêu và ý thức bảo vệ cây xanh.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp 
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 71 (SGK) 
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về lợi ích của cây đối với đời sống con người và động vật qua các hình trong SGK. GV cần gợi mở để khai thác sự hiểu biết của các em, một hình mô tả được nhiều lợi ích của thực vật trong đời sống.
	Gợi ý: 
+ Các cây trong hình 1, 2, 3 : Là thức ăn của người và động vật.
+ Các cây trong hình 4: Dùng trang trí nhà cửa, làm đẹp nơi công cộng.
+ Các cây trong hình 5: Là nơi ở của một số động vật, cho bóng mát, sản xuất ra đồ dùng hàng ngày cho con người.
- HS tóm tắt lợi ích của cây vào bảng phụ bằng sơ đồ hình vẽ.
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm 
- Từng cặp chia sẻ với cá

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.doc